- Lý Định Quốc, nếu huynh cứ khư khư cố chấp, muốn chôn vù cơ nghiệp của phụ hoàng thì đừng trách tiểu đệ không nể tình huynh đệ.
Tả thừa tướng Ngô Triệu Lân cũng phụ họa theo:
- Bổn tướng cũng không đồng ý.
Vẻ mặt của Lý Định Quốc không màng danh lợi, ánh mắt dần chuyển sang Tả thừa tướng Nghiêm Tích, Tam thượng thư cùng tướng lĩnh Đại Tây hỏi:
- Ba vị Thượng thư cùng các vị tướng quân thì sao?
- Ta không đồng ý.
- Đại Tây Quân tuyệt đối không tiếp thụ chỉnh biên của Trung Ương Quân.
- Đại Tây Quốc còn có hai mươi vạn hùng binh, chưa đánh đã đầu hàng rồi sao?
Gần như tất cả mọi người đều phản đối quyết định của Lý Định Quốc, chỉ có tướng lĩnh thân tín của Lý Định Quốc mới ủng hộ y. Trên đại điện quần thần phẫn nộ, khiến nét mặt Lý Định Quốc dần dần lạnh lại, lạnh nhạt nói.
- Nói như vậy quyết định của bổn vương không đúng rồi, tuy nhiên....
- Tuy nhiên thế nào? Lý Định Quốc ngươi muốn như thế nào?
Nhìn thấy Tả Hữu thừa tướng, Tam thượng thư và hầu hết các đại tướng đều phản đối Lý Định Quốc, trong lòng Lưu Văn Tú không khỏi vọng tưởng, gã ta mơ hồ cảm nhận đây là cơ hội của mình, gã có thể thay thế Lý Định Quốc trở thành Hoàng đế nước Đại Tây, cơ hội như đang trước mặt gã.
Ánh mắt Lý Định Quốc trong trẻo nhưng lạnh lùng, nghiêm nghị nói:
- Nước Đại Tây nhất định phải nhận cải biên của Trung Ương Quân, tâm ý bổn vương đã quyết các ngươi không muốn cũng phải muốn, không đồng ý cũng phải đồng ý.
Lưu Văn Tú lãnh đạm nói:
- Nếu chúng ta không đồng ý thì sao?
Khóe miệng của Lý Định Quốc bỗng nhiên nhếch lên, ánh mắt hiện lên tia sắc lạnh, vung tay ra hiệu hai đội võ trang bước nhanh vào, tay lấp loáng kiếm quang, bá quan văn võ trên đại điện đều bị các võ sĩ vây quanh, Lưu Văn Tú thấy thế mặt biến sắc lạnh lùng nói:
- Lý Định Quốc, ngươi là loạn thần tặc tử, ngươi muốn gì chứ?
Lý Định Quốc không để ý đến Lưu Văn Tú lạnh nhạt nói:
- Bắt hết cho bổn vương.
- Dạ.
Các võ sĩ nhanh chóng ấn đám người Lưu Văn Tú, Uông Triệu Lân, Nghiêm Tích ngã xuống đất.
Khi tất cả bọn chúng đều bị bắt lại, Lý Định Quốc mới thở phào hướng Trương Thương Thủy nói:
- Trương tổng binh, khiến người phải chê cười rồi.
Trương Thương Thủy lúc này đang khiếp sợ mới phục hồi tinh thần lại, không kìm được quay về phía Lý Định Quốc nói:
- Lý tướng quân anh minh quyết đoán, khiến người khâm phục.
Ánh mắt Lý Định Quốc hiện lên vẻ cô đơn nói:
- Xin Trương tổng binh nhanh chóng quay về hồi báo Tĩnh Nam Vương, vì lợi ích dân tộc Đại hán, Lý Định Quốc nguyện tước vũ khí đầu hàng triều đình.
- Không, không phải tước vũ khí đầu hàng.
Triệu Tín thành khẩn nói:
- Là chỉnh biên, sau cuộc chỉnh biên hoàn thành, Đại Tây Quân trở thành một phần của Trung Ương Quân, mà Lý Tướng quân người với năng lực vốn có, bản tổng binh tin tưởng trong tương lai ngươi sẽ trở thành một danh tướng của đế quốc Đại Minh ta.
Lý Định Quốc thản nhiên cười, không phủ định.
Trương Thương Thủy chắp tay vái chào Lý Định Quốc, xoay người hiên ngang rời đi.
Tây An, hành viên Vương Phác.
Vương Phác đang cùng Liễu Khinh Yên, Liễu Như Thị nghị sự bỗng nhiên Lã Lục vui vẻ chạy đến, lớn tiếng nói:
- Vương gia, đã trở lại, Trương tổng binh đã trở lại.
- Trương Thương Thủy đã trở lại ư?
Vương Phác thở phào nhẹ nhõm, tựa như tảng đá nặng trong lòng cuối cùng cũng rơi xuống, hắn nói:
- Mau cho hắn tiến vào.
- Vương gia.
Liễu Khinh Yên dịu dàng nói:
- Xem người kìa, như là Trương tổng binh đã thuyết phục được Lý Định Quốc vậy.
- Ha ha, còn phải nói.
Vương Phác mỉm cười nói:
- Nếu không phải thuyết phục được Lý Định Quốc nàng nghĩ Trương Thương Thủy còn quay về được sao? Đại Tây Quân cũng không phải là những người xuất thân đứng đắn, bọn chúng là giặc cỏ, mà giặc cỏ thì làm gì có đạo đức nhân nghĩa, càng không có quy củ giao binh không chém sứ.
Khi hai người đang nói chuyện thì Trương Thương Thủy đã tiến thẳng vào hướng Vương Phác chào theo nghi lễ quân đội, y cất cao giọng nói:
- Tham kiến Vương gia.
- Miễn lễ.
Vương Phác vui vẻ nói:
- Thương Thủy này, hành trình đến Xuyên Trung kết quả thế nào?
Trương Thương Thủy nói:
- May mắn không trái ý người, Lý Định Quốc đã ưng thuận chỉnh biên.
- Tốt.
Vương Phác tiến lên vỗ vỗ vai Trương Thương Thủy nói:
- Lý Định Quốc đã chấp thuận chỉnh biên, điều này có nghĩa Tứ Xuyên đã trở lại sự thống trị của triều đình, Thương Thủy, lần này ngươi lập công lớn, bổn vương quyết định bổ nhiệm ngươi làm Đề đốc Tứ Xuyên, quản hạt ba Hỗn Thành doanh Trung Ương Quân đóng ở Tứ Xuyên.
Trương Thương Thủy nghe nói thế chấn động, vội bước lên chào theo nghi thức quân đội:
- Đa tạ Vương gia đề bạt.
Tháng chín năm thứ ba Long Vũ, Tướng lĩnh Đại Tây Lý Định Quốc dẫn mười lăm vạn Đại Tây Quân tước vũ khí trước Trung Ương Quân, ở Thành Đô chấp nhận chỉnh biên, Trung Ương Quân tiến Xuyên thuận lợi, không đánh cũng khôi phục tỉnh Tứ Xuyên, đến lúc này đế quốc Đại Minh đã hoàn toàn dẹp tan phản loạn.
Tri phủ Dương Châu Cố Viên Vũ được bổ nhiệm là Tổng đốc Tứ Xuyên, Trương Thương Thủy bổ nhiệm làm Đề đốc Tứ Xuyên.
Mười lăm vạn Đại Tây Quân ở ngoài Thành Đô tiếp nhận chỉnh biên của Trung Ương Quân, trong đó đào thải một vạn quân đã già yếu, còn lại năm vạn quân tinh nhuệ được điều về bản doanh Yến Tử Cơ Nam Kinh chỉnh huấn, vì Lý Định Quốc anh minh quyết đoán nên khi Trung Ương Quân tiến Xuyên đã không đại khai sát giới Đại Tây Quân. Đại bộ phận Đại Tây Quân đều được miễn tội, võ tướng thì tá giáp quy điền, Lý Định Quốc và tướng lĩnh trẻ tuổi Đại Tây Quân đều được Vương Phác đưa về Nam Kinh, cho vào trường Đại học Quan quân Lục Quân Nam Kinh học tập.
Giữa tháng mười, Vương Phác dẫn Trung Ương Quân khải hoàn trở về kinh, Long Vũ Đế tự mình dẫn bá quan văn võ ra Thái Bình môn nghênh đón, đồng thời theo đề nghị của Binh bộ Thượng thư Sử Khả Pháp, trải qua hạch chuẩn của Nội Các, Thái Bình môn chính thức đổi tên thành Khải Hoàn Môn, tăng thêm chiều rộng cũng như chiều cao cửa thành, dùng điều này để tưởng nhớ công đức Vương Phác cùng toàn thể Trung Ương Quân.
Đội ngũ Trung Ương Quân sắp xếp chỉnh tề trùng trùng điệp điệp tiến vào Khải Hoàn Môn, Tôn Truyền Đình, Tiền Khiêm Ích, Lã Đại Khí, Sử Khả Pháp, Mã Sĩ Anh và các lão thần không kìm được nước mắt rơi đầy mặt. Bên ngoài Khải Hoàn Môn dân chúng hô hào khan cổ, rất nhiều lão nhân quỳ gối hướng về phương Bắc …..
Có được ngày này thật sự không dễ dàng chút nào.
Từ năm Vạn Lịch thứ bốn mươi sáu (năm 1618),lão thủ lĩnh Nỗ Nhĩ Cáp Xích lấy Thất đại hận cáo thiên khởi binh đến nay, cảnh nội ngoại cảnh đế quốc Đại Minh chưa một ngày thoát khỏi cảnh yên ổn. Trong ba mươi năm qua đế quốc Đại Minh đã gặp quá nhiều tai ương, dân chúng Đại Hán đã quá nhiều khổ cực, nhưng lúc này những đau khổ cùng cực đó đã kết thúc, những thống khổ và tai họa đã trở thành quá khứ.
Đêm đã khuya, thành Nam Kinh vẫn chìm đắm trong tiếng ồn ào náo nhiệt.
Ánh mắt Tiền Khiêm Ích, Lã Đại Khí nhìn về hướng Vương Phác, hai người đã thành thói quen dù là cuộc họp quan trọng hay không nếu Vương Phác không phát biểu ý kiến trước bọn họ cũng không dám nói lên ý của mình, dù sao ý kiến của Vương Phác mới chính là thước đo quốc sách.
Vương Phác trầm ngâm một lát nói:
- Ta nghĩ đến ba tỉnh Bắc Trực, Sơn Tây, Thiểm Tây vẫn thực hiện Sát hồ lệnh, nhằm thúc đẩy chính sách hướng ngoại của dân chúng Đại Minh. Tuy nói lãnh thổ Đại Minh đã mở mang rộng khắp, dân chúng có cuộc sống no đủ cũng không ai biết tương lai nhân khẩu sẽ là bao nhiêu cho nên chúng ta phải phòng ngừa trước, phải dốc toàn lực khai thác nơi sinh sống cho toàn dân.
- Đúng, đúng đúng.
Tiền Khiêm Ích nhanh chóng phụ họa:
- Lời Vương gia nói rất đúng, ba tỉnh phía Bắc nhất định phải tiếp tục thực hiện Sát hồ lệnh.
Tôn Truyền Đình nhẹ nhàng gật đầu, lại hỏi Vương Phác:
- Những thứ khác thì sao? Lúc này giặc ngoài loạn trong cũng đã dẹp xong, mấy năm tới không cần lâm trận không biết có nên để Trung Ương Quân giải ngũ về quê để toàn lực khôi phục sinh sản không?
Ý kiến của Tôn Truyền Đình thuộc loại lão luyện thành thục, các triều đại khi thay đổi đều làm như vậy, sau cuộc chiến cần có một thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức nếu không toàn bộ dân chúng khó có thể khôi phục lại như trước. Hơn nữa, sau cuộc đại chiến suy nghĩ của con người sẽ chững lại bất kể là binh lính hay dân chúng đều không ai muốn nguyện ý đánh giặc nữa.
Nhưng lần này ý kiến của Tôn Truyền Đình không thích hợp với tình hình nước Đại Minh.
Đầu tiên, Trung Ương Quân mà Vương Phác lập nên hoàn toàn là vì đánh giặc mà tồn tại, binh lính Trung Ương Quân khát vọng chiến tranh cực độ, tiếp đến, dân chúng Đại Minh mà nhất là dân chúng Giang Nam đã bị Vương Phác và Trung Ương Quân kích phát có tâm huyết tạo nên một dân tộc hùng mạnh, họ rất hy vọng Trung Ương Quân sẽ nhanh chóng khuếch trương mở rộng bờ cõi đất được.
- Để Trung Ương Quân giải ngũ về quê ư?
Vương Phác lắc đầu luôn miệng nói:
- Không không không, tuyệt đối không được, nếu giải tán Trung Ương Quân đế quốc Đại Minh sẽ mất đi lực lượng vũ trang hùng hậu, nên quốc sách thứ hai rất khó thi hành rồi, vì thế không thể để Trung Ương Quân giải ngũ được.
- Điều quốc sách thứ hai ư?
Tôn Truyền Đình hỏi:
- Quốc sách gì chứ?
Vương Phác nói:
- Đây là đề tài thảo luận hôm nay, điều quốc sách thứ hai chính là bắt người cướp nhân khẩu.
- Bắt người cướp nhân khẩu à?
Tôn Truyền Đình thất thanh nói:
- Bắt người cướp của ai? Đi đâu bắt người cướp của?
Tiềm Khiêm Ích cũng nghi ngờ nói:
- Vương gia, dân tộc Đại Hán ta lúc này thừa hành chính sách tẩy trừ chủng tộc, cổ nhân có nói "không cùng tổ tiên, tâm tư sẽ khác", nếu mang những người ngoại tộc vào trong nước như thế sẽ ảnh hưởng đến sự sinh tồn của dân tộc Đại Hán, hơn nữa đi ngược lại với chính sách dân tộc hiện hữu.
Vương Phác đề nghị bắt người cướp nhân khẩu đích xác là muốn đi ngược lại chính sách Đại Minh lúc này, nhưng Vương Phác cũng bất đắc dĩ mà làm.
Nếu đế quốc Đại Minh muốn hùng mạnh nhất định phải thực hiện một cuộc cách mạng công nghiệp, nhất định phải khiến gia cấp tư sản ngày một lớn mạnh hơn, sớm ngày trở thành lực lượng thống trị chính trị, nếu muốn công thương nghiệp phát triển mạnh cần có lực lượng lao động lớn trong khi đó đế quốc Đại Minh chỉ có tám trăm triệu dân làm nông.
“Cao bồi Bắc Bộ” trong năm qua đã thay đế quốc khai thác ra hơn một ngàn mẫu nông trường và bãi cỏ, khai thác nông trường hay những bãi cỏ rộng lớn cần lượng lao động rất lớn, thế thì lao động từ đâu mà đến? Phải biết rằng những dân chúng có đất canh tác thì ít ai nguyện xa xứ để đi làm công cả.
Không nói đâu xa, cuộc nội chiến ở thế kỷ XIX của Mỹ cũng bởi vì lao động không đủ, những chủ nông trường và chủ nô mới mở cuộc khai chiến với giai cấp tư sản, Vương Phác không muốn bi kịch của thế kỷ XIX của nước Mỹ lại tái diễn ở đế quốc Đại Minh, Vương Phác phải nghĩ ra biện pháp để có được đủ sức lao động.
Nếu muốn có được đủ sức lao động đơn giản chỉ có hai biện pháp.
Biện pháp thứ nhất là khuyến khích sinh đẻ, tuy nhiên việc này là chính sách quốc gia dài hạn, ít nhất bốn đến năm mươi năm sau mới có kết quả, người ta nói nước ở xa không thể giải được cơn khát ở gần, vì thế phương pháp hiệu quả nhất lúc này chính là bắt người cướp nhân khẩu, nói trắng ra chính là buôn bán người, cho lượng lớn người đi ra ngoài người bắt người vào đế quốc Đại Minh làm nô lệ để bù lại sức lao động không đủ.
Nếu phải bắt người cướp nhân khẩu đương nhiên cần phải có sức mạnh của Thủy quân, sức mạnh của lực lượng vũ trang. Vì thế Trung Ương Quân của Đại Minh không thể giản tán, ngược lại cần phải tăng cường quân bị.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]