Trên đời này tuy không có hắc ám vĩnh cửu, thì cũng không làm gì có quang minh vĩnh cửu. Cho nên, lắm cố sự bi thảm phát sanh, lắm ca khúc thi phú não nùng được sáng tác. Nhưng, những cái đó đều không đáng chú ý, khi một người thốt lên câu:
- Ta từ lâu không có dịp làm một việc gì do ý muốn.
Bi thảm thay câu nói đó! Người nói lên câu nói đó, có còn hoài bảo một ý sống chăng? Người đó hết là con người rồi! Cũng có thể người ta không thấu triệt ý niềm của người thốt lên câu đó! Chẳng qua, người ta không thấu triệt là vì đạo ngộ của họ chưa đạt đến mức bi thảm! Hà huống ai ai cũng tưởng là mình bi thảm nhất trần đời. Dù họ chưa đau khổ cùng cực. Thì còn ai cho rằng có người đau khổ hơn họ? Người ta thường hãnh diện mà tự hào mình là kẻ đau khổ nhất. Bởi đau khổ là lịch lảm, là sống đủ khía cạnh của thử thách. Cho nên không ai chịu thể hội cái khổ cái khổ của người khác.
Lưu Hương có quan niệm khác thường, ai bị bỏ rơi thì chàng lại tìm hiểu người đó. Cũng nhờ vậy, kinh nghiệm đời của chàng rất phong phú. Và vì muốn trao dồi sự lịch lảm, chàng không ngần ngại làm kẻ trộm, kẻ cướp. Do đó, chàng được tặng cái danh Đạo Soái, một tướng soái trong giới đạo tặc! Một đạo soái độc nhất vô nhị, khoác luôn cái lớp phong lưu công tử, lê gót chân du lảm khắp sông hồ. Nếu không có cái tâm thương khắp mọi người, thương từ cặn bả đến hạn ưu đãi, thì làm gì chàng có cái danh ngày nay?
Hắc ám! Nơi nào cũng hắc ám! Hắc ám là vĩnh cửu tại đảo Biên Bức này! Nữ nhân nắm tay Lưu Hương, đưa chàng đi trong hắc ám. Lòng chàng rạt rào niềm thương cảm. Nàng đã nói với chàng:
- Ta không tên họ, ta là một công cựu. Giả như ngươi muốn cho ta một cái tên, thì cứ gọi là Đông Tam nương, chỉ vì gian phòng của ta mang số ba, ở về hướng Đông! Vô luận con người đê tiện đến đâu, cũng có một cái tên. Người ta còn cao hứng đặt tên cho cả con chó, con mèo nữa kia mà! Tại sao nàng không tên?
Nàng hỏi:
- Ngươi muốn ta đưa ngươi đi đâu? Trốn đi chăng?
Đương nhiên là không có cái việc trốn đi rồi! Nàng lại hỏi:
- Đi tìm Biên Bức công tử?
Cũng không phải.
Lưu Hương đáp:
- Đi cứu bằng hữu của ta! Bằng hữu là thứ nhất, là trước hết. Bằng hữu là tối khẩn nhất! Có người cho rằng Lưu Hương chỉ sống cho bằng hữu chứ không vì chính mình! Điều đó do chàng cam tâm tình nguyện mà làm, không ai bức bách, cưỡng ép, không đợi vang cầu. Cho đến bây giờ, trong tình huống nguy hiểm, chàng cũng không nghĩ đến mình nhiều hơn là nghĩ đến bằng hữu, đến nàng đáng thương đang nắm tay chàng đưa chàng đi.
Chàng tự hỏi:
- Nàng hỏng trốn thoát được, tại sao chẳng có đủ dõng khí để tự sát?
Hỏi, nhưng chàng thừa hiểu, chết là một vấn đề khó khăn hơn sống! Huống chi một người chai lỳ với cái khổ qua tháng năm liên tục, thì cần gì phải tìm cái chết? Họ đâu còn sợ khổ để mượn cái chết giúp họ trốn khổ?
Họ uể oải quá rồi, tìm nguồn vui, họ còn lười thay, thì công đâu họ tìm cái chết? Họ không muốn làm gì nữa cả, họ cứ lững lờ để chờ hạt chuỗi ngày rụng dần, rụng dần! Nàng thốt:
- Ta biết, ở phía kia, có một gian ngục tù, song không rõ các bằng hữu của ngươi có bị giam trong đó chăng. Bởi rất có thể họ bị hạ độc thủ rồi cũng nên! Điều đó Lưu Hương không dám nghĩ đến! Nàng tiếp:
- Địa phương này có ba tầng. Chúng ta hiện đang ở tại tầng thứ nhất.
Đúng là nàng sống trong một hầm ngục, của khu địa ngục.
Nàng lại tiếp:
- Tầng dưới thấp này có ba dãi nhà Đông, Tây và Nam. Trung gian là sảnh đường. Có lúc, bọn ta hội lại sảnh đường hầu rượu cạnh khách.
Lưu Hương chợt nhớ đến những kỹ viện mà chàng có dừng chân lại.
Những nơi đó, có sảnh đường, quanh sảnh đường là phòng ngủ của các cô nương, họ Ở trong đó chờ khách mang tiền đến đánh đổi các thanh xuân của họ. Cũng có những nàng được khách hào mua chuộc, giải phóng họ khỏi cái cảnh bán thịt làm giàu cho bọn Tào kê. Nhưng ở đây làm gì có hạng khách hào đó? Hoặc giả, có ai phí công tìm ngấn lệ trong nụ cười nghề nghiệp của họ! Cho nên, vào đây rồi, các nàng đã biến thành những khúc gỗ, tuy được chuyền tay, song họ là những cái xác không hồn. Họ uể oải hiến dâng, uể oải chờ chuổi ngày rơi rụng đến hạt cuối cùng.
Nàng tiếp:
- Hai tầng trên, ta có đến đó vài lần, nên không hiểu rõ lắm! Cũng may, nhà ngục ở tầng dưới này. Chúng ta dò đến sau nhà, đi theo vòng tường đến phía hữu, rồi hoành ra phía sau nữa, là đến nơi.
Như vậy con đường đi không xa lắm, song lần mò từng bước trong hắc ám mà đi, đường ngắn cũng thành xa, phải mất thời gian. đây, nơi nào cũng tràn ngập hắc ám. Họ đi mà mường tượng như còn tại chỗ.
Nàng tiếp:
- Còn ở trong nhà, chúng ta còn nói năng được. Ra khỏi cửa rồi, là phải nín lặng, tuyệt đối không nên gây một tiếng nhỏ. Bất cứ nơi nào cũng có mai phục giết người! Cho nên, phải đi chậm, chậm đến độ như chẳng bao giờ đến đích, có vậy mới mong được an toàn! Dĩ nhiên, những câu đó, nàng nói ra lúc còn ở trong nhà. Ra khỏi cửa rồi, nàng nín lặng, chầm chậm bước đi.
Lưu Hương nghe bàn tay nàng run mãi. Và mồ hôi lạnh tuôn ra, ươn ướt.
Chàng có cảm giác sự bất tường đang chờ chực chàng. Bỗng, Đông Tam nương dùng chân, tay nắm chặc tay Lưu Hương. Lưu Hương chẳng thấy gì cả, song chàng có cảm giác là có người đi đến! Cả hai người đi đến. Họ bước dè dặt, chừng như họ nhón gót, nên tiếng chân vang rất khẻ. Trên đảo Biên Bức chẳng phải bất cứ ai cũng giỏi kinh công, dù cho bọn đó không là cao thủ, nếu Lưu Hương để cho họ phát hiện ra chàng, thì hậu quả cũng như gặp đúng cao thủ vậy! hậu quả đó do sự báo động, hậu quả trước hết do mai phục mang lại, sau nữa là lực lượng toàn đảo đổ đến, bao vây, chận đầu, chận đuôi....
Lưu Hương ép sát lưng cào vách, nín thở. Hai người đó từ từ đi đến, như tuần phòng, như truy tầm dấu vết địch! Chỉ cần một chút sáng, là họ trông thấy Lưu Hương. Chàng đứng cách họ không hơn hai thước.
Nhưng, ánh sáng là một thứ cấm tuyệt đối trên đảo. Vô luận là ai, cũng không được mang vật đánh lửa bên mình. Kể cả người tại đảo, lẩn người lên đảo. Đến cái ăn, cũng toàn là vật nguội lạnh. Bởi lửa sanh ra ánh sáng, mà ánh sáng là một điều cấm. Hắc ám phải được bảo trì tuyệt đối. Đó là mạng lịnh của đảo chủ Biên Bức công tử. Mạng lịnh đó phải được chấp hành nghiêm mật.
Hai người đó không nói năng gì, song Lưu Hương bỗng nghe tiếng người đối thoại. Cuộc đối thoại phát xuất từ bên trong một cánh cửa, và chẳng rõ từ lúc nào, cánh cửa đó đã mở ra.
Một giọng nam nhân vang lên:
- Tại sao ngươi nắm tay ta? Có phải ngươi định hỏi, ta còn muốn chiếc điếu đó chăng?
Một nữ nhân đáp:
- Chỉ cần ngươi đưa vật đó cho ta, ngươi muốn gì, ta cũng cho cả! Giọng nàng rất dịu.
Nam nhân điềm nhiên:
- Đáng lẽ ngươi nên trao cho ta tất cả! Nữ nhân đáp:
- Lần sau, ngươi đến đây....
Nam nhân cười lạnh:
- Lần sau? Làm sao ngươi biết là ta còn trở lại đây tìm ngươi? Tại đây, đâu phải chỉ có một ngươi là nữ nhân?
Nữ nhân không đáp. Sự thương lượng giữa họ kết thúc. Chợt nam nhân hỏi:
- Ngươi không hút thuốc, tại sao đòi có chiếc điếu?
Nữ nhân đáp nhẹ:
- Tại ta thích vật đó. Ta thích cái hình khắc trên chiếc điếu.
Nam nhân cười, hỏi:
- Bức đồ họa trên điếu? Ngươi hiểu gì qua bức đồ họa đó?
Nữ nhân đáp:
- Ta sẽ nghiên cứu, tìm hiểu. Ta biết bức đồ họa đó có núi, có nước, mường tượng ngọn núi cạnh nhà ta. Ta rờ tay lên đó, tưởng tượng qua các nét khắc, như ta trở về nhà....
Nàng nói như phác họa một cơn mộng. Mộng mà phác họa như vậy, là nàng mơ ngày mơ đêm! Rồi nàng ôm chầm nam nhân vang cầu:
- Cho ta đi! Ta van ngươi! Ta vốn xem mình như một kẻ đã chết, nhưng lúc ta rờ rẫm chiếc điếu, ta có cảm tưởng là mình sống lại.... Rờ rẫm nó, ta có cảm tưởng mình thừa dõng khí chịu đựng mọi niềm đau. Bình sanh ra không hề ham muốn một vật gì cả! Ngươi cho ta đi! Lần sau đến, ta nhất định....
Nàng này cũng như Đông Tam nương, tâm sự chua chát quá! Lưu Hương thương cảm, suýt buộc miệng van cầu kẻ nào đó hộ nàng. Nàng chưa thốt dứt câu, một tiếng bốp vang lên, một bàn tay tát vào mặt. Nàng bị ai đo, đánh ngã.
Nam nhân cười lạnh, thốt:
- Bàn tay ngươi, nếu đừng sờ mó nam nhân, đâu xứng chạm vào vật của ta! Ngươi là cái quái gì dám hỏi ta muốn....
Đông Tam nương vụt buông tay Lưu Hương, rồi nhào tới.
Phẩn nộ bốc lên! Phẩn nộ làm cho con người bừng tỉnh, người tê liệt cũng mảy động ít nhiều, hà huống chi tê liệt có phần hồn thôi?
Đông Tam nương nhào tới, là nàng bất cố nhất thiết. Nàng có cảm nghĩ, cái cảm nghĩ cái tát tay của y giáng vào mặt nàng, chứ không phải y đánh nữ nhân kia.
Nam nhân nằm mộng cũng không tưởng là có người nhào vào phòng như thế. Y kêu lên một tiếng kinh hãi, rồi một vật gì đó rơi xuống nền, kêu cốc một tiếng, chiếc điếu rơi.
Hai người từng phòng nghe có cuộc đối thoại đều dừng chân. Họ không hề can thiệp. Đến bây giờ, họ mới vào phòng. Có thể trong lúc đó, và hẳn là phải nhanh các cuộc mai phục đều được báo động qua tiếng kêu kinh hãi của nam nhân. Có thể Lưu hương nhân biến cố đó mà sa vào tay người trên đảo.
Và như vậy thì bao nhiêu nổ lực để thực hiện một kế hoạch đều vô ích.
Kế hoạch bị hủy diệt rồi! Chỉ vì một chiếc điếu! Chàng mạo hiểm cùng cực, vào lọt nơi đây, rồi vì một vật vô giá trị, một chiếc điếu, mà bao nhiêu công trình phải đổ sông đổ biển. Thật đáng hận, mà cũng đáng buồn cười! Nhưng, chàng không oán hận! Bởi nguyên nhân chính của sự đổ vỡ kế hoạch, không phải là chiếc điếu, mà là sự tôn kính. Tôn kính một người! Kế hoạch của chàng hư hỏng, vì sự tôn kính một cá nhân.
Thực hiện sự bảo vệ niềm tôn kính đó, bắt buộc kẻ kia phải biết tôn kính đồng loại, Đông Tam nương không ngần ngại gây tiếng động, dạy cho kẻ lỗ mãng một bài học, phải biết tôn kính cả đến một con người đê tiện.
Người ta đê tiện, không phải người ta là phần tử bại hoại. Người ta đê tiện bất đắc dĩ mà! Do quyền lực cưỡng bách, do tàn bạo uy hiếp mà! Trên đời, có ai cam tình nguyện lao đầu vào chiếc vòng nhục nhã! Kẻ kia đừng ỷ thế, khinh miệt một con người! Kẻ kia không có quyền muốn đánh ai, cứ đánh! Kẻ kia phải học làm người, để biết tôn kính người.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]