Chương trước
Chương sau
- Ồ?

Vương Phác cũng kinh sợ ồ lên một tiếng, thất thanh nói:

- Chuyện này đúng là kỳ quái.

Đôi mắt đẹp của Liễu Như Thị chuyển động, ngưng lại nói:

- Chẳng lẽ… đây thật sự là âm mưu thông đồng giữa Ngạch Triết và Đa Nhĩ Cổn?

- Không thể nào.

Vương Phác quả quyết nói:

- Với thân phận và địa vị của Ngạch Triết, gã hẳn là thật tâm muốn hợp tác với Đại Minh.

Liễu Như Thị nói:

- Vậy thì là hành động của Ngạch Triết không cẩn thận bị bại lộ, để Đa Nhĩ Cổn biết được, sau đó Đa Nhĩ Cổn mới tương kế tựu kế lập bẫy, muốn dụ quân trung ương của ta ra ngoài thành tiêu diệt, kết quả lại thật sự dẫn tới Mông Cổ và Thát Tử phản loạn, Đa Nhĩ Cổn làm như thế cũng coi như là chơi với lửa có ngày chết cháy rồi.

Không thể không khâm phục khả năng phán đoán của Liễu Như Thị, nhìn thì phân tích đơn giản, nhưng đã đoán được tám chín phần mười chân tướng của toàn bộ sự việc.

Đại danh Phủ, Bắc Trực Lệ.

Hai bên bờ sông Vệ Hà, hai con rái cá béo ục ịch đang nằm trên bụi cỏ bên bờ sông phơi nắng, nheo mắt hưởng thụ ánh nắng của ngày đông, hai con súc sinh bỗng cảm thấy có gì khác thường, sau đó một tiếng kít xuyên vào trong động huyệt tối đen ẩm ướt.

Mặt đất vốn im ắng bỗng nhiên bắt đầu rung lên, mặt nước yên lặng của sông Vệ Hà cũng bắt đầu gợn sóng lăn tăn, sóng gợn trên mặt nước dần mở rộng, tiếp đó là tiếng ù ù âm ỉ vang lên từ chân trời phía tây, tiếng sấm sét như ở nơi xa, nặng nề nhưng ẩn chứa uy thế khủng bố ghê người.

Tiếng sấm âm ỉ càng lúc càng vang, cuối cùng hóa thành tiếng gầm rú vang vọng trời đất.

Tiếng nổ vang ùn ùn kéo đến, kỵ binh đông nghịt xông ra từ đường chân trời hoang vắng, vô số con ngựa đang nhấp nhô chập chùng, bờm dài ở cổ phấp phơ như gợn sóng, vô số vó ngựa đang cuồn cuộn trên cánh đồng hoang, bụi mù cuồn cuộn đang từ từ bốc lên từ dưới gót sắt vô tận, mê loạn bầu trời xám xịt…

Trước trận kỵ binh đông nghịt, một con tuấn mã toàn thân đỏ thẫm, bốn vó trắng tuyết phi như bay, bất chợt vươn cổ hí dài một tiếng, tiếng ngựa hí thoáng chốc xé rách trời cao, phía sau con tuấn mã đó có vô số chiến mã theo sau ngẩng đầu hí dài, tiếng ngựa hí vô tận thoáng chốc vang vọng khắp trời đất.

Hồng Nương Tử mặc quần áo màu đỏ, đầu quấn khăn lụa đỏ ngồi trên con tuấn mã đỏ như lửa, hai bắp đùi thon dài thẳng tắp, mông đẹp tròn đẫy đà đã hoàn toàn rời khỏi yên ngựa, cơ thể cân đối thướt tha gần như đứng dựng lên, thắng tắp trên lưng ngựa.

Bỗng nhiên, sông Vệ Hà rộng lớn đập vào tầm nhìn của Hồng Nương Tử.

- Hú…

Nương Tử bỗng thu cương lại, tuấn mã màu đỏ bên dưới lập tức đau đớn dựng lên rên rỉ, sau đó chuyển hướng hướng phi về phía bắc, sau khi lao đi hơn trăm bước mới chậm rãi dừng lại, cuối cùng dừng trên cánh đồng bát ngát lạnh lẽo, sau lưng Nương Tử, bốn vạn kỵ binh cũng lần lượt giảm tốc độ theo, dừng lại bên bờ tây sông Vệ Hà.

Hai ngày trước, Nương Tử đã nhận được truyền thư bồ câu đưa tin của Vương Phác.

Tình lang mời gọi, Nương Tử đương nhiên không thể chậm trễ, lập tức huy động bốn vạn kỵ binh xuất phát từ Chương Đức, ăn ngó ngủ sương, ngày đêm vội vã lao tới Sơn Đông, mới qua một ngày hai đêm, kỵ binh Hà Nam của Nương Tử đã kéo dài mấy trăm dặm trên bờ sông Vệ Hà của Đại danh phủ.

Trong tiếng vó ngựa hỗn độn, Trương Hòa thượng, Kinh Mậu Thành và con cháu Lý thị như Lý Hổ, Lý Mâu, Lý Đống, Lý Khai đua nhau thúc ngựa tới trước mặt Nương Tử, Lý Hổ dùng roi ngựa trong tay chỉ về sông Vệ Hà rộng lớn phía trước, cao giọng nói:

- Chị dâu, đây là sông Vệ Hà, vượt qua sông Vệ Hà chính là địa giới phủ Đông Xương ở Sơn Đông, đi tiếp về phía trước hai trăm dặm là tới Liêu Thành.

Lúm đồng tiền đẹp của Nương Tử như đọng sương, lãnh đạm nói:

- Lập tức phái người thăm dò độ sâu của nước sông…

- Chị dâu, không cần phải dò xét độ sâu nước sông.

Lý Hổ nói.

- Giờ đang lúc mùa nước cạn của mùa đông, sông Vệ Hà không sâu, cưỡi ngựa là đi qua được, tuy nhiên đại quân đã đi mỏi mệt một ngày hai đêm, chiến mã và cả các huynh đệ đã vô cùng mệt mỏi, thấy sắp chạng vạng tối, có nên hạ trại nghỉ ngơi tạm một đêm ở bờ tây sông Vệ Hà? Đợi ngày mai trời sáng sẽ tiếp tục đông tiến?

- Không được.

Nương Tử quả quyết nói:

- Nước sông Vệ Hà đã nông, đại quân lập tức qua sông tiếp tục đông tiến, ngày mai trước khi trời tối phải tới Liêu Thành!

Nương Tử hạ lệnh, bốn vạn kỵ binh lập tức vượt qua sông Vệ Hà tiếp tục đông tiến, giống như một dòng nước lũ cuồn cuộn xông thẳng về Liêu Thành.

Nương Tử sở dĩ vội vã tới Liêu Thành, lý do lớn nhất là vì lời kêu gọi của tình lang Vương Phác, Nương Tử phải nể mặt tình lang.

Nhưng không thể phủ nhận, rất nhiều chuyện chém giết máu me mà Kiến Nô và Thát Tử Mông Cổ phạm phải là nguyên nhân quan trọng thúc giục Nương Tử xuất binh, đồng thời cũng là ý nguyện của tướng sĩ Hà Nam và nguyên nhân chính để hợp tác với quan quân.

Lần xuất chinh này, Nương Tử không cố ý giấu diếm chân tướng, mà nói tất cả chân tướng chuyện hợp tác với quan quân cho tướng sĩ toàn quân, Nương Tử cứ tưởng rằng sẽ vấp phải sự phản đối kịch liệt của các tướng sĩ, nhưng điều nàng không ngờ là, gần như tất cả tướng lĩnh nghĩa quân đều tán thành lần đông chính này.

Trên thực tế, quân Hà Nam của Nương Tử Nương Tử và nghĩa quân Thiểm Tây do Lý Nham chỉ huy luôn hỗ trợ cho nhau, ngay từ khi còn ở Đại Đồng đã từng hợp tác với quan quân, vì thế nghĩa quân Hà Nam về mặt tình cảm không ác cảm khi hợp tác với quan quân, đặc biệt là với Vương Phác, huống chi lần này nghĩa quân đông chinh, vẫn là để giết Kiến Nô, giết Thát Tử.

Đầu năm Kiến Nô và Thát Tử Mông Cổ đã chém giết cướp bóc ở các phủ Bắc Trực, mang đến tai họa nặng nề cho dân chúng người Hán, trong đó có không ít dân chúng chạy trốn về phía nam tới Hà Nam, trong những người này có rất nhiều mã hộ, sau này đều tham gia vào đội kỵ binh của Nương Tử, bọn họ từ lâu đã ngóng trông ngày đòi lại nợ máu với Kiến Nô và Thát Tử.

Đông Bình Châu.

Núi thây biển máu, núi thây biển máu thật sự!

Tuy nhiên chất đống không phải là xác người, dòng chảy cũng không phải máu người, mà là thây xác và máu tươi của chiến mã, đứng trước núi thây chất đống xác chiến mã, dừng chân trong biển máu của chiến mã, Đa Đạc lặng lẽ đau xót, gần hai mươi vạn chiến mã đã bị giết sạch như thế, đây là tổn thất vô cùng lớn đối với nước Đại Thanh?

Dịch bệnh! Dịch bệnh chết tiệt!

Tiếng phì phì nặng nề của chiến mã bỗng nhiên phát ra sau lưng, Đa Đạc từ từ quay đầu lại, ánh mắt cuối cùng dừng lại ở con “Ô Vân” mà mình yêu quý nhất, Ô Vân có lông đen nhánh, hình dáng thần tuấn vô cùng, chạy nhanh như gió, có thể nói là xứng với ngựa tốt hiếm có, hơn nữa đi theo Đa Đạc đánh đông dẹp bắc nhiều năm, cùng nhau trải qua vô số gió tanh mưa máu.

Đối với Đa Đạc, Ô Vân không chỉ là một con ngựa cưỡi, mà còn là bầu bạn sống chết có nhau.

Dường như ý thức được số mệnh của mình, trong đôi mắt của Ô Vân chảy ra hai giọt lệ to như hạt đậu, vẻ mặt Đa Đạc thoáng chốc trở nên vô cùng u ám, Ô Vân lúc này không còn thần tuấn như trước, không hề có dấu hiệu bị nhiễm dịch bệnh, nhưng Đa Đạc không thể tha cho nó, phải giết nó.

Không chỉ là vì quân lệnh của Đa Nhĩ Cổn, mà vì dịch bệnh ở ngựa vô cùng đáng sợ!

Dịch bệnh ở ngựa quá đáng sợ, Đa Đạc không dám mạo hiểm kéo dịch bệnh tới Liêu Thành ảnh hưởng đến ngựa cưỡi của mình, nếu thật sự kéo dịch bệnh tới Liêu Thành, vậy thì hơn một vạn tinh binh Chính Bạch Kỳ ở đây sẽ rất có thể chết trận hết ở Trung Nguyên, như vậy hy vọng của người Mãn cũng sẽ chấm dứt trong tay Đa Đạc.

- Chủ tử!

Phu ngựa chăm sóc chiến mã cho Đa Đạc quỳ xuống trong vũng máu, khóc không thành tiếng nói:

- Đừng giết Ô Vân, nó không nhiễm bệnh, nó không có…

Đa Đạc không để ý, từng bước rút bảo đao sắc bén ra.

Cuối cùng chải chốt bộ lông của Ô Vân một lần, bảo đao trong tay Đa Đạc bất ngờ đâm vào lồng ngực của Ô Vân, máu bắn tung tóe, Ô Vân đau đớn rên lên một tiếng, suy sụp lộn ngã trong vũng máu.

Lại xoay người, vẻ mặt của Đa Đạc đã trở nên vô cùng cay nghiệt.

Tham lĩnh, Tá Lĩnh và các Ngạch Chân của Chính Bạch Kỳ tự giác tụ tập ở trước mặt Đa Đạc, ánh mắt âm u của Đa Đác lướt qua mọi người, nói từng chữ một:

- Truyền lệnh, ném tất cả đồ quân nhu trang bị nhẹ xuống hồ, tiến về Liêu Thành với tốc độ nhanh nhất, nhớ, trên đường không được dừng lại, cho dù gặp thôn xóm người Hán nào cũng không được dừng lại!

- Vâng!

Tham lĩnh, Tá lĩnh và đám Ngạch Chân của Chính Bạch Kỳ ầm ầm đồng ý, nhận lệnh đi.

Theo thông lệ trước đây, khi Kiến Nô gặp được thôn xóm người Hán sẽ tắm máu thôn đó, giết sạch tất cả người Hán, cướp sạch gia súc tài sản của họ, sau đó châm mồi lửa đốt hết thôn xóm, nhưng lần này Đa Đạc lại có thái độ khác thường nghiêm lệnh cho Kiến Nô không được đốt giết cướp bóc trên đường hành quân, Kiến Nô của Chính Bạch Kỳ mặc dù không hiểu, nhưng nghiêm chỉnh chấp hành quân lệnh của Đa Đạc.

Sự cẩn trọng của Đa Đạc cuối cùng đã cứu được hơn một vạn quân Kiến Nô, cũng giữ lại nguyên khí cuối cùng cho người Nữ Chân, bởi vì bốn vạn kỵ binh của Hồng Nương Tử đang không dừng vó ngựa đuổi tới Liêu Thành, giả như quân đội của Đa Đạc bị trì hoãn trên đường thì rất có khả năng sẽ tới Liêu Thành sau Hồng Nương Tử, nếu thật sự như vậy, tia hy vọng cuối cùng của Kiến Nô cũng sẽ bị tiêu diệt.

Ngoài thành Tế Ninh.

Cuộc hỗn chiến giữa Kiến Nô và Thát Tử kéo dài mấy canh giờ, phiến quân của ba bộ tộc Khách Nhĩ Khách, Thổ Tạ Đồ, Sát Cáp Nhĩ cuối cùng đã bị Đa Nhĩ Cổn trấn áp, hơn bảy vạn người của ba bộc lạc hầu hết chết trận, số bị thương bắt làm tù binh cũng bị xử tử hết, chỉ có mấy đám Thát tử nhỏ thừa dịp chạy trốn vào đồng hoang.

Bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm cũng bị tổn thương nặng, một bộ phận tương đối đã gia nhập phiến quân và bị giết, một bộ phận khác vì trấn áp phiến quân đã chết trận, trước khi xảy ra phản loạn, bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm còn có gần chín vạn binh lực, nhưng khi cuộc phản loạn kết thúc, toàn bộ binh lực của bộ tộc cộng lại cũng chỉ còn chưa đến ba vạn người.

Đối với ba vạn quân Khoa Nhĩ Thấm còn lại cuối cùng, Đa Nhĩ Cổn không lập tức giương đao, bởi vì ba vạn quân Khoa Nhĩ Thấm này trung thành với Kiến Nô, bây giờ vẫn chưa phải hạ thủ với chúng, Đa Nhĩ Cổn vẫn còn muốn dẫn chúng và hơn hai vạn quân Kiến Nô chạy trốn về quan ngoại!

Mặc dù Đa Nhĩ Cổn đã dặn dò hậu sự với Đa Đạc, mặc dù y đã phó thác vận mệnh tương lai của người Nữ Chân cho Đa Đạc, nhưng đây không có nghĩa là Đa Nhĩ Cổn đã ôm quyết tâm phải chết, càng không có nghĩa là Đa Nhĩ Cổn không muốn sống, trái lại, không đến giây phút cuối cùng, Đa Nhĩ Cổn tuyệt không dễ dàng từ bỏ hy vọng sống sót.

Tuy nhiên…

Đa Nhĩ Cổn sẽ không dễ dàng buông tha hy vọng sống sót, Vương Phác càng không dễ buông tha y!

Dường như cuộc hỗn chiến ngoài thành vừa mới hạ màn, cửa bắc khép chặt của thành Tế Ninh đã mở ra ầm ầm, tướng sĩ quân trung ương ủa ra giống như nước lũ và thú dữ, trước hết là hai ngàn kỵ binh Trung Ương Quân do Vương Hồ Tử chỉ huy ra trước, hỗn chiến giữa quân Kiến Nô và Thát Tử lúc này vừa kết thúc, còn chưa kịp thu thập tàn binh, càng không kịp thở thì đã là lúc kỵ binh quân Minh phát uy.

Đương nhiên, kỵ binh của Trung Ương Quân bất ngờ tập kích vào lúc này, cuối cùng cũng khó tránh khỏi bị liên lụy tới, nhưng Vương Phác đã không còn để ý những điều này, chỉ cần có thể tiêu diệt được Kiến Nô và Thát Tử Mông Cổ ở ngoài thành Tế Ninh, tổn thất chỉ hai ngàn chiến mã có đáng gì? Số vốn này Vương Phác vẫn gánh được.

- Hầu gia đã nói…

Vương Hồ Tử cưỡi ngựa giương đao, lao lên trước nhất của trận địa kỵ binh:

- Ai bắt chém được Đa Nhĩ Cổn… thưởng vạn lượng bạc trắng!

- Thưởng vạn lượng bạc trắng!

- Thưởng vạn lượng bạc trắng!

- Thưởng vạn lượng bạc trắng!

Hai ngàn tướng sĩ hô lên như trời long đất lở, ánh mắt ai cũng bắt đầu nóng rực lên, vạn lượng bạc trắng? Đó hẳn là một số tiền rất lớn? Theo giá thị trường Đại Minh hiện giờ, một vạn lượng bạc trắng đủ để mua được trăm mẫu ruộng tốt, mỗi năm riêng thu tiền cho mướn cũng đã được một số của cải lớn…
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.