🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Ốm dậy, tôi thấy rõ anh Txưganôc giữ một địa vị đặc biệt trong nhà. Ông tôi không mắng anh luôn miệng và bực tức như đối với các cậu tôi. Khi vắng mặt anh, ông tôi lim dim và gật gù nói về anh:
-Thằng Ivanka rất khéo tay! Chúng bay cứ nhớ lời tao nói: lớn lên nó sẽ khá cho xem! Các cậu tôi cũng đối xử với anh Txưganôc rất trìu mến, thân mật và không khi nào đùa cợt trêu anh như đối với bác thợ cả Grigôri mà hầu như chiều nào họ cũng kiếm một trò tinh nghịch gì để trêu. Khi thì họ nung nóng chuôi kéo, khi thì cắm ngược cái đinh nhọn hoắt vào ghế của bác, hoặc thấy bác lòa dở, họ để ngay bên tầm tay của bác những mảnh vải màu sắc khác nhau để bác đính thành một "tấm", thế là bác lại bị Ông tôi chửi cho một mẻ. Một hôm, sau bữa ăn trưa, khi bác đang ngủ trên gác xép, họ lấy thuốc nhuộm đỏ bôi lên mặt bác. Bác cứ thế vác bộ mặt ngộ nghĩnh và đáng sợ ấy đi đi lại lại khá lâu: giữa bộ râu bạc lộ ra hai vết kính tròn mờ mờ và một cái mũi dài đỏ chót buông thõng xuống vẻ thiểu não nom giống như cái lưỡi. Các cậu tôi nghĩ ra không biết bao nhiêu những trò tinh nghịch như vậy. Nhưng bác thợ cả vẫn ngậm đắng nuốt cay chịu đựng, bác chỉ khẽ càu nhàu và trước khi sờ vào cái bàn là, cái kéo, cái kim hoặc cái đê, bác thường nhấp nước bọt đầy đầu ngón taỵ Cái đó đã trở thành thói quen đối với bác; ngay cả khi ngồi vào bàn ăn trưa, trước khi cầm con dao hoặc cái dĩa, bác cũng nhấp nước bọt như vậy làm bọn trẻ con cười ồ cả lên. Khi nào bác đau khổ, trên khuôn mặt to của bác nổi lên vô số nếp nhăn. Những nếp nhăn này trườn trên trán bác một cách kỳ quái, khẽ kéo cặp lông mày lên, rồi biến mất vào cái đầu trọc lốc của bác. Tôi không nhớ ông tôi đối với những trò đùa của các cậu tôi ra sao, nhưng bà tôi thì giơ nắm đấm đe các cậu tôi và quát:
-Chúng mày không biết ngượng mặt à, quân vô lại!
Nhưng khi vắng mặt anh Txưganôc, các cậu tôi lại nói về anh với vẻ bực tức và châm biếm. Họ giễu cợt, chê bai việc làm của anh, nhiếc anh là thằng ăn cắp và lười biếng. Tức Ivan, cách gọi thân mật. Tôi hỏi bà tôi tại sao lại có chuyện ấy. Cũng như mọi lần, bà tôi vui lòng giảng giải cho tôi bằng những lời dễ hiểu:
-Cháu không biết, cả hai cậu cùng muốn tranh Vaniuska về phần mình, khi nào họ mở xưởng nhuộm riêng; thế là trước mặt nhau họ gièm pha nó, nói nó là một tay thợ tồi. Họ nói láo, họ lừa miếng nhau đấy. Họ còn sợ Vaniuska không đi với họ, sẽ ở lại với ông. Mà ông lại là người trái tính trái nết, ông có thể sẽ cùng với Ivanka mở một xưởng nhuộm thứ ba, như thế sẽ không lợi cho các cậu, cháu hiểu chưa? Bà cười khe khẽ:
-Họ dùng đủ mánh khóe, đến thánh cũng phải buồn cười! Nhưng ông lại biết tỏng những mưu mẹo đó và cố ý trêu hai cậu Iasa và Misạ Ông bảo: "Tao sẽ mua cho thằng Ivan một tấm thẻ miễn đi lính để nó khỏi bị gọi đi lính, vì tao cần đến nó!" Các cậu bực tức, họ không thích thế và tiếc tiền, vì mua một tấm thẻ như vậy rất đắt! Tôi lại ở với bà tôi như khi ở trên tàu thủy. Tối nào trước khi đi ngủ bà tôi cũng kể cho tôi nghe những chuyện thần thoại hoặc kể về cuộc đời mình, cũng từa tựa như một chuyện thần thoại vậy. Bà tôi kể chuyện làm ăn của gia đình: chuyện phân chia gia tài cho con cái, chuyện ông tôi tậu nhà mới cho mình. Bà tôi vừa nói vừa khẽ cười, dửng dưng như người dưng nước lã hay một người hàng xóm láng giềng, chứ không phải là người chủ nhân thứ hai trong ngôi nhà này. Nhờ thế tôi mới biết anh Txưganôc là đứa con hoang nhặt được trên chiếc ghế dài ở cạnh cổng trong một đêm mưa đầu xuân.
-Nó nằm ở đấy, cuộn trong chiếc tạp đề rộng.
Bà tôi kể, giọng trầm ngâm và có vẻ huyền bí:
-nó khẽ kêu oe oe và đã bắt đầu rét cóng.
-Tại sao người ta lại bỏ rơi trẻ con thế?
-Vì mẹ nó không có sữa, không có gì nuôi; thế là mẹ nó dò xem ở đâu có trẻ con mới đẻ bị chết liền đặt giấu nó ở đó. Sau một lát yên lặng, bà tôi gãi đầu, thở dài rồi nhìn lên trần nhà, nói tiếp:
-Tất cả đều là do nghèo túng, Aliôsa ạ, có cảnh khổ cực quá đến nỗi không thể nói ra được!
Người ta cho rằng con gái chưa chồng không có quyền đẻ, rằng đó là một điều hổ thẹn! ông định đưa Vaniuska tới sở cảnh sát, nhưng bà can ngăn: giữ lấy mà nuôi; đó là trời cho chúng ta để thay vào những đứa đã chết. Vì bà đẻ cả thảy mười tám bận; nếu tất cả đều sống thì chúng sẽ chiếm cả một dãy phố, tới mười tám ngôi nhà! Cháu không biết chứ, bà lấy chồng từ năm mười bốn tuổi, năm mười lăm bà đã đẻ, nhưng Chúa thích Tức Ivan, cách gọi thân mật. Tức Iakôp, cách gọi tắt. Tức Mikhain, cách gọi tắt. Ai có tấm thẻ này thì người đó khỏi phải đi lính. Muốn có nó, người ta trả một số tiền để đảm bảo việc nhập ngũ của một người tình nguyện. dòng máu nhà bà nên đã lần lượt bắt chúng về làm thiên thần. Bà vừa tiếc vừa mừng! Ngồi trên thành giường, mình mặc độc có chiếc áo cánh, mái tóc đen xőa xuống cả người, bà tôi to xù như một con gấu mà trước đây người tiều phu rậm râu vùng Xecgat đã đem về sân. Bà tôi làm dấu trên bộ ngực trắng phau như tuyết, cười khẽ và đung đưa toàn thân:
-Chúa đã bắt đi những đứa tốt, còn lũ chả ra gì thì để lại cho bà. Bà rất vui mừng được thằng Ivanka, bà rất yêu các cháu, các cháu ạ! Thế là bà nhận nó, rửa tội cho nó, và nó trở nên một thằng con trai ngoan ngoãn. Lúc đầu bà gọi nó là Bọ Dừa, vì nó hay vè vè chẳng khác gì con bọ dừa, suốt ngày nó bò và vè vè ở khắp các phòng. Cháu hãy yêu mến nó, nó là một người rất giản dị! Tôi yêu mến anh Ivan và nhiều khi ngạc nhiên đến ngây người về anh. Nhất là vào ngày thứ bảy, lúc ông tôi đi lễ nhà thờ, sau khi đã đánh lũ trẻ có lỗi trong tuần, thì trong nhà bếp lại diễn ra đủ mọi thứ trò vui khôn kể. Anh Txưganôc bắt những con gián đen ở sau lò sưởi, làm rất nhanh bộ dây cương bằng chỉ và cắt chiếc xe trượt tuyết bằng giấy. Sau đó anh dùng thanh đóm điều khiển bốn con ngựa ô đi du ngoạn trên chiếc bàn màu vàng đã cọ sạch. Anh kêu lên, giọng phấn khởi:
-Chúng nó đi tìm giám mục đấy! Anh gắn mảnh giấy nhỏ vào lưng một con gián, thúc nó chạy theo sau chiếc xe trượt tuyết và giải thích:
-Chúng nó bỏ quên cái bao. Ông tu sĩ chạy theo đưa cho chúng đấy! Anh lấy chỉ trói chân một con gián; con vật bò lê, đầu đụng tứ tung. Anh Vanka vỗ tay reo lên:
-Lão phụ lễ đang từ quán rượu đi ra. Lăo đi dự lễ chiều đấy! Anh lôi đàn chuột ra. Theo lệnh anh, chúng đứng và đi bằng hai chân sau, kéo lê chiếc đuôi dài lòng thòng theo sau và chớp chớp cặp mắt linh lợi như những hạt cườm đen nhánh trông đến buồn cười. Anh nâng niu đàn chuột, ôm chúng vào ngực, mớm đường, hôn hít và nói với giọng đầy tin tưởng:
-Chuột là giống vật thông minh, dịu dàng. Gia thần rất thích chuột. Ai mà nuôi chuột thì sẽ được gia thần ban ân cho... Anh biết làm các trò quỉ thuật với quân bài và đồng tiền. Anh kêu to hơn cả bọn trẻ con và hầu như không khác chúng mấy. Một hôm bọn trẻ chơi bài với anh, chúng thắng anh mấy ván liền. Anh rất buồn, tức giận bĩu môi bỏ cuộc, sau đó anh khịt khịt mũi và phàn nàn với tôi:
-Anh biết rõ, tụi chúng nó thông đồng với nhau trước! Chúng nó nháy nhau, giúi bài cho nhau dưới gầm bàn. Ai lại chơi như thế? Chính anh cũng biết chơi gian lận không kém... Người ta coi trẻ con chết ngay từ tuổi còn thơ là vô tội và gọi là "những thiên thần", họ tin rằng sau khi chết chúng trở thành thiên thần. Xecgat ở phía đông nam Nijni
-Nôpgôrôt chừng 130 cây số.
Anh đã mười chín tuổi, lớn hơn cả bốn đứa chúng tôi cộng lại. Nhưng đáng ghi nhớ nhất đối với tôi là hình ảnh của anh trong những tối vui ngày hội. Khi ông tôi và cậu Mikhain đi thăm bà con thì cậu Iakôp có bộ tóc quăn rối bù liền xách cây đàn ghi-ta xuống bếp. Bà tôi soạn một bữa tiệc trà có nhiều món ăn nhẹ và rượu vôtka đựng trong chiếc chai xanh có hoa đỏ bằng thủy tinh ở đáy. Anh Txưganôc mặc quần áo ngày hội quay tít như con quaỵ Bác thợ cả lặng lẽ len vào, cặp kính của bác lấp lánh. Có cả mụ vú nuôi Epgênáa mặt rỗ, hồng hào và béo tròn trùng trục như một cái chum; mụ có cặp mắt láu lỉnh và giọng nói oang oang. Thỉnh thoảng lão phụ lễ giữ đồ thánh rậm râu của nhà thờ Đức Mẹ lên Trời và những người có nước da đen nhẫy như những con cá măng và cá chuối, cũng tới dự. Mọi người vừa ăn uống lu bù, vừa thở dài thườn thượt. Họ chia quà bánh cho bọn trẻ con và cho mỗi đứa một cốc rượu ngọt. Dần dần cuộc vui trở nên náo nhiệt và sôi nổi kỳ lạ. Cậu Iakôp lên dây đàn say mê, và sau khi lên dây xong bao giờ cậu cũng nói câu này:
-Nào, tôi xin bắt đầu! Cậu hất mớ tóc quăn ra sau và cúi xuống cây đàn ghi-ta, vươn cổ dài như cổ ngỗng. Khuôn mặt tròn vô tư của cậu có vẻ mơ màng; cặp mắt linh lợi xa xăm của cậu trở nên lờ đờ. Cậu bấm nhẹ dây dàn, bài cậu chơi thu hút mọi người và làm cho mọi người ngây ngất. Điệu nhạc của cậu đòi hỏi sự im lặng hoàn toàn. Nó như dòng suối chảy xiết từ xa đổ về, lọt qua sân nhà và những bức tường. Nó làm cho trái tim mọi người xao xuyến và gợi lên cảm giác khó hiểu, vừa buồn bã vừa lo âu. Điệu nhạc làm cho người nghe cảm thấy thương mình và thương mọi người. Người lớn hình như cũng trở lại tuổi trẻ con, và mọi người ngồi yên, đắm mình trong bầu không khí im lặng, mơ mộng đăm chiêu.
Xasa Mikhailôp chăm chú nghe hơn cả. Nó cứ vươn dài người ra về phía cậu Iakôp, nhìn chằm chằm cây đàn ghi-ta, miệng há hốc, nước rãi chảy ròng ròng. Đôi khi nó mơ màng đến nỗi ngã từ trên ghế xuống, tay đập xuống sàn nhà; và lúc đó nó ngồi bệt luôn xuống sàn, cặp mắt đờ ra, tròn xoẹ Mọi người cũng thế, ai cũng say mê đờ đẫn. Chỉ có chiếc ấm xamôva là khẽ reo reo, nhưng vẫn không át nổi tiếng than vãn của cây đàn ghi-tạ Hai chiếc cửa sổ vuông nhìn ra cảnh đêm thu tối mò. Đôi khi dường như nghe có người khẽ gõ vào cửa kính. Trên bàn ngọn lửa vàng khè của hai cây nến khẽ rung rinh, nhọn hoắt như những ngọn giáo. Cậu Iakôp mỗi lúc một thêm đờ người ra; cậu như ngủ say, hàm răng cắn chặt, chỉ có đôi bàn tay của cậu là còn hoạt động. Những ngón tay phải uốn cong, rung tít trên dây đàn giống như những con chim đang vỗ cánh sắp bay, những ngón tay trái lướt thoăn thoắt trên phím đàn.
Ngà ngà say, cậu khe khẽ hát một bài dài vô tận, giọng rít qua kẽ răng nghe rất khó chịu: Nếu Iakôp là chó
-Y sủa rống từ sáng đến tối; ôi, ta buồn ghê! ôi, ta chán ghê! Ngoài phố một cô mụ đi qua, Trên hàng rào một con quạ đậu. Ôi, ta buồn ghê! ôi, ta chán ghê! Sau lò dế gáy, Đàn gián lao xao. Ôi ta buồn ghê! Một gã ăn mày phơi đôi xà-cạp, Gã khác xoáy mất lúc nào! ôi, ta buồn ghê! ôi, ta chán ghê! Tôi không sao chịu nổi điệu hát này, và khi cậu bắt đầu hát tới đoạn gã ăn mày tôi liền khóc nức nở, lòng buồn rười rượi. Anh Txưganôc nghe nhạc cũng chăm chú như mọi người. Anh đan tay vào mớ tóc đen, nhìn chằm chằm vào góc nhà và thỉnh thoảng lại khịt mũi. Đôi khi anh thốt lên bất ngờ, giọng rầu rĩ:
-Chà, nếu ta tốt giọng, thì Lạy Chúa, ta hát phải biết! Bà tôi thở dài, nói:
-Thôi, Iasa, thật mày làm nẫu ruột nẫu gan mọi người! Còn mày, Vaniatka, nhảy đi một tí nào... Họ không bao giờ thực hiện ngay lời yêu cầu của bà tôi. Tuy nhiên đôi khi cậu Iakôp bỗng đặt bàn tay lên dây đàn một lát, rồi cậu nắm tay lại, ném mạnh xuống sàn một cái gì không ai trông thấy và không ai nghe thấy. Cậu kêu lên, giọng vui nhộn:
-Buồn với chả sầu, hãy vứt đi cho rảnh! Nào Vanka, đứng dậy! Anh Txưganôc sửa sang lại tư thế cho tề chỉnh, kéo chiếc áo sơ-mi vàng cho phẳng và rón rén bước ra giữa nhà bếp như bước trên đầu đinh vậy. Cặp má rám nắng của anh đỏ ửng lên. Anh mỉm cười có vẻ thẹn thùng và yêu cầu:
-Chơi nhanh lên một chút, Iakôp Vaxilits! Cây đàn ghi-ta vang lên điên cuồng, gót giày nện xuống sàn dồn dập. Trên bàn và trong tủ bát đĩa kêu lanh canh. Ở giữa nhà bếp, anh Txưganôc quay tròn như ánh lửa, bay lượn như con diều hâu, vung vẩy tay như cánh chim, chân di chuyển hầu như không rõ. Anh bỗng thét lên một tiếng, rồi ngồi xổm xuống sàn và quay liệng như con chim én vàng óng. Chiếc áo lụa rọi ánh ra khắp xung quanh, rung rung lên, trông như dòng suối đang đổ ra hoặc như vàng nung đang chảy. Anh Txưganôc nhảy múa không biết mệt, quên tất cả. Tôi có cảm tưởng nếu mở toang cửa ra thì anh sẽ vừa đi vừa nhảy múa tung tăng khắp phố, khắp thành phố và không rõ anh sẽ đi những đâu nữa...
-Cắt ngang đi!
-Cậu Iakôp kêu lên và giậm chân xuống sàn đánh nhịp. Cậu huýt sáo rít lên và hát vang những điệp khúc khôi hài, giọng nghe đến bực mình: Chà! Nếu không sợ mòn đôi giày gai Thì ta đã bỏ rơi cả vợ cùng con! Những người ngồi sau chiếc bàn cũng thấy ngứa ngáy chân, thỉnh thoảng họ lại kêu rít lên như bị bỏng. Bác thợ cả rậm râu đập đập tay vào cái trán hói của mình và nói lắp bắp. Một hôm, cúi xuống người tôi, bộ râu mềm mại phủ cả lên vai tôi, bác ghé vào tai tôi nói như nói với người lớn:
-Lêcxây Macximitô ạ, giá có bố cháu ở đây thì có lẽ đã khác hẳn! Bố cháu rất vui tính. Cháu có nhớ thế không?
-Không.
-Thật à? Thường thường bố cháu hay nhảy với bà cháu, lát nữa rồi cháu coi! Bác đứng dậy, người cao lớn, hốc hác, trông như một bức tượng thánh, cúi mình trước bà tôi và mời bà, giọng trầm trầm khác thường:
-Bà Akulina Ivanôpna, xin bà làm ơn cho chúng tôi thưởng thức điệu nhảy trước đây bà thường nhảy với Macxim Xapvatêep ấy! Bà vui lòng chứ?
-Grigôri Ivanưts, lão rõ lạ chửa, rõ lạ chửa!
-Bà tôi vừa nói vừa cười và co dúm người lại. Vào tuổi tôi còn nhảy với nhót gì! Chỉ tổ làm trò cười cho thiên ha...
Nhưng tất cả mọi người đều yêu cầu bà tôi nhảy. Thế là bỗng nhiên bà tôi đứng dậy nhanh nhẹn như một thiếu nữ, sửa lại váy, thẳng người ra, chiếc đầu nặng nề ngả ra sau, bà đi dọc theo gian bếp và nói to:
-Thôi được, các người cứ việc cười! Nào Iasa, chơi bài khác đi! Cậu tôi ngẩng đầu lên, vươn người ra, lim dim cặp mắt và bắt đầu chơi chậm lại. Anh Txưganôc dừng lại một lát, rồi lao tới chỗ bà tôi, nhảy ngồi xoay quanh. Còn bà tôi thì lướt nhẹ trên sàn như đi trên không, tay dang ra, lông mày rướn lên, cặp mắt đen chăm chăm nhìn về phía xa xạ Trông bà tôi đến hay và tôi phì cười. Bác thợ cả giơ ngón tay nghiêm mặt dọa tôi, tất cả người lớn đều nhìn về phía tôi với vẻ không tán thành.
-Thôi đừng nhảy nữa, Ivan!
-Bác thợ cả vừa nói vừa mỉm cười. Anh Txưganôc ngoan ngoãn vâng lời nhảy sang một bên và ngồi lên ngưỡng cửa, còn mụ Epgênáa thì vươn cổ ra và bắt đầu hát, giọng trầm trầm, êm êm: Suốt tuần cho đến ngày thứ bảy, Cô gái thêu đăng-ten cả ngày, Cô mệt rũ người vì bận rộn, ôi, khác nào cái xác không hồn! Hình như bà tôi không nhảy, mà đang kể một câu chuyện gì. Bà tôi lướt nhẹ nhàng, tư lự, người lắc lư, mắt nhìn khắp xung quanh, toàn thân to lớn rung chuyển ngập ngừng, đôi bàn chân như dò đường, bước đi thận trọng.
Bỗng nhiên bà tôi dừng lại như sợ hãi điều gì, khuôn mặt rung rung, nhăn nhó, rồi lập tức một nụ cười hiền hậu, cởi mở nở ra. Bà tôi đi nghiêng người như nhường lối cho ai và lấy tay mời họ đi. Bà cúi xuống, im lặng, lắng nghe và mỉm cười tươi tắn hơn. Rồi đột nhiên bà tôi rời khỏi chỗ, xoáy tròn như một cơn gió lốc. Toàn thân bà tôi như lớn thêm, lúc này không ai có thể rời cặp mắt được vì bà tôi trở nên đẹp đẽ và đáng yêu làm sao trong giây phút diệu kỳ trở lại tuổi thanh xuân ngày trước. Mụ Epgênáa rúc lên như kèn: Ngày chủ nhật cô gái nhảy múa Suốt từ lúc lễ sáng cho đến nửa đêm. Cô là người cuối cùng về ngõ, Tiếc thay -ngày lễ chẳng dài thêm! Nhảy xong bà tôi trở về chỗ cũ ngồi gần ấm xamôvạ Mọi người khen ngợi. Bà tôi vừa sửa lại mái tóc vừa nói:
-Thôi đi, các người chưa được thấy những vũ nữ thật sự đấy. Tại quê tôi, ở Balakhơna, trước đây có một cô gái mà tôi không nhớ là con cái nhà ai, tên gì, khi cô ấy nhảy mọi người vui sướng đến phát khóc lên được! Chỉ cần được nhìn thấy cô ấy nhảy cũng đủ vui rồi. Của đáng tội, tôi cứ thèm được như cô ta!
-Những người ca hát và nhảy múa là những người sướng nhất đời!
-Mụ Epgênáa nghiêm nghị nói và bắt đầu hát một bài về vua Đavit. Còn cậu Iakôp thì ôm lấy anh Txưganôc và bảo anh:
-Mày mà nhảy trong các tiệm rượu thì có lẽ làm cho mọi người mê mẩn đi mất!...
-Tôi chỉ muốn có giọng tốt!
-Anh Txưganôc than vãn.
-Giá mà trời cho tôi tốt giọng thì tôi có thể hát hàng chục năm liền, rồi sau đó dù cho có đi tu chăng nữa cũng cam! Tất cả mọi người đều uống rượu vôtka, đặc biệt là bác Grigôri uống nhiều nhất. Bà tôi rót cho bác hết cốc này đến cốc khác, và dặn bác:
-Coi chừng đấy, bác Grisa ạ, không khéo thì mù hẳn đấy! Bác trả lời đường hoàng:
-Mặc kệ! Tôi không cần đến cặp mắt này nữa, tôi đã nhìn thấy đủ mọi thứ trên đời rồi... Bác uống không bao giờ say, nhưng càng uống bác càng hay nói và hầu như bác luôn mồm nói về bố tôi:
-Macxim Xapvatêep, người bạn thân mến của bác là một người tốt bụng... Bà tôi thở dài, hùa theo: Một thành phố trên sông Vonga, cách Nijni -Nôpgôrôt chừng 30 cây số về phía tây bắc. Vua của nước Israen cổ đại được nhắc đến nhiều trong các bài hát của tôn giáo, trong các thánh ca của tập Thánh thị Sống khoảng năm 1010 -970 trước Công nguyên. Tức Grigôri, cách gọi tắt.
-Ừ, thật là một đứa con của Chúa đấy... Tất cả những lời nói đó làm cho tôi rất thích, khiến tôi chăm chú nghe. Mỗi lời như thấm vào lòng tôi một nỗi buồn man mác và dễ chịu. Sự vui buồn gắn chặt với nhau đã xâm chiếm mọi người, và mọi người chuyển từ vui sang buồn, từ buồn sang vui không rõ vào lúc nào, thật nhanh chóng lạ thường. Một hôm cậu Iakôp ngà ngà say, cậu xé chiếc áo sơ-mi đang mặc, giật mớ tóc quăn, bộ ria trăng trắng lưa thưa, cái mũi và cái môi thưỡi:
-Thế là nghĩa lý gì, hả?
-Cậu rít lên, nước mắt giàn giụa
-Tại sao lại thế? Cậu đấm vào má, vào trán, vào ngực mình và khóc nức nở.
-Ta là một thằng vô lại, một thằng đê tiện, một kẻ đau khổ! Bác Grigôri gầm lên:
-A! Đúng như vậy!... Bà tôi cũng đang say rượu, nắm lấy tay cậu tôi và khuyên nhủ:
-Thôi mà, Iasa, Chúa biết rõ những điều Chúa trừng phạt! Uống rượu vào, bà tôi lại càng đẹp hơn: cặp mắt đen nhánh, vui tươi tỏa ra một luồng ánh sáng sưởi ấm lòng người. Bà tôi vừa lấy mùi soa phe phẩy khuôn mặt đỏ bừng vừa nói thánh thót:
-Chúa tôi, Chúa tôi! Tất cả mọi thứ sao mà tốt đẹp thế! Các người hãy nhìn xem, tất cả mọi thứ sao mà tốt đẹp thế! Đó là tiếng nói tự đáy lòng bà tôi, khẩu hiệu của suốt đời bà tôi. Những giọt nước mắt và tiếng kêu của người cậu thường vẫn vô tư làm cho tôi hết sức ngạc nhiên. Tôi hỏi bà tôi tại sao cậu ấy lại khóc, lại chửi rủa và tự đánh mình như vậy.
-Cái gì cháu cũng muốn biết!
-Bà tôi nói có vẻ miễn cưỡng, trái với lệ thường.
-Hãy chờ đã, cháu hãy còn bé chưa nên nhúng vào những chuyện đó vội... Cái đó càng khêu gợi lòng tò mò của tôi. Tôi đến xưởng quấy rầy anh Ivan, nhưng anh cũng không muốn trả lời. Anh chỉ khẽ cười, liếc nhìn bác thợ cả, rồi đẩy tôi ra khỏi xưởng và kêu:
-Thôi để yên cho anh làm, đi ra! Không anh lại thả em vào chảo nhuộm luôn một thể bây giờ! Bác thợ cả đứng trước bếp lò rộng và thấp, trên đó có ba chiếc chảo lớn gắn liền vào đó. Bác dùng chiếc gậy dài màu đen khuấy các chảo, rồi rút ra, nhìn những giọt nước màu nhỏ giọt. Lửa cháy nóng rực, phản chiếu lên vạt tạpđề bằng da trông sặc sỡ như áo lễ của cố đạo. Các chảo nước nhuộm bắt đầu réo, hơi hăng hăng bốc lên nghi ngút, chạy về phía cửa như một đám mây dày đặc. Ngoài sân gió hanh hanh thổi vù vù sát đất. Bác thợ cả ngước đôi mắt đỏ ngầu nhìn tôi qua vành kính. Bác quát tháo anh Ivan giọng thô lỗ:
-Lấy củi! Mày không nhìn thấy gì à? Khi anh Txưganôc chạy ra sân, bác Grigôri ngồi xuống bao thuốc nhuộm và vẫy gọi tôi:
-Lại đây! Bác đặt tôi lên đầu gối, chùi bộ râu ấm và mềm vào má tôi, rồi kể mẩu chuyện mà tôi ghi nhớ mãi:
-Cậu cháu đã đánh vợ, đã hành hạ đến chết, và bây giờ bị lương tâm cắn rứt, hiểu không? Cháu cần phải hiểu tất cả, kẻo có ngày vạ vào thân! Bác Grigôri ăn nói cũng giản dị như bà tôi, nhưng nghe bác người ta thấy rợn hơn và hình như qua cặp kính bác nhìn thấu hết mọi vật trên đời.
- Đánh chết như thế nào à?
-Bác thong thả nói
-Thế này nhé: lúc hắn ngủ với vợ, hắn lấy chăn trùm kín đầu vợ, rồi đè lên, đánh túi bụi. Để làm gì? Có lẽ chính hắn cũng không biết nữa. Không để ý tới anh Ivan đã ôm một bó củi trở vào và ngồi xổm trước bếp lửa hơ tay, bác thợ cả vẫn tiếp tục nói, giọng nghiêm trang:
-Có lẽ hắn đánh là vì vợ hắn hơn hắn, làm hắn ghen tỵ. Họ nhà Kasirin không thích cái gì tốt đẹp đâu cháu ạ, họ ghen ghét, và nếu không được ăn, thì họ tìm cách đạp đổ! Cháu thử hỏi bà cháu xem họ đã hại bố cháu như thế nào. Bà cháu sẽ nói hết, vì bà cháu không thích và không biết nói dối ai bao giờ. Bà cháu giống như một vị thánh, có thể nói là một người có phúc, mặc dù bà cháu cũng uống rượu và hít thuốc. Cháu phải bám chắc lấy bà cháu mới được... Bác đẩy tôi ra. Tôi bước ra sân, đầu óc nặng trình trịch, lòng đầy sợ hãi. Ở phòng ngoài, anh Vaniuska đuổi kịp tôi, ôm lấy đầu tôi và khẽ nói thầm:
-Em đừng sợ bác ấy, bác ấy rất tốt. Em cứ nhìn thẳng vào mắt, bác ấy thích như thế. Tất cả cái đó đều kỳ lạ và làm cho tôi thấy băn khoăn. Tôi chưa biết cuộc sống khác ra sao cả, nhưng tôi nhớ lờ mờ là cha mẹ tôi không sống như vậy: cha mẹ tôi ăn nói khác hẳn, vui đùa cũng khác, thường đi với nhau, ngồi gần nhau. Tối tối cha mẹ tôi thường hay cười rất lâu, hoặc ngồi hát oang oang bên cạnh cửa sổ. Những người đi ngoài phố hay xúm lại xem cha mẹ tôi hát. Khuôn mặt của những người này ngẩng lên giống như những chiếc đĩa bẩn sau bữa ăn trưa trông đến là buồn cười. Ở đây người ta ít cười, đôi khi không rő người ta cười cái gì. Thường thường họ mắng nhau, người này dọa người kia một điều gì đấy, họ thì thầm bí mật với nhau trong các xó xỉnh. Bọn trẻ con thì lặng lẽ, lén lút, chúng nó dường như bị ép xuống mặt đất như những hạt bụi bị trận mưa làm gí xuống. Tôi tự cảm thấy xa lạ trong ngôi nhà này; toàn bộ lối sống ấy đã kích động tôi như vô vàn vết chàm, gây cho tôi sự hoài nghi, bắt buộc tôi phải hết sức chú ý quan sát mọi thứ.
Tình bạn giữa tôi với anh Ivan ngày càng tăng. Từ lúc mặt trời mọc cho đến tận khuya, bà tôi bận việc nhà nên hầu như suốt ngày tôi cứ quấn quít lấy anh Txưganôc. Mỗi khi ông tôi quật tôi là anh lại giơ cánh tay đỡ đòn cho tôi và hôm sau anh giơ những ngón tay sưng vù, phàn nàn với tôi:
-Không, làm thế này chả ích lợi gì cả! Em chẳng đỡ hơn, còn anh thì em trông đây này! Anh sẽ không làm như thế nữa, mặc em đấy! Nhưng lần sau anh lại chuốc lấy cái đau vô ích ấy vào mình.
-Sao anh bảo không muốn nữa kia mà!
-Không muốn, thế mà anh vẫn cứ giơ ra... không hiểu tại sao ấy... Chẳng bao lâu tôi nhận thấy anh Txưganôc có một cái gì đó làm cho tôi càng chú ý và yêu mến anh hơn. Thứ sáu nào anh Txưganôc cũng thắng con ngựa hồng thiến Sarap vào chiếc xe trượt tuyết lớn, đó là một con vật quí của bà tôi, một con vật tinh ranh, tham ăn. Anh mặc chiếc áo lông ngắn đến đầu gối, đội chiếc mũ lông nặng nề và thắt chiếc đai bằng vải xanh. Rồi anh đi chợ mua thức ăn. Đôi khi anh đi măi không về. Cả nhà đều lo lắng. Mọi người tiến lại gần cửa sổ, thổi mạnh cho tan lớp băng trên cửa kính và nhìn ra phố.
-Nó chưa về à?
-Chưa. Bà tôi lo sợ hơn cả.
-Ôi thôi,
-bà tôi nói với ông tôi và các cậu tôi,
-các người làm tôi mất cả người lẫn ngựa rồi! Các người thật không biết xấu hổ à, những đồ vô lương tâm kiả Của mình đã có vẫn chưa đủ hay sao. Ôi! Cả lũ ngu ngốc và tham lam này,
-Chúa sẽ trừng phạt các người! ông tôi sa sầm, càu nhàu:
-Thôi được. Đây là lần cuối cùng... Đôi khi mãi đến trưa anh Txưganôc mới về. Các cậu và ông tôi vội vàng ra sân đón, theo sau họ là bà tôi vừa đi vừa hít thuốc, dáng đi như một con gấu. Không hiểu sao vào lúc này nom bà có vẻ vụng về lạ. Lũ trẻ con cũng chạy ùa ra. Mọi người vui vẻ dỡ hàng. Chiếc xe chở đầy lợn sữa, gà vịt làm sẵn, cá và đủ các thứ thịt.
-Mày có mua đủ các thứ đã dặn không đấy?
-Ông tôi vừa hỏi vừa liếc nhìn chiếc xe bằng cặp mắt sắc sảo.
- Đủ những thứ cần ạ,
-anh Ivan vui vẻ đáp. Anh nhảy nhảy trên sân để cho nóng người lên và vỗ bao tay kêu đôm đốp.
- Đừng vỗ bao tay! Mua mất khối tiền ra đấy,
-Ông tôi nghiêm nghị quát.
-Có còn thừa tiền không?
-Không. Ông tôi đi thong thả quanh chiếc xe và khẽ nói:
-Mày lại tha về những gì mà lắm thế này. Hãy coi chừng đấy, chắc là mày lại mua không mất tiền chứ gì? Tao không muốn mày làm cái trò ấy đâu! Rồi ông tôi nhăn mặt bỏ đi rất nhanh. Các cậu tôi vui vẻ lao tới chiếc xe và cân ướm trên tay nào gà, vịt, cá, thịt ngỗng, nào chân bò non và những miếng thịt to tướng. Họ huýt sáo và khen rối rít:
-Mày khéo chọn đấy! Cậu Mikhain đặc biệt mê thích: như có chiếc lò-xo điều khiển, cậu nhún nhảy xung quanh chiếc xe, gí mũi như mỏ con chim gõ mõ hít hít mọi thứ, chép chép môi có vẻ ngon lành và nheo cặp mắt xoi mói vẻ khoái chá. Cậu hao hao giống ông tôi, cũng xương xương, nhưng tầm vóc cao hơn và đen thui như một thanh củi bị cháy sém. Cậu giấu bàn tay lạnh buốt vào ống tay áo và hỏi anh Txưganôc:
-Ông đưa cho mày bao nhiêu tiền?
-Năm rúp.
-Chỗ này đáng giá mười lăm rúp đấy! Thế mày tiêu hết bao nhiêu?
-Bốn rúp mười kôpêch.
-Nghĩa là mày đã đút túi chín mươi kôpêch. Này Iakôp, nó kiếm tiền bở đấy chứ? Cậu Iakôp mặc phong phanh chiếc áo sơ-mi đứng ngoài trời rét. Cậu khẽ cười và chớp mắt ngắm bầu trời xanh lạnh giá.
-Vanka, mày có thể khao chúng tao nửa chai rượu vôtka được đấy,
-cậu nói giọng lè nhè. Bà tôi tháo ngựa ra và nói với nó:
-Sao thế chú bé? Sao thế chú mèo con? Thích nghịch à? ừ, thì cứ nghịch đi một tí cũng chẳng sao! Con Sarap to lớn lắc lắc cái bờm rậm, nhe bộ răng trắng đớp vào vai bà tôi, giật chiếc khăn lụa quấn tóc xuống. Nó nhìn vào mặt bà tôi bằng con mắt tinh nghịch rồi giũ những hạt tuyết khỏi lông mi và khẽ hí.
-Mày đòi ăn bánh mì à? Bà tôi bẻ một mẩu bánh mì lớn có rắc muối, nhét vào hàm răng nó và đặt tạpđề dưới mõm ngựa làm thành một cái bao. Bà nhìn nó ăn, vẻ đăm chiêu. Anh Txưganôc cũng đùa như con ngựa non, anh lồng lên về phía bà tôi:
-Bà ơi, con ngựa thiến này ngoan lắm, lại thông minh nữa.
-Cút đi, đừng có dở trò như thế!
-Bà tôi vừa mắng vừa giậm chân.
-Mày phải biết là những hôm như hôm nay tao không ưa mày đâu! Bà tôi giải thích cho tôi là anh Txưganôc mua ở chợ thì ít, mà ăn cắp thì nhiều.
-Ông cho nó năm rúp, nó mua mất ba rúp, còn ăn cắp thêm mười rúp nữa.
-Bà buồn rầu nói.
-Thích ăn cắp, thằng hư đốn! Có lần nó thử, không việc gì. Về nhà người ta cười, khen nó tài giỏi, thế là nó đâm quen cái thói ăn cắp ấy. Còn ông thì vì hồi trẻ phải nếm nhiều cảnh nghèo khổ nên về già đâm ra keo kiệt. Ông quí tiền hơn con đẻ, ông thích được cái gì mà không mất tiền! Còn cậu Mikhain và Iakôp thì... Bà phẩy tay, im lặng một lát, rồi nhìn chiếc hộp đựng thuốc lá bỏ ngỏ và càu nhàu nói thêm:
-Liônáa, những việc ấy thật là rắc rối chẳng khác gì những tấm đăng-ten do một mụ mù thêu, mò thế nào cho ra được những đường thêu ấy! Nếu người ta bắt được thằng Ivanka ăn cắp thì người ta sẽ đánh cho nhừ tử... Bà tôi lại im lặng và khẽ nói:
-Chà! Nhà ta phép tắc thì nhiều, nhưng thật thà thì ít. Hôm sau tôi yêu cầu anh Txưganôc đừng ăn cắp nữa.
-Họ sẽ đánh anh chết mất...
-Họ đừng hòng bắt được anh, anh sẽ tẩu thoát, vì anh khéo léo, ngựa anh lại nhanh!
-Anh vừa nói vừa cười. Nhưng bỗng anh cau mày lại, vẻ buồn rầu.
-Anh cũng biết ăn cắp là xấu và nguy hiểm. Sở dĩ anh làm thế là vì anh buồn chán. Anh có để dành được đồng xu nào đâu, các cậu em suốt tuần bòn hết của anh. Anh cũng chẳng tiếc, lấy thì lấy! Anh ăn đủ no rồi. Bỗng anh nắm lấy tay tôi, khẽ lắc lắc:
-Em nhẹ, mảnh dẻ, nhưng xương cốt chắc chắn, em sẽ trở thành một tay lực sĩ đấy. Này Aliôsa ạ, em bảo cậu Iakôp dạy cho mà đánh đàn ghi-tạ Em đang còn bé, thật đáng tiếc! Nhưng em có bản lĩnh. Em có yêu ông không?
-Không biết!
-Còn anh thì không yêu tất cả họ nhà Kasirin, trừ bà ra, chỉ có ma quỉ mới yêu được họ mà thôi!
-Thế còn em?
-Em không phải họ Kasirin, em thuộc họ Pêskôp, dòng máu khác, nòi giống khác... Bỗng anh ôm chặt lấy tôi, gần như rên rỉ:
-Chà, trời ơi, nếu anh có giọng hát du dương thì anh sẽ làm cho thiên hạ phải đảo điên mất... Đi thôi em, anh phải làm việc đây... Anh đặt tôi xuống sàn, mồm ngậm một vốc đinh nhỏ rồi căng một tấm vải đen ướt và đóng lên tấm gỗ vuông lớn. ít lâu sau anh chết. Câu chuyện xảy ra như sau: ở sân, gần cổng có một cây thánh giá lớn bằng gỗ sồi để tựa vào hàng rào, thân là một cành cây to xù xì. Cây thánh giá nằm ở đó lâu rồi. Tôi trông thấy nó ngay từ những ngày đầu mới tới ngôi nhà này. Khi đó nó còn mới và vàng hơn, nhưng qua mùa thu bị nước mưa ngấm vào nên nó trở nên đen sạm. Mùi gỗ sồi hun hăng hắc tỏa ra, và cây thánh giá nằm vất vưởng trên cái sân chật hẹp, bẩn thỉu. Cậu Iakôp mua cây thánh giá này về để đặt lên mộ vợ và hứa đến ngày giỗ vợ sẽ tự mình vác ra nghĩa địa.
Ngày ấy đã đến vào hôm thứ bảy, đầu mùa đông. Trời giá lạnh và có gió, tuyết lả tả rơi từ mái nhà xuống. Cả nhà bước ra sân. Ông bà tôi cùng ba đứa bé đã đi ra nghĩa địa trước để làm lễ cầu hồn, còn tôi bị phạt ở nhà vị tội gì không rõ. Các cậu tôi đều mặc áo lông đen ngắn. Các cậu nâng cây thánh giá lên và đứng dưới mái hiên. Bác Grigôri và một người lạ nào đấy cố nhấc cây thánh giá nặng nề đặt lên vai rộng của anh Txưganôc, anh bước loạng choạng, dạng chân ra.
-Có vác nổi không?
-Bác Grigôri hỏi.
-Không biết. Hình như nặng... Cậu Mikhain tức giận quát tháo:
-Mở cổng ra, lão quỉ mù! Cậu Iakôp nói:
-Mày không biết xấu hổ à, Vanka, nên nhớ là hai đứa chúng tao đều yếu hơn mày! Nhưng bác Grigôri khi mở cổng đã cất giọng nghiêm nghị khuyên anh Ivan:
-Coi chừng, không khéo thì gẫy lưng đấy! Cầu Chúa phù hộ cho mày!
-Lão ngốc hói đầu!
-Cậu Mikhain quát tháo từ ngoài đường vào. Tất cả những người đứng ở sân cười nói oang oang, hình như họ đều lấy làm vừa lòng thấy cây thánh giá được mang đi. Bác Grigôri Ivannôvitạ dắt tôi vào xưởng và nói:
-Có lẽ hôm nay ông không đánh cháu đâu, nom ông có vẻ vui tính... Vào xưởng bác đặt tôi ngồi lên đống len sắp đem nhuộm và lấy len quấn quanh người tôi đến tận vai hết sức chu đáo. Bác ngửi hơi nước bốc lên trên các chảo và nói, giọng trầm ngâm:
-Cháu ạ, bác biết ông cháu cách đây ba mươi bảy năm. Bác đã được chứng kiến mọi việc trong cái nhà này từ đầu chí cuối. Trước đây bác và ông cháu là đôi bạn thân, hai người cùng nhau mở ra cái xưởng này. Ông cháu khôn ngoan lắm! ông đã trở thành chủ xưởng, còn bác thì chẳng làm nên trò trống gì cả. Nhưng Chúa sáng suốt hơn tất cả chúng ta: Chúa chỉ mỉm cười một cái là người thông minh nhất trong nháy mắt cũng sẽ trở thành kẻ ngu đần. Cháu còn chưa hiểu nổi những lời nói và những việc làm, nhưng cháu cần phải hiểu hết tất cả. Cuộc sống của trẻ mồ côi kể cũng có khó khăn. Bố cháu, Macxim Xapvatêep, là một con người tài ba, cái gì bố cháu cũng biết. Vì thế ông cháu không thích bố cháu, không nhận bố cháu... Tôi rất thích nghe những lời dịu dàng ấy và nhìn ngọn lửa đỏ, vàng nhảy nhót trong lò, nhìn những đám hơi nước màu sữa bốc lên nghi ngút trên các chảo rồi biến thành những hạt băng màu xám xanh đọng trên những tấm ván của mái nhà nghiêng. Qua những kẽ ván lờm xờm có thể trông thấy những dải trời xanh biếc. Gió thổi dịu đi, mặt trời ló sáng, khắp sân tựa như rắc một lớp bụi thủy tinh. Ngoài phố có tiếng xe trượt tuyết kêu rít lên, một làn khói xanh bay cuộn tròn từ ống khói của ngôi nhà; những bóng nhẹ lướt trên tuyết và hình như cũng muốn kể lể điều gì... Bác Grigôri xương xẩu, rậm râu, người dài ngoẵng, đầu không đội mũ, tai to, giống như một lăo phù thủy hiền lành. Bác khuấy thuốc nhuộm đang sôi sùng sục, miệng vẫn dạy bảo tôi:
-Cháu phải nhìn thẳng vào mắt mọi người, nếu có con chó nào xông đến cắn cháu, cháu cứ nhìn thẳng vào mắt nó, nó sẽ bỏ chạy ngay... Cặp kính nặng nề đè lên sống mũi bác, chóp mũi đầy những tia máu tím bầm cũng giống như mũi bà tôi.
-Cái gì thế?
Bỗng bác dỏng tai nói lớn, rồi lấy chân đóng sập cửa lò, nhảy từng bước dài ra sân. Tôi cũng chạy theo sau. Ở nhà bếp, anh Txưganôc nằm ngửa trên sàn nhà. Những vạch sáng rộng từ các cửa sổ chiếu vào đầu, vào ngực, vào chân anh. Trán anh sáng lên kỳ lạ, lông mày rướn cao, cặp mắt lác nhìn chằm chặp lên trần nhà đen sẫm, cặp môi thâm run run, sùi ra lớp bọt màu hồng; máu chảy từ góc môi, theo má xuống cổ và đổ xuống sàn, máu chảy ròng ròng từ dưới lưng anh. Chân anh duỗi thẳng một cách vụng về và chiếc quần rộng ướt đẫm dính bệt xuống sàn nhà đánh bằng thứ cát to sáng bóng như ánh mặt trời. Những dòng máu chảy qua những vạch ánh sáng và chạy dài về phía ngưỡng cửa, sáng rực lên. Anh Txưganôc không cử động, hai cánh tay buông thõng dọc người, chỉ có những ngón tay là còn động đậy và cào cào xuống đất. Móng tay nhuộm đỏ lấp lánh dưới ánh nắng. Mụ Epgênáa ngồi xổm gần anh cố đặt một cây nến nhỏ vào tay anh. Nhưng anh Ivan không nắm lấy, cây nến đổ nhào, ngọn lửa nhỏ như đầu bút lông bị chìm trong vũng máu. Mụ liền nhặt cây nến lên, lấy đầu tạpđề lau sạch, rồi lại cố cắm vào những ngón tay co quắp của anh. Tiếng thì thầm nổi lên trong nhà bếp và lẽ ra đã đẩy tôi ra khỏi ngưỡng cửa như một luồng gió nếu tôi không cố nắm chặt lấy quả đấm cánh cửa.
-Nó bị trượt chân,
-cậu Iakôp kể, giọng rầu rĩ, mình run run và lắc đầu. Toàn thân cậu xám ngắt, ủ rũ, cặp mắt cậu nhợt nhạt và chớp luôn.
-Nó ngã và bị cây thánh giá đè phải lưng. Giá chúng tôi không kịp buông cây thánh giá ra thì cũng bị què rồi.
-Chính các anh đã đè chết nó,
-bác Grigôri nói, giọng khàn khàn.
-Ô hay, làm thế nào...
-Chính các anh! Máu vẫn chảy. Máu đã đọng lại thành vũng ở gần ngưỡng cửa, đen sẫm và hình như cứ lan mãi ra. Miệng sùi bọt hồng, anh Txưganôc kêu rống lên như khi nằm mơ và rộc hẳn đi, càng ngày càng bẹp gí xuống sàn như chìm xuống đó.
-Mikhailô đã phóng ngựa tới nhà thờ gọi ông rồi,
-cậu Iakôp thì thào,
-còn tôi thì đặt nó lên xe trượt tuyết và trở vội về đây... May mà tôi không đứng dưới cây thánh giá, không thì cũng... Mụ vú nuôi lại ấn cây nến vào tay anh Txưganôc, sáp nến và nước mắt nhỏ giọt xuống bàn tay anh. Bác Grigôri nói tướng lên, giọng thô lỗ:
-Gắn nến vào sàn, gần đầu Ivan ấy, đồ ngốc!
-Vâng.
-Tháo mũ của nó ra! Mụ vú nuôi tháo chiếc mũ khỏi đầu anh Ivan, gáy anh va xuống sàn đánh bịch một cái. Bây giờ đầu anh nghiêng nghiêng và máu chảy nhiều hơn, nhưng chỉ chảy từ một bên mồm. Cảnh này kéo dài một cách khủng khiếp. Lúc đầu tôi cứ đợi anh Txưganôc nằm nghỉ rồi sẽ dậy, ngồi trên sàn nhổ nước bọt và nói:
-Chà, bức quá... Anh thường hay nói câu ấy khi anh ngủ dậy sau bữa ăn trưa ngày chủ nhật. Nhưng anh không đứng dậy nữa, mỗi lúc mỗi lép kẹp đi. ánh nắng đã rời khỏi chỗ anh, những vạch sáng đã co ngắn lại và chỉ còn rơi rớt trên những bệ cửa sổ. Toàn thân anh trở nên đen sẫm, ngón tay anh không động đậy và bọt mép không sùi ra nữa. Trên đầu anh và gần tai anh sừng sững ba ngọn nến. Những ngọn lửa vàng khe khẽ lung lay và chiếu vào mớ tóc đen nhánh rối bù. Những đốm sáng vàng vàng rung rung trên cặp má rám nắng, chóp mũi nhọn hoắt và cặp môi hồng hồng của anh như sáng hẳn lên. Người vú nuôi quỳ khóc và thì thầm:
-Cháu yêu quý của bác ơi, con chim ưng của bác, niềm an ủi của bác... Lạnh lẽo đến ghê sợ. Tôi chui xuống gầm bàn và nấp ở đấy. Một lát sau, ông tôi mặc chiếc áo lông gấu chuột nặng nề bước vào nhà bếp, theo sau là bà tôi mặc chiếc áo khoác, cổ áo đính lông đuôi, rồi đến cậu Mikhain, bọn trẻ con và nhiều người lạ mặt khác. Ông tôi quẳng chiếc áo lông xuống sàn và mắng:
- Đồ chó chết! Chúng mày đã giết uổng mất một thằng trai trẻ như vậy! Khoảng năm năm nữa thì nó thật quý giá vô cùng... Chiếc áo vứt xuống sàn làm tôi không nhìn thấy anh Ivan. Tôi liền bò ra, đụng ngay phải chân ông tôi. Ông tôi vừa đẩy tôi ra vừa giơ nắm tay nhỏ đỏ lên đe dọa các cậu tôi:
- Đồ chó sói! Rồi ông tôi ngồi xuống chiếc ghế dài, hai tay chống xuống ghế, nức nở, nhưng mắt vẫn ráo hoảnh, giọng rít lên:
-Tao biết
-vì nó như cái gai trước mắt chúng mày... Ôi, Vaniusetka... ngốc ơi là ngốc! Làm thế nào bây giờ, hả? Làm thế nào? Ngựa đã bất kham, dây cương đã mục nát. Bà nó ơi, Chúa căm giận chúng ta từ mấy năm nay rồi phải không?
Bà tôi nằm xoài trên sàn, lấy tay sờ vào mặt, vào đầu, vào ngực anh Ivan. Bà tôi khẽ thổi vào mắt anh, nắm lấy tay anh vuốt ve, làm đổ tất cả ba cây nến. Sau đó bà tôi đứng dậy có vẻ nặng nề, toàn thân đen sẫm trong chiếc áo dài thâm bóng nhoáng. Mắt trợn tròn xoe trông thật khủng khiếp, bà tôi khẽ nói:
-Cút ngay, lũ đáng nguyền rủa kia! Tất cả mọi người, trừ ông tôi, vội lũ lượt kéo ra khỏi bếp.... Anh Txưganôc được chôn cất một cách kín đáo, không có lễ lạc gì cả.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.