Vượt được chừng năm dặm đường Cừu Thạch khẽ nhíu mày vì có tiếng kêu từ phía sau vang lên kêu ngay tên chàng.
Chàng bèn dừng lại, chờ xem ai đã kêu. Được một lúc khi nhận ra là ai thì Cừu Thạch liền than thầm trong lòng.
“Sao lại là nàng? Nàng đuổi theo ta là ý gì đây?”.
Vừa chạy đến nơi, Đoàn Khuê Văn liền kềm bớt hơi thở, vừa cố mở miệng nói với chàng :
- Này! Ngươi tưởng ngươi có thân pháp cao minh hơn ta là có thể dễ dàngthoát được ta sao? Ta cho ngươi biết, dù hôm nay ngươi có thoát đi được, thì bất kể là chân trời hay góc bể gì đi nữa ta cũng quyết tìm đượcngươi.
Nghe Đoàn Khuê Văn nói một hơi dài mà Cừu Thạch vẫn không hiểu là nàng muốn nói gì, bực dọc, chàng hỏi lại :
- Cô nương nói gì? Tại hạ không hiểu? Cái gì mà tại hạ trốn thoát cônương? Và cái gì là cô nương quyết tìm cho bằng được tại hạ, dù ở chântrời góc biển?
- Hừ! Chứ không phải thế hay sao? Vậy tại sao ngươi lại phải chạy chếtnhư vậy chứ? Không phải ngươi muốn trốn ta, không cho ta đi theo ngươisao?
- Đi theo tại ha? Cô nương nói gì lạ thế? Sao cô nương phải đi theo tại hạ?
- Ừ! Là ta đi theo ngươi đó. Ngươi làm gì mà la lối om sòm vậy. Không đi theo ngươi, không lẽ ta đi theo lão già họ Cổ sao?
Cừu Thạch vẫn không sao hiểu được, chàng bèn hỏi gặng lại :
- Nhưng cô nương nói đi. Tại sao cô nương muốn đi theo tại hạ? Rồi cônương nói là nếu không theo tại hạ thì cô nương lại đi theo Cổ bang chủlà sao nào?
Cừu Thạch muốn nói gì thì nói, Đoàn Khuê Văn vẫn cứ một mực giữ luận điệu cũ :
- Ừ! Mà ta quyết đi theo ngươi thì sao nào?
- Nhưng... cô nương có biết là tại hạ đi đâu không mà cô nương đòi đi theo?
- Mặc kệ! Điều đó ta không cần quan tâm. Ta không thể không đi theo ngươi được. Vì...
- Vì sao? Cô nương nói nghe thử xem nào?
Đoàn Khuê Văn nhìn chòng chọc vào mắt Cừu Thạch và nói :
- Thì ta đã có nói với ngươi rồi. Ngươi là đầu mối duy nhất để ta tầmthù mà. Cứ theo ngươi mãi ắt có ngày ta cũng tìm được thù nhân. Cònkhông thế thì ngươi chính là kẻ đã giết gia gia của ta. Ngươi cứ việcđền mạng cho gia gia ta thế là xong. Ta không việc gì phải đi theo ngươi cho phí công.
Cừu Thạch vừa nghe xong đã ngớ người ra, dở khóc dở cười cho cái kiểutrả thù, tìm thù của cô nàng. Cừu Thạch bèn phân bày cho cô nàng nghe :
- Ắt cô nương không quên những gì tại hạ đã hứa với cô nương rồi chứ?Tại hạ đã hứa truy tìm tung tích thù nhân cho cô nương rồi, vậy thì cônương phải để cho tại hạ có một thời gian chứ? Đó là một, còn vấn đề thứ hai như cô nương vừa nói, nếu tại hạ là kẻ đã hãm hại lệnh gia gì thìtại hạ chỉ cần giết cô nương luôn là được rồi. Đâu cần gì phải hứa hẹnvới cô nương làm gì nữa. Chuyện giết cô nương là hoàn toàn tại hạ có khả năng cơ mà? Cô nương có hiểu không?
Tưởng thế nào, Cừu Thạch vừa nói xong đã thấy Đoàn Khuê Văn nhắm mắt lại, hướng về Cừu Thạch mà nói với vẻ căm phẫn :
- Vậy ngươi còn chờ gì nữa mà không xuống tay đi. Ta biết mà, và ta camchịu vậy thôi. Một khi võ công không bằng ngươi, không báo thù được chogia gia thì ta còn thiết sống làm gì nữa, chẳng thà thế này ta còn xuống cửu tuyền họp mặt với gia gia. Ngươi cứ giết ta đi, hạ thủ đi!
Đoàn Khuê Văn càng nói thì càng tỏ ra bi thương. Sau cùng nàng đã hétlên chứ không phải là nói nữa. Vừa hét vừa đổ lệ, chừng như không chịuđược nổi bi thương này nữa. Lúng túng khi không lại bị lâm vào trườnghợp này, Cừu Thạch bèn nói với nàng :
- Nhưng... tại hạ đâu phải là thù gia của cô nương, tại hạ đâu cần phảigiết cô nương để làm gì chứ? Này, đừng có khóc nữa có được không?
Không những không nín khóc, ngược lại Đoàn Khuê Văn còn khóc nhiều hơn, vừa khóc nàng vừa nói :
- Vậy thì... ai là hung phạm nếu không phải là ngươi?
- Thì... thì...! Cô nương nghe tại hạ nói đây, bởi vậy cho nên tại hạmới có lời hứa là đi tìm hung thủ cho cô nương. Cô nương cũng phải tự đi tìm chứ, đâu phải chỉ có khóc như thế này là cô nương tìm được hung thủ chứ?
- Ta... ta biết đi tìm ở đâu bây giờ? Ta chưa từng bôn tẩu giang hồ kia mà?
- Vậy sao cô nương tìm được tại hạ tại Thiếu Lâm sơn? Ai đã đưa cô nương đi?
- Nào có ai đâu? Sau khi ngươi và lão già họ Cổ đi rồi, ba ngày sau thìgia gia của ta bị giết hại. Ta đâu còn ai là người thân thích mà ngươibảo là có người dẫn đường? Sau đó ta muốn tìm ngươi hỏi cho ra lẽ, tanghe mọi người bảo nhau đổ xô về Thiếu Thất sơn, thế là ta cứ đi theohọ. Vì ta biết rằng nếu họ đổ xô về đó thì ngươi cũng phải ở đó thôi, ta nói không đúng sao?
- Đúng! Đúng lắm. Vậy thì cô nương cứ thế mà đi tìm hung thủ đi. Đâu cần phải theo tại hạ?
- Mà hung thủ là ai? Ngươi nói đi, ta sẽ đi tìm hắn cho coi.
- Tại hạ làm sao biết được mà chỉ cho cô nương?
- Hừ! Nói qua nói lại cũng chỉ là bao nhiêu đó. Vậy thì ta cứ ngươi màđi theo đó. Còn hễ bực quá thì làm ơn giết luôn ta cho rồi. Ta còn đa tạ ngươi là đằng khác.
Cừu Thạch một phen nữa ngớ ra vì luận điệu ngây ngô của Đoàn Khuê Văn.Chính nàng ngây ngô mà bảo Cừu Thạch nói qua nói lại cũng thế. Suy nghĩmột lúc Cừu Thạch chỉ hiểu được phần nào tâm trạng của nàng. Do nàng từtấm bé sống với gia gia trong Thúy Diệp cốc, không giao tiếp với một ai, nên nàng chưa từng đi đến đâu đó là sự thật. Gặp cảnh này nàng hoàntoàn cô độc, không biết nẻo nào đi tìm thù gia. Luận điệu của nàng chấtphác làm sao. Một là Cừu Thạch chỉ cho nàng biết ai là thù nhân củanàng, còn hai nữa là cô nàng cứ đành bám theo Cừu Thạch vậy. Cả quyếtCừu Thạch là thù nhân thì nàng không cả quyết, nhưng bảo buông tha thìnàng lại không buông tha.
Sau cùng, thương cảm cho tình cảnh của Đoàn Khuê Văn, Cừu Thạch bèn hỏi :
- Vậy là cô nương quyết đi theo tại hạ phải không?
- Đúng!
- Bất kể tại hạ đi đâu à?
- Ừ!
- Thôi được! Nhưng với một điều kiện!
- Điều kiện gì?
- Cô nương không được có bất kỳ hành vi nào có vẻ ngăn trở hành động của tại hạ, dù cho đó là hành động gì, được không?
- Nghĩa là ngươi muốn làm gì thì làm, ta không được quyền can thiệp, có phải ngươi muốn nói vậy không?
- Đúng!
- Ngươi làm điều bại hoại ta cũng không được quyền can thiệp sao?
- Cái gì, tại hạ mà có hành động bại hoại à?
- Hừ! Biết đâu được!
- Này, ta cho cô nương biết nhé, bình sinh Cừu Thạch này chưa từng làm điều gì xấu xa cả, cô nương có biết không?
- Cái này... được rồi! Ta không can thiệp vào chuyện của ngươi thế là xong, được chưa?
- Rồi! Cứ cho là vậy đi! Thôi! Đi nào!
Thế là chỉ vì Cừu Thạch lo ngại cho Đoàn Khuê Văn là thân nữ nhi, võcông cao thì có cao, nhưng chưa từng có lịch duyệt giang hồ, huống chivì có việc cần nên đến nỗi phải thân gái dặm trường. Cho nên bất đắc dĩCừu Thạch phải cho nàng ta theo chân chàng trên bước đường phiêu bạt.Chàng không thể xử sự khác đi được. Huống chi, dù chàng có muốn làm khác thì Đoàn Khuê Văn cũng không sao chấp nhận.
Phải nói là có Đoàn Khuê Văn đi cùng, Cừu Thạch không được khoan khoáicho lắm, vì giữa hai người cũng không có gì để mà nói, nếu Cừu Thạchmuốn nói. Còn ngược lại khi Cừu Thạch hỏi về thân thế của nàng hay hỏivề cái chết của gia gia chàng thì nàng nhất quyết không hở môi. Cùng lắm bắt buộc phải nói thì Đoàn Khuê Văn chỉ ấm ớ nói là :
- Thì việc ngươi làm, ngươi không biết sao mà ngươi lại hỏi?
Cuối cùng Cừu Thạch cứ vờ đi như không có Đoàn Khuê Văn đi bên cạnh vậy. Hoặc giả Cừu Thạch cứ mường tượng nàng như một cái bóng của chính chàng thế là ổn!
Không phải thế sao? Vì hễ Cừu Thạch đi thì Đoàn Khuê Văn đi, chàng dừnglại thì nàng cũng dừng lại, bất kể chàng làm sao thì nàng cũng cứ thế mà làm theo. Không ai nói với ai một lời nào. Thoạt đầu thì Cừu Thạch khólòng ngậm miệng được lâu, nhưng rồi chàng lại tự nghĩ ra một điều, đó là trên đời không ai lại tự đi nói chuyện với chính cái bóng của mình. Trừ phi là kẻ điên. Mà Cừu Thạch thì không điên, do đó dần dần Cừu Thạchcũng quen khi xem Đoàn Khuê Văn là cái bóng của chàng.
Đúng ra thì Cừu Thạch cũng không biết phải đi đâu để tìm Từ Kinh Nhân.Do đó cứ đi được một đỗi đường Cừu Thạch lại tìm đến Phân đà Cái bang để hỏi tin tức. Vẫn không thấy Cổ bang chủ nhắn bảo tin gì. Rốt cục, CừuThạch không màng tìm bọn Khất cái nữa, vì mỗi lần như thế chàng lại phải nghe những câu hỏi của bọn họ đại loại như?
- Vị cô nương hoa nhường nguyệt thẹn kia là ai vậy?
- Cô ta đẹp thế kia, lại có võ khí, chắc có lẽ cô ta có võ công cao lắm phải không Cừu thiếu hiệp?
- Cừu thiếu hiệp, cô ta có câm không vậy? Sao không nghe cô ta nói gì cả vậy?
Quá chán nản với những câu hỏi phần nhiều là thế, Cừu Thạch bèn bỏ đường quan đạo, cứ men theo sơn đạo mà đi. “Cho cô ả nếm tí mùi để cô ả biếtthế nào là bôn tẩu giang hồ chứ?” Cừu Thạch đã nghĩ thế, nhưng hóa ra là Cừu Thạch đã lầm.
Vì từ lúc chàng tìm đường sơn đạo mà đi, Đoàn Khuê Văn tỏ ra tươi tỉnhhơn, vui vẻ hơn. Nàng như đã quen với kiếp sống ở rừng núi hơn là lenchân giữa nơi đông người. Thấy Đoàn Khuê Văn vui thích được chạy nhảytrên sơn đạo, Cừu Thạch cũng vui lây và càng lúc càng thấy mến tính hồnnhiên của nàng.
Một hôm, nhân lúc Đoàn Khuê Văn đang vui vẻ, Cừu Thạch bèn hỏi :
- Này! Gia gia của cô nương có phải là nhân vật giang hồ không?
Cũng vì đang vui nên Đoàn Khuê Văn mới nói :
- Thế ai bảo ngươi là gia gia ta không là nhân vật giang hồ? Nếu không thế thì làm sao ta biết võ công?
Không vì thế mà giận vì Cừu Thạch biết rằng bản tính của nàng vốn chân thật, nghĩ thế nào nói thế nấy mà thôi. Chàng lại hỏi :
- Ra là cô nương được gia gia truyền thụ võ công à? Cô nương không có sư phụ sao?
- Thì gia gia là sư phụ đấy.
- Còn phụ mẫu cô nương đâu? Hai vị ấy không biết võ công sao?
- Ta vốn không có phụ mẫu, ấy là ta nghe gia gia nói thế!
- Nói sao? Trên đời này ai lai không có phụ mẫu chứ? Thế gia gia cô nương là ngoại tổ hay nội tổ?
- Ta không biết, mà ta cũng không hỏi. Có lẽ ta là đứa bé mồ côi cũngkhông chừng, và gia gia ta đi hái thuốc tình cờ bắt gặp ta, rồi đem vềnuôi dưỡng. Cũng có thể là như vậy lắm.
- Nói vậy lệnh gia gia là y sư à?
- Ừ! Gia gia ta là y sư. Nếu không thế thì tại sao gia gia ta lại đi hái thuốc chứ?
- Vậy danh hiệu của gia gia cô nương là gì? Và danh tánh của người ra sao?
- Ngươi không biết thật hay là giở vờ không biết?
- Thì tại hạ không biết mới hỏi cô nương chứ? Đến Cổ bang chủ vốn làngười lịch lãm còn không biết lệnh gia gia là ai thì nói gì đến tại hạ?
- Hừ! Điều này thì ta không tin. Mà có tin đi chăng nữa ta cũng không nói được đâu.
- Tại sao cô nương lại không nói được?
- Đó là nghiêm lệnh của gia gia, ta không thể không tuân.
Cừu Thạch không biết gia gia của Đoàn Khuê Văn là ai, hy vọng qua đóhiểu được phần nào về kể đã hãm hại người, không ngờ gặp thái độ bướngbỉnh của Đoàn Khuê Văn, khiến chàng không biết đường nào mà lần, chàngthoáng bực nên lại hỏi :
- Thế thì tại hạ biết làm sao bây giờ? Hỏi đến việc gia gia cô nương vìsao mà chết, cô nương không nói. Đến cả danh hiệu cô nương cũng khôngcho tại hạ tường. Vậy làm sao mà tại hạ tìm được ai là kẻ hãm hại lệnhgia gia?
Đoàn Khuê Văn vẫn không đáp lại, túng thế Cừu Thạch bèn hỏi ướm :
- Lệnh gia gì có thường đi khỏi Thúy Diệp cốc không? Điều này cô nương nói được chứ?
- Được! Đã lâu lắm rồi, từ khi ta khôn lớn không hề thấy gia gia đi đâuquá một ngày. Gia gia đâu cần đi xa để hái thuốc. Vì ở Thúy Diệp cốc gia gia ta đã trồng rất nhiều dược thảo kia mà.
- Vậy thì... thường xuyên có người lai vãng đến Thúy Diệp cốc không?
- Không hề. Trừ ngươi và lão họ Cổ ra ta không hề bắt gặp ai đến Thúy Diệp cốc cả
- Sao lạ vậy? Gia gia cô nương không chữa bệnh sao?
- Có! Nhưng là rất ít, phần đông đều là cư dân bản địa không biết võcông. Vì gia gia thường nói “lòng người giang hồ vốn xảo trá” nên giagia ta từ lâu đã đóng cửa từ khách, quyết không chữa bệnh cho ngườigiang hồ nữa.
- Nếu thế, tại sao gia gia của cô nương lại truyền thụ võ công cho cô nương?
- Có gì mà không được? Vì võ công vốn để rèn luyện thân thể kia mà? Hơnnữa cũng phải đề phòng phường bại hoại đến gây náo loạn cho Thúy Diệpcốc chứ?
- Việc cô nương tự thân đi vào Cửu Chuyển nếu không là Cửu Cung phục để rèn luyện võ học lệnh gia gia có biết không?
- Đương nhiên là biết, vì ta đâu có việc gì giấu gia gia.
- Đối với kinh văn võ học trong đó, lệnh gia gia có...
- Ý ngươi muốn hỏi là gia gia ta có tham luyện không ấy à?
Cừu Thạch bèn gật đầu vì Đoàn Khuê Văn đã nói đúng ý chàng muốn hỏi, Đoàn Khuê Văn lắc đầu đáp :
- Gia gia ta có biết võ công thì có biết, nhưng không vì thế mà ham thích công phu võ học, người thường hay bảo ta rằng :
Biết võ vẽ chỉ đủ để phòng thân thôi, đừng quá ham mê mà đâm ra cựcthân, bả vinh hoa phù phiếm là điều nên tránh. Hơn nữa võ công cao cường mà làm gì, để rồi tự chuốc họa vào t hân. Gia gia ta vốn hiền lành làvậy, thế nhưng vẫn không tránh khỏi tai kiếp. Đáng hận thật.
Cừu Thạch còn muốn hỏi nhiều nữa, nhưng do thấy Đoàn Khuê Văn đang rachiều tức giận, chàng bèn thôi. Và sau đó chàng miên man suy nghĩ hoài,vẫn không sao hiểu được vì nguyên cớ nào mà có kẻ đang tâm hạ sát một ysư vốn không thích điều danh lợi, không muốn bon chen giữa dòng đời. Lạthật, nếu bảo là vì kinh văn võ học ở Cửu Chuyển động thì vô lý quá. Vìkẻ đó đâu cần làm thế, cứ việc tìm đến Cửu Chuyển động, nếu có phúc phận thì tha hồ mà xem, mà học. Còn như ngại khó thì cứ tìm đến Đoàn KhuêVăn mà gây sự, có đâu lại tìm đến một người hoàn toàn không có liên cangì đến Cửu Chuyển bí kíp. Cuối cùng, Cừu Thạch cho đây là có lẽ do ânoán gì lâu lắm rồi giữa một y sư và một bệnh nhân mà gia gia của ĐoànKhuê Văn đã từ chối không chịu chữa bệnh. Nhưng nếu là thế thì tại saotrước đó họ không ra tay ngay lúc vị y sư từ chối chứ?
Nghĩ thế này không xong, suy nghĩ theo hướng khác thì cũng không được,Cừu Thạch bèn cho qua, không màng tìm tòi nữa. Trừ phi đến khi nào CừuThạch biết được qua miệng Đoàn Khuê Văn cái chết của gia gia nàng đã xảy ra như thế nào. Và danh tánh của gia gia nàng là ai, thì Cừu Thạch cònhy vọng tìm được hung thủ cho nàng. Còn bây giờ thì đành chịu vậy.
Nhẩm tính lại tháng ngày, Cừu Thạch biết là khoảng mười lăm ngày nữa thì Khả Mỹ Dung xem như được bình phục, cứ cước trình thế này, không vộithì Cừu Thạch tính có thể đến được Khô Lâu cốc tại Định Quân sơn sớmđược hai ngày. Như vậy cũng được. Thế là Cừu Thạch bèn khởi hành đi đếnĐịnh Quân sơn. Đương nhiên là có Đoàn Khuê Văn cùng đi tuy nàng khônglên tiếng hỏi xem chàng đi đâu.
Cừu Thạch vẫn tiếp tục men theo đường sơn đạo, cốt để kéo dài cuộc hànhtrình, miễn sao đến được Định Quân sơn đúng kỳ hạn là quá tốt. Và miễnsao Đoàn Khuê Văn vẫn tiếp tục vui vẻ là được rồi.
Đi được năm ngày đường như thế, đến giữa ngày thứ sáu, khi Cừu Thạch vàĐoàn Khuê Văn sắp đặt chân vào một trái núi, thì cả hai chợt nghe có một tiếng quát cực lớn vang lên :
- Đứng lại!
Thoạt nghe Cừu Thạch đã ngỡ là phen này chàng đụng độ với bọn lục lâmthảo khấu. Đến khi quay người lại để nhìn thì Cừu Thạch bất giác kinhnghi, khi nhận ra có đến ba người quen mặt vừa xuất hiện ngay phía sau.Cừu Thạch vọt miệng hỏi :
- Ra là tam vị tiền bối à? Tam vị kêu vãn bối dừng lại có gì để chỉ giáo không? Hay vẫn là việc Lam Chủy lệnh? Nếu thế thì vãn bối có nói vớimột người là đồng môn của tam vị là Lam Chủy lệnh hiện đang ở trong tayTừ Kinh Nhân. Tam vị đã biết điều này chưa?
Ba người vừa xuất hiện và vừa kêu Cừu Thạch đứng lại đúng là ba ngườithuộc Lam Y môn. Là người thứ hai, thứ năm và thứ bảy được bọn họ gọi là Nhị ca, Ngũ ca và Thất đệ.
Lúc này người đứng đầu là Nhị ca liền lên tiếng đáp lại :
- Biết. Bọn ta biết Lam Chủy lệnh hiện trong tay ai. Bởi đó ta mới kêu ngươi đứng lại.
Khẩu ngữ này Cừu Thạch cảm thấy khó nghe hay là bọn người Lam Y môn nàydo nhập Trung Nguyên được một thời gian nên đã nhiễm thói xưng hô ngạomạn.
Cừu Thạch không muốn chấp nhất điều này, hơn nữa dù bọn họ chưa biết,thì chàng cũng biết rằng họ vốn là sư bá, sư thúc của chàng. Vì mẫu thân của Cừu Thạch đứng hàng thứ tư. Nhưng bây giờ, cũng như sau này, CừuThạch sẽ tính đến chuyện nhìn nhận họ là đồng môn sư huynh đệ với mẫuthân.
Vì thế Cừu Thạch chỉ ngạc nhiên hỏi :
- Sao lạ vậy? Hay là đã có chuyện gì xảy ra với Lam Chủy lệnh rồi? Có phải thế không tiền bối?
Nhị sư bá của chàng gật đầu đáp :
- Đúng là như vậy!
- Vậy thì là chuyện gì, tiền bối đã không tìm được Từ Kinh Nhân ư? Nếuthế thì... vãn bối cũng phải bó tay thôi, vì vãn bối cũng đang tìm kiếmlão đây. Hay là thế này vậy, việc Lam Chủy lệnh, tiễn bối hãy cứ giaocho vãn bối khi nào vãn bối tìm được lão họ Từ, vãn bối nhân đó sẽ thuhồi Lam Chủy lệnh cho tiền bối luôn, được không?
- Trễ rồi!
Cừu Thạch càng kinh ngạc hơn khi nghe nhị sư bá của chàng nói thế, chàng liền hỏi :
- Trễ, thế là sao? Sao lại trễ? Hay là tiền bối đã thu hồi Lam Chủy lệnh được rồi? Nếu vậy thì vãn bối xin có lời khánh hạ.
Đến lúc này vị đứng hàng thứ bảy là Thất sư thúc của chàng mới lên tiếng chỉ để nói :
- Thôi! Đừng có đoán càn nữa Cừu Thạch. Ngươi còn chờ gì nữa mà không theo chúng ta về Thạch Cúc đảo?
- Sao lại về Thạch Cúc đảo? Tiền bối hãy nói rõ ra xem nào?
- Hừ! Ngươi đừng có lấy vải thưa mà che mắt thánh. Ngươi tưởng chúng takhông biết lai lịch của ngươi sao? Ngươi tưởng chúng ta không biết mẫuthân ngươi vốn là...
- Làm sao các ngươi biết chứ? Ai đã nói chứ?
- Hừ! Đúng là cây đắng không thể sanh trái ngọt, mẫu thân ngươi vốn là tiện nhân lăng loàn...
- Câm! Nếu các ngươi còn tiếp tục lăng nhục tiên mẫu thì đừng trách CừuThạch này không thể tiếp tục khách sáo được. Nói đi! Là ai đã cho cácngươi biết danh tự tiên mẫu? Ở Trung Nguyên này, trừ mỗi mình dưỡng phụcủa Cừu Thạch không thể có người nào biết được điều này.
Cả ba người Lam Y môn vừa nghe Cừu Thạch đã đưa mắt nhìn nhau rồi cất lên tiếng cười dài :
- Ha... ha... ha...
- Ha... ha... Ha...
- Ha... ha... Ha...
Cừu Thạch cố nén nhịn vì chàng không thể can ngăn họ cười. Dù sao bọn họ cũng là trưởng bối của chàng!
Đợi cho bọn họ cười xong, Cừu Thạch cố giữ giọng điềm tĩnh hỏi lại?
- Bây giờ các ngươi nói được rồi chứ?
Người đứng hàng thứ bảy liền đáp :
- Đáng lý chúng ta không được quyền nói. Nhưng mệnh lệnh thì chúng takhông thể không thi hành. Nghe đây này Cừu Thạch! Chính người đang giữLam Chủy lệnh đã cho chúng ta biết điều này và còn ra lệnh cho bọn taphải hạ sát ngươi nữa. Bởi đó nếu ngươi muốn tìm cho mình con đường sống thì tốt hơn hãy theo bọn ta về Thạch Cúc đảo để chịu tội trước sư tổ là sư phụ của mẫu thân ngươi. Bằng không thì chúng ta buộc phải thi hànhtheo nghiêm lệnh của người cầm giữ Lam Chủy lệnh đã ban ra. Thế nào? Hai đường ngươi hãy chọn một. Không có con đường thứ ba đâu! Chọn đi!
Cừu Thạch mấy phen rúng động khi nghe từng ấy lời của Thất sư thúc.Chàng nghĩ mãi không ra là tại sao Từ Kinh Nhân lại biết chàng có liênquan đến Lam Y môn, biết danh tự của mẫu thân mà báo cho bọn người Lam Y môn? Lão nguyên là ai trước khi khoác tên khác là Từ Kinh Nhân? Tại sao khi thoạt nhìn lão đã biết đấy là Lam Chủy lệnh lúc ở miếu Sơn Thầncạnh cây Du ở giữa rừng? Liệu lão có liên quan gì đến Lam Y môn không?Hay Thạch Kiện Toàn chính là lão?
Không điều nào Cừu Thạch tìm được câu giải đáp cả. Nhưng chàng không thể về Thạch Cúc đảo bây giờ. Chính mẫu thân chàng đã nghiêm cấm chàng làmđiều này, trừ phi chàng báo được thù thì khác. Cũng như Cừu Thạch khôngthể cùng bọn người Lam Y môn giao đấu được, vì làm như thế khác nàochàng đã có hành vi khi sư diệt tổ.
Thúc thủ cũng không được, giao đấu thì không xong, vậy thì Cừu Thạch chỉ còn mỗi một con đường, đó là tẩu vi thượng sách.
Cừu Thạch bèn hướng về ba vị môn nhân đệ tử Lam Y môn mà nói :
- Lệnh mà các vị nhận được là để đối phó với Cừu Thạch này phải không?
- Đương nhiên!
Cả ba đồng lúc mà lên tiếng đáp như thế.
Cừu Thạch lại hỏi :
- Vậy là không liên quan gì đến vị cô nương này, điều này đúng chứ?
Cừu Thạch vừa hỏi vừa đưa tay chỉ vào Đoàn Khuê Văn.
Nghe thế hai ngươi đệ nhị và đệ ngũ thì lẳng lặng gật đầu, còn vị đệthất thì lặng thinh không gật mà cũng không lắc, tạm thời Cừu Thạch chỉcần bấy nhiêu đó thôi. Do đó chàng lại lên tiếng :
- Vậy thì... tại hạ có thể nói vài điều với vị cô nương này không?
Những tưởng là Cừu Thạch đã chọn con đường thứ nhất là thúc thủ và chịucùng đi với họ về Thạch Cúc đảo, nên nhị vị đệ nhị và đệ ngũ lại gậtđầu, còn vị đệ thất thì nói :
- Nói gì thì nói nhanh lên, ta không đủ thời gian đâu để đứng đây chứng kiến chuyện thường tình của bọn nữ nhân.
Thoáng có sắc giận, Cừu Thạch liếc nhìn vị đệ thất một cái, đoạn quay lại với Đoàn Khuê Văn :
- Cô nương, vậy là tại hạ phải chia tay cô nương, cô nương hãy liệu mà bảo trọng.
Mường tượng đối với Đoàn Khuê Văn không việc gì quan trọng cho bằng việc Cừu Thạch giúp nàng tìm cho ra thù nhân, nên nàng lên tiếng :
- Ngươi định ly khai ta à?
- Đúng thế! Cô nương không nghe bọn họ nói đấy sao?
Nàng lại nói :
- Thạch Cúc đảo là địa phương nào? Có xa không?
- Tại hạ không biết chính xác, nhưng đã là đảo thì dứt khoát phải ở tậnbiển Đông rồi. Đương nhiên là xa, mà sao cô nương lại hỏi thế?
Đoàn Khuê Văn liền đáp :
- Ta tưởng gần đây thì ta theo ngươi, nhưng nếu đã là xa đến vậy thì ngươi đừng đi, hãy đi với ta trước đã.
- Hừ! Đồ mặt dày, không biết ngượng. Có thứ nữ nhân nào bám rịt lấy nam nhân như thế không biết!
Nếu là do kẻ khác nói chứ không phải là vị đệ thất thuộc hàng trưởng bối thì có lẽ Cừu Thạch đã phác tác lên không cho nói trọn câu rồi. NhưngCừu Thạch không phát tác thì đã có Đoàn Khuê Văn. Nàng quay lại sừng sộvới vị đệ thất :
- Các hạ nói ai mặt dầy, ai không biết ngượng?
Vị đệ thất liền lên tiếng quát lại :
- Ta nói con tiện tỳ ngươi đấy. Có sao không?
Trong khi Cừu Thạch khấp khởi mừng thì hai vị đệ nhị và đệ ngũ đã kịpcan ngăn vị đệ thất lại khi thấy Đoàn Khuê Văn đưa tay cầm ngay đốckiếm.
- Thất đệ! Hôm nay sao đệ lỗ mãng thế? Còn không mau tạ lỗi người ta à?
Vị đệ thất biết rõ mình đã sai nhưng vẫn hậm hực nên chỉ nói cộc lốc :
- Hừ! Xin lỗi đó.
Đoàn Khuê Văn nhếch môi cười khinh bỉ, nàng buông tay ra khỏi đốc kiếm ném ra một câu :
- Miệng hùm gan sứa, thử không xin lỗi coi, xem cái đầu còn trên cổ không cho biết. Hừ!
Đó là bản tính của Đoàn Khuê Văn. Nàng nghĩ sao nói vậy, nể Cừu Thạchlắm nên nàng chỉ nói có thế thôi, bằng không nàng dễ dàng gì chịu buôngkiếm
Nhưng hai vị đệ nhị và đệ ngũ nghe thế liền tái mặt, còn vị đệ thất thìkhông phải nói. Lão gầm lên và lao bổ vào chỗ Đoàn Khuê Văn đang đứng :
- Tiện tỳ mặt dày, ta mắng ngươi đó, có giỏi lấy thủ cấp của ta xem nào!
Choang!
Lần này không kiềm được nữa, Đoàn Khuê Văn vẫn bằng thủ pháp nhanh không tưởng, vừa rút trường kiếm ra đã chống ngay mũi kiếm vào huyệt Hầu Lộcủa vị đệ thất. Trong lúc tất cả đều run sợ, Đoàn Khuê Văn đã giữ nguyên tư thế đó, không đâm thẳng vào, cũng không rụt lại, nàng cười khẩy mộttiếng, đoạn bảo :
- Thế nào? Ngươi có dám nhắc lại lời ngươi nói rồi không? Đồ miệng hùmgan sứa, sao? Sợ rồi à? Hừ! Muốn sống hãy tạ lỗi bản cô nương đi nào!Nói!
Miệng nàng thì quát lớn chữ “nói” còn tay kiếm của nàng thì khẽ nhích một cái khiến cho hai vị đệ nhị và đệ ngũ đã phải kêu to :
- Cô nương! Xin lưu tình...
- Thất đệ. Mau nói đi...
Còn vị thất đệ thì đúng là hạng tham sinh úy tử, nghe Nhị ca bảo thế, lão liền lắp bắp nói :
- Lão... lão... à... tại hạ lỡ lời... thất ngôn. Xin... xin cô nương... dung tình!
Được thể Đoàn Khuê Văn càng làm gì hơn, nàng nói :
- Ta bảo ngươi là hạng miệng hùm gan sứa vậy ngươi bảo có đúng không?
- Đúng... đúng lắm!
- Ha ha ha... nguyên bản cô nương không muốn can thiệp vào chuyện củabọn ngươi, đừng tưởng là bản cô nương dễ trêu nhé. Nghe đây, bản cônương không cần biết giữa các ngươi và Cừu Thạch đây liên quan thế nào,nhưng bản cô nương đang có chuyện cần Cừu Thạch. Vậy các ngươi cút hếtđi, đợi khi nào Cừu Thạch đã xong công việc của bản cô nương thì cácngươi muốn làm gì đó thì làm. Vậy có được không?
Vị đệ thất đang ở trong tư thế đó Đoàn Khuê Văn bảo gì lão lại khôngnghe, nhưng ở bên ngoài thì vị đệ nhị và đệ ngũ đã cấp thời kêu lên :
- Như vậy sao được?
- Cô nương. Xin đừng làm khó cho...
Chỉ nghe được thế là Đoàn Khuê Văn đã rụt kiếm lại ngay, nàng nhìn cả ba và nói :
- Bản cô nương biết là các ngươi bất phục. Được lắm! Vậy thì thế này,bản cô nương không đồng ý cho Cừu Thạch đi đâu cả, các ngươi thì ngượclại. Nếu thế thì xin mời. Hễ các ngươi thắng được bản cô nương một chiêu hay nửa thức thì các ngươi muốn sao cũng được. Còn như bản cô nương đây trễ tay thì Cừu Thạch phải đi với bản cô nương. Đồng ý không? Ai trướcđây? Hay là liên thủ nào?
Vừa trông thấy thái độ này và nghe những lời này của chàng, Cừu Thạchhiểu ngay được tâm trạng tự tin của nàng do đâu mà có. Điều này hoàntoàn dễ hiểu khi Từ Kinh Nhân hiện được mọi người trên giang hồ xem làđại ma đầu thì võ công còn kém Cừu Thạch, lão phải bỏ chạy không kể gìlà thể diện trước công phu của chàng. Thế mà Đoàn Khuê Văn chỉ kém hơnCừu Thạch chỉ một chút thôi, vậy thử hỏi Đoàn Khuê Văn không tự tin saođược?
Nhưng có một điều mà Cừu Thạch cũng phải e dè cho nàng. Đó là lộ số củangười Lam Y môn ra sao thì chính chàng còn chưa biết rõ, nói gì đến Đoàn Khuê Văn. Tuy nhiên, Cừu Thạch cũng không thể nào nói ra điều này choĐoàn Khuê Văn nghe được, nếu chàng không muốn giữa chàng và Lam Y môntình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Thế là sau khi Đoàn Khuê Văn nói xong, ba người Lam Y môn tuy chưa bàytỏ thái độ đồng ý hay không đồng ý với điều kiện mà Đoàn Khuê Văn vừanêu, nhưng vị đệ thất sau cái nhục bại vừa rồi đúng là bất phục. Lão cho rằng vừa rồi lão chỉ sơ sểnh mà thôi, cho rằng Đoàn Khuê Văn đã xuất kỳ bất ý nhân lúc lão bất phòng mà uy hiếp được lão mà thôi, chứ Đoàn Khuê Văn chỉ là một cô bé niên kỷ khoảng đôi chín thì làm sao có công phuhỏa hầu bằng được lão có đến hơn bốn mươi năm công phu tu vi khổ luyện.
Bởi đó vị đệ thất không đợi Đoàn Khuê Văn giục lần thứ hai lão đã ứng tiếng, nhưng lần này lão tỏ ra khách sáo hơn, lễ độ hơn :
- Được, lão là Thạch Ký Đảo, xin được cô nương chỉ giáo.
Nói xong Thạch Ký Đảo đã nhất bộ bất động áp tới xòe hữu chưởng to nhưchiếc quạt nan vỗ ngay vào chính diện của Đoàn Khuê Văn. Trong lúc đóthì tả chưởng của Thạch Ký Đảo lại lấp ló sau hữu chưởng, hờm sẵn đó chỉ chờ Đoàn Khuê Văn có một phản ứng nào đó hoán chuyển bộ vị là lão sẽbiến chiêu ngay.
Nhìn thủ pháp này với tầm nhìn đã cao tuyệt của Cừu Thạch thì chàng biết ngay lộ số cơ bản về võ học của Lam Y môn về biến hóa huê dạng nhưngkhông kém phần lợi hạ, đó là nguyên lý hư hư thực thực của võ học mà môn phái Võ Đang vẫn thường ứng dụng. Thực trong hư, hư trong thực, hư sinh hư, thực sinh thực, biến hóa khôn lường như Âm và Dương trong lưỡng nhị cực.
Để đối phó với nguyên lý này thì hoặc là Đoàn Khuê Văn cũng phải biếnhóa theo, điều này thì Đoàn Khuê Văn có thể thực hiện được với CửuChuyển võ học có đến chín lần biến hóa, hoặc giả Đoàn Khuê Văn ứng dụnglối đánh chân phương, không có hư chiêu, chỉ có thực chiêu mà thôi. Muốn làm được điều này thì Đoàn Khuê Văn phải có nhận định tinh tường sắcsảo. Xem chiêu nào của đối phương là hư để không màng tới, xem chiêu nào là thực để đối phó lại theo đấu pháp hậu phát chết nhân. Còn như ĐoànKhuê Văn không đủ trầm tĩnh để nhận định cho đúng là ứng dụng đấu phápnày thì lợi bất cập hại, nhất là đối phương có võ công trên bậc nàng
Trong lúc luồng ý nghĩ đi qua đầu Cừu Thạch nhanh như chớp lóe là thếthì Đoàn Khuê Văn đã xuất thủ rồi. Và đúng là Đoàn Khuê Văn đã ứng dụngbiện pháp thứ hai rồi.
Dĩ bất biến ứng vạn biến. Đoàn Khuê Văn tuy chỉ mới xuất đạo nhưng lạicó đầy sự trầm tĩnh. Nàng cứ thản nhiên chờ cái nan quạt kia vỗ sát vàochính diện của nàng Không ngoài dự liệu của Cừu Thạch, Thạch Ký Đảo ngay chiêu đúng là hư chiêu, nhưng khi thấy Đoàn Khuê Văn vẫn yên vị đó, lão lập tức biến từ hư chiêu sang thực chiêu. Lão gầm lên một tiếng ngaylúc dồn nội kình vào hữu chưởng, quyết chỉ một chiêu này gỡ lại đòn nhục bại vừa rồi.
- Tiện tỳ đáng chết!
Mọi diễn biến xảy ra nhanh đến không đầy cái chớp mắt. Khi trông thấytình hình này, Cừu Thạch thoáng lo ngại cho Đoàn Khuê Văn, không hiểunàng có kịp đối hay không?
Nhưng chàng đã lo ngại hão, đồng thời với nỗi lo của chàng, đồng thờivới tiếng gầm của lão Thạch Kỳ Đảo thì Đoàn Khuê Văn đã khanh khách cười lên :
- Ha ha ha... Ai chết nhỉ?
Cùng với tràng cười hồn nhiên, thân hình của Đoàn Khuê Văn vẫn bất động, Cừu Thạch do có cái nhìn tinh tường hơn đã thấy hữu thủ của nàng chớpđộng một cái là thanh trường kiếm của nàng đã như con quái xà chiêu đầunhọn vào la huyết hầu lộ của Thạch Kỳ Đảo, vẫn là huyết hầu lộ của Thạch Kỳ Đảo như mới rồi. Có khác chăng là thanh trường kiếm của nàng lần này ở tư thế từ dưới chếch lên trên, không phải đưa ngang ra như lần trước. Chỉ với vị thế đó thì trường kiếm của nàng mới lách được tả chưởng củaThạch Kỳ Đảo vẫn an tường đặt ngay trước ngực mà thôi.
Trong lúc Cừu Thạch len len thở phào nhẹ nhõm thì lão Thạch Kỳ Đảo đãkêu lên be be khi lão biết mình đã bại nhưng vẫn còn sống :
- Quái! Cái này đâu phải là chân tài thực lực, chỉ là xảo học của bọn người mãi võ Sơn Đông mà thôi. Ta... ta bất phục.
Vốn đang vui, Đoàn Khuê Văn nghe thế liền rút kiếm lại, cắm vào lưng, đoạn nói :
- Được! Để lão tâm phục khẩu phục, bản cô nương thôi không dùng kiếmnữa, để xem lão có gọi là mãi võ Sơn Đông không cho biết. Xuất thủ đinào.
Biết là đối phương đã nhượng lão lần nữa, điều này chứng tỏ đối phươngkhông phải là tay xoàng như lão đã nghĩ. Thế là Thạch Kỳ Đảo cẩn trọnghơn trong lần này. Lão ra bộ trầm trọng hơn, nhưng song thủ của lão lạinhư biến thành hàng nghìn cánh tay vậy. Cái này mới đúng là Hư trung hữu thực, có khi lại là Hư trung hư với ý đồ làm cho đối phương loạn nhãn,loạn thần
Đoàn Khuê Văn cũng không chậm, thân hình của nàng vụt nhòe đi, còn mờ ảo cả song thủ của Thạch Ký Đảo nữa, khiến cho Thạch Ký Đảo xây xẩm mặtmày vì không còn đối tượng cho lão vờn song thủ ước muốn làm cho đốiphương loạn nhãn, loạn thần nữa.
Cừu Thạch đứng ngoài tham chiến cũng phải tấm tắc khen thầm khi thấyĐoàn Khuê Văn dùng Cửu Chuyển Thần Long bộ để dùng sở trường của đốiphương để chống lại chính sở trường của đối phương. Dùng vạn biến chốnglại vạn biến. Hễ bên nào biến ảo nhanh hơn thì bên ấy thắng
Rốt cục, Thạch Kỳ Đảo cứ quay tròn quanh thân, song thủ vẫn tiếp tụcchập chờn vừa tự bảo vệ lấy lão, vừa mong nhận được nhân dạng của đốiphương để từ hư chiêu đổi sang thực chiêu, chấm dứt tình trạng này sớmchừng nào hay từng nấy
Nhưng Đoàn Khuê Văn đâu để cho Thạch Kỳ Đảo thành toàn tâm nguyện. Nàngcàng tận lực hơn vào Cửu Chuyển Thần Long bộ khiến cho Thạch Ký Đảo phải tự xoay quanh thân nhanh hơn nữa, không khác nào con vụ đang quay vậy
Thạch Kỳ Đảo càng lâm vào tình trạng thế này, lão càng giận hơn, càng gầm thét to hơn :
- Chạy đâu! Sao không giỏi đứng lại chạm chưởng với ta nào. Chạy như thế lấy gì làm hay nào? Hèn thế! Nhát thế! Đứng lại xem, có gan đứng lạicho lão gia xem nào.
Trong lúc Thạch Ký Đảo đang gầm thét lên như thế, Cừu Thạch đứng ngoàisuýt nữa đã bật cười lên, trong khi hai vị nhị đệ và ngũ đệ lại sượngđến đỏ mặt, xấu hổ thay cho thất đệ của họ. Vì Đoàn Khuê Văn thật ra đãdừng lại từ lâu rồi, nàng đang khoanh tay trước ngực, vừa nhoẻn miệngcười, vừa nhìn lão Thạch Ký Đảo đang như con rối, tự múa may lấy mộtmình, và tự gầm thét cho chính lão nghe
Quá đỗi hổ thẹn, lão Ngũ bèn hét lên :
- Thôi! Dừng lại đi! Thất đệ làm cho ta và Nhị ca không biết phải tìm lỗ nào để mà trốn nữa. Còn không biết thẹn à?
Nghe thế, lão thất mới dừng lại, thân hình theo đà quay vẫn còn lảo đảo vừa nhìn hai vị sư ca vừa phân trần :
- Đệ có lỗi gì đâu mà Ngũ ca lại mắng? Là do con tiện tỳ... a! Ngươi đây rồi! Có dám chạm chưởng với ta không nào?
Lão nhị và lão ngũ chưa kịp phản ứng gì khi nghe thất đệ của họ nói thế, ngay lúc lão thất đã nhận ra được chỗ đứng của Đoàn Khuê Văn.
Vì Thạch Kỳ Đảo vừa nói xong đã vẫy một lúc đến hai chưởng vào Đoàn Khuê Văn không cần biết cuộc giao chiến vừa rồi ai thua ai được. Cũng khôngcần biết Đoàn Khuê Văn có chấp nhận lời thách thức của lão hay là không.
Lão không cần biết gì hết. Lão đã tận lực bình sinh dồn hết nội kình vào song chưởng với mong muốn là dùng cái trội hơn về công phu tu vi củalão hòng đè bẹp Đoàn Khuê Văn cho hả tức. Đó là lão nghĩ thế. Và chínhhai vị đệ nhị và đệ ngũ cũng đã nghĩ thế khi họ dường như cố tình trùngtrình không gọi thất đệ của họ dừng tay lại.
Nhưng Cừu Thạch vốn đã từng giao đấu với Đoàn Khuê Văn thì lại nghĩkhác. Và chính Đoàn Khuê Văn cũng muốn dạy cho bọn người Lam Y môn mộtbài học nhớ đời khi nàng chỉ dùng độc nhất hữu chưởng để đối chọi lạisong chưởng của Thạch Ký Đảo. Nàng đã âm trầm nạt lên nho nhỏ :
- Sao lại không dám chứ? Xem này!
Và ngay sau tiếng nạt của Đoàn Khuê Văn thì lão đệ nhị và đệ ngũ mớibiết là nguy tai. Hai lão chỉ kịp kêu thầm lên trong lòng thì chưởngkình của song phương đã chạm nhau gây ra một tiếng nổ kinh hồn.
Ầm! Ầm!
Một chưởng của Đoàn Khuê Văn chạm vào chưởng đầu của Thạch Ký Đảo đãkhông bị tan mất đi, mà lại kịp thời biến chuyển theo bí quyết CửuChuyển trong Cửu Chuyển Dương Nhật chưởng chạm tiếp vào chưởng thứ haicủa Thạch Kỳ Đảo. Khiến cho tiếng chấn kình sau kêu to hơn tiếng chấnkình đầu tiên. Và làm cho Thạch Ký Đảo đang cố trụ tấn lại bị đẩy lùi,cày sâu hai gót giầy vào mặt đất tạo thành hai vệt sâu đến hàng thước và dài đến hơn trượng. Cuối cùng, khi Thạch Ký Đảo trụ thân lại được thìlão đã phải thổ ra một bụm máu tươi.
- Ọc! Công phu thật thâm hậu... Ta khẩu phục, tâm phục...!
Cừu Thạch mấy phen định trợ thủ với thất sư thúc nhưng chàng cứ dợm lêndợm xuống mấy lần rồi đành phải thôi. Vì chàng đã kịp nhìn thấy ĐoànKhuê Văn khe khẽ lắc đầu, hàm ý bảo chàng đừng can thiệp, lão không chết đâu mà lo.
Bởi đó, khi thấy Thạch Ký Đảo cố gượng để nói lên được điều đó, tronglúc hai lão đệ nhị và đệ ngũ cùng một lúc lao đến thất đệ của họ để xemqua nội tình thương thế thì Đoàn Khuê Văn đã nhanh hơn họ một bước.
Không hiểu tự lúc nào Đoàn Khuê Văn đã lấy ra một hoàn linh đan, nànglao nhanh đến chỗ lão thất, một tay nàng nhét hoàn linh đan vào miệngcủa lão thất, tay còn lại nàng điểm một lúc những năm đại huyệt là PhúcKết, Vân Môn, Chí Đường, Khí Hải và Cự Linh để trợ lực cho lão thất khivừa phục dược xong.
Nhìn thấy cử chỉ này của Đoàn Khuê Văn, hai lão đệ nhị và đệ ngũ tuybiết rằng Đoàn Khuê Văn có hảo ý nhưng lại kinh hoàng đến thất thần vìnhận ra những đại huyệt mà Đoàn Khuê Văn vừa điểm đều là những tử huyệtcả!
“Không khéo Thất sư thúc không toàn mạng!”.
Chính Cừu Thạch cũng phải kinh tâm tán đởm mà nghĩ thế, nhưng sau phảnứng tất yếu đó là Cừu Thạch đã kịp nghĩ lại, chàng hoàn toàn yên tâm khi nhớ rằng Đoàn Khuê Văn có một vị gia gia là danh y không lẽ Đoàn KhuêVăn không rành về y lý.
Nhưng mãi cho đến lúc Cừu Thạch nghe Thất sư thúc thở phì ra một tiếng rồi lại nói :
- Ân hạ thủ lưu tình và cứu tử này Thạch Ký Đảo ta không bao giờ quên! Đa tạ!
Thì Cừu Thạch mới thật sự thấy được nhẹ nhõm, đánh thì đánh, thi ân thìvẫn thi ân, bảo sao Thạch Ký Đảo không vừa kính vừa phục?
Quả nhiên sau đó khi Đoàn Khuê Văn hướng về hai vị đệ nhị và đệ ngũ mà nói :
- Rồi đó! Đến lượt ai trong nhị vị?
Thì hai vị này nhìn nhau, xong lại gật đầu. Đoạn nhị sư bá của Cừu Thạch đã lên tiếng :
- Xem như là bọn lão đã thua cuộc. Tuy nhục bại nhưng bọn lão không lấyđó làm giận. Chỉ không biết phục mệnh làm sao đây. Cừu Thạch ngươi cứtùy tiện! Nhưng ta phải nói cho ngươi biết một điều.
Cừu Thạch bèn vòng tay lại và nói :
- Xin lão tiền bối cứ chỉ giáo, là điều gì?
Lão đáp :
- Từ Kinh Nhân sẽ không buông tha ngươi đâu. Vậy ngươi đừng có ngạcnhiên khi thấy người Lam Y môn lại xuất hiện ngăn trở bước đường củangươi. Thôi! Chúng ta đi nào.
Nhìn bóng dáng ba người Lam Y môn đi khuất hẳn, Cừu Thạch quay sang nhìn Đoàn Khuê Văn nửa kính phục vừa kinh nghi khi nói :
- Vậy là từ đây về sau tại hạ phải phiền đến cô nương nữa rồi! Khôngbiết là đến khi nào đây nữa. Hừ! Từ Kinh Nhân, lão là ai đây?
Đoàn Khuê Văn sau đó tuy đi theo Cừu Thạch nhưng không còn vui được nữa. Nàng luôn luôn trầm tư và suy nghĩ.
Suy nghĩ về điều gì? Không ai biết trừ chính Đoàn Khuê Văn.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]