Chương trước
Chương sau
Dao gạch được gọi bằng cái tên kì cục như vậy bởi vì dùng nó chém gạch hệt như dao cắt vào miếng đậu hũ, đơn giản, nhanh gọn. Tôi tin rằng so về độ cứng rắn giữa cái đầu tôi và viên gạch, chênh lệch như nào hẳn không cần đoán cũng biết.
Tôi còn cho rằng bản thân mình hôm nay sẽ phải chết, nào ngờ lúc “Vương Nhị Cẩu” vung dao chém tới, thân thể tôi đột nhiên lùi về sau vài bước, vừa vặn đã tránh được một dao này.
“Tháo đôi giày tử ra!”
Âm thanh của ngài Trần vang lên sau lưng tôi. Tôi lập tức biết được vừa rồi ngài Trần ở phía sau kéo tôi lùi về, ông ta đã cứu tôi một mạng.
Tôi nghe thấy lời ông ta nói, nhanh tay cởi đôi giày trên chân ra. Kì lạ thay khi tôi vừa tháo giày ra, tay chân đột nhiên có cảm giác, có thể đi, cũng có thể chạy. Không chần chừ quá lâu, tôi chạy nhanh ra phía sau quan tài, trốn phía sau ngài Trần.
“Vương Nhị Cẩu” đứng đối diện với chúng tôi, trên mặt gã ta còn dán di ảnh của thợ nề Trần, mà trong di ảnh đó thợ nề Trần đang cười, nụ cười cực kỳ quỷ dị.
Ngài Trần không vội vã ra tay, ông ta chỉ tay vào di ảnh thợ nề Trần mà mắng “Thợ nề Trần, ngươi chỉ là hồn nhập vào cơ thể hắn. Người chết hồn về, cái quy tắc này ông cũng biết. Hãy đi đi, đừng ép tôi phải ra tay”
Di ảnh của thợ nề Trần vẫn duy trì nụ cười quỷ dị đó, nhưng từ trong cổ họng của “Vương Nhị Cẩu” lại có âm thanh truyền tới “Hắn ta nói hắn có thể làm được việc. Việc ta Trần Thịnh Vượng đã chết không làm không được.”
Hoá ra thợ nề Trần tên đầy đủ là Trần Thịnh Vượng. Tôi sống ở trong này nhiều năm như vậy cũng không biết được tên của ông ấy. Ngay cả mặt trên của linh vị cũng chỉ viết là thợ nề Trần, đoán chừng trong thôn này cũng không ai biết tên thật của ông ấy.
Nhà họ Lạc và thợ nề Trần có điểm giống nhau, đều là những hộ đơn lẻ.
Nghĩ lại ông ấy cũng thật đáng thương. Chỉ là không rõ trong lời ông ấy nhắc đến “hắn” là ai? “Hắn” làm chuyện gì? Chẳng lẽ thợ nề Trần nảy sinh lòng đố kị?
Cũng không để cho tôi nghĩ xong, “Vương Nhị Cẩu” lại giơ dao nhằm về phía đuôi quan tài mà bổ xuống.
Ngài Trần đẩy mạnh tôi ra, miệng hét lớn “Chạy!”
Tôi không chút do dự đạp chân trần lên đất chạy thẳng ra bên ngoài. Tôi ở lại nơi đó đối với ngài Trần mà nói, là một gánh nặng.
Chạy được một đoạn tôi quay đầu nhìn lại, vừa hay nhìn thấy ngài Trần và “Vương Nhị Cẩu” đang đánh nhau, di ảnh trên mặt “Vương Nhị Cẩu đã biến mất.
Tôi không biết nó có thể bay đi đâu, có điều chắc chắn đó không phải là chuyện tốt. Việc cấp bách bây giờ là chạy thật nhanh ra khỏi cái sân này. Lúc ta vừa quay đầu suýt chút nữa đụng phải di ảnh thợ nề Trần đang lơ lửng trên không trung.
Tôi vội vàng ngừng lại, phía sau lưng vọt tới âm thanh của ngài Trần “Không được để nó dán lên mặt!”
Tuy rằng không biết nếu bị dán lên bản thân sẽ trở thành bộ dạng gì, nhưng trước tiên tôi xoay người chạy về một hướng khác. Dù bản thân có chạy đi hướng nào chăng nữa cũng chẳng thu được tác dụng gì, vẫn là bị di ảnh thợ nề Trần chặn đứng. Sau vài lần như vậy cuối cùng tôi vẫn bị ông ấy ép quay trở lại nhà chính.
Lúc này âm thanh của ngài Trần vang vọng tới, ông ta nói “Chạy tới lấy giày tử ném hắn”
Tôi nhìn về đôi giày vừa bị ném ở một bên cạnh quan tài, lại nhìn thoáng qua di ảnh đang ở trước mặt, sau đó tôi vọt tới đôi giày kia. Di ảnh thợ nề Trần dường như muốn ngăn tôi lại nhưng tay tôi đã bắt được đôi giày, lật tay ra sau đánh về phía nó – nhưng lại đánh hụt.
Ngài Trần nói tiếp “Lại đây, đánh vào đầu nó”
Tôi đi về phía ông ta, nện lên đầu “Vương Nhị Cẩu” một cái thật mạnh. Ngay lập tức “Vương Nhị Cẩu” đang giằng xé với ngài Trần đột nhiên dừng lại, đôi mắt gã ta nhắm nghiền, cả người giống như đang ngủ. Mà di ảnh thợ nề Trần lại dán ở trên mặt gã ta từ lúc nào không biết.
“Tìm khối gỗ mang lại đây.” Ngài Trần nói với tôi.
Tôi đi đến phòng của thợ nề Trần tìm được khối ván giường rồi bê ra đặt xuống mặt đất trong nhà chính. Sau đó tôi và ngài Trần nâng Vương Nhị Cẩu đặt lên đó. Ngài Trần còn thả đôi giày âm xuống bên cạnh di ảnh của thợ nề Trần.
Tôi chỉ vào di ảnh thợ nề Trần, hỏi ngài Trần “Vì sao khi chết không mang theo cái này?”
Ngài Trần lắc đầu, miệng giảng giải “Không thể, cái gì cũng phải theo trình tự. Cháu đi thắp đèn lên đi”
Tận bây giờ tôi mới nhớ tôi có việc cần làm, nhưng chưa làm xong việc còn suýt chút nữa bị “Vương Nhị Cẩu” chém chết.
Thế là tôi vòng lại quan tài một lần nữa, lần này tôi thật sự cẩn thận ngó vào phía trước nhìn thật kĩ xem bên trong có di ảnh của thợ nề Trần hay không. Quả thực không có. Bây giờ tôi mới chui cả người vào xác nhận lại một lần nữa. Lát sau tôi trở ra, bắt đầu đi thắp đèn.
Mọi việc tiến triển khá thuận lợi, rất nhanh đèn đã được thắp sáng. Để phòng ngừa đèn tắt, tôi còn cho thêm dầu vào bên trong đèn. Xong xuôi tất cả, tôi nhìn thấy ngài Trần đang ngồi bệt dưới đất hút thuốc, hai đầu mày nhăn lại, cả người chìm vào suy tư.
Vương Nhị Cẩu nằm cạnh ông ta, hai chân trơ trụi không xỏ giày.
Tôi hỏi ngài Trần “Sao vậy?”
Ông ta hút một hơi dài, rồi lại chầm chậm phà ra một làn khói trắng, ngón tay chỉ chỉ vào đôi giày bị cởi ra khỏi Vương Nhị Cẩu, nói “Đây là một đôi giày âm.”
Tôi không hiểu lời của ngài Trần, hỏi lại “Giày âm? Gã ta sao lại có giày âm?”
Còn nhớ buổi sáng ta đưa ngài Trần đi dạo quanh thôn, ông ta có nói qua rằng giày âm nhìn bên ngoài thì không khác giày bình thường là mấy. Nhưng thực ra cách chế tạo một đôi giày âm khác xa với chế tạo một đôi giày bình thường. Đầu tiên là chất liệu, tất cả vải dệt đều phải trải qua một lần gia công cầu kỳ mới có thể sử dụng. Mà loại gia công này chỉ có những thợ đóng giày như ông ta mới hiểu được. Ngài Trần cũng không nói quá nhiều về điều đó.
Tiếp theo một điều quan trọng nữa đó là trong quá trình làm giày âm không được tiếp xúc với ánh sáng, hoàn toàn phải thực hiện vào buổi tối, ngay cả ánh đèn cũng không được. Điều này yêu cầu thợ đóng giày phải quen tay, quen việc, mới có bản lĩnh nhắm mắt mà chế tạo ra một đôi giày. Nếu thợ chưa đủ cao tay còn có thể nương theo ánh trăng để chế tác giày.
Tóm lại người bình thường không ai chế tác giày âm cả. Cho nên tôi mới hỏi ông ta vì sao Vương Nhị Cẩu lại có giày âm.
Ngài Trần lắc đầu, ý là ông ta cũng không biết.
Vào lúc này, bác cả, bác hai và trưởng thôn đi tới. Bác cả hỏi tôi “Có xảy ra chuyện gì không?” Tôi đáp “Mọi thứ vẫn ổn.”
Bên phía trưởng thôn lại hỏi ngài Trần “Sự việc đều đã giải quyết xong rồi chứ?”
Ngài Trần vẫn lắc đầu, chầm chậm nói “Hắn vẫn ở trong cơ thể kia. Buổi tối mới động thủ được!”
Vương Thanh Tùng lại hỏi “Vì sao chết mà phải đợi buổi tối? Chết sớm siêu thoát sớm không
Vương Thanh Tùng là thật sự sợ hãi. Một thợ nề Trần đã chết, ông ta không muốn trong thôn có thêm ai chết nữa.
Ngài Trần trừng mắt, liếc sang Vương Thanh Tùng một cái, ông ta là kiêng kị câu nói “chết sớm siêu thoát sớm” kia. Mà Vương Thanh Tùng bị ngài Trần lườm như vậy, cũng thức thời ngậm chặt miệng, không hề nói chuyện.
Nhưng ngài Trần vẫn ung dung trả lời cho Vương Thanh Tùng biết “Nếu động thủ bây giờ, thợ nề Trần sẽ biến mất mãi mãi. Rốt cuộc cũng là một hồn ma, cho ông ấy một cơ hội đầu thai cũng là chuyện tốt”
Vương Thanh Tùng chắc chắn sẽ không hiểu vì sao lại phải cho thợ nề Trần một cơ hội. Nhưng tôi biết. Bởi vì đêm hôm qua ông ấy suýt chút nữa đã gây ra hoạ. Khi ấy ngài Trần đã chặn lại đôi mắt ông ấy, còn cảnh cáo nếu ông ấy vẫn tác oai tác quái thì sẽ giam luôn cả ông ấy lại.
Thấy thái độ của ngài Trần rất kiên quyết, Vương Thanh Tùng cũng không tiện nói thêm nữa. Chuyện này còn phải nhờ đến ngài Trần giải quyết. Ai bảo tại ông ta không có bản lĩnh giống như ngài ấy cơ chứ.
Ngài Trần lại phân phó Vương Thanh Tùng tìm người tới trông coi Vương Nhị Cẩu. Còn dặn dò cẩn thận trăm ngàn lần không được đem di ảnh và đôi giày âm kia gỡ xuống.
Vương Thanh Tùng luôn miệng đáp ứng. Hơn nữa còn nói tự mình sẽ trông giữ tại nơi này. Thật ra cho dù ông ta không tới cũng không có người họ Vương nào nguyện ý tới, chuyện này ai cũng có thể đoán được.
Ngài Trần sắp xếp xong công việc liền tới vỗ vai tôi mà nói “Nhóc con, về nhà ngủ một giấc đi. Suốt một ngày không ngủ quầng mắt cháu đã thâm lắm rồi.”
Về tới nhà tôi nhìn thấy trên bàn đã đặt sẵn đồ ăn, bên cạnh có vài con ruồi bay loạn. Mẹ tôi nhìn thấy chúng tôi đã trở về, bà xua xua tay đuổi đám ruồi nhặng, ân cần đón chúng tôi ngồi vào bàn. Bát đũa vẫn để nguyên vẹn trên bàn như trước lúc chúng tôi rời đi.
Mẹ tôi, một người phụ nữ thuần nông, bà chưa bao giờ nói với tôi những lời cảm động, nhưng bà sẽ không bao giờ để tôi phải chịu đói.
Bữa cơm nhanh chóng được giải quyết xong. Ngài Trần ngáp dài một cái ý tứ muốn đi ngủ trưa một lát, ánh mắt ông ta sâu kín nhìn tôi một cái rồi nhấc chân đi vào trong phòng. Tôi biết ngài Trần là có ý muốn gọi tôi vào nhà, khẳng định có chuyện chỉ muốn nói với một mình tôi.
Quả đúng như tôi đoán, sau khi vào phòng, ngài Trần móc từ trong ngực mình ra đôi giày âm của Vương Nhị Cẩu, còn hỏi tôi “Trong thôn này cháu có biết ai là thợ đóng giày không?”
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.