Lúc này ở Cao Bằng mười vạn quân do Thiết Cáp Nhĩ chỉ huy đang tấn công thành Nà Lữ, trong đó có ba vạn cung thủ là đội quân tinh nhuệ nhất của Thiết Cáp Nhĩ, đội quân này dùng cung cứng, tên sắt đã trải qua trăm trận đánh đâu thắng đó. Cố thủ thành Nà Lữ là Đô đốc Lộc và lãnh binh Nguyễn Công Trứ cùng một vạn quân trang bị súng trường 1874, hai mươi khẩu cối 80ly và mươi hai súng máy Maxim. Thành Nà Lữ được xây theo hình tứ trụ, diện tích 357 ha, thành phía Bắc dài 770m, phía Tây dài 570m, phía Nam dài 490m. Vật liệu là gạch vồ, chân thành được kê bởi các tảng đá to và phẳng, cổng thành làm bằng loại gỗ nghiến to, dày, rất kiên cố. Thành có bốn cửa: cửa Đông thông ra sông Mãng, cửa Tây thông ra cánh đồng Nà Thính, cửa Nam thông ra cánh đồng Nà Lữ, phía bắc giáp với Khau Phước thông ra hệ thống chiến lũy núi Khắc Thiệu.Nhìn từ ngọn núi Bế Khắc Thiệu, vùng Nà Lữ có thế của hình chữ vương vững chãi. Từ trên thành nhìn qua kính viễn vọng Công Trứ nhìn thấy các cỗ pháo Hồng Y, xe thang, xe lâu và xe công thành đang kéo đến, cùng với các cánh quân trang bị chủ yếu là cung tên và gươm giáo Trứ lắc đầu những thứ vũ khí cổ điển này làm sao có thể chống lại hỏa lực của quân Tây Sơn. Việc tấn công của Quân Thanh chẳng khác nào cuộc tự sát tập thể. Sau khi mấy cỗ Hồng Y Pháo bị súng cối bắn tan nát, Thiết Cáp Nhĩ cho quân cung thủ tấn công. Cung thủ chỗ dựa niềm tin của Thiết Cáp Nhĩ cũng trong thời gian ngắn ngủi bị hỏa lực của pháo cối bao trùm toàn bộ. Đội ngũ chỉnh tề lũ lượt bị đạn pháo bắn loạn, tầm bắn của cung tiễn thủ chỉ có tác dụng trong tầm từ năm mươi tới một trăm mét. Trước khi tiến được vào tầm bắn hiệu quả, bọn chúng phải đón nhận khảo nghiệm của súng đạn hỏa lực dồn dập từ súng cối và súng máy. Dưới hai tầng đả kích như vậy, có thể tiến vào tầm bắn chỉ lẻ tẻ mấy tên, cho dù có thể vô tình bắn ra được mấy mũi tên, cũng rất nhanh bị tay súng thiện xạ của quân Tây Sơn hạ gục. Mà những thứ vũ khí công thành như xe thang, xe lâu và xe công thành, máy bắn đá, tốc độ di chuyển của chúng thật quá chậm, kết quả là trở thành bia cho các pháo thủ của quân Tây Sơn luyện tập nhắm bắn. Trong tiếng nổ liên tục của đạn bách kích pháo, xe thang tan nát, các loại gỗ rơi xuống đập vào không ít người phe mình. Xe lầu bị bắn đứt ở giữa, lính hỏa mai trên xe lầu toàn bộ từ lưng chừng không rơi xuống ngã tới gần chết, xe công thành còn chưa đi được bao xa, đã bị súng cối bắn trúng trực tiếp làm tan thành mảnh vụn, đổ xụp xuống đất. Duy nhất còn có chút tác dụng là máy bắn đá, bởi vì tầm bắn của nó rất xa, súng cối muốn nhắm trúng nó là rất khó khăn, Bị chúng tìm đúng cơ hội ném ra năm sáu khối đá lớn, làm nóc thành lâu bị đập một lỗ thủng lớn, nhưng sau liên tục mười mấy phát đạn súng cối bùng nổ, tay đòn của chúng cũng bị bắn gấy rồi, quan binh quân đội Thanh xúm dưới tay đòn của nó cũng bị nện thành thịt vụn. Với chiến thuật biển người quân Thanh vẫn tiếp tục tràn lên, bộ binh dùng thang áp vào tường thành, quân Tây Sơn ném lựu đạn làm gẫy thang. Quân Thanh tiếp tục tràn tới leo qua xác đồng đội lao lên, hết lớp nọ đến lớp kia xác người ngày càng chồng cao như thang dần dần cách mặt thành tầm một mét. Súng máy Maxim bắn liên tục đến nỗi nước làm mát đổ liên tục. Quân Tây Sơn bóp cò súng đến tê dại cả ngón tay, lựu đạn ném ra cũng tê dại cánh tay quân Thanh vẫn tràn lên. Đô đốc Lộc vội cho bắn pháo hiệu một lúc sau trên trời có tiếng kêu ù ù, hai mươi chiếc khinh khí cầu từ đèo Gió bay đến, cạnh mỗi cái giỏ treo lủng lẳng sáu quả bom loại mười cân. Khi những quả bom rơi giữa đám đông, những tiếng nổ rung chuyển mặt đất, những mảnh xác người văng tứ tung. Trong chốc lát mặt đất chi chít các hố lồi lõm, quân Thanh hoảng sợ bỏ chạy tứ tán. Sau khi quân Thanh rút lui tranh thủ lúc nghỉ ngơi Công Trứ cho quân băng bó vết thương, kiểm tra thấy một nghìn người bị thương vong. Quân Thanh thiệt hại bốn vạn quân, cùng toàn bộ thiết bị công thành. Sông Mãng đỏ rực màu máu và xác chết trôi. Sáu tháng sau cuộc chiến người dân quanh sông không dám bắt tôm cá. Buổi tối hôm đó thông qua địa đạo bí mật đã đào từ cách đây mấy tháng theo đề nghị của Nguyễn Công Trứ, bốn nghìn quân bí mật ra khỏi thành tiến về phía trại địch. Cánh quân này do Nguyễn Công Trứ chỉ huy, mang theo cả mấy xe ngựa chở súng Maxim. Lúc này tại doanh trại Thiết Cáp Nhĩ đang họp bàn với các tướng, Thiết Cáp Nhĩ nói. — QUẢNG CÁO — - Trong đời cầm quân của ta có thắng có bại, nhưng chưa bao giờ ngay ngày đầu công thành tổn thất lớn thế này, gần một phần ba quân đội bị thương vong, quân Tây Sơn có hỏa khí thật đáng sợ. Tạm thời ngày mai chúng ta dừng tấn công để bàn tính cách khác. Sau đó Cáp Xích Lỗ cho mọi người nghỉ ngơi, sau một ngày chiến đấu, hò hét chỉ đạo quân, các tướng lĩnh ai nấy đều rất mệt mỏi. Lúc này quân do Nguyễn Công Trứ chỉ huy đã đến gần trại địch. Trứ cho chia quân làm ba cánh. Bản thân dẫn ba nghìn quân đột nhập trại chính, mỗi cánh còn lại dẫn năm trăm quân cùng xe ngựa chở súng Maxim nhằm phục kính đánh chặn hai trại tả hữu nếu kéo quân sang cứu viện. Sau khi quân đặc công bí mật xâm nhập tiêu diệt các toán lính gác, Trứ ra lệnh ba nghìn quân còn cách doanh trại một trăm mét dùng lựu đạn AT lắp vào đầu súng nhằm các lều của giặc phóng tới, còn súng cối nhằm vào các lều lớn khai hỏa. Ba nghìn quả lựu đạn AT trút xuống khu lều trại, tiếng nổ cộng hưởng rền vang như sấm lều trại đổ sập, các mảnh lều trại, xác người bay tứ tung. Sau một ngày công thành mệt mỏi tiếng nổ làm những tên lính còn sống sót choàng tỉnh, nhốn nháo chạy ra ngoài. Sau ba đợt phóng lựu đạn AT, Trứ phát lệnh xung phong tấn công vào trại quân địch hoảng loạn, Cáp Xích Lỗ đang ngủ bật dậy vội cùng lính cận vệ ra ngoài chạy chỉ huy quân lính cố gắng cầm cự, chờ hai trại sang cứu viện. Quân Tây Sơn tràn vào trại, ném lựu đạn và phun hỏa hổ làm cả trại rực cháy, thấy trại chính bị cháy hai trại tả hữu vội mang quân sang ứng cứu nhưng giữa đường bị trúng địa lôi và quân Tây Sơn dùng súng máy bắn chặn lên bị khựng lại. Trong đêm tối những luồng đạn súng máy như lưỡi con quái vật liếm vào đội hình quân Thanh, lưỡi đỏ đó đến đâu quân Thanh đổ ngục đến đấy, làm quân địch hoảng sợ tháo lui. Do quân Thanh liều chết cầm cự lên đến gần sáng Trứ ra lệnh rút lui khỏi trại chính. Sáng hôm sau kiểm điểm lại quân Thanh chết mất hai vạn quân, còn quân Tây Sơn mất một nghìn người. Mấy hôm sau viên tham tướng đến gặp Cáp Xích Lỗ và hiến kế. - Theo ý tại hạ ta không thể cường công thành của Tây sơn cho nên đi vòng qua, theo lối Tuyên Quang để xuống Thăng Long. Lúc đó ta sẽ cho quân phục kích nếu quân Tây Sơn đuổi theo chắc là tiêu diệt được. Cáp Xích Lỗ khen là kế hay cho quân lập tức thi hành. Ngày hôm sau quân do thám báo về Quân Thanh đang theo ngả Tuyên quang xuôi xuống Thăng Long Đô đốc Lộc bàn với Lãnh binh Trứ. — QUẢNG CÁO —
- Chắc quân địch công thành bị tổn thất nghiêm trọng nên phải đi đường khác. Ta sẽ dẫn sáu nghìn quân đuổi theo, ngươi ở lại giữ thành, nếu không nhân cơ hội này đuổi đánh quân Thanh để địch tràn xuống Thăng Long chúng ta sẽ bị hoàng thượng trách tội. Công Trứ can. - Quân địch lực lượng còn đông hơn chúng ta đã vội vã rút đi, e rằng có gian kế. Theo ý tại hạ ta nên án binh bất động chờ xem tình hình thế nào đã. Nhưng Đô đốc Lộc nóng lòng lập công cương quyết không nghe, mang quân đuổi theo. Đi đến một hẻm núi thì mất dấu, bỗng nhiên thấy tiếng pháo lệnh nổi lên Quân Thanh ùa ra vây chặt, Lộc than. - Ta tham công, không nghe lời của Lãnh binh Trứ nên mắc mưu địch rồi. Liền hạ lệnh cho quân tập trung mở đường máu chạy nên một ngọn đồi nhỏ gần đó. Do đánh giáp lá cà mất lợi thế về hỏa khí nên khi tới ngọn đồi lúc này chỉ còn nghìn người người, quân Tây Sơn liều chết ném lựu đạn, bắn súng, lăn đá để cố thủ quân Thanh vây chặt ngọn đồi và bắc loa kêu hàng. Đúng lúc này đột nhiên thấy vòng vây địch rối loạn, quân địch dãn ra thì ra Lãnh binh Trứ dẫn bốn nghìn quân phá vây cứu viện, khi hai người thoát khỏi vòng vây, Công Trứ ra lệnh bốn chiếc xe ngựa chở súng Maxim ở lại chặn hậu nhờ đó đám quân còn khoảng hai nghìn người chạy thoát. Khi về gần đến thành thấy đã cắm cờ của quân Thanh, do lúc Trứ đi địch cho người đóng giả quân Lộc thua về báo tin nhân lúc hỗn loạn cướp được thành. Lộc than — QUẢNG CÁO —
- Trời hại ta rồi, ta còn mặt mũi nào nhìn Hoàng Thượng nữa. Đô đốc Lộc rút kiếm định tự sát. Công Trứ liền can - Còn nước còn tát tướng quân đừng quá bi quan, đến nước này ta sang bên ngả Hưng Hóa hội quân với Đô Đốc Long tìm cơ hội lấy công chuộc tội. Đô đốc Lộc nghe lời dẫn số quân còn lại sang hội quân với Đô Đốc Long.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]