🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Nhờ ánh sáng bên ngoài cửa sổ, Thẩm Hân Địch có thể nhìn thấy nóc nhà của cănhộ kiểu cũ phía đối diện đã bị tuyết phủ dày thành tầng tầng lớp lớp. Những khehở nơi cửa sổ bị gió lùa vào mấy ngày trước cô đã dán vải bạt để bịt lại, giờthậm chí còn chẳng thể nghe được tiếng gió. Không khí khô hanh trong phòng vẫncòn sót lại mùi rượu, hương cam thanh mát lẩn khuất lan tỏa trong không trung từgiàn tản nhiệt của điều hòa.
Ánh đèn đường lành lạnh đã tắt, chẳng bao lâu nữa trời sẽ sáng. Và chỉ mộtlúc nữa thôi, chuyến tàu đầu tiên trong thành phố với lớp tuyết phủ kín trênlưng sẽ kéo còi rồi rầm rập chạy qua phía sau căn hộ nơi cô sống. Thẩm Hân Địchlặng người một lúc nhìn chằm chằm mấy chiếc cốc rỗng đổ ngả nghiêng trên bàn,mới nhận ra mình đã sống những tháng ngày như thế này rất lâu rồi. Vạn vật thayđổi, bốn mùa chuyển giao, có vẻ như những điều đó không ảnh hưởng gì tới cô.
Cô chỉ là đang tồn tại.
Cảm giác ngà ngà say và sự mệt mỏi, buồn ngủ khiến đầu óc cô trở nên hỗn độn.Thẩm Hân Địch dùng mũi chân đẩy đẩy Chu Quân đang nằm ở đầu kia của ghế sô pha,anh ta lúng búng đáp lại một tiếng bằng giọng không vui, lật người quay vào phíatrong, cánh tay vắt ngang lên thành ghế.
Cô lại một lần nữa khẽ đá vào mông anh ta, đối phương dịch người vào phíatrong thêm một chút, cô mới duỗi thẳng hai chân, kéo chiếc chăn đang bị vunthành một đống lên ôm chặt vào lòng.
Khu dân cư kiểu cũ, cách âm rất kém, trong lúc nửa tỉnh nửa mê cô mơ hồ nghethấy tiếng động cơ ô tô phóng nhanh gấp gáp, rồi liên tiếp sau đó là tiếng masát giữa lốp xe và tuyết phá vỡ sự tĩnh lặng của buổi sáng sớm ở dưới tầng,trong cơn mơ màng Thẩm Hân Địch nghe thấy tiếng bước chân nặng nề và rất có trậttự dừng lại trên hành lang tầng hai. Sự im lặng đột ngột khiến tim cô đập thìnhthịch, bất giác toàn thân cô co lại, tay túm chặt một góc chăn.
Xung quanh ngoài tiếng thở đều đều của Chu Quân, tất cả dường như đã đóngbăng. Phải rất lâu sau đó, cô mới từ từ thả lỏng những ngón tay đang bấu chặtgóc chăn ra, tiếng gõ cửa bất ngờ vang đến.
Cô biết, cô biết chính xác, cho dù là nhờ vào giác quan thứ sáu hay tiếngbước chân quen thuộc vẫn lởn vởn trong tâm trí cô suốt hai năm nay, cô biếtngười gõ cửa là ai.
Là người cô đã chạy trốn hai năm nay.
Mùa đông năm 1998.
Vào buổi chiều cái ngày huyện Vấn Sơn nâng cấp lên thành phố, quảng trườngNhân Dân mới xây chiêng trống vang trời. Một trong những lớp học của trường VấnSơn, ngôi trường trung học chỉ được ngăn cách với quảng trường mới xây bằng mộtbức tường, Thẩm Khánh Đệ chau mày, cố gắng tập trung lắng nghe tiếng của cô chủnhiệm kiêm giáo viên ngữ văn giữa đám âm thanh ầm ầm như tiếng bom.
Cô giáo Dư khi nói rõ ràng đã cao giọng hơn bình thường rất nhiều, hai bêntóc mai khẽ đung đưa, bà bất lực dừng lại một lát, liếc mắt về phía cửa sổ vàigiây, cúi đầu lấy ra một bảng danh sách, ho một tiếng, rồi lại bắt đầu nói.
Lần này, Thẩm Khánh Đệ đã nghe rất rõ. "... Danh sách đoạt giải trong cuộcthi viết văn cấp trường của thành phố Vấn Sơn: Giải nhất, Diêu Nhạn Lam lớp Haikhối Mười một của trường Nhất Trung, Vấn Sơn..." Mặc dù đã dự đoán được kết quả,nhưng trước khi tham gia cuộc thi cô vẫn có tâm lý cầu may, hy vọng chị khóatrên khối Mười một kia vì một lý do nào dó không tham gia kỳ thi lần này, hoặclà cô có thể làm bài tốt hơn Diêu Nhạn Lam một chút. Sự căng thẳng vài giâytrước đó giờ cũng tiêu tan, suy nghĩ trở về với hiện thực phũ phàng, cô thở hắtra một hơi dài, khó che giấu nổi sự thất vọng trên nét mặt.
Ánh mắt của cô giáo Dư tìm về phía cuối lớp, dừng lại trên người cô, vẫngiống như mọi lần, giọng bà cất lên đầy tự hào, khích lệ và sự kỳ vọng thathiết: "Giải nhì, Thẩm Khánh Đệ lớp Một khối Mười trường trung học Nhất Trung,Vấn Sơn…".
Tất cả các bạn trong lớp đều quay đầu lại, không chút ngạc nhiên, ngay sau đólà tiếng vỗ tay vang lên như sấm, lẫn trong đó là những âm thanh xuýt xoa khenngợi đầy thiện ý.
Cô giáo Dư lần này đã rất rộng lượng bỏ qua tiếng la ó của các bạn nam tronglớp, mỉm cười nói: "Mời bạn Thẩm Khánh Đệ lên bảng nhận thưởng".
Giải nhì thôi mà, còn vài bạn nữa cũng được đồng giải nhì, chỉ kém giải nhấtmột chút, nhưng đối với cô ý nghĩa của nó khác hẳn một trời một vực. Thẩm KhánhĐệ miễn cưỡng nở nụ cười, đứng lên định đi đến chỗ bục giảng. Vừa đứng dậy cô đãloạng choạng, cả người bổ nhào xuống mặt bàn, chiếc bàn lắc lư dữ dột lần thứhai cô lại đứng không vững, bàn tay hoảng loạn giơ ra như muốn túm lấy vật gìđó: "Á...", sau tiếng kêu thất thanh, lòng bàn tay cô đau rát nhói lên, một bênmặt ngã đập xuống nền xi măng mát lạnh.
Tất cả chỉ xảy ra trong vài giây, các bạn khác trong lớp vẫn đang sững sờchưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, chỉ bừng tỉnh lại sau tiếng hét của Thẩm KhánhĐệ. Cô giáo Dư vội vàng đi về phía cuối lớp, mấy bạn ngồi bàn trên đứng hẳn dậyquay đầu lại để nhìn. Thẩm Khánh Đệ bỏ ngoài tai tiếng cười rúc rích của ai đó,một tay cô nắm lấy cánh tay của người bạn bàn bên cạnh vừa đưa ra, bàn tay bịtrầy xước rớm máu kia túm lấy chân bàn đứng dậy, ngay sau đó, cô lại tiếp tụcngã phịch mông xuống đất.
Hai dây giày của Thẩm Khánh Đệ đã bị ai đó buộc lại với nhau
"Diêu Cảnh Trình!"
Trong tiếng cười ầm ĩ của các bạn, cô không thể nhẫn nhịn hơn nữa, tức giậntrừng mắt nhìn cậu bạn ngồi bàn phía trước, ánh mắt như phóng ra lửa. Diêu CảnhTrình đang nằm bò trên bàn, hai vai rung lên bần bật, rõ ràng là đang cười trênnỗi đau của người khác.
"Diêu Cảnh Trình!" Thẩm Khánh Đệ lại hét lên một lần nữa, muốn chửi bậy mộtcâu gì đó, nhưng cuối cùng vẫn không thể thốt nên lời, khuôn mặt tức giận đỏphừng phừng. Cô giáo Dư đã đi xuống trước mặt Thẩm Khánh Đệ, đưa tay đỡ cô dậy,sau đó ánh mắt lạnh như băng hỏi: "Diêu Cảnh Trình, đứng dậy, có phải do em làmkhông?".
Cậu bạn này ngược lại rất thật thà, lề mề đá ghế đứng dậy, đôi vai rũ xuốngtrả lời bằng giọng bất mãn: "Vâng".
Thủ phạm bị cô giáo chủ nhiệm mời lên phòng giáo vụ nói chuyện, lúc ThẩmKhánh Đệ từ phòng y tế đi ra thì cũng đến giờ tan học. Khi cô đến gặp cô giáo Dưnhận thưởng, Diêu Cảnh Trình đang cúi đầu với vẻ mặt đầy ăn năn hối lỗi, nhânlúc cô giáo Dư đang nghe điện thoại quay sang nhìn cô toét miệng cười, khiến bàntay cầm túi phần thưởng của Thẩm Khánh Đệ tức run lên: "Đồ xảo quyệt", ThẩmKhánh Đệ dùng khẩu hình mắng Diêu Cảnh Trình bằng một từ địa phương Tế Tây, sauđó quay người ra khỏi phòng giáo vụ.
Thẩm Khánh Đệ cùng lớp với Diêu Cảnh Trình từ hồi tiểu học, những kiểu trêuchọc đó cô đã phải chịu không ít, mỗi lần sau khi cảm thấy bản thân đã thôngthuộc hết các chiêu trò của cậu ta rồi, thì lần sau cậu ta lại có trò mới. Vốnluôn mang tâm lý đề cao cảnh giác nhưng lúc ấy cô lại đang tập trung toàn bộ suynghĩ vào danh sách học sinh đoạt giải, kết quả là bị cậu ta đùa ác lần nữa. ThẩmKhánh Đệ buồn rầu đi về phía khoa cấp Hai, trong lòng chất đầy buồn bực, DiêuCảnh Trình từ hơn ba năm về trước đã trở thành sát tinh của cô, còn chị cậu taDiêu Nhạn Lam... Cô nhìn túi đồ trong tay mình, buông tiếng cười khổ, nhét toànbộ giấy khen và phần thưởng vào trong cặp.
Em gái Ái Đệ đang học cấp hai của cô hôm nay nghỉ học. Buổi chiều trong giờnghỉ giữa tiết, nó đến mượn chìa khóa xe đạp cô mới biết, hôm nay trong huyệnrất náo nhiệt, Ái Đệ mặt mày hớn hở chờ hết giờ học để được sổ lổng đi chơi.
Cô phải dặn đi dặn lại nó, hôm nay bố đi công tác về, phải ngoan, về nhà sớmmột chút, đừng để mẹ phiền lòng. Nhưng những lời này của cô hoàn toàn vô dụngvới Ái Đệ.
Trong đầu Khánh Đệ thoáng hiện ra khuôn mặt vô cảm của mẹ sáng nay khi nóivới cô rằng tối bố cô sẽ về đến nhà, trái tim cô khẽ nhói đau, miễn cưỡng mỉmcười với bạn của Ái Đệ rồi nhìn em gái mình từ từ đi ra phía cổng trường.
Vấn Sơn ngày xưa chính là đầu mối giao thông của phía đông Tế Tây, khoáng sảnphong phú, vài năm gần đây do có mấy doanh nghiệp lớn về tọa lạc, thành phố nhỏphía bắc vốn hẻo lánh lạc hậu này ngày một phát triển, phồn hoa. Nhưng dù saovẫn là thành phố công nghiệp nặng, nên những con đường to rộng luôn bẩn thỉu,không khí ô nhiễm bụi bặm, cả năm không nhìn được bầu trời xanh lần nào. Trongtrí nhớ của Thẩm Khánh Đệ, màu sắc của thành phố này lúc nào cũng là một màu xámxịt.
Bố mẹ cô vốn là người quê gần đầy, cô dì chú bác của Khánh Đệ vẫn một nămmười hai tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời cày cấy lao động. Chỉ vì ngàyđó mẹ cô đã "tinh mắt" chọn bố cô, mà bố cô lại có một ông anh rể rất tốt - phóthị trường của thị trấn Dã Nam. Mà ông bác của Khánh Đệ được điều chuyển côngtác từ thị trấn lên huyện, bố cô vì thế cũng được kéo đi theo, từ trạm hạt giốngcủa thị trấn lên làm ở Cục vật tư của huyện, hôm nay huyện Vấn Sơn được lênthành phố, họ Thẩm nhà cô chẳng khác gì nước lên thì thuyền cũng lên, không cònnhư ngày hôm qua nữa.
Trước mắt Thẩm Khánh Đệ hiện ra khuôn mặt với nụ cười kiêu ngạo tự đắc củabố, lòng thầm cười nhạt, hờ hững nhìn cảnh vật lướt qua bên ngoài cửa sổ xebuýt. Tính cách của cô đặc biệt giống mẹ, ăn nói vụng về. Còn Ái Đệ lại giốngbố, khéo mồm khéo miệng. Bố cô thường xuyên đi công tác xa nhà, mỗi lần đi giaohàng thường mang theo vài xe hàng hóa độc đáo từ khắp nam bắc về bán lại ở VấnSơn. Cô còn nhớ gia đình mình là hộ đầu tiên lắp điều hòa và có xe máy trong khutập thể của Cục vật tư, nhưng cuộc sống vật chất trở nên đầy đủ lại khiến đôimắt mẹ cô ngày càng tĩnh lặng và không khí gia đình thêm phần nặng nề.
Về đến nhà không nghe thấy mẹ gọi mình là cô biết bố đã về. Bếp ở ngay cửa,mẹ cô đang cán mỳ trên chiếc thớt cũ, chỉ ngẩng đầu lên nhìn cô một cái, rồi hỏinhỏ: "Ái Đệ đâu?".
"Khi con về lớp em còn chưa tan." Cô bao che cho Ái Đệ, nói xong mới nhìnthấy nửa khuôn mặt bên kia của mẹ. Ba lô trên vai từ từ trượt xuống, nặng trịch,nhưng không thể nặng bằng thứ đang đè nơi trái tim cô. Khánh Đệ nén giọng hỏi:"Ông ấy lại đánh mẹ à?”
"Bị va thôi." Mẹ cô không giải thích nhiều, quay người lại tiếp tục cán mỳ,giấu bên mặt bầm tím vào bóng tối: "Anh họ con cũng ở đây, vào trong chào mộtcâu đi".
Thẩm Khánh Đệ mím chặt môi hồi lâu rồi mới vâng một tiếng, kéo ba lô trên tayđi vào phòng khách.
Hai bác của Thẩm Khánh Đệ chỉ có một người con trai, là Ngụy Hoài Nguyên lớnhơn cô bảy tuổi. Tục ngữ có câu: Cháu trai bên ngoại thường giống cậu, nên tínhcách ham chơi thích náo nhiệt giao tiếp rộng của Ngụy Hoài Nguyên rất giống bốcô. Từ nhỏ anh ta đã không thích học hành, cấp một cấp hai lưu ban mấy năm, tốtnghiệp trung học dựa vào quan hệ của bố mới xin vào được một trường cao đẳng,mãi hai mươi tư tuổi mới tốt nghiệp. Bác gái nhờ người xin cho Hoài Nguyên vàolàm công chức nhà nước nhàn hạ ở tỉnh, anh ta lại không thích làm, ngày nào cũngđòi ra ngoài kinh doanh, cứ năm ba ngày lại chạy về Vấn Sơn, tụ tập chơi bời vớimột đám vô công rồi nghề.
Thành tích bất hảo của ông anh họ này từ nhỏ tới lớn không đếm xuể, đối vớiThẩm Khánh Đệ mà nói, nỗi sợ hãi bắt đầu từ mùa hè năm ngoái, khi Ngụy HoàiNguyên uống quá chén ở nhà cô, nhìn thấy cô từ phòng ngủ đi vào nhà vệ sinh, haimắt của anh ta đảo liên tục quét về phía bắp chân thon dưới chiếc váy ngủ, ỡm ờnói: "Khánh Đệ lớn thật rồi, chân dài thế kia mà".
Khi đó cô không dám trả lời dù chỉ một câu, nhanh chóng đi vào nhà vệ sinh,mong muốn thoát khỏi đôi mắt hau háu đục ngầu của người anh họ ở đằng sau. Nhưngánh mắt ấy vẫn hằn vết trong tâm trí của cô, đến nỗi năm ngoái sau khi tham quanxong căn hộ mới mà bác mua cho anh họ, trên đường về nhà khi Ái Đệ nói với giọngđầy ghen tỵ rằng không biết cô gái nào có phúc sau này được làm chị dâu của họ,Khánh Đệ đã buột miệng mắng em: "Đừng suy nghĩ linh tinh, việc đấy thì liên quangì tới em?", hai chị em gần như đã cãi nhau trên đường.
"Bố về rồi ạ?" Cô bước vào phòng khách, mùi rượu xộc thẳng lên mũi.
Hai người họ chắc đã uống được một lúc rồi, đến màu da ở cổ bố cố cũng táiđi. "Nhiều chuyện! Mỳ tao bảo mẹ mày nấu đâu?"
“Mẹ đang làm ạ.” Ngữ khí phì phò đó cô đã quen rồi, nên chỉ điềm đạm trả lờimột câu, rồi quay sang gật đầu với người ngồi bên kia bàn: "Anh HoàiNguyên!".
"Tan học sớm thế? Ái Đệ đâu?" Giọng Hoài Nguyên vẫn rất tỉnh táo, rõràng.
Ái Đệ có khuôn mặt xinh đẹp giống hệt mẹ cô hồi còn trẻ, tính cách lại vuivẻ, hoạt bát hướng ngoại: "Em ấy chưa làm xong bài tập, vẫn đang ở trường",khuôn mặt Khánh Đệ đột nhiên trở nên nghiêm nghị: "Anh Hoài Nguyên, anh ngồichơi với bố, em vào phòng đây".
Còn chưa đi được hai bước, bố cô đã hét lên: "Ông mày hơn mười ngày đi côngtác, vừa về đến nhà hết đứa lớn rồi lại đứa bé trưng ra cái bản mặt khó ưa. Ôngmày do chúng mày đẻ ra chắc? Mau đi báo mẹ mày nấu mỳ đi, cho thêm giấmvào".
Bàn tay đang đẩy cánh cửa của cô thoáng dừng lại: "Con …cất cặp xong sẽ rabếp giúp mẹ", vừa nói vừa chặn những lời mắng chửi xối xả của bố ở lại ngoàicửa.
Đặt cặp sách lên bàn, Khánh Đệ lấy tờ bằng khen ra, hai chữ Giải Nhì thậtkhiến cô chướng mắt. Cô đã phải thức không biết bao đêm để viết về cuộc sống ởquê của bà ngoại, cô đã cân nhắc từng từ từng chữ dưới ngọn đèn leo lét, cuốicùng lại không sánh được với những tình cảm biết ơn xuất phát từ trái tim, đượctuôn ra như nước chảy của Diêu Nhạn Lam dành cho mẹ.
Cô lại thua rồi.
Khánh Đệ hai tay giơ lên so le, xé tấm bằng khen thành từng mảnh nhỏ. Lạinghe thấy tiếng bố cô đang léo nhéo bên ngoài phòng khách: “Mẹ chúng mày! Hỏnghết cả rồi. Ông đây bán mạng bên ngoài, về nhà đứa lớn đứa bé đều muốn trèo lênđầu lên cổ, lần lần sờ sờ mãi không nấu xong cho ông bữa cơm.”
Tấm bằng khen trên tay bị cô xé vụn, nghiến chặt răng, cố gắng không tưởngtượng đến nét mặt và phản ứng của mẹ bên ngoài.
Điều này cũng không thể ngăn chặn được cảm giác thất vọng tràn trề với cuộcsống, một cảm giác dường như mãi mãi không có điểm dừng.
Tối hôm đó Ái Đệ không những không về nhà ăn cơm mà ngay cả lớp tự học buổitối cũng không đến, trước khi bước chân vào cửa nhà cô còn nhẩm lại những lờigiải thích nói đỡ cho nó, nhưng vừa mở cửa đã nghe thấy giai điệu vui vẻ của bộphim "Hoàn Châu Cách Cách" và tiếng cười nói của Ái Đệ
Mẹ cô và Ái Đệ đang ngồi trên ghế sô pha xem ti vi, thấy cô vẫn đứng nguyên ởcửa, mẹ cằn nhằn nói: "Sao về muộn thế? Bên ngoài trời đang mưa, đêm hôm khuyakhoắt còn lang thang ở đâu không chịu về nhà".
Xe đạp của Khánh Đệ buổi chiều bị em gái mượn đi mất, hết giờ tự học cô cònđi bộ cả quãng đường lất phất mưa về nhà. Cuối tháng Mười hai, gió rít vừa sắcvừa lạnh, cuốn theo nước mưa chảy dài xuống cổ. Cô đứng ở cửa lau bùn đất trêngiày, phải mất một lúc trên người mới tìm lại được chút hơi ấm. Nghe mẹ nói thế,cô liếc mắt về phía Ái Đệ, cô em gái lè lưỡi, lúc này cô mới cất tiếng giảithích: "Con sắp thi cuối kỳ, bài tập rất nhiều".
Về phòng của mình, Ái Đệ cũng nem nép bám đuôi theo, nhanh chân đi lấy mộtchiếc khăn bông đưa cho cô. Khánh Đệ cầm khăn lau khô tóc, đứa em gái bướng bỉnhÁi Đệ khom lưng để nhìn cho kỹ nét mặt của chị: “Chị, giận em rồi à?".
Cô chỉ hừ một tiếng: "Buổi chiều đã nói với em thế nào? Hôm nay bố về. Em cóngứa chân ngứa tay thì cũng, đừng làm liên lụy tới người khác".
"Xí! Chị nghĩ em ham vui chắc? Chính vì biết bố về nên em mới cố ý tránh điđấy. Ai ngốc như chị? Ngoan ngoãn giơ đầu ra chịu đòn? Ai biết hôm nay tâm trạngcủa bố tốt hay xấu chứ?", Ái Đệ bĩu môi nói.
"Em thông minh..." Khánh Đệ định phản bác lại em gái, nhưng cảm thấy những gìÁi Đệ nói cũng có lý của nó.
"Không cần phải nhìn ra ngoài đâu. Em khóa cửa rồi. Mà bố cũng không có nhà,đi đánh mạt chược."
Khánh Đệ hất mái tóc đã lau khô sang một bên, vừa treo khăn mặt vừa nói: "Chỉcó em là thông minh, gặp chuyện biết đường mà tránh. Em tránh chị cũng tránh,còn mẹ thì sao?".
Ái Đệ nằm dựa nửa người vào chiếc chăn đã gấp gọn xếp ở đầu giường, sa sầmnét mặt một lúc mới trả lời: "Chị em mình ở đây thì cũng làm được gì? Chị có đỡđược nắm đấm, ngăn được những cú đá của bố không?".
Từ khi hiểu chuyện đến nay, trong nhà lúc nào cũng tràn ngập những lời mắngchửi của bố, tiếng nức nở và xuýt xoa vì đau của mẹ. Mỗi lần cô lao tới dùng cơthể nhỏ bé của mình ôm chặt lấy mẹ và hét: "Đừng đánh mẹ con nữa!" đều bị bố túmtóc ném sang cạnh, Ái Đệ lúc đó đang sợ hãi tới mức khóc cũng không dám khóc.Còn chuyện cô và Ái Đệ bị đánh thì lại càng như cơm bữa, những lúc như thế mẹthường dang đôi tay ấm áp ôm chặt lấy hai chị em cô đang run lẩy bẩy như nhữngchú chim non, và giơ lưng mình ra chịu trận mưa đòn.
Khánh Đệ không hiểu, cô vẫn nghĩ rằng tại mình và em gái không ngoan, khôngnghe lời, mỗi lần bố về đều tỏ ra thận trọng cười nói lấy lòng ông, trái tim nhỏbé tràn đầy hy vọng hành động đó của mình sẽ đổi lại được nụ cười và sự bình ancho mẹ. Nhưng sau này cô biết, ông đánh chỉ vì công việc của ông không đượcthuận lợi, hoặc vì thua bạc, hoặc đôi khi chẳng vì điều gì cả.
Giống như đứa em trai nhỏ đã chết trong bụng mẹ chì vì một cú đạp củaông.
Máu chảy ướt quần, mẹ nằm nửa người trong vũng máu, đau đớn cùng cực nhưngvẫn cẩn thận đưa tay lên ôm bụng...
Khánh Đệ khẽ nhắm hai mắt, vội vàng xua tan cảnh tượng xảy ra hồi cô bảy, támtuổi khỏi đầu.
"Sắp thi cuối kỳ rồi, còn không chịu ôn tập sao? Thi trượt bố sẽ lột da em."Khánh Đệ ngồi vào bàn, thành thục lấy sách vở và bút ra
Ái Đệ lười nhác đổi tư thế, chuyển thành nằm sấp, "Thi trượt thì thôi, em rađường Đại Hưng bán đồ. Kiếm tiền tự nuôi sống mình là được chứ gì, sau đó tìm aiđó để lấy làm chồng, thế là đời lại tươi sáng ngay".
Con bé mới mười sáu tuổi! Khánh Đệ dừng bút, nhìn em gái hồi lâu, ngoài lắcđầu ra cô cũng chẳng biết phải nói gì nữa.
“Chị, chị hao tâm tổn sức để học thì có ích gì? Theo em, chị vẫn ngốc lắm,học giỏi thì sao nào? Chị thi đỗ đại học rồi chẳng phải vẫn phải ngửa tay xin bốtiền học phí, tiền tiêu vặt ư? Sớm kiếm tiền, sớm độc lập mới là con đường đúngđắn nhất."
Khánh Đệ cắn chặt môi, ngẫm nghĩ một lúc mới nói: "Chị có dự định của riêngmình”.
"Dự định gì?" Không nghe thấy chị trả lời, Ái Đệ bắt đầu thấy mất hứng: "Thôibỏ đi, hỏi chị cũng như không hỏi".
Im lặng một lúc, đột nhiên Ái Đệ sán tới gần bàn học, cười híp mắt hỏi:'"Đoán xem hôm nay em gặp ai?".
Khánh Đệ quay sang nhìn em gái với ánh mắt dò hỏi.
"Có người gọi em là em vợ..."
Khánh Đệ hơi sững người lại, phản ứng ngay sau đó, tai nóng bừng lên."Xì!"
"Ha ha, chị đoán ra là ai rồi phải không?" Ái Đệ toét miệng cười: "Anh chàngDiêu Cảnh Trình đó cũng rất thú vị, em nói với anh ta rằng đợi bao giờ anh tacao tới một mét tám rồi hãy nói, thế mà anh ta cũng đỏ mặt đấy. Lùn một mẩu nhưthế mà đòi với tới chị?''.
"Em nói linh tinh gì thế?" Khánh Đệ mắng khẽ nó một câu, rồi cô nghiêm mặtlên giọng giáo huấn: "Hôm nay em lại đến phòng máy phải không? Nói với em baonhiêu lần rồi? Đừng...".
"Đừng đến những nơi vớ vẩn gặp những người vớ vẩn. Em biết, nhưng nếu emkhông gặp gỡ nhiều người, thì đến bao giờ em mới lấy chồng được chứ?"
Khánh Đệ lại một lần nữa không biết phải nói lại cô em gái thế nào.
Ái Đệ đột nhiên vùi mặt xuống gối, càu nhàu một câu gì đó, cô không nghe rõ,khi nó ngẩng đầu lên, lại hào hứng nói: "Chị, hôm nay em gặp một người. Chính làở ngay cửa hàng bán nhạc cụ bên cạnh phòng máy, vừa cao vừa đẹp trai, hát cũngrất hay nữa. Chị, chị không nhìn thấy đâu, lúc anh ấy chơi ghita trông rất hấpdẫn. Diêu Cảnh Trình bá vai bá cổ xưng huynh đệ với anh ấy, chị nói với DiêuCảnh Trình, giới thiệu bọn em với nhau đi".
"Người mà Diêu Cảnh Trình quen thì sao có thể là người tốt?"
"Chị..."
Khánh Đệ không hề động lòng trước lời oán than của cô em gái, cầm bút tiếptục làm bài tập.
"Chị..."
"Không rảnh..."
"Em mặc kệ, cho dù anh ấy có là anh rể của Diêu Cảnh Trình, một kẻ lăngnhăng, thì em cũng phải cướp về cho bằng được! Ngày mai em sẽ đăng ký vào lớphọc ghita."
Bạn trai của Diêu Nhạn Lam? Khánh Đệ giật nảy mình: “Thẩm Ái Đệ, em đừng lêncơn thần kinh nữa".
"Dù cùng phải thử xem, dù sao trai chưa vợ, em lại là gái chưa chồng. Mặc kệ.Chị! Cho em mượn ít tiền, ngày mai em đi đăng ký học ghita."
Sáng sớm hôm sau cô lại "vô tình" gặp Diêu Cảnh Trình ở đầu phố, cậu ta vừađạp xe vừa gào tướng gọi tên cô khi hai người cách nhau khoảng mười mấy mét.Khánh Đệ làm bộ như không nghe thấy, tiếp tục đạp về phía trước.
Ái Đệ ngồi phía sau nhéo vào eo cô: "Chị, Diêu Cảnh Trình".
"Sắp muộn rồi." Khánh Đệ vẫn vờ như không biết. Vì gắng sức đạp xe tay phảinắm chặt ghi - đông khiến vết thương lại há miệng, đau tới mức cô phải chau mày.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.