Buổi sáng, Thái Hồng đến văn phòng điền vài tờ đơn,rồi quay về chấm bài suốt một tiếng đồng hồ. Cô đang định đi pha trà, không ngờbị đàn chị Dương Thái Văn tóm được.
Thái Văn học trên cô năm khóa, sau khi tốt nghiệp tiếnsĩ được điều đi giảng dạy ở một trường đại học khác trong thành phố. Hiện nayđang cố gắng phấn đấu vì học vị phó giáo sư.
Bởi vì cách nhau đến mấy khóa, tình cảm cũng không đếnmức gọi là thân thiết, nhưng vì đều là học trò của Quan Diệp nên hai người thithoảng cũng gặp nhau. Khi tốt nghiệp, Thái Hồng vì sợ không được ở lại trườngnên cũng từng đến trường của Thái Văn tham gia vài hoạt động. Thái Văn cũngtừng đưa ra nhiều ý kiến hay để giúp đỡ cô. Được Thái Văn giúp đỡ nên mỗi lầngặp chị, Thái Hồng đều nhiệt tình chạy đến chào hỏi. Mới hàn huyên được vàicâu, khi hỏi về tình hình gần đây, Thái Văn bắt đầu oán thán: “Áp lực kinhkhủng, phải phát biểu đến n bài báo cáo, đến chết mất thôi! Em xem này, tóc chịcòn được mấy sợi đâu hả?”
Thái Hồng bật cười.
Thái Văn nói tiếp: “Thái Hồng, hôm nay có cuộc hộithảo, chị phải báo cáo ở đó, em đến nghe chút nhé, cùng lắm chỉ nửa tiếngthôi.”
Thái Hồng nhìn đồng hồ, thấy thời gian cũng còn nhiều,liền cười hi hi: “Sư tỷ mời đi, đương nhiên phải đến cổ vũ rồi.”
“Không phải đến cổ vũ, chị e là phải “chém giết” đấy!”Thái Văn khẽ nói. “Chị sợ có người sẽ đá đểu chị, lúc ấy em ra tay chống đỡgiúp chị chút nhé!”
Thái Hồng ngạc nhiên: “Đề tài của chị về cái gì?”
“Tiểu thuyết cổ trang.”
“Ấy, không phải chị nghiên cứu văn học hiện đại sao?”
“Chị là nghiên cứu văn học cơ mà, làm bên cổ trang,rồi nhảy sang bên hiện đại, không được sao?”
“Được, được, cái nào cũng được hết.”
“Nếu không phải biết em giỏi cổ văn chị cũng đâu cógọi em, cô Thẩm nói cô ấy rất thích em đấy.” Giọng Thái Văn ngọt ngào như míalùi.
“Chị đừng khen em, khen nữa là mũi em vểnh cao, chẳngdám bước vào cửa luôn ấy.”
Sau đó, cô đi vào phòng hội nghị tìm chỗ ngồi, khôngngờ lại trông thấy Quý Hoàng đang ngồi ở dãy bên kia, tay anh cầm một quyển sổ,mắt nhìn ra cửa, trầm ngâm suy nghĩ.
Đúng là đến thật nhỉ? Thái Hồng thầm nghĩ, mặt bỗngnóng ran, tim đập thình thịch.
Những bài phát biểu trong hội nghị đều rất khô khan.Có rất nhiều bài về mảng thơ ca mà trong đó có không ít là khảo chứng. Có đềtài rộng vô cùng, cái gì như: “Diễn biến của phong cách thơ ca khu vực ĐôngNam”… Thái Hồng nghe chán đến mức chỉ muốn ngoác miệng ra ngáp. Cô tưởng bàibáo cáo của Dương Thái Văn sẽ thú vị hơn chút, ai dè cũng chỉ là chém gió, trênPower Point trưng ra một đống hình ảnh, nhìn hoa cả mắt, có vẻ như chỉ là bỏvào cho đủ số. Quả nhiên, vừa mới báo cáo xong đã bị một đàn anh họ Tôn côngkích: “Cô Dương, tôi muốn chỉ ra hai sai sót trong phần dẫn chứng trong bài báocáo của cô, cả hai đều là lỗi về tên sách. Chữ “trở” trong Ngũtạp trở là ghép từ chữ “nhân” và “thư”,không phải chữ “tổ” của từ “tổ chức”. Còn nữa, là Canh Tỵ biên, chứ không phải Canh kỷ biên.”
Đây chính là lỗi sai mà mọi người thường nói, là saisót mà một người làm nghiên cứu không nên mắc phải nhất.
Nét mặt của Dương Thái Văn thoáng sầm lại, pha chútcăng thẳng. Nhưng lúc này, dù có căng thẳng đến đâu cũng phải cố giữ vững lậptrường của mình: “Tôi đã đối chiếu dẫn chứng rồi, chắc chắn là không sai. ThầyTôn nói như thế liệu có chứng cứ nào không?”
“Đây là kiến thức thường thức trong văn học cổ. Nếu côDương không tin thì cứ đi tra Từ Nguyên.”
Trông thấy vẻ lúng túng của Dương Thái Văn, hắn càngvíu chặt không buông: “Dù cô Dương chưa tra qua Từ Nguyên, không kiểm tra tênsách, chắc cũng biết chữ “trở” trong Dậu dương tạp trở viết sao chứ hả?”
Dương Thái Văn khẽ cắn môi.
Thái Hồng giơ tay: “Tôi có thể thay cô Dương bổ sungmột chút không?”
“Đương nhiên là được.”
Thái Hồng nói: “Người ta nói quá tin sách để rồi bịràng buộc, chẳng bằng không dùng sách thì hơn. Ta không thể hoàn toàn tin vào TừNguyên được, trong đó có không ít saisót.”
“Ý cô là…”, thầy Tôn cười nhạt. “Chúng ta không nêntin tưởng vào bộ từ điển uy tín này?”
“Chữ “tổ” với bộ giảo ti cũng có khả năng chứ!” “Tổ”có nghĩa là “dây lụa”, nó có thể có đủ loại màu sắc, cho nên từ “hoa mỹ” thờicổ cũng được gọi là “tổ mỹ”. Ngũ tạp tổ có thể giải thích là sợi dây lụa nămmàu, như thế có thể lắm chứ?”
“Cô có chứng cứ không?”
“Quyển anh nói là Dậu dương tạp trở, nhưng cũng có Tam tài tạp tổ và Lưu tử tạp tổ đấy chứ. Hai quyển sách sau đều là “tổ” trong từ “tổchức”.
“Trong sách của Hồ Sĩ Doanh và Tôn Khải Đệ đều viết là Ngũtạp trở, chứ không phải “tổ” của từ “tổchức”, chẳng lẽ chuyên gia cũng sai sao?”
“Dù là chuyên gia cũng không thể hoàn toàn tin tưởnghết. TrongMinh sử ghi là Ngũtạp tổ, chẳng lẽ Minh sử cũng sai sao?”
“Nhưng mà…” Người đó nhất thời cứng lưỡi.
“Rốt cuộc là chữ “tổ” hay chữ “trở”, tôi nghĩ phải xemchủ ý của tác giả như thế nào, điều này thì phải tra lời tựa mà bản thân tác giảviết rồi mới có thể quyết định được.” Thái Hồng khẽ cười. “Thầy Tôn, thầy nghĩsao?”
“Được thôi, tạm thời bỏ qua không bàn Ngũ tạp trởnữa.” Nét mặt của thầy Tôn thoáng đờ ra, giọng điệu đã có phần dịu xuống. “Nói CanhTỵ biên thành Canh kỷbiên liệu có quá nhầm lẫn không? Đếngiờ, tên sách mà tôi xem qua dù bằng chữ giản thể hay phồn thể đều là CanhTỵ biên.”
Giúp người thì giúp cho trót, tiễn Phật tiễn tới tậnTây Thiên. Thái Hồng lướt mắt nhìn quanh những thầy cô tham gia hội nghị, trừQuý Hoàng ra, không có nhân vật nặng ký nào ở đây, đâm lao thì phải theo lao,cô liều luôn, kiên trì đến cùng: “Điều đó cũng chưa chắc. Thầy Tôn, thầy cũngbiết thuật khắc thời Minh rất qua loa, sơ sài. Trong rất nhiều sách, các chữ“kỷ”, “dị”, “tỵ” không có phân biệt, tất cả đều khắc thành chữ “tỵ”, không phânbiệt độ dài, ngắn của các nét sổ, ngang, móc. Không tin thầy có thể xem bảnkhắc Tình sử của PhùngMộng Long, cả ba chữ này đều y như nhau. Cho nên, dù tên là CanhTỵ biên, thì cũng có khả năng là chỉ Canhkỷ biên, người đương thời khi đọc sẽ dựa vàongữ cảnh mà hiểu. Đến khi chuyển đổi chữ phồn thể sang giản thể thì nảy sinhvấn đề, thế là chuyển tất cả những chữ đó thành chữ “tỵ”…”
Anh thầy họ Tôn tỏ thái độ không tán đồng: “Những lờigiải thích này không đủ thuyết phục. Các bản khắc từ đời Thanh, nhất là bảnquan khắc, cả ba chữ này đã được phân rõ ra rồi. Ban nãy cô có nhắc đến Minhsử, trong Minh sử cũng viết là Canh tỵ biên. Minh sử chẳng lẽ lại sai sao? Huống chi tác giả còn viết thêmphần kế tiếp tên là Tục tỵ biên. Nếu theo như cô nói thì phải gọi là Tụckỷ biên mới đúng.”
Thái Hồng cứng họng, thầm mắng bản thân, rõ là vớ vẩn,tự dưng nhắc đến Minh sử làmcái gì?
“Nó cũng có thể được gọi là Tục kỷ biên lắm chứ”, TháiHồng cố chống chế. “Chẳng qua là để đỡ phiền nên người ta khắc thành chữ “tỵ”mà thôi.”
“Thực ra…” Dương Thái Văn đột ngột chen ngang, đưa rachứng cớ mới. “Dựa vào năm biên tập quyển Canh kỷ biên, nó viết về những chuyện xảy ra từ năm Canh ngọ đếnnăm Kỷ Mão, gọi là “Canh kỷ” sẽ hợp lý hơn.”
Anh thầy Tôn phản bác lại: “Niên đại đó chỉ là dongười khảo cứu căn cứ vào những sự kiện lớn có trong sách mà suy luận ra, tácgiả không hề giải thích, cũng không nói việc đặt tên quyển sách này có liênquan đến năm hoàn thành. Huống chi, hai năm sau Kỷ Mão chính là Tân Tỵ nên cũngcó thể gọi là Canh tỵ biên mà.”
“Cho dù là như thế, nếu dựa vào thiên can mà tính, nóphải được đặt tên là Canh tân biên, sao lại gọi là Canh tỵ biên được chứ?” Dương Thái Văn vặn lại.
Cũng như mọi khi, nếu không có chứng cứ chắc chắn nàođược đưa ra, những cuộc tranh luận thế này có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ.Chuyện những nhà nghiên cứu văn học cổ vì một luận điểm mà tranh cãi suốt mấytrăm năm trời, hoặc viết mấy trăm quyển sách cũng chẳng phải là chuyện hiếm.Người chủ trì lại bắt đầu lên tiếng giảng hòa theo lối ba phải, nói đã đến giờgiải lao, ban tổ chức có chuẩn bị trà bánh, mời mọi người thưởng thức v.v…
Đây mới là tiết mục Thái Hồng ưa thích nhất. Cô rótmột tách trà xanh, lấy một chiếc bánh kem nhỏ, đang ngó nghiêng tìm người quen,Dương Thái Văn chạy đến chỗ cô: “Em thân yêu! Cảm ơn em hôm nay đã cứu chị mộtbàn thua trông thấy!”
“May mà em có học môn Cổ tịch phiên bản học, không ngờlại có ích đúng lúc này. Mà này, rốt cuộc chị sử dụng tài liệu của bên nàovậy?”
Thái Văn giậm chân: “Ngượng chết đi được, lúc viết bàiluận này chị đang được cử đi học ở Hồng Kông, dùng tài liệu của Đài Loan. Chịcũng chẳng phải chuyên gia khảo cứu, đâu biết tên sách của Đài Loan khác vớibản của Đại Lục đâu?”
“Em cũng có biết đâu. Hôm nào có thời gian rảnh, haichị em mình nghiên cứu kỹ xem rốt cuộc là chữ nào!” Thái Hồng nhỏ giọng nói.“Hôm nay xem như tạm qua mặt được gã đó, mà chỉ một ví dụ thì luận điểm khôngđược thành lập, điều hai chị em mình nói cũng chưa chắc đúng nhỉ?”
Dứt lời, cô đảo mắt nhìn quanh, thấy Quý Hoàng đangđứng nói chuyện với một thầy giáo cách đó không xa. Ánh mắt anh khẽ đưa lướtqua, thoáng dừng lại trên khuôn mặt cô. Anh vẫn như thế, không cười, nhưng ánhmắt phảng phất tia ấm áp.
Thái Hồng gật đầu chào anh.
“Em quen anh chàng Quý Hoàng đó à?” Dương Thái Vănhỏi.
Thái Hồng thoáng ngẩn người: “Anh ấy và em cùng khoa,đương nhiên biết rồi.”
“Phải nói là trong khoa Văn trường S, cậu ra không tầmthường đâu nhé! Nổi tiếng là chàng trai mặt lạnh, có học vấn uyên thâm, có thầyhướng dẫn là một trong những giáo sư nổi tiếng nhất, mà tính khí thì cũng rấtlạ kỳ. Năm đó con gái hiệu trưởng trường S thích cậu ta, chủ động bày tỏ, vậymà đến một nụ cười cậu ta cũng chẳng cho cô ấy. Nếu như không vì thế mà đắc tộivới hiệu trưởng, chắc chắn cậu ta đã được giữ lại trường rồi, chứ làm gì mà đếnchỗ này của chúng ta cơ chứ?”
“Ồ, ra là vậy à? Hóa ra anh ta cũng là một miếng mồingon đấy chứ nhỉ? Em không nhìn ra đấy, nhưng mà…” Thái Hồng tuy trong lòng rấtkinh ngạc nhưng vẫn vờ tỏ ra bình thản. “Vì sao anh ấy không thích cười?”
“Anh chàng này có tuổi thơ bi thảm”, Dương Thái Vănthấp giọng nói. “Nghe đồn cha cậu ta mất sớm, gia cảnh cực kỳ khó khăn.”
Thái Hồng lườm chị một cái: “Ấy, kỳ lạ, sao chị lạibiết nhiều như thế? Chị quen anh ta à?”
Thái Văn lắc đầu: “Ở khoa chị có một lão hồi sinh viênở chung phòng ký túc với cậu ta. Gã thầy ấy ỷ nhà có chút tiền nên nhìn nhữngngười dưới quê lên tỉnh bằng nửa con mắt. Lão thường xuyên rủ một đám bạn bèđến ăn cơm ở quán ăn mà Quý Hoàng làm thêm, bảo Quý Hoàng chiết khấu cho lão,còn bảo cậu ta hầu rượu cả đám. Anh chàng Quý Hoàng này vẫn rất bình thản, trầmtĩnh, cư xử đúng mực. Không những đi ra rót rượu, còn hỏi bọn họ ăn uống có vừaý hay không. Nghe nói khi cậu ta tốt nghiệp, có đến mấy trường tranh giành,cuối cùng vì nể mặt Quan Diệp nên cậu ta mới đến đây. Tuổi còn trẻ mà đã ra mộtcuốn sách chuyên ngành, nhận được sự đánh giá rất cao của giới học thuật. Em cứchờ xem, chẳng mấy chốc mà học vị phó giáo sư sẽ được duyệt cho cậu ta choxem.”
Ngay sau đó, Dương Thái Văn than thở: “Nhưng còn chị,học vị phó giáo sư của chị không biết bao giờ mới được duyệt đây? Trời ơi, chứcdanh này sao mà khó ăn quá vậy trời?”
Nghe xong, Thái Hồng đã rầu nay càng rầu thêm, thầmnghĩ, ít ra chị còn có cái mà hy vọng, còn em, đến học vị tiến sĩ còn chưa lấyđược nữa là…
Tán gẫu vài câu, thấy Thái Văn rời đi, Quý Hoàng liềnbước đến: “Chào!”
“Chào! Thầy Quý Hoàng cũng có hứng thú với văn học cổư?” Thái Hồng hỏi.
“Uhm. Anh thích tham gia hội thảo học thuật, có thểnắm bắt được xu hướng mới nhất.” Thoáng dừng lại, anh nói: “Ban nãy em lên “võđài” đánh giúp bạn phải không?”
“Sao anh biết?” Thái Hồng khoanh tay trước ngực. “Võđài học thuật, anh nghĩ dễ đánh lắm sao?”
“Ý tôi là, cô Hà đây tài năng xuất chúng khiến mọingười phải trầm trồ kinh ngạc, sự sùng bái của tôi đối với tài thao thao bấttuyệt của cô như sóng biển trào dâng vậy.”
Thái Hồng phì cười.
“Nếu em muốn “thêu hoa trên gấm”, anh sẽ cung cấp choem một bằng chứng.”
“Hả?”
“Chữ “tổ” của Ngũ tạp tổ chính là chữ “tổ” trong từ “tổ chức”. Trong bài tự củaquyển sách đó có giải thích.”
Thái Hồng ngẩn người: “Thế sao ban nãy anh không nói?”
“Có vài đàn anh khóa trên ngồi ở đó, từ đầu chí cuốichẳng ừ hử câu nào. Anh sợ người ta lại nói rằng, cả đám người tranh cãi suốtnửa buổi trời mà ngay đến bài tựa cũng chẳng chịu kiểm tra cho tử tế. Thái độ nghiêncứu học thuật cần phải nâng cao hơn nữa…”
“Ồ, anh đang móc mỉa em đấy à?”
“Không dám.” Anh nhìn cô, ánh mắt tràn ngập ý cười:“Đó là “buổi trình diễn” của em nên người tỏa sáng đương nhiên phải là em rồi.Có vấn đề gì thì “đóng cửa bảo nhau” là được.”
Thái Hồng nhìn anh, chợt cảm thấy sự ung dung, tao nhãcủa anh chàng này có chút vượt ngoài dự đoán của cô.
“Hi, Quý Hoàng…” Một ông thầy tự dưng xuất hiện bêncạnh hai người từ lúc nào không hay, người đó thấp, béo, mặc áo thun màu xanhlam, hai tay to, mặt mày hồng hào. “Đây có phải là cô giáo “Canh kỷ biên” bannãy không?”
“Đây chính là cô Hà, Hà Thái Hồng.” Quý Hoàng đáp.“Xin giới thiệu, vị này là giáo sư Phùng Kiếm Đông bên khoa Văn của trường Đạihọc E, chuyên gia về tự sự học.”
Hai người bắt tay nhau.
Phùng Kiếm Đông nói: “Hà Thái Hồng… Tên này nghe quenquá. Uhm, nhớ ra rồi, năm ngoái cô có đăng hai bài trên tạp chí học thuật củatrường, nội dung nói về nhà văn nữ thời Dân quốc, đúng không? Sau này đượcngười khác trích dẫn cả bài viết làm tư liệu?”
Thái Hồng gật đầu. Tục ngữ có câu “có bột mới gột nênhồ”. Trường F là nơi như thế nào, đằng sau Hà Thái Hồng có ô dù gì? Nếu nhưkhông phải nhờ hai bài luận mà cô đã phải chỉnh sửa đến mấy chục lần đó thì saocó thể hạ gục quần hùng để được giữ lại trường chứ?
“Quý Hoàng rất thích bài luận của cô, có buổi hội thảocậu ta còn nhắc cô trước mặt tôi nữa đấy.” Phùng Kiếm Đông nói tiếp.
“Thật sao?” Thái Hồng nở nụ cười rạng rỡ trên môi.“Anh ấy nhắc đến khi nào thế?”
“Hình như là năm ngoái. Lúc đó chắc cô còn chưa tốtnghiệp, đúng không? Quý Hoàng?”
Ra là… như vậy.
“Khụ khụ”, Quý Hoàng đưa chiếc cốc ra, đánh trốnglảng. “Nếu hai người không phiền, tôi đi rót thêm nước. Đúng rồi, cô Hà, cóphải cũng sắp đến giờ cô đi coi thi rồi không?”
Thái Hồng liền đi theo Quý Hoàng ra tận cửa, chậm rãiđi về phía khu giảng đường.
“Anh thân giáo sư Phùng đó lắm à?” Cô hỏi
“Đúng, người ấy là học trò của sư huynh anh. Em cũngbiết đấy, số học trò mà thầy anh hướng dẫn đếm trên đầu ngón tay, sư huynh anhcòn lớn hơn Quan Diệp đến mấy tuổi đấy.” Anh nói.
“Quý Hoàng…” Thái Hồng lấy hết dũng khí, hỏi: “Anh…thích bài luận văn đó thật sao?”
“Đúng, rất thích.”
“Là bài nào? Em viết tổng cộng hai bài.”
“Cả hai bài anh đều thích.”
“Trước… trước khi quen biết em?” Cô truy hỏi.
“Không được sao?” Anh nói. “Người quân tử lấy văn đểtụ tập bạn hữu mà.”
“Thế vì sao anh lại đem bài em viết ném vào sọt rácchứ?”
“Được rồi, nói anh nghe đi, hai bài luận đó em sửa baonhiêu lần?”
“Chắc cũng mấy chục lần…”
“Còn bài này?”
“Chẳng phải đang chờ anh giúp em sửa đó sao?”
“Chỉnh sửa thêm vài lần chắc chắn sẽ hay thôi. Đúngkhông nào?”
“Quý Hoàng, em cảm thấy con người anh rất kỳ lạ.”
“Vì sao?”
“Nếu anh ngưỡng mộ em thì cứ nói thẳng ra đi, em cũngđâu phải không thể tiếp nhận lời khen tặng của anh.”
“…”
Hai người đã đến phòng học.
Thái Hồng cần mẫn làm những công việc của một trợgiảng, đánh số báo danh, phát đề thi, đi kiểm tra từng dãy bàn một xem sinhviên có đem thứ không nên đem vào phòng thi hay không… Giờ thi bắt đầu, cảgiảng đường trong phút chốc chìm vào im lặng.
Cô đi xuống phía cuối giảng đường tìm ghế trống ngồi,tiện tay lấy đề thi ra xem thử. Câu hỏi mà Quý Hoàng đưa ra không nhiều, chỉ cóba câu, nhưng đều không dễ trả lời. Cô tin rằng trong thời gian ngắn không cósinh viên nào có thể tìm ra câu trả lời.
Đó cũng chính là phương pháp thi mà Thái Hồng ưathích, giúp người chấm bài có thể linh động chứ không bị gò bó vào khuôn mẫu.Cô biết rằng tất cả sinh viên sẽ vắt óc suy nghĩ để viết đầy tờ giấy thi, nhưngrốt cuộc trả lời được bao nhiêu thì không ai biết chắc. Nói cách khác là, nhữngcâu hỏi khó sẽ khiến sinh viên cảm thấy mình thi rất tệ, từ đó ít kỳ vọng vàođiểm số, nếu cho điểm ở mức bình thường hoặc thậm chí hơi thấp thì sinh viêncũng sẽ không kêu ca, oán trách.
Nhưng mà Quý Hoàng, anh không sợ sinh viên bị đánh giásao?
Cô uống một ngụm nước, nheo mắt lại quan sát Quý Hoàngđang ngồi trên bục giảng. Anh cũng chẳng nghiêm túc coi thi mà đang đọc mộtquyển sách. Thỉnh thoảng đưa mắt lướt nhìn sinh viên bên dưới, nhưng cũng chẳngai dám quay cóp, vì đã có Thái Hồng đứng phía cuối coi rồi.
Sắp hết giờ, Quý Hoàng bước đến trước mặt Thái Hồng,đưa cho cô một mảnh giấy: “Cô Hà, nếu cô rảnh rỗi không có việc gì làm thì tôicho cô một câu hỏi nhé!”
“…” Thái Hồng tròn mắt nhìn anh, thầm nghĩ, anh Quý à,anh định giở trò gì đây hả?
Cô ngồi ở phía sau, nhìn Quý Hoàng đang đi thu bài,từng người, từng người một, cuối cùng anh bước đến trước mặt cô.
“Cô Hà, nộp bài thôi.”
“Đây.” Cô đưa bài thi cho anh, cử chỉ rất hào phóng.
Đọc xong, Quý Hoàng khẽ mỉm cười.
“Woa, thầy Quý, anh cười rồi.” Hai tay Thái Hồng chốngcằm, mắt chớp chớp nhìn anh.
Đâu chỉ có cười, dáng vẻ Quý Hoàng còn có chút lúngtúng, ngượng ngùng.
“Uhm, trả lời rất hay. Thực ra thì… đánh dấu vào mộtcâu trả lời là đủ rồi.” Sau đó, anh khẽ vỗ vỗ vào đầu cô, nói: “Đi, đến nhàhàng, anh mời em ăn cơm.”
Trên đường đi, Thái Hồng nói: “Không cần đến nhà hàngđâu, đến căng tin là được rồi. Cả tuần nay có nhân viên của sở vệ sinh đến kiểmtra nên bên căng tin nấu thức ăn phải nói là ngon tuyệt!”
Quý Hoàng không đáp, mà dẫn cô lên thằng tầng hai.
Sau khi ngồi xuống, anh nói: “Muốn ăn gì, em cứ gọi.”
Thái Hồng thầm khen, anh chàng này nghèo thì nghèothật nhưng cũng phong độ đấy chứ! Cô không giả vờ khách sáo nữa, cầm thực đơnlật ra xem, nói: “Em ăn chay, vì dạo này đang ăn kiêng. Anh thấy gỏi mướp đắngthế nào? Thế thì gỏi mướp đắng, thịt xào rau cần, canh mướp, thế thì hai ngườiăn là đủ rồi.” Cô thầm nghĩ, tổng cộng chắc chưa đến hai mươi đồng đâu nhỉ?
Quý Hoàng khẽ cau mày nhìn cô, không nói câu nào. Hồilâu sau mới cất tiếng: “Chỉ đơn giản thế này thôi? Không phải em định tiết kiệmtiền cho anh đấy chứ?”
Ôi trời! Có lẽ cô đã làm bộ làm tịch hơi thái quákhiến anh nghi ngờ rồi chăng? Thái Hồng vội giải thích: “Không phải, khôngphải! Mấy hôm nay em thường phải đi ăn tiệc, anh cũng thấy rồi đó, ăn nhiều nênngấy quá, nên em muốn ăn gì đó thanh đạm một chút. Mướp và mướp đắng đều làthức mà em thích.”
Anh quan sát nét mặt của cô, xác định những lời cô nóilà thật mới gật đầu: “Cũng được, em thích là được rồi.”
Chẳng mấy chốc các món ăn được mang lên, hai người từtừ dùng cơm.
“Quý Hoàng, anh mới đến trường này, nên chắc khôngrành mấy chuyện chính trị trong khoa lắm nhỉ?” Thái Hồng hỏi.
“Không.”
“Trong khoa chúng ta có hai bè phái lớn, một nhóm đứngđầu là bí thư Trần Nhuệ Phong, với phó bí thư Triệu Thiết Thành là phụ tá, gọilà “nhóm Phong”. Còn một nhóm khác, được dẫn đầu bởi giáo sư Ngô Mỹ Điệp, gọilà “nhóm Điệp”. Nhóm Phong đại diện cho những người có thực lực trong giới họcthuật, nắm giữ các chức danh, nhóm Điệp thì có trong tay các mối quan hệ, ngườichống lưng đằng sau là hiệu trưởng Tôn, nắm giữ nguồn phúc lợi của mọi người.Chẳng hạn như tòa nhà khang trang của khoa chúng ta bây giờ là do người củanhóm Điệp đi xin tài trợ. Trong trường nếu muốn tổ chức các hoạt động lớn hayxin tài trợ nguồn ngân sách lớn, nếu không có nhóm Điệp ra mặt thì hầu hếtkhông thể thành công được. Anh mới chân ướt chân ráo vào làm, còn lạ nước lạcái, tuyệt đối đừng có trêu “ong” ghẹo “bướm” đấy nhé!”
“Ồ”
Thấy anh không mấy mặng mà, Thái Hồng nói tiếp: “Nóinhư thế có lẽ đơn giản quá nên anh không hiểu, để em nói kỹ hơn cho anh nghe.Cô Quan vốn không thuộc bè phái nào hết, nhưng bởi vì cô bên nghiên cứu họcthuật nên tất nhiên thân thiết với nhóm Phong hơn. Sau này xảy ra chuyện của HạTiểu Cương, Ngô Mỹ Điệp lại thêm dầu vào lửa, làm chuyện ầm ĩ lên, khiến cô bịmất tư cách hướng dẫn tiến sĩ. Con giun xéo lắm cũng oằn, thế là cô Quan cũngtrở thành người của nhóm Phong luôn.”
“Ồ.”
“Năm nay Trần Nhuệ Phong lại mời anh và em về, mộtngười chính là sư đệ của cô Quan, một người là học trò cũ của cô, chính là nhằmmục đích tăng thêm sức mạnh về nhân lực trên cán cân quyền lực của nhóm Phong.Vậy nên chúng ta không còn lựa chọn nào khác, chỉ có thể trở thành người củanhóm Phong thôi.”
“Ồ.” Quý Hoàng vẫn cặm cụi ăn cơm, không có ý kiến.
Thái Hồng ngượng ngùng nói: “Có lẽ anh không thích mấyđề tài chính trị này, chỉ là em lo anh không cẩn thận bị cuốn vào đó, trở thànhvật hy sinh cho bọn họ mà thôi.”
Quý Hoàng bỗng ngẩng đầu lên, nhìn cô một lượt rồinói: “Anh hỏi em một câu nhé, đối với em thì chính trị là gì?”
Thái Hồng chẳng buồn suy nghĩ, lập tức trả lời: “Quyềnlực và kiểm soát.”
Quý Hoàng lắc đầu: “Anh không nghĩ như thế.”
“Vậy anh nghĩ thế nào?”
“Bản chất của chính trị là công việc quản lý quầnchúng. Những điều em vừa nói ban nãy không phải chính trị, mà là âm mưu.” Anhlạnh nhạt nói. “Người làm nghiên cứu thì cứ chuyên tâm vào học vấn là đượcrồi.”
Trong phút chốc, Thái Hồng im lặng, mặt mày nóng ran.Cô liếc nhìn Quý Hoàng một cái, bắt gặp ánh mắt lạnh lùng và kiên định của anh,khiến cô như muốn run bần bật.
“Đừng nhìn em như thế!” Cô khẽ cắn môi. “Em chỉ hyvọng anh được an toàn ở nơi này, nếu có chuyện gì xảy ra cũng có thể bình an rútlui.”
Mặt anh vẫn lạnh tanh: “Sao? Em không có lòng tin vàoanh đến thế cơ à?”
“Em… em không phải…” Không ngờ bị anh vặn lại như thế,trong cơn sửng sốt, Thái Hồng nhất thời cứng họng.
“Hay là em cảm thấy một thằng dân quê như anh khôngrành sự đời, nên cần em dạy bảo?”
“Không! Không! Anh đừng hiểu lầm mà… Em không có ýđó.”
Gương mặt lầm lì, hung dữ của anh khiến người ta phátsợ, Thái Hồng chỉ muốn mắng cho một trận. Thấy anh là người mới nên tôi mới nóicho anh biết, người khác tôi còn chẳng thèm đoái hoài ấy chứ! Quý Hoàng anh làgì mà lại có thái độ này với tôi chứ? Đây chẳng phải là làm ơn mắc oán rồi sao?
Bầu không khí giữa hai người bỗng trở nên căng thẳng.Một lúc sau, sắc mặt Quý Hoàng mới dịu xuống, anh chỉ tay vào chiếc bát trướcmặt cô, khẽ nói: “Nếu em còn không uống, canh mướp sẽ nguội mất đấy.”
“Em không muốn uống, anh uống một mình đi.” Thái Hồngdỗi.
“Em nói em thích ăn mướp…”
“Em thấy hơi khó chịu, em về trước đây.” Cô đứng phắtdậy.
Anh kéo tay cô lại: “Em giận rồi à?”
“Đúng đấy. Cảm ơn anh đã mời cơm. Tạm biệt!” Thái Hồngném khăn ăn xuống bàn, quay gót bỏ đi.
Vừa đi cô vừa nghĩ, mẹ à, mẹ nói chẳng sai chút nào,gã Quý Hoàng này đúng là chẳng nên yêu mà!
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]