🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Hoắc Kiệu "Ừm" một tiếng, nhấc chân lên đi vào phòng.

Chử Duyên lại hơi bâng khuâng. Cậu do dự một chút rồi hỏi: "Hay là để tớ đi hỏi xem có còn phòng khác không nha?"

Hoắc Kiệu nghe cậu nói vậy thì quay đầu lại nhìn cậu.

Chử Duyên đứng ở bên cửa phòng, trông có vẻ bất an, giống như là đang luống cuống tay chân vì bị người khác bắt ngay tại trận mình đang làm chuyện xấu vậy.

Hoắc Kiệu nhướng mày.

Chử Duyên đang vô ý thức mà siết chặt quai cặp chờ Hoắc Kiệu trả lời, lại thấy Hoắc Kiệu đi trở về trước mặt cậu, hơi khom lưng xuống nhìn cậu.

Cậu vừa ngước lên là có thể thấy ngay đôi mắt của Hoắc Kiệu.

Đôi mắt của Hoắc Kiệu rất đẹp, ánh lên ánh sáng ấm áp từ cây đèn trên tường, nhưng mà nơi không bị ánh sáng chiếu tới lại trông có vẻ đen kịt.

Hắn nhìn Chử Duyên, bỗng nhiên cười một tiếng, "Cậu sợ gì hửm?"

Chử Duyên hơi sửng sốt, nói theo bản năng rằng: "Sợ cậu để ý..."

Hoắc Kiệu nhìn chằm chằm cậu một lúc, rồi sau đó đứng thẳng người dậy, lộ ra chút hứng thú cùng trạng thái rã rời.

Chử Duyên nghe thấy giọng hắn hời hợt hỏi: "Không lẽ cậu định làm gì tôi à?"

"!"

Chử Duyên kinh ngạc mở to hai mắt, cuống quýt phủ nhận: "Tớ đâu phải là người như vậy! Sao tớ có thể làm gì với cậu chứ..."

Hoắc Kiệu khẽ tặc lưỡi một cái, như là thấy cậu phiền mà nói: "Vậy không phải là được rồi sao."

"Đưa đồ cho tôi đi," hắn vươn một bàn tay ra trước mặt Chử Duyên, "Tôi muốn đi tắm."

Chử Duyên chậm rãi chớp mắt.

Cậu "Ò" một tiếng, lấy túi đồ của Hoắc Kiệu mua ra đưa cho hắn.

Phòng vệ sinh và phòng tắm trong phòng ở cạnh bên nhau, trước khi vào phòng tắm Hoắc Kiệu còn hỏi cậu có muốn dùng nhà vệ sinh không nữa.

Chử Duyên vội vàng xua tay nói: "Không dùng."

Chờ đến khi tiếng nước từ vòi sen vang lên trong phòng tắm, Chử Duyên mới hồi phục lại tinh thần từ cõi mơ màng.

Cậu nhìn cái giường lớn đặt ngay giữa phòng kia.

Giường là giường đôi tiêu chuẩn, cậu và Hoắc Kiệu cùng ngủ hẳn là sẽ đủ.

Chỉ là, từ khi biết được xu hướng tính dục của mình, Chử Duyên đã không còn cùng người cùng giới nào ngủ trên cùng một cái giường cả. Cậu không khỏi cảm thấy có hơi khẩn trương.

Nghe tiếng nước trong phòng, Chử Duyên cứ có cảm giác như mình tĩnh tâm không được. Cậu mở APP ra bắt đầu học từ vựng tiếng Anh, dần dần chìm vào trong việc học mà quên đi sự khẩn trương vừa rồi.

Hoắc Kiệu tắm rửa xong đi ra thì nhìn thấy Chử Duyê đang ngồi trước bàn học từ vựng.

Hắn lập tức cảm thấy bó tay, thầm nghĩ Chử Duyên thật sự rất yêu việc học.

Chử Duyên học xong một từ vựng, thấy Hoắc Kiệu đã đi ra, cậu cũng tìm quần áo đi tắm rửa.



Chờ đến khi cậu tắm rửa xong xuôi thì giờ vẫn còn rất sớm. Hoắc Kiệu đang ngồi trên ghế sô pha cầm điều khiển từ xa xem đài truyền hình.

Chử Duyên liền đi qua ngồi xem cùng Hoắc Kiệu.

Tóc của cậu còn hơi ướt nên nhỏ nước, Hoắc Kiệu liếc nhìn cậu, hơi nhíu mày nói: "Lau khô tóc đi."

Chử Duyên "Ò" một tiếng, phủ khăn lông trên tay lên đầu rồi lau.

Cậu nhìn thấy tóc Hoắc Kiệu vẫn còn ướt, không khỏi nghi hoặc hỏi: "Sao cậu không lau khô tóc vậy?"

Hoắc Kiệu đang dán mắt vào màn hình ti vi, chỉ hời hợt "Ừm" một tiếng, không trả lời Chử Duyên quá nhiều.

Chử Duyên mếu máo, cảm thấy căn bản là Hoắc Kiệu không có chú ý lắng nghe cậu đang nói cái gì.

Cậu lau khô tóc hơn nửa, nhìn Hoắc Kiệu vẫn còn dán mắt vào màn hình ti vi, cậu bỗng muốn đùa dai một chút.

Chử Duyên cẩn thận nhích lại gần Hoắc Kiệu, muốn nhân lúc Hoắc Kiệu không chú ý mà phủ khăn lông lên đầu của hắn.

Chỉ là không nghĩ tới Hoắc Kiệu đã nhận ra trước rồi. Ngay lúc Chử Duyên muốn thực hiện mưu đồ thì Hoắc Kiệu duỗi tay ra kéo cổ tay cậu lại.

Chử Duyên không có phòng bị mà bị Hoắc Kiệu lôi đi, cậu không khống chế được trọng tâm cơ thể nên đã trực tiếp ngã lên người của Hoắc Kiệu!

Mũi cậu va vào vai của Hoắc Kiệu, cảm giác vừa chua xót vừa đau đớn lập tức ập đến, Chử Duyên "A" lên một tiếng.

Tầm nhìn của Hoắc Kiệu quay sang người của Chử Duyên.

Hắn không nghĩ tới Chử Duyên sẽ ngã lên người hắn luôn. Bàn tay hắn vô thức muốn đỡ Chử Duyên, nhưng lại chạm vào một làn da mềm mại.

Hắn khựng lại, ngước nhìn sang.

Bởi vì tư thế bị ngã của Chử Duyên nên áo thun trên người cậu đã bị lật lên một đoạn, lộ ra một vòng eo trắng nõn. Tay của hắn vừa hay lại đặt trên phần eo bị lộ ra đó của Chử Duyên.

Hoắc Kiệu: "..."

Hắn như bị bỏng mà rụt tay lại, lại cảm thấy Chử Duyên lộ phần da đó ra hơi kỳ nên Hoắc Kiệu hơi nhíu mày, kéo áo của Chử Duyên xuống cho ngay lại.

Loạt động tác ấy diễn ra trong thời gian rất ngắn, Chử Duyên cũng không có biết.

Mũi cậu vừa đau vừa xót, nhịn không được mà tủi thân cọ trán lên vai Hoắc Kiệu vài lần.

Hoắc Kiệu hít vào một hơi. Hắn bất đắc dĩ mà nâng cằm Chử Duyên lên, "Đụng trúng à? Để tôi xem nào."

Đôi mắt của Chử Duyên đã ươn ướt vì cảm giác đau ở sống mũi, đôi mắt như nai con ngước lên lộ ra ánh nước long lanh.

Hoắc Kiệu thấy cậu như vậy thì cay mày hỏi: "Đau lắm à?"

Chử Duyên lấy lại tinh thần. Cậu từ từ ngồi dậy, tay sờ cái mũi, lắc đầu rồi ngượng ngùng cười, "Hơi đau thôi à."

Hoắc Kiệu nhíu mày. Nhìn chóp mũi đã đỏ lên của Chử Duyên, hắn tặc lưỡi một tiếng, nói: "Ngốc thật."

Nghe hắn nói vậy, Chử Duyên chớp mắt, nghiêm túc nói với hắn rằng: "Tớ thấy cậu cũng phải chịu trách nhiệm."

"?"

Hoắc Kiệu buồn cười nhìn cậu, "Cậu muốn làm tôi giật mình, vậy là tôi sai rồi à?"

Chử Duyên: "..."

Cậu không phản bác được, đành phải mếu máo.

Hoắc Kiệu thấy cậu như vậy thì thở dài, lấy điều khiển ti vi từ xa tắt ti vi đi.

"Đi, đi ra ngoài." Hoắc Kiệu đứng lên.

"Hả?" Chử Duyên khó hiểu nhìn hắn.

Hoắc Kiệu nói: "Đi tìm bệnh viện khám mũi cho cậu."

"Hả?"

Chử Duyên vội vàng mang dép lê vô rồi đi theo sau Hoắc Kiệu.

"Không cần đâu," cậu nói: "Mũi tớ không sao hết á."

Hoắc Kiệu không quay đầu lại mà đi tới cửa rồi thay giày, "Kiểm tra chút còn hơn không."

Chử Duyên chớp mắt, cậu vẫn cảm thấy không cần đi khám.

Hoắc Kiệu nhìn vẻ mặt "Không cần phiền đến vậy" của Chử Duyên thì nhướng mày nói: "Kiểm tra xong nếu mà không có gì thì chúng ta có thể đi dạo trên phố cổ, còn có thể ăn vặt gì đó."

Bây giờ cũng chưa trễ lắm, phố cổ về đêm lại mang theo một loại thú vị khác.

Trước đó Chử Duyên có nghe bọn Chung Nhạc nói, phố cổ về đêm cũng rất náo nhiệt. Bởi vậy cậu vừa nghe đề nghị của Hoắc Kiệu thì đã sáng mắt lên, không hề từ chối một lời.

Bọn họ đi hỏi dì của Tập Vi Vi xem ở đâu có phòng khám trước, biết được bên con phố thứ ba ở phố nam có một phòng khám rồi liền đi đến đó.



...

Phố cổ về đêm quả nhiên là rất náo nhiệt, chỉ là Chử Duyên phát hiện náo nhiệt nhất vẫn là ở giữa đường khu thương nghiệp. Đèn đuốc bên kia sáng trưng, còn rất nhiều dân buôn vẫn chưa đóng cửa hàng. Thậm chí ở trung tâm quảng trường hình như còn có người đang hát tuồng, loáng thoáng có tiếng hí khang uyển chuyển truyền tới.

Mà càng đi thì cửa hàng còn buôn bán xung quanh càng dần dần ít hơn.

Bên này phần lớn là người sống trên phố cổ, không ít người đã sống ở đây mấy chục năm, những kiến trúc lịch sử di sản văn hóa cổ trong mắt du khách thật ra là quê nhà mà bọn họ đã cư trú qua nhiều thế hệ.

"Hàng dược giúp dân nhà Trương" ở phố Nam là một tiệm trung y. Lúc bọn họ tới, gã theo học còn bốc thuốc ở quầy. Gã thấy hai người thì liền kêu với ra sau tấm màn hoa ngăn cách với phòng phía sau: "Sư phụ, có người bệnh tới tìm!"

Chỉ trong chốc lát, một lão già có tóc hoa râm mang kính lão mặc áo blouse trắng vén rèm đi ra.

Nhìn thấy trang phục trên người lão, Chử Duyên và Hoắc Kiệu đều ngẩn người. Chỉ đơn thuần nhìn vào sự cổ kính trong tiệm thuốc, bọn họ còn tưởng là thầy thuốc sẽ không mặc áo blouse.

"Bắt kịp thời đại ấy mà." Lão già thấy hai người sửng sốt thì liền cười nói: "Không mặc áo blouse thì mấy đứa trẻ tuổi cỡ mấy đứa đâu có yên tâm."

Lão nhìn hai người, "Ai muốn khám bệnh?"

Hoắc Kiệu đẩy Chử Duyên lên, nói: "Cậu ấy."

Lão già kiểm tra mũi cho Chử Duyên, rồi sau đó vẫy tay nói: "Không sao, không đụng vào xương cốt cũng không có máu bầm, về xoa vài lần là hết."

Chử Duyên vội vàng nói cảm ơn.

Ra khỏi tiệm thuốc, Chử Duyên đã hoàn toàn bị phố cổ về đêm hấp dẫn.

"Tớ đã nói là không sao rồi mà, thấy chưa?"

Đôi mắt cậu sáng quắc mà nhìn Hoắc Kiệu, "Vậy giờ có phải chúng ta có thể đi dạo rồi không?"

Hoắc Kiệu hơi nhíu mày, hỏi cậu: "Cậu muốn đi dạo từ chỗ nào?"

Chử Duyên nhìn tứ phía, rồi sau đó chỉ về một hướng, "Bên kia."

Đó là nơi cách đường giữa phố cổ xa xa, nhìn thoáng qua thì thấy đèn đường còn không đủ sáng.

Hoắc Kiệu nhìn Chử Duyên, "Cậu chắc không?"

Chử Duyên gật đầu.

"Vậy được." Hoắc Kiệu bất đắc dĩ nói, rồi hắn dẫn Chử Duyên đi đến bên kia.

Đi tới rồi bọn họ mới phát hiện, tuy nơi này không có nhiều cửa hàng hay ánh đèn rực rỡ như bên trung tâm của khu phố cổ đằng kia, nhưng cũng không phải là nơinhoang vu hẻo lánh.

Nơi xa có một cây cầu đá hình vòm, trên dòng sông nhỏ có một chiếc thuyền buồm có đốt đèn lồng đang chầm chậm trôi đến.

Người chèo thuyền là một lão già có tinh thần hăng say. Lão vừa chèo thuyền, vừa hát câu ca của ngư dân: "Về thuyền rồi ~~ Trăng nhỏ này ~~ Chiếu ta này ~~"

Trên bờ bỗng có tiếng nói hồn hậu* vang lên, "Ông Lý, hôm nay thu hoạch ổn không?"

*Hồn hậu (Tính từ): Hiền từ, chất phác.

Người chèo thuyền kia cười ha ha, quấn dây thừng của cọc trên thuyền lên cọc gỗ trên bờ, thuần thục nhảy lên mặt đất, vỗ hồ lô bên hông mình, "Đủ để tôi tìm ông uống hai bầu rượu!"

Hai người cười nói rời đi. Chử Duyên thực sự đã bị đoạn đối thoại tự do tự tại đầy tiêu sái này đánh trúng. Tại con phố cổ này, mấy lão già sống thật ung dung, tự tại.

Chử Duyên cảm thấy nhận thức của cậu đối với nơi này lại nâng lên một chút.

Cậu cùng Hoắc Kiệu tiếp tục đi dạo. Đi qua một con phố nhỏ bán đầy đồ ăn vặt, quầy hàng bán mì sợi và hoành thánh mở túp lều nhỏ, một số người đang đi về nhà hoặc là du khách đi ngang qua nhịn không được mùi hương hấp dẫn mà phải tấp vào ăn.

Chử Duyên bị một chỗ bán đậu hủ chiên và khoai tây chiên hấp dẫn. Cậu kéo Hoắc Kiệu đi qua đó.

Chủ quán chiên một chảo đậu hủ được cắt thành những miếng nhỏ ngay ngắn, lăn cho một tầng nhiệt rồi phủ một lớp gia vị, rải lên bột ớt và hành lá, hỗn hợp lập tức hợp thành một mùi hương vô cùng kích thích vị giác.

Chử Duyên hỏi chủ quán: "Có thể làm không cay được không ạ?"

Chủ quán nói: "Được, mà phải đợi đợt tiếp theo."

Chử Duyên gật đầu, rồi hỏi Hoắc Kiệu: "Hoắc Kiệu, cậu có muốn ăn không?"

Hoắc Kiệu không muốn Chử Duyên chờ lâu, liền nói: "Tôi muốn ăn khoai tây à."

Khuôn đựng khoai tây còn ở bên cạnh chảo sắt, chưa có nêm gia vị vào.

Chử Duyên nghe vậy thì lập tức nói với chủ quán rằng: "Phiền bác khoai tây đừng bỏ ớt vào nhé."

Chủ quán nói: "Được, để bác làm cho mấy đứa hương năm vị."

Chử Duyên thấy Hoắc Kiệu không có ý kiến gì thì gật đầu, "Dạ vâng!"

Cậu cướp việc thanh toán tiền. Trong ánh mắt bất đắc dĩ của Hoắc Kiệu, Chử Duyên cười nói: "Mời cậu một bữa đó."

Chủ quán lưu loát gắp đậu hủ chiên và khoai tây chiên vào trong hai cái chén giấy cho bọn họ.



Chử Duyên cùng Hoắc Kiệu mỗi người cầm một cái chén, vừa ăn vừa đi.

Đi đến đầu khu phố nhỏ, bọn họ thấy được một chiếc xe đẩy bán lồng đèn, trên tấm ván gỗ treo đầy những lồng đèn có kiểu dáng khác nhau.

Ánh đèn bên đây không sáng rực và dày đặc được như bên khu phố cổ thương nghiệp. Có khi đèn đường bị cành lá tươi tốt của cổ thụ che mất, ánh đèn liền trở nên mờ mờ ảo ảo, nơi có đèn đường cách xa nhau thì càng có vẻ âm u hơn.

Dưới bóng đêm như vậy, quầy hàng lồng đèn được thắp sáng đủ loại ánh sáng màu trở nên rất bắt mắt.

Người bán lồng đèn là một bà lão có diện mạo hiền từ, bên cạnh bà còn có một cô bé nhỏ rất đáng yêu.

Bà lão rất nhiệt tình, nói cho Chử Duyên biết nhà bọn họ trước giờ đều làm lồng đèn, tay nghề truyền từ thời tổ tông đến tận nay.

Rồi sau đó hai vợ chồng già bọn họ dẫn con lên thành phố ở, cũng không còn làm lồng đèn nữa.

Chỉ là hơn phân nửa đời bà đều ở tại khu phố cổ, không thích ứng được với sinh hoạt ở nhà cao tầng trên thành phố, đặc biệt là sau khi bạn già qua đời, bà thường trở về đây ở, tiện thể làm chút lồng đèn đi bán.

Lần này cháu gái đang học tiểu học nghỉ nên bé cố ý về đây ở cùng bà.

Chử Duyên nhìn qua xem thử, chỉ thấy mỗi cái lồng đèn đều rất tinh xảo. Ngoại trừ loại đèn cung đình truyền thống thì còn rất nhiều kiểu dáng khác, có con thỏ có mặt trăng có hoa mai. Lồng đèn được thắp sáng tỏa ra ánh sáng rất nhẹ nhàng.

Cậu liền hỏi Hoắc Kiệu: "Tụi mình mua cái lồng đèn được không?"

Hoắc Kiệu nhìn cậu một cái, hời hợt nói: "Tùy cậu."

Chử Duyên cười, "Vậy tớ chọn đại đó nha." .

||||| Truyện đề cử: Vợ Nhỏ, Cuối Cùng Em Đã Lớn! |||||

Cậu chọn một đèn hoa sen cá chép. Bà lão giúp cậu thắp sáng, hoa đăng lập tức sáng lên, trông rất là đẹp.

Chử Duyên phối hợp mà cùng bé gái kia "Quao" một tiếng, bà lão thấy cậu thích thì cũng rất vui.

Lúc này Hoắc Kiệu giành trả tiền, quét mã xong hắn dẹp điện thoại vào rồi nói: "Tặng cậu."

Chử Duyên nhịn không được mà nở nụ cười, nói với hắn rằng: "Hoắc Kiệu, cậu tốt quá à!"

Chử Duyên có lồng đèn rồi thì lá gan cũng lớn hơn rất nhiều.

Cậu kéo tay áo của Hoắc Kiệu, nhìn khắp nơi rồi nói với Hoắc Kiệu: "Tụi mình xuống dưới cầu ngồi chơi đi."

Dưới cầu có cái bờ đê, bên bờ lá liễu đong đưa đón gió.

Hai người xuống dưới theo bậc thang được lót bằng đá xanh, ngồi xuống bên cạnh bờ đê.

Trong nước là ảnh ngược của ánh đèn của cửa hàng bên kia, bóng cây hai bên bờ sông cùng với cây cầu hình vòm hơi nghiêng.

Trên trời có trăng, trong nước cũng có trăng. Trăng trong nước thường sẽ nhẹ nhàng uốn lượn theo những gợn sóng trong nước.

Nơi khác thì ầm ĩ, tuy một góc trong bờ đê này có thể nghe được một vài tiếng vang, nhưng cũng không đến mức quá ồn ào.

Đèn đường không quá sáng, nhưng Chử Duyên đã có lồng đèn rồi.

Chử Duyên cảm thấy hoàn cảnh rất thích hợp, vì thế cậu nhịn không được mà nhìn sang Hoắc Kiệu.

Hoắc Kiệu cũng không thấy ngoài ý muốn trước việc Chử Duyên quay sang nhìn mình.

Hắn đối diện với Chử Duyên, rồi sau đó nhẹ nhành nhướng mày, "Ấp ủ cả đêm, rốt cuộc là muốn hỏi tôi điều gì?"
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.