Sinh Thành, khu vực thành thị bao quanh Hoàng thành, khu vực dành cho tầng lớp trung lưu và quý tộc, đang ngày càng chứng kiến sự bùng nổ về mật độ dân số cũng như đô thị hóa. Mỗi năm, người ta lại thấy thêm vài công trình xây dựng ngổn ngang và ồn ã, và mỗi năm, người ta lại thấy từ những nơi vốn là công trình xây dựng, mọc lên những tòa nhà cao ngút ngàn, với sức chứa hàng chục ngàn hộ dân.
Trong bối cảnh nhộn nhạo của 1 đô thị nửa cổ nửa kim này, phía Đông Sinh Thành lại giữ được sự bình yên và cổ kính 1 cách khó hiểu.
Linh thả bước trên con đường lớn chật hẹp lồi lõm những vũng nước mưa, lách qua những quầy hàng bày chườm cả ra lòng đường, cô dừng lại trước 1 chiếc xe đạp bán hoa. Người bán hàng mồ hôi nhễ nhại, đang dùng nón làm quạt, thổi từng làn gió xoa dịu đi nét mặt khắc khổ mỏi mệt.
- Cháu gái, đầu tháng, mua cho cô ít hoa. Hoa nhà cô mới lấy hồi sáng, đẹp lắm. Cháu mở hàng cho cô, cô bán đảm bảo rẻ nhất cái chợ này. Xinh gái quá, con nhà ai mà nay cô mới thấy nhỉ? Đây cháu cứ xem đi, hoa tươi rói luôn, thơm lắm, nhà cô trồng không thuốc không men gì cả…
Trước liến thoắng lời nói của người bán hàng, Linh chỉ khẽ mỉm cười, 2 bàn tay chắp sau lưng, nhẹ nhàng bước quanh quầy hoa. Cô là người lãng mạn, yêu thích hoa đã là 1 nhẽ, mẹ cô cho dù trong tình trạng thất thần mấy năm qua, vẫn luôn có chút biểu hiện vui lòng mỗi khi cô mua hoa về.
- Cô ơi, cô bó lại cho cháu nhé, chốc nữa xong việc cháu sẽ quay lại đây lấy ạ. Hết bao nhiêu cháu gửi…
Lựa hoa xong, chẳng buồn mặc cả, cô đưa những nhành hoa vừa chọn được cho người bán hàng, rồi quay đi.
- Ui, cô cám ơn cháu. Lựa hoa khéo quá. Xinh gái lại còn đảm đang thế này, ối anh phát thèm đấy. Cháu vào chợ cần mua gì à, ở đây nhà nào cô cũng biết. Cháu cần mua gì cô chỉ cho…
Lục cục… lục cục…
Vang sau lưng cô là tiếng vó ngựa ngày một gần.
Như có 1 luồng linh cảm vụt qua, Linh bất thình lình thu sát người vào lớp vách ngăn của hàng quán bên cạnh, vừa kịp lúc 2 người cưỡi ngựa thong dong chạy qua, khiến cho người trong chợ nhốn nháo tránh đường.
Việc cưỡi ngựa dạo chơi ở Long Thành vốn không phải chuyện hiếm, đây là thú vui của tầng lớp quý’x tộc, hoặc của con em nhà giàu mới nổi. Tuy nhiên, con ngựa trắng 3 mào và tiếng bước chân của nó, đối với Linh lại vô cùng quen thuộc, không khác gì người đàn ông đã ngoại lục tuần đang cưỡi trên lưng ngựa.
Phạm Viết Thái.
Con trai thứ 4 của Phạm Viết Phương, người mà theo vai vế cô cần gọi là bác. Vẫn vô cùng phong độ ở tuổi 62, ẩn giấu đằng sau gương mặt nhuốm màu năm tháng là 1 nguồn năng lượng mạnh mẽ và gai góc của những tráng niên 30. Sự gai góc và quyết liệt ấy thường được ẩn giấu rất khéo léo sau gương mặt xởi lởi, hiền từ, nho nhã, nhưng vẫn không giấu nổi trực giác nhạy bén của Linh.
Lần đầu tiên cùng mẹ tới Long Thành gần 4 năm trước, được đón tiếp ngay tại cửa ô Trấn Thành bởi người đàn ông này, Linh đã hơi có chút e sợ sự sắc bén toát ra từ ông ta. 1 dã tâm cuồng bạo đang ẩn mình dưới lớp vỏ văn nhã, đang thét gào chực chờ bộc phát.
Cô bé 12 tuổi năm ấy đã không sai. Chẳng mất nhiều thời gian để Linh nắm rõ toàn bộ tình hình chính trị tại Long Thành qua những câu chuyện phiếm hàng ngày với gia nhân, với người trong họ, và với bạn bè thầy cô trên trường.
Phạm Viết Phương gây dựng lại Phạm thị từ đống tro tàn. Đây là câu chuyện ai cũng đã rõ. Kỳ thực, với tư cách là bạn thuở hàn vi của Vương Nghiệp Đế, lại là thầy giáo của Vương Lập Đế, việc Phạm Viết Phương có được những nguồn lực nâng đỡ để gây dựng lại cả 1 gia tộc hùng mạnh vốn không phải chuyện viễn tưởng. Ấy thế mà, công cuộc ấy cũng ngốn của ông gần nửa đời người. Tới tận sau khi đã bước qua độ tuổi 60, cơ đồ của Phạm Viết Phương mới đại khái thành hình. 20 năm sau đó là giai đoạn thịnh trị của người đàn ông này, khi 1 mình ông đứng trước đầu sóng ngọn gió, quán xuyến cả gia tộc lên đỉnh vinh quang.
Người ta nói, thời hoàng kim của Phạm Viết Phương, ông oai nghiêm như 1 vị vua, gian xảo như 1 con rắn, tàn nhẫn như sói, đáng sợ như quỷ, và tham lam hơn bất kì ai. Đương thời, người được mệnh danh là “Kẻ chinh phạt” Kuzon Baros của tập đoàn Fidi, cũng không ngừng thừa nhận rằng mục đích cả đời của mình là học hỏi theo hình tượng của Phạm Viết Phương năm đó.
Phạm Viết Phương chưa bao giờ là 1 Cường giả. Ông chẳng có bất kì thiên phú nào để chiến đấu với người ta. Ông không quá cuồng si việc học tập, nhưng cũng không tới nỗi triệt để bài bác nó. Cộng với tài lực và tài nguyên ngày càng đồ sộ của Phạm thị, tới năm 80 tuổi, việc Phạm Viết Phương đạt được 4 bằng Tiến sĩ cũng chẳng phải điều gì đáng kinh ngạc. Tuy vậy, khi ấy, Khí lực của ông cũng đã đạt tới ngưỡng thoái trào, nên 4 bằng Tiến sĩ này cũng chỉ mang tính chất học thuật là nhiều mà thôi.
Sau năm 80 tuổi, cũng là hơn 4 chục năm về trước, chẳng ai rõ đã có sự chuyển biến gì trong con người Phạm Viết Phương. Ông lui về phía sau hậu trường, giao lại sản nghiệp cả đời người cho con cháu, không còn tham gia vào thương trường khốc liệt. Và từ giai đoạn đó trở về sau, 1 “Kẻ chinh phạt” Phạm Viết Phương đã chính thức biến mất, thay vào đó là 1 “Nhà tư tưởng” Phạm Viết Phương, “Thầy của những người Thầy” Phạm Viết Phương, thứ danh xưng đã đưa tên tuổi ông đến với toàn thế giới.
===
Câu chuyện về Phạm Viết Phương, đương nhiên sẽ không kể chi tiết trong chương này, vì đây chính là điều mà Linh đang muốn tìm hiểu. Trở lại với Phạm Viết Thắng, người con thứ 4 của ông.
Như Linh đã tìm hiểu được, trong 20 năm trở lại đây, Phạm Viết Thắng đã dần 1 tay thâu tóm lại phần lớn tập đoàn Phạm thị, công khai, bán công khai hay là hoàn toàn bí mật. Trong số những người con của Phạm Viết Phương, hiện tại, Phạm Viết Thắng là người có sức khỏe sung mãn nhất, thế lực hùng mạnh nhất, sức ảnh hưởng sâu sắc nhất, và đồng nghĩa, quyền lực cao nhất.
Phạm thị từ lâu đã không còn là của Phạm Viết Phương nữa. Hay nói cách khác, ý chí của Phạm thị đã không còn đại biểu cho ý chí của Phạm Viết Phương. Hay phần lớn là vậy.
Vương Vũ Hoành dám ngang nhiên trước con mắt của bàn dân thiên hạ, tống Phạm Viết Phương vào ngục mà không e ngại việc Phạm thị sẽ ra động thái trả đũa hay sao? 1 tập đoàn lớn thứ 2 cả Đế quốc chẳng lẽ lại không thể khuấy đảo cả Đại Nam để trả thù cho người cha sáng lập nên họ hay sao? Trả lời cho thắc mắc này quá dễ dàng, bởi Phạm Viết Thái đã đạt được những thỏa thuận ngầm với Vương tộc.
Phạm Viết Tuệ, con trai ông ta, từ lâu cũng đã được “gửi gắm” dưới trướng của Vương Thụy An, như 1 dạng con tin chính trị.
Vụ việc tại lễ tế tổ của Vương tộc, phiên tòa công khai và ngang ngược để kết tội Phạm Viết Phương, minh chứng 1 điều rất rõ ràng: trong cuộc chiến này, Phạm thị không đứng về phía ông ta.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]