Mặt trời lóe những tiasáng đầu tiên xé tan màn sương dày đặc bao phủ lấy đấtrừng Tây Nguyên.Tiếng gà rừng cất lên từ xa vọng lại được bàn tay của núi rừng nhào nặn nghe âmvang từng hồi. Mặt trời càng lên cao càng làm giảm đi cái lạnh bao lấy nơi đấtrừng Tây Nguyên này. Hai tay Sơn bưng hai ly cà phê vừa mới pha lên sân thượng. - Chú đã khỏe hẳn chưa mà dậy sớm thế? –Sơn nói. - Ta đỡ nhiều rồi. Sơn đặt ly cà phê lên bàn. Nhìn ông chú đầy lo lắng, mới chỉ mấy ngàymà nhìn ông đã khác hẳn, không còn sợ hãi hay suy nghĩ gì về vấn đề hôm đó nữa. - Đen không đường của chú đây. - Cháu vẫn nhớ sao. –Ông mỉm cười. - Nhớ chứ. –Vừa nói Sơn vừa ngồi xuống ghế. Anh tiếptục. –Nơi đây đúng là nơi nghĩ dưỡng lí thú chú nhỉ. Từ lúc sống ở nơi sầm uấtcháu chỉ ước ao có một cuộc sống yên bình như nơiđây thôi. Vừa nói Sơn vừa nhìn racánh đồng cỏ bao la xung quanh. Một màu xanh tràn ngập cả một vùng. - Ở đây không khí trong lành, núi non hùngvĩ, vì ít người đi lạinên không hít bụi đường như trong thành phố đâu. – Vừa nói ông vừa nhấp hớp càphê. Nhìn cánh đồng cỏ xanhtươi, không khí trong lành, khí hậu dịu mát nơi đây Sơn nhớ đến lần được khám nghiệm tử thi đầutiên ở Mỹ với giáo sư Brown- người hướng dẫn của Sơn tại mộtvùng quê hẻo lánh của tiểu bang Okalahoma. Đó là xác chết đều tiên Sơn đượckhám nghiệm và để lại cho anh ấn tượng nhất. Sau khi vụ án được phá xong anhcảnh sát địa phương còn mờihai vị bác sĩ pháp y về nhà anh ta để uống rượu qua đêm. Đó là một trang trại ởvùng quê hẻo lánh, được xây trên khu đất rộng, trồng rất nhiều loại rau quả. Màngười quản lí là bốmẹ của anh cảnh sát trên. Đó cũng xem như là việc làm rảnh rỗi lúc về già củahọ. Anh liên tưởng tới bố anh, ông cũng đã lớn tuổi, nên làm cái gì đó cho khây khỏa chứ khôngthể ngồi không được vì Sơn rất hiểu bệnh tâm lí của những người ở lứa tuổi này. Anh nghĩ nên xâydựng cái đồng cỏ này thành trang trại có vẻ là hợp lí nhất. Tiếng gáy vang củagà rừng làm anh bừng tỉnh về thực tại. - À mà cháu có dự định này không biết cónên nói với chú không? - Chuyện gì vậy? - Cháu thấy cánh đồng cỏ này, khu rừng nàynếu bỏ phí như vậythì uổng phí quá. Khu này toànlà đất đỏ hay là ta nên xây dựng một nông trại trên đồng cỏ này, còn khu rừngthì… - Cháu nói gì vậy. – Vừa nói ông vừa đứngdậy chống hai tay lên lan can sân thượng, nhìn thẳng ra đồng cỏ. Sau một hồi suy nghĩông trả lời. –Nó là cấm địa đấy, từ bao đời nay gia đình chúng ta có được xâmphạm đến nó đâu. Sơn nhấp nhanh ngụm cà phê rồicũng đứng theo sau ông chú. - Nhưng mà cháu nghĩ nó không phức tạp đến thế đâu. Có thểhôm trước chú chỉ gặp một con chó hoang bình thường thôi. - Cháu vẫn nghĩ là ta hoang tưởng sao? Ông gằn giọng. Sợ ông chú nóng giận Sơn giải thích ngay. - Không phải là hoang tưởng mà đó là hội chứng sợ hãi dẫn đến hoang tưởng, khi chú bị ám ảnhbởi con quái vật đó nhiều quá, chỉ cần chú thấy một con chó có hình dạng tương tự trong một điều kiện thầnkinh đang căng thẳng ngay lập tức trong đầu chú lại nghĩ ra con quái vật đó. Vàrồi khi thấy bất cứ hình tượng gì tương tự chú cũng… Ở đây chó hoang vốn rất nhiều mà. - Không phải thế. Thật ra ta… Sơn cắt lời. - Thật ra cháu tìm hiểu mấy ngày nay thìbiết được là con quái vật trong truyền thuyết nhà chúng ta có nét gần giống vớicon này đây. –Vừa nói Sơn vưa đưa cái di động cho ông chú. Cả hai tiến lại bànđể xem cho dễ hơn. - Phải, có nét rất giống nhưng con ta thấy to hơn thế này.Đây là… Như cảm thấy ông chú đãsai lầm, Sơn ngã người ra sau ghế giải thích. - Nó được gọi là quái vật chupacabra haycòn được gọi là quỷ hút máu dê huyềnthoại. Có rất nhiều quốc gia mô tả loài quái thú này theo hình dạng khác nhaunhưng giống chó nhấtcó lẽ là chupacabra trong truyền thuyết của bang Okalahoma tại Mỹ. Nhưng chưacó một bằng chứng khoa học nào về sự tồn tại của sinh vật này và nó cũng chưabao giờ tấn công người cả. - Tóm lại ta không cho phép con xâm phạmvào cấm địa. Từ xưa đến giờ và sau này vẫn vậy. Nhận thấy sự cương quyết của ông chú Sơncũng không đề cập đến vấn đề này nữa. Chưa bao giờ anh đề cập đến vấn đề gia đình với người thân trong nhà. Anh vốn chỉ muốn chú tâm vàosự nghiệp của mình nhưng bây giờ anh cảm thấy mình đã lớn, bố anh đã già, anh muốn gánhvác phần nào trách nhiệm của một người con lớn trong gia đình nhưng đã bị chú anh gạt phắtcái ý kiến của mình. Anh im lặng, anh chỉ biết vậy vì đó là những gì tốt nhấtlúc này. Anh không thể trái ý người chú mà anh yêu thương nhất. Chưa bao giờ mà anh vàchú anh bất hòa như vậy, có thể nói là 30 năm nayanh và chú chưa bao giờ tranh cãi như vậy. Một giọng nói vang lênthật đúng lúc và đó là điều mà Sơn mong muốn nhất lúc này. - Hai chú cháu ăn cháo tổ yến này. Loạinày rất tốt, chú phải ăn để mau hồi phục. –Câu nói của ông Hoàng như là một sự giải vây cho Sơn. - Ba và chú ăn đi, con muốn đi dạo với An. Sơn bỏ đi như không muốn nhắc đếnchuyện này nữa. Anh và An, cả hai cùng đidạo quanh ngôi làng này. Một kiểu giảm stret của người Mỹ. Qua bao năm thì cảnhvật ở đây cũng không thay đổi mấy. Hơn nữa vốn chả có ai để ý đến nơi đây cả,nó nằm khá tách biệt với thị trấn và chỉ có bốn căn biệt thự chỉ dành để chomấy tay đại gia dưới phố lên đây mà nghĩ dưỡng, không bị ai làm phiền. Cả mấy ngôi biệt thự đềukhông cách xa mấy. Nhà cửa thìcũng thưa thớt. Sơnđưa mắt nhìn vào ngôi biệt thựđầu tiên một cảnh tượnghoang tàn đổ nát, lá bụi phủ đầy sân. Sơn có cảm giác như đang bị ai đó theo dõi, cậu giả vờ cột dây giày rồi quay phắtngười lại nhưngchẳng có ai. An tò mò. - Gìvậy anh? - À, không có gì. Trừ căn biệt thự đầutiên ra sao không thấy chủ nhân hai căn biệt thự này nhỉ? - Đúng vậy, từ hồi ở đây em có bao giờthấy mặt họ đâu. Vừa nói hai anh em vừatiếp tục bước đi. “Nhà cửa ở đây thưa thớt quá, lạivắng vẻ. Mà chắc cũng không ai cònnhớ đến mình nữa rồi”. –Sơn thầm nghĩ. - Anh muốn tìm hiểu xem tại sao ông chủngôi nhà này lại vào trong cấm địa nhà chúng ta. Sơn và An đang đứng trước ngôi nhàthứ ba này. An kéo tay Sơn lại. - Nhỡ đâu ông ta nói vào nhầm thì sao,chuyện thường thôimà, cánh rừng đó rộng lắm. - Cứ vào hỏi thử xem, xem như là tạo quan hệ xóm làng, biếtđâu sau này còn nhờ vả, ở đâychỉ có mấy người này thôi mà. - Vậy cũng được. –An gật đầu. Sơn lớn tiếng gọi cửa. Mãi lát sau mới có người đàn ông bước ra nhưng khôngchịu mở cửa. Đúng là người đàn ông hôm trước anh thấy qua cái kính viễn vọngnhà mình. Người đã vào trong cấm địa nhà anh. - Gì vậy, ai đó? – Ông ta gằn giọng. - Cháu là hàng xóm ở gần đây. Cháu muốnlàm quen để sau này tiện việc qua lại thôi ạ. - Được rồi, nhưng cậu ở nhà nào. - Cháu ở ngôi nhà cuối cùng kia ạ. Ông ta rút chìa khóa rakhỏi túi định mở cổng nhưng nghe câu trả lời của Sơn ông ta có vẻ khựng lại. - Không phải chứ, tôi chưa bao giờ thấy cậu. Cậu về đi,tôi bận lắm. Bộ râu quai nón, khuônmặt chữ điền và thân hình to cao với nước da ngâm càng làm cho vẻ mặt ông ta thêm hung hãng hơn. Cái áo thun không cổ bó sát người làm cho thân hình ông ta thêm rắn chắc. Điều đặc biệt làtrên má phải của ông ta có một vết sẹo khá dài cắt ngang bộ râu quai nón, tuymái tóc dài có che mất một phần vết sẹo nhưng Sơn vẫn có thể nhìn thấy vết sẹo ấy. Sơn đặc biệt chú ý đến vết sẹo này. Mặc cho ông ta không mở cửa Sơn vẫn tiếp tục. - Chú ơi, sao chú lại nhốt chó vào trong cái ga ra kia ạ, ởnước ngoài như vậy là ngược đãixúc vật đó. –Vừa nói Sơn vừa đưa tay qua cánh cổng chỉ vào cái ga ra trong nhà. - Này, tôi đâu có nuôi chó. Ở nước ngoàithì cậu cũng phạm tội vu khống đấy. - Vừa rồi lúc chú định mở cổng cháu thấytay áo chú bị ướt và có dính lông chó, chắc chú vừa tắm cho nó xong. Hơn nữa trước cổng ga ra có nhiềugiọt nước bắn thành tia nhỏ cháu nghĩ là do chó nhà bác rũ lông mà có vì chó khác với người, chúng không có tuyến mồ hôitrên da nên sau khi tắm chúng thường rũ lông để giữ nhiệt cho cơ thể. - Vớ vẩn. Tao không rảnh để tiếp chuyệnđám nhóc chúng mày, đi ngay. –Vừa nói ông vừa quay lưng bỏ đi, vết thẹo dàitrên má đỏ ửng lên vì tức giận. - Đó, em thấy chưa, ông ta có cho chúng tavào nhà đâu mà em sợ. –Sơn nhún vai. An kéo tay Sơn. - Về thôi anh. Trưa rồi. Về ăn cơm không bố lo. Sơn nhận thấy sự lo âu trên nétmặt của em gái anh. Anh hỏi. - Em sao thế? - Chỉ là em đói bụng thôi. - Không phải chứ, nói anh nghe đi nào. Nét mặt An tỏ vẻ bất an,cô níu tay anh, ép chặt thân vào anh, mặt nhìn qua lại tỏ vẻ dè chừng. Cô nóinhỏ vào tai Sơn. - Hình như em cảm thấy có người đang theo dõi chúng ta. - Không phải đâu, ban ngày ban mặt, có gìđâu mà sợ. Sơn chỉ nói vậy để trấn an cônhưng thật ra anh cũng có cảm giác này. Không ngờ rằng chính em gái anh cũngcảm giác như vậy. Trực giácnhiều khi luôn là sự thật. An kéo tay Sơn đi. Anh cũng không hỏi nữa màđi theo An để cô cảm thấy yên tâm hơn. Chiếc ô tô vượt qua vun vút qua trướcmặt họ. Bụi đường bốc lên mù mịt. Cả hai lấy tay che mũi lại để tránh hít phảibụi đường. Từng làn đất đỏ bốc lên cao. Đường ởđây cách xa thị trấn, dân cư lại vắng vẻ nên chưa được làm lại. Cũng may ở đâyít xe cộ qua lại nên không khí còntrong lành chứ mà tấp nập như dưới phố thì cũng chảkhác gì cái lò nướngcả, suốt ngày hít phải khói bụi. Chiếc xe rẽ vào căn nhàthứ hai, căn nhà mà Sơn chưa thấy chủ nhân của nó ra khỏi nhà bao giờ. –Thì ra là ông ta không ở đây thường xuyên. –Sơn thầm nghĩ. Ông chủ nhà bước xuống xe tay mócchùm chìa khóa trong túi ra đểmở cổng cho chiếc xe vào. Tay ông phì phèo điếu thuốc, ông ta mặc áo vest trôngrất lịch sự. Sơn nhanh chóng tiến lại gần để làm quen với vị hàng xóm lạ mặtnày. Ông ta hói đầu chứ không phải để tóc ngắn như hôm trước Sơn đã thấy trênsân thượng. Nó làmanh ấn tượng với ông ta hơn. - Chào chú, gia đình cháu ở gần đây rấtvui được làm quen. -Vừa nói anh vừa đưa tay ra như muốn bắt tay. - À, rất vui được làm quen. Mời hai cô cậuvào nhà uống nước.–Vừa trả lời ông ta vừa đáp lại cái bắt tay của anh. Câu trả lời của ông talàm Sơn hơi bất ngờ.Thái độ của ông ta khác hẳn như những gì mà anh nghĩ lúc này. Sơn cứ tưởng ông cũng sẽ đuổianh đi như người đàn ông nọ. An có vẻ như muốn kéo Sơn về nhà hơn là vào đây. - Sao, sợ tôi làm gì hai người sao. –Vừa nói, ông ta vừa đưarút tấm danh thiếp trong túi áo vest đưa cho hai người. Trần Khoa Đăng, chuyêngia nghiên cứu sưutầm đồ cổ. Sơn chỉ đọc tới đó, An nhoài người qua cách tay Sơn nhìnvào cái danh thiếp như một sự tò mò ngẫu nhiên. - Vào được chứ em. – Sơn hỏi vẽ chế giễu. An khẽ gật đầu. Chờ chochiếc xe chạy vào ga ra xong, ông Đăng dẫn hai người vào phòng khách. Sơn đảo mắt khắp nơi như muốn tìm hiểu nhiều hơn về nơi đây. - Soi mói nhà người khác là điều rất kiêng kị đốivới người dân miền Bắc đấy. – Ông ta nói vẻ điềm đạm. - Không, chỉ là… Sơn chưa kịp nghĩ ra nguyên cớ gì để giải thích cho sự thiếu lịch sự củamình thì ông ta đã xen ngang. - Đó chỉ là đối với người miền Bắc thôi,tôi là người miềnNam mà. Hai cô cậu cứ tự nhiên. - Vâng. Sơn cười thầm vì sự vui tính của ông ta. - Hai người uống gì để tôi lấy. Một ly whisky nhé. - Không cần đâu, cháu chỉ ghé qua đây mộtlát thôi. Ông ta cười nhạt và đi xuống nhà dưới trong khi Sơn vẫn đang quan sát về căn nhà. Căn nhà này phòng khách rất lớn, dường như cả tầng trệt của nó là phòng khách và nhà bếp còn tầng trên mới làphòng ngủ. Nội thất hết sức sang trọng, nhiều bình gốm cổ được dựng trên các tủcuối căn phòng. Mấy căn nhà ở trong làng này vốn tồn tại từ thời Pháp do mộttay Việt gian theo Pháp xây lên để nghĩ dưỡng. Căn này cũng nằm trong số đó. - Nước lọc cho tỉnh táo nhé. Vừa đặt cốc nước lên bànông ta đã nói tiếp. - Tôi hút thuốc được chứ? – Ông ta lịch sựhỏi. Sơn cười nhạt ngã ngườira sau. - Không sao, bác cứ tự nhiên. –Sơn đáp. - Hai vợ chồng cậu chắc lên đây nghĩ mát. Câu nói của ông ta làmkhông làm hai ngườingạc nhiên. Có lẽ ở đây khôngai nhớ đến Sơn nữa cả huống chi những người mới đến như ông ta. - Không, chúng cháu không phải vợ chồng,đây là em gái cháu. - Ồ, vậy sao. Tôi chưa thấy cậu bao giờ. –Vừa nói ôngta nhả từng hơi thuốc ra. Mùi thuốc bay khắp phòng. - Vâng, thật ra cháu mới đi học từ xa về.Mà không biết sao chú lại ở đây ạ. Chú làm việc ở đây à. –Sơn chuyển chủ đề sang người đànông. - Cậu không đọc danh thiếp của tôi sao. Sơn nhìn lại tấm danh thiếp nhưng vẫn không thấy địa chỉ cơ quan, chỉ có địa chỉnhà riêng. Nét mặt Sơn tỏ vẻ lúng túng. - Tôi chỉ là người sưu tầm đồ cổ thôi. Công dântự do mà. –Ông thản nhiên trả lời. - Vậy ra ở đây có đồ cổ ạ? - Không, tôi chỉ lên đây nghỉ dưỡng thôi.Ở đây thì có gì chứ. Ông ta trả lời vẻ dè chừng. Tôi tìm đồ cổ ở dưới phố, tôicó cả tiệm cầm đồ riêng. - Bác vẫn hay đi xuống phố như vậy à? Sơn tiếp tục dò xét căn phòng. - Không. Hôm nay tôi xuống phố có chútviệc riêng. Mà tôi chưa biết cậu ở nhà nào đấy? Sơn đang nhìn bức tranh ông ta đang treo trên tường. Câu nói của ông ta làm anhgiật mình. - Cháu ở ngôi nhà cuối cùng. Mà mấy bứctranh này. –Vừa nói Sơn vừa chỉ lên bức tranh treo trên tường. –Bác rất thích tác phẩm củaLeonardo da Vinci sao ạ. - À, đó là tranh giả thôi. - Cậu thích nó sao. - Không, chỉ là… Sơn đưa mắt liếc nhìn lêncác các bức vẽ của ông ta đang treo trên tường. Tất cả đều là tranh vẽ củaLeonardo Da Vinci. Trong số đó anh đặc biệt quan tâm đến bức “Nàng mona Lisa”.–Chẳng có lẽ nào bức tranh đó là giả sao ạ. Ông ta quay lại nhìn theoánh mắt của Sơn rôi cười khuẩy. -Tất nhiên rồi, nàng Mona Lisa thật đang nằm tại bảo tàngLouve của Pháp kia. -A, thì ra vậy. Nhà cháu cũng có một bức y như vậy, làtranh giả nhưng là do chính tay ông nhà cháu vẽ. -Ồ thật sao, hôm nào tôi phải qua xem mới được. Thấy ông có vẻ quan tâmđến nó, Sơn nói ngay. –Vâng, hôm nào mời bác qua chơi ạ. Thấy đã trưa Sơn cũng xinphép ra về trước. Ra được ngôi nhà như là một sự giải thoát đối với An. Từ lúc vào nhà côkhông nói câu nào mà cứ liên tục nháy mắt nhắc Sơn về nhà. - Anh thấy nhà ông ta có gì lạ không. - Không phải lạ, mà là rất quen thuộc.Trong nhà ông ta treo bức tranh của Leonardo da Vinci. Bức tranh giống hệt nhàmình. Có thể ông ta đang có một âm mưu gì đó với gia đình chúng ta chăng. - À, em nghĩ là… An chưa nói dứt câu thì cô bị kéo lại vì tay cô đang lồng vào taySơn. Sơn đứng trướcmột căn nhà nhỏ. Anh chăm chú nhìnvào ngôi nhà ấy. Căn nhà nhỏ bé đơn độc, nước sơn đã cũ đi vì mưa gió. Nó càng thêm nhỏ bé khiđứng cạnh mấy căn biệt thự này. Cửa khóa bên ngoài, từng lớp lá cây phủ lên máinhà, bám chặt dưới nền sân như chưa được quét hàng tháng trời. Sơn đưa tay laycánh cửa sắt. Cánh cửa dường như đã quá cũ kĩ nên tự động mở ra, tiếng “cót két” hòa lẫn vào không khí.Bàn tay Sơn dườngnhư đã dính rỉ của cánh cửasắt bị ô xi hóa lâu ngày, nhưng anh chả quan tâm đến điều đó. Anh đi thẳng vào giữa sân, lặng im nhìn cái xích đu đã cũ kĩ cũng giống như cánh cửa kia. Đôi mắt anh trởnên vô hồn, anh ngồi lên nó, lắc lư qua lại. Anh nhìn thẳng vào cái đồng hồ kim đã cũ kĩ đang đeo trêntay. - Anh tìm anh Liêm à. Từ ngày mẹ anh ấymất thì em cũng không thấy anh ấy ở đây nữa. Câu nói của An vẫn khônglàm Sơn chú ý. Đôi mắt vô hồn lặng lẽ nhìn vào hư không. Anh đã quên khuấy đi thằng bạn thân thuở nào. Kí ức chợt ùa về. Cũng tại khungcảnh này, chiếc xích đu này, hai chàng trai trẻ đang đung đưa hòa theo chiều chuyển động của nó. - Này, học công an thấy thế nào. -Cũng ổn, còn cậu. - Thật ra thì mình rất thích làm công annhư cậu nhưng mà bố mình buộc mình theo nghề y. Nhưng giờ... - Cái gì, cậu muốn học lại công an nữasao. Đã thi đậu y thì nên học đi chứ. - Không, tôi định đi du học. Trường tôivừa có suất học bổng, tôi định học lên cao học, cậu thấy sao. - Vậy thì theo đuổi ước mơ là sao, tôikhông hiểu. - Tôi định học pháp y, cậu thấy sao. - Ừ, cũng được. Cũng là đem lại công bằngcho xã hội mà. –Khuôn mặt chàng trai trẻ tỏ vẻ rạng rỡ. - Cái đó không quan trọng, quan trọng là mìnhthích. Nhưng mà…Chàng trai tỏ vẻ buồn hẳn. - Tôi đi nữa cũng phải bốn, năm năm nữa.Chắc tôi sẽ nhớ cậu lắm đấy. - Ừ, nhưng mà miễn cậu có đammê là được. Hơn nữa cậu phải họcđại học ở đây sáu năm rồi mới đi mà. Nói rồi chàng trai trẻ đưa tay ra, chàng trai kia đánhmạnh vào một cái và cả hai nắm chặt lại. Cả hai cùng gồng hết sức, mặt cắtkhông còn giọt máu. - Á, thả ra, đau. - Đúng là bác sĩ trói gà không chặt mà.Tặng cậu cái đồng hồ này xem như mừng mày đậu đại học. Vừa nói cậu vừa cởi chiếc đồng hồcho chàng trai trẻ. Chiếc đồng hồ kim bằng bạc đã cổ mà cậu còn sửa lại mấy lần vì nó là quà mẹ cậutặng cho. - cảm ơn, nhưng sắp vào thành phố học rồi,tôi 6 năm còn cậu 4 năm, vẫn còn gặp nhau thường xuyên mà… Tiếng “lốp đốp” của lákhô làm Sơn sực tỉnhvề hiện tại. Tiếng động như có người đang dậm lên lá khôở trước cửa. Sơn nhanh chóng đưa mắt về hướng ấy nhưng không thấy ai. Âm thanhấy mỗi lúc một to làm Sơn bừng tỉnh hẳn. - Ai? –Sơn hét lớn. Âm thanh ấy vọng lại theotần số rất nhanh và nhỏ dần. –Hắn đang bỏ chạy. –Sơn thầm nghĩ. Anh phóng nhưbay ra ngoài cửa. Chỉ thấy bóng hắn vừa khuất sau dãy nhà bên cạnh. Anh nhanhchóng bám gót theo hắn. - Anh, chờ em với. –Tiếng An gọi với theovà chạy theo sau anh. Sơn chạy ra tới cành câycũng là lúc hắn cừa khuất bóng. Không biết là anh chạy nhanh hay hắn không cósức mà khoảng cách của anh và hắn ngày càng gần. Hắn dường như rất am hiểu về địa hình nơi này, hắn luồn lách qua từng hẻm nhỏ, từng hàng cây.Tuy nhiên điều này chả là gìvới Sơn cả vì đây là địa bàn của anh. Từ nhỏ anh vàLiêm đã là đại bàng của khu vực này, có ngóc ngách nào mà không biết. Tên lạmặt chạy ra một đồng cỏ rộng lớn, hắn cứ chạy, chạy mãi và khi nhận ra rằng Sơn đang chờ hắn ở phía trước thì đã quá muộn. - Thì ra là ông. Sao ông lại theo dõichúng tôi. –Sơn tỏvẻ giận dữ. - Tôi không, không theo…ai. –Ông ta đáptrả. - Ông nói gì. - Không, không được được lại gần gần. –Ôngta nói bằng giọng lắp bắp. Sơn nhận ra rằng bên phải ông talà cấm địa nhà mình. Ánh mắtông ta cũng nhìn vào hướng đó. Như nhận ra ýđịnh ý định của ông ta. Sơn hét lớn. - Không đượcvào đó. Ông ta định nhảy vào nhưng tiếng hét của Sơn làm ông takhựng lại. - Ông hãy cho tôibiết tại sao ông lại theo dõi tôi. - Mục đích của ông là gì. Những câu hỏi dồn dập. Sơn tiến ngày càng gần lão ta. Bỗng nhiên lão ta nhảy thẳng vàotrong cấm địa. Sơn vội lao theo ông ta. - A. –Tiếng thét của An vang lên. Sơn quay lại, anh nhìn thấy An đang nằm sõng soài dưới đất vì vấp phải cái rễ cây gần đó. Anh vội đỡ An dậy. - Có sao không. - Em không sao. Mà ai vậy anh. Sơn vội chạy lại trước cấm địanhưng không còn thấy bóng hắnnữa. Chỉ còn một cánh đồng cỏ xanh tươi đung đưa trong gió. Anh tức giận, anhđạp mạnh cái cột cắm hàng rào trước cấm địa. - Vậycảm giác của mình là đúng, hắn đã theo dõi mình từ khi mình ra khỏi nhà.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]