Lúc Việt đến ngoài cổng thì trông thấy ông đang chăm sóc vườn rau. Anh nở nụ cười, đẩy cổng đi vào, đồng thời nói to:
- Ông ơi, cháu về rồi đây.
Ông ngoại giật mình vì tiếng nói oang oang như lệnh vỡ của anh. Ông xoay người lại, thấy anh, ông cười ha hả, đáp lại bằng giọng rất vui mừng:
- Việt, cháu đã về rồi à. Bà nó ơi, thằng Việt về rồi đây này.
Bà của anh vốn đã nghe tiếng từ trước lật đật chạy ra. Bà cũng vui sướng không kém gì ông cả. Bà nói:
- A, cháu của bà đã về rồi đấy à. Thằng nhóc này, sao về mà không nhắc trước cho ông bà vậy hả.
Anh gãi đầu gãi tai đáp:
- Hì hì, cháu chỉ muốn gây bất ngờ cho ông bà thôi mà.
Ông của anh nói:
- Thôi, bà đừng nói nữa, để cho cháu nó vào nhà nghỉ ngơi cái đã, chuyện gì cũng để đến tối.
- Ừ! Cháu vào rửa mặt, tay chân đi, sau đó nằm nghỉ một chút, ngồi trên xe cả buổi chắc mệt lắm phải không?
- Dạ cũng không mệt lắm, cháu xin phép đi vào đây ạ.
- Ừ!
...
Sau bữa tối, anh đem quà mình đã mua ra đưa sang cho ông bà. Anh nói:
- Dạ cháu có chút quà mọn muốn tặng cho ông bà đây ạ.
Bà bật cười, lấy ta gõ nhẹ lên trán anh một cái, nói:
- Thằng bé này, còn bày đặt quà cáp nữa, cháu làm gì có tiền má mua chứ.
- Dạ cháu có tiền mà, ông bá hãy cứ mở nó ra đi.
- Được được, để bà mở, để bà mở. Xem nào... Ồ! Đẹp quá!
Khi hai ông bà mở ra, nhìn thấy món quà của Việt tặng thì không khỏi bật thốt lên đầy kinh ngạc. Việt rất vui mừng. Anh tươi cười hớn hở:
- Bà thấy nó thế nào ạ? Đẹp lắm phải không ạ? Nếu bà mặc nó vào dịp Tết thì đẹp phải biết.
Bà anh ngẩng đầu lên hỏi lại:
- Bộ quần áo này chắc đắt lắm, cháu lấy tiền đâu mà mua thế?
Ông ngoại cũng nhìn vào anh, tuy không nói gì nhưng ánh mắt của ông cũng có hàm ý như thế. Anh trả lời:
- Dạ tiền lương của cháu khi đi làm thêm đấy ạ, tiền do chính sức cháu làm ra ạ.
Ông anh tặc lưỡi:
- Sao cháu không mua cho cháu mà mua cho ông bá làm gì, ông bà còn rất nhiều bộ chưa mặc kia kìa.
- Ông bà nuôi nấng cháu bao lâu nay, cháu mua nó là phải phép thôi ạ. Ông bà nhận nó cho cháu vui lòng ạ.
Ông và bà nghe thế đều bật cười và lắc lắc đầu. Bà mắng:
- Thằng ranh này, vào thành phố học bấy lâu, giờ mồm mép thế này đây. Thôi được rồi, cháu tặng thì bà nhận vậy.
Món quà Việt mua dường như đã làm cho ngôi nhà càng thêm phần ấm áp giữa bầu không khí Tết se se lạnh. Một cảm giác khó tả trào dâng trong lòng Việt, thế là Tết lại sắp đến.
Cuộc trò chuyện của gia đình anh tràn đầy tiếng cười, quả thật rất hạnh phúc. Chính vì thế mà hai ông bà đã phá vỡ thói quen ngày thường, ngủ muộn hơn
Sáng hôm sau, Việt thức dậy sớm và chạy bộ ra ngoài đồng lúa. Anh đứng nguyên một chỗ hít thở. Anh vươn vai mấy cái, tự nhủ: " thoải mái quá, đã lâu rồi không được hít thở bầu không khí của vùng quê."
Hiện tại ngoài đông rất vắng vẻ, anh tìm một chỗ bằng phẳng mà khô ráo để tập luyện buổi sáng.
Bài Hổ quyền anh đã thành thạo nhưng để phát huy tinh túy của nó thì chưa làm được. Tinh túy bài quyền nằm ở "Hổ" và "Cốt Khiếu". Vì là Hổ quyền nên phải có dáng dấp quyền uy của ông ba mươi. Anh đã thuộc lòng quyền pháp nhưng thần thái của hổ thì chưa có, luyện nó không dễ chút nào.
Điều thứ hai nằm ở hai chữ "Cốt Khiếu", tức xương cốt phát ra tiếng động. Có thể xem đây là tiếng gầm của hổ, vừa thể hiện đúng về hổ, vừa dùng để uy hiếp tinh thần đối phương. Điều này lại càng khó luyện gấp bội. Chân khí vận hành trong kinh mạch, tạng phủ, thậm chí trong xương. Nó va chạm, ma sát với cơ bắp, xương cốt của cơ thể tạo ra những tiếng động khác nhau giống như các kiểu gầm rống của hổ vậy. Nó làm cho đối phương chỉ mới nghe thôi mà đã khiếp hãi. Muốn luyện được tới mức đấy thì cần hiểu tường tận các bí quyết viết trong cuốn bí kíp.
Anh hít một hơi chân khí rồi vận hành nó theo đúng chỉ dẫn đánh ra một quyền. Mới tập lần đầu bao giờ cũng khó mà thành công ngay lập tức được. Anh cứ tập đi tập lại chục lần mới bắt đầu nghe những âm thanh rất nhỏ phát ra từ trong xương cốt. Anh cả mừng, lại kiên trì tập luyện, đến tân giờ ở nhà sắp ăn sáng mới quay về.
Khi về, anh bắt gặp ông cũng vừa hoàn thành mấy bài thể dục buổi sáng. Thấy ông đã từng này tuổi rồi nhưng sáng nào cũng dậy sớm tập thể dục, anh lại có thêm động lực. Ông ngoại nói:
- Cháu tập về rồi đấy à? Ra giếng rửa mặt mũi rồi vào ăn sáng cháu. Cháo bà đã nấu xong rồi đấy.
- Dạ vâng ạ, lâu rồi cháu chưa được nếm lại mùi vị bát cháo gạo do bà nấu, thèm quá.
Ông và Việt thu dọn đồ đạc về lại chỗ cũ một cách gọn gàng, tiếp đó hai ông cháu vào ăn bữa sáng. Sau khi ăn xong, Việt đứng dậy dọn dẹp, chợt ông bảo anh:
- Dọn xong cháu ra ông hỏi chút chuyện nhé.
- Dạ.
Chừng mươi phút sau, anh ra bàn ngồi xuống đối diện với ông. Anh hỏi:
- Dạ ông hỏi cháu chuyện gì ạ?
Ông nhìn anh hồi lâu rồi mới nói:
- Cháu đã đọc bức thư ông gửi cho cháu chưa?
Việt hiểu ông nhắc đến bức thư nào. Anh gật đầu:
- Dạ cháu đã đọc rồi ạ.
Ông hỏi tiếp:
- Vậy cháu lựa chọn thế nào?
- Dạ cháu quyết tâm luyện nó ạ?
- Hừm!
Ông bà ngoại nuôi anh từ lúc anh rất nhỏ đến lớn, đương nhiểu ông hiểu tính tình của anh. Ông biết dù có khuyên răn trực tiếp, anh vẫn sẽ đi con đường đấy. Ông thở dài, thò tay vào hộc bàn, lấy ra một xấp giấy chi chít chữ. Ông đưa nó cho anh và nói:
- Ông biết thế nào cháu cũng sẽ luyện nên ông đưa nốt cho cháu phần cuối của cuốn sách như ông đã viết trong thư.
Đây là phần còn thiếu ông dịch cho anh. Nó viết về hai tầng cuối cùng của Thuần Dương Công. Trong thư, ông nói rằng, phần này dùng khá nhiều từ cổ nên phải mất thời gian lâu để dịch hết nó. Nhận được nó, Việt cười toe toét:
- Dạ cháu cám ơn ông nhiều lắm.
Ông dặn dò anh rất chu đáo:
- Ông nhắc cháu lần nữa, khi cháu luyện nó phải hết sức tập trung. Hậu quả như thế nào chắc cháu đã rõ.
Lúc này anh chỉ quan tâm đến võ công nên những lời ông nói như gió thoáng qua. Anh gật đầu theo quán tính:
- Dạ cháu biết rồi ạ.
- Lời ông không nhắc không thừa đâu, cháu nhớ cho kỹ đấy.
- Dạ cháu hiểu mà ông.
- Uầy, cháu thật là...
Ông thở dài một tiếng não nuột:
- Cháu thừa biết nó nguy hiểm thế nào cơ mà. Sao cháu lại quyết tâm luyện nó vậy chứ?
Anh cười đáp:
- Ông biết tính cháu vốn mê võ mà, cháu thấy quyển sách võ lên là muốn luyện nó ngay thôi.
- Giờ cháu đã luyện rồi, ông ngăn cản cũng không kịp nữa rồi. Cháu đứng để bà cháu biết chuyện này.
- Dạ.
Bất chợt giọng của bà vang lên từ phía nhà bếp:
- Hai ông cháu giấu tôi cái gì thế?
Việt vội vàng cất xấp giấy đi và nói vọng ra:
- Dạ không có gì đâu bà ạ.
Ông nói:
- Cháu đi làm việc của cháu đi.
- Dạ!
Anh cất kỹ bí kíp, sau đó đi... luẩn quẩn trong nhà. Thực ra anh cũng không biết làm gì. Ông ngoài đứng ở ngoài sân thấy vậy thì gọi anh:
- Việt, nếu cháu không có việc gì thì ra giúp ông nào.
- Vâng ạ.
Việt chạy ra thì thấy ông đang chăm sóc mấy chậu mai vàng. Phải công nhận ông ngoại trồng trọt rất giỏi, vườn rau sau nhà quanh năm tươi tốt, mùa nào cũng có rau ăn. Không những đủ cho gia đình mà còn dư đem ra chợ bán. Giờ trồng cây cảnh cũng thế. Hoa nở đúng ngay dịp Tết mà cây nào cũng nở rộ, hoa thì vừa to vừa rực rỡ. Ông chỉ vào một chậu và bảo:
- Cháu bê cùng ông chậu hoa này sang bên kia. Chậu này lớn nhất, phải để trên cao mới đẹp.
- Dạ vâng ạ.
Không đợi ông cùng bê, một mình dùng hai tay nhấc chậu mai đặt lên hiên nhà ở vị trí ông đã chỉ. Ông của anh bất ngờ khi thấy anh vác chậu hoa đi một đoạn dài rất nhẹ nhàng, hơn nữa không thở gấp, bèn gật gù hài lòng bảo:
- Ái chà chà, cháu chỉ mới luyện võ mấy tháng thôi mà trông khác hẳn nhỉ. Để ông xem nào, hừm, rắn rỏi cứng cáp hơn trước nhiều, tốt, tốt.
Anh gật đầu, đáp:
- Dạ vâng, đều là do luyện võ đấy ạ.
Không chỉ có ông nhận ra được, ngay chính bản thân anh cũng rất kinh ngạc trước những thay đổi trên người, không, không phải gọi là thay đổi, mà đột biến thì đúng hơn. Anh phải cám ơn ông lão tình cờ gặp trên đường. Anh được thế này một phần nhờ vào thuốc ông lão nọ tặng cho. Trong vòng nửa tháng dùng mấy vị thuốc nam ấy, thể chất của anh tốt lên rất nhiều. Bên cạnh đấy, nó hỗ trợ quá trình luyện võ tốt lắm, tiến bộ nhanh hơn mức bình thường. Tuy không đến mức lột xác, dịch cân tẩy tuỷ, nhưng khi anh làm bất cứ việc gì, đều trở nên nhẹ nhàng hơn.
Anh lấy làm lạ một điều là phương thuốc của ông lão tốt như thế, thế sao ông ấy không công bố ra cho mọi người đều biết chứ? Đây là việc tốt mà. Đáng tiếc, ông ấy rời đi quá sớm, anh chưa có điều kiện để hỏi cho rõ.
Hai ông cháu cùng nhau chăm sóc cây cảnh đến gần trưa mới nghỉ ngơi. Anh rửa tay xong, vào đọc mấy cuốn sách cũ của ông ngoại một lúc thì bỗng có tiếng mở cổn và một cậu nhóc khoảng mười ba mười bốn tuổi hớt hơ hớt hải chạy tới trước mặt anh. Nước mắt chảy đầy mặt cậu nhóc. Việt ngạc nhiên, bèn hỏi nó:
- Huy, sao em khóc vậy?
Cậu nhóc này là con của cậu Sáu, xét theo vai vế thì nó là em họ anh. Thằng bé mếu máo:
- Anh Việt... anh... anh Tùng... đánh em.
Tên Tùng trước đây là bạn cùng làng. Hắn ta hơn anh hai tuổi. Tên này nóng tính, hễ có gì không vừa ý là đánh người. Chắc thằng Huy làm anh ta phật lòng. Anh an ủi cậu bé:
- Thôi em nín đi, chạy ra giếng rửa mặt rửa mũi, nếu để ông thấy thì còn ăn mắng nữa đấy.
Thằng nhóc nghe lời chạy đi. Sau khi đã sạch sẽ, Việt hỏi:
- Sao anh ta đánh em? Em khiến anh ta tức giận à?
Thằng nhóc đáp:
- Dạ em chỉ lỡ làm bị thương con vẹt của anh ta thôi mà anh ta đánh em.
Anh nhíu mày, tên Tùng lúc nhỏ từng nhiều lần cùng đám trẻ bọn anh đánh nhau với làng bên. Hắn biết rõ nhóc Huy là em họ anh, dù nó có làm sai cũng nên không nể mặt anh chút chứ. Anh liếc sang cậu bé, thấy mắt nó đảo liên tục thì biết có gì không ổn. Anh gặng hỏi:
- Chỉ thế thôi à?
Anh nhìn chằm chằm vào nó, lập tức nó cúi đầu xuống, không dám nhìn anh. Nó trả lời:
- Vâng ạ.
Anh đứng dậy, đồng thời kéo nó lên theo. Anh nói:
- Nào, em dẫn anh ra chỗ anh ta.
- Để làm gì ạ?
- Để làm cho ra nhẽ chứ làm gì, đi thôi.
Cậu nhóc hơi do dự như đang lo lắng điều gì đấy. Anh giục nó lần nữa, thằng nhóc mới dẫn anh ra ruộng. Ở đấy có một đám trẻ con chăn trâu. Giữa chúng nó có một gã lớn tuổi nhất đang ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Gã đó là người vừa đánh nhóc Huy - Văn Tùng.
Gã Tùng to cao, vạm vỡ. Việt nghĩ bụng: "Thằng Tùng ăn gì mà to lên gớm thế không biết."
Trước đây hắn ta cũng thuộc hàng vai u thịt bắp nhưng chưa tới mức khiếp người như hiện tại. Giờ thì cơ bắp nổi cuồn cuộn, trông mạnh mẽ rắn chắc cực kỳ. Gã Tùng thấy anh thì cười lớn, gọi anh:
- A Việt, là mày hả?
Việt đáp:
- Ừ, tao Việt đây.
Tùng hỏi:
- Mày về lâu chưa?
- Mới ngày hôm qua thôi.
- ...
Sau khi đã xã giao mấy cău xong, vì không muốn lãng phí thời gian nên anh vào thẳng vấn đề luôn:
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]