Cái nắng tháng 6 ở vùng đất duyên hải này cứ gọi là gay gắt không gì tả nổi. Mặt trời ló dạng từ đâu mới 5h30. Rồi sau đó là cứ liên tục ném những tia nắng oi bức nhất xuống mặt nước.
Và thì cái mặn và tanh nồng của biển, của trăm loài thủy sản cứ thế mà bốc lên, lan tỏa vào không khí, làm người nào vô tình hít phải thì cứ gọi là ngộp thở vô cùng tận.
Ông Chín Tâm xoa xoa cái chóp mũi đã ửng đỏ của mình quay sang nhìn bà Tám Thu. Người đàn bà luống tuổi đang giỏ lớn giỏ nhỏ trong tay, vừa nhác thấy em trai thì trố mắt hỏi dồn.
- Ủa, chú Chín? Sao chú ở đây? Không phải hồi sáng chú nói bữa nay chú tới viện thăm con bé Lan ư? Sao mới giờ này đã về rồi? Đừng nói là do mụ đàn bà giàu có kia nha. Đúng là ông bà mình xưa nói cấm có sai mà. Cái thứ giàu có là mặt cứ phải nói là ngẩng hẳn lên trời á, nói chớ đi đừng có ngày vướng dây điện mà chết à.
Bà Tám Thu vừa dứt lời thì bên này chú Chín phải lắc đầu quầy quậy mà than trời. Chú Chín vừa lau mấy giọt mồ hôi trên trán vừa phân trần.
- Em về sớm nào đâu phải do bà Phụng, mà chị cứ bắn bùm bùm như súng liên thanh vậy.
- Chứ do cái gì? Hay do con Lan giờ đã là con nuôi được công nhận rồi nên nó "quay xe" muốn cắt đứt quan hệ với mình..
Đưa bàn tay lên cao như 1 cách để ngăn bà Tám Thu nói tiếp. Chú Chín thở hắt ra 1 hơi ão não kiểu quá chán cho tài năng suy luận của người chị gái mình. Bà Tám Thu bên này thấy em trai mình cứ không chịu nói thẳng vào vấn đề, thì đã lập tức kêu 1 đứa nhỏ trong trại trẻ tới để giao việc.
Còn bản thân bà thì tất tả kéo cái ghế lại gần chú Chín. Thấy chị mình cứ giương đôi mắt xếch mà nhìn mình lom lom thì chú Chín ái ngại lắm.
Chú day day mi tâm của mình rồi nói bằng 1 giọng ngập ngừng.
- Chị Tám lần sau đừng có nói bà Phụng như vậy nữa nha. Người ta đúng là giàu thiệt. Rồi cũng xa cách với mình thiệt. Nhưng cái gì cũng có lí do của nó. Riêng bản thân em thì em thấy bà Phụng đáng thương hơn đáng ghét.
Nói 1 thôi 1 hồi nhưng vẫn thấy bà Tám Thu không chớp mắt, chú Chín bất giác sờ sờ mặt mình. Thấy em trai đang nói lại ngắt ngang rồi làm chuyện không đâu thì bà Tám Thu bực lắm. Người đàn bà có tấm lòng thương người đó đã vươn tay đập mạnh vào vai của chú Chín.
Bị ăn đòn vô cớ, chú Chín nhảy dựng.
- Sao chị đánh em?
- Thì ai bảo bây luyên thuyên. Nói mau, tại sao lại về sớm thế? Vì thấy tội nghiệp bà Phụng hả?
- Ờ, thì không phải. Em về sớm là do..
Ngẩng đầu nhìn những đám mây đen ùn ùn kéo đến, bà Phụng chợt buông ra 1 tiếng thở dài. Không biết chuyện bà nhờ ông Chín có làm được không? Mà quan trọng hơn là sự việc có như bà suy đoán hay không?
Quay đầu nhìn cô gái trẻ đang nằm trên giường. Huệ Lan, sức khỏe đã khá hơn lúc bị Kim Phát đâm nhưng có xảy ra chuyện đó, có bị thương thì bác sĩ mới phát hiện gan của cô gái có vấn đề.
Đó là lí do tại sao con bé lại dị ứng kịch liệt với đậu phộng. Tuy bác sĩ giải thích rằng căn bệnh về gan bẩm sinh này không nguy hiểm mấy nếu biết giữ gìn và kiêng hem.
Nhưng ngộ nhỡ dù có giữ gìn và kiêng hem, nó vẫn khiến con bé bị bệnh thì sao? Bà Phụng nhớ khi câu hỏi được đặt ra, bị bác sĩ điều trị cho Huệ Lan đã ngẩng người 1 lúc lâu mới cẩn thận nhả từng chữ, rằng:
- Nếu có chuyện đó xảy ra thì phương án duy nhất để cô nhà duy trì mạng sống là ghép gan.
Mà ghép gan là 1 đại phẫu với mảnh gan được ghép cho bệnh nhân, phải là họ hàng thân thuộc.
Lời của vị bác sĩ phát ra làm trái tim bà Phụng quặn thắt. Không sinh không đẻ nhưng dù sao Huệ Lan cũng đã ở bên cạnh bà 12 năm..
- Cái gì? Tìm mẹ của con Lan hả? Chú đùa với chị đó hả Tâm?
Bà Tám Thu la hoảng. Mà quả tình nếu là ai thì cũng phải la hoảng thôi. Vì nghĩ đi nếu tìm mẹ của Huệ Lan mà dễ thì bà và chú Chín có đem cô gái cho bà Phụng làm con nuôi.
Không, chắc chắn là không rồi. Đưa ánh mắt gần như tuyệt vọng ném lên người của chú Chín, bà Tám Thu vô thức đưa tay lên ôm ngực mình. Ai cũng biết từ khi Huệ Lan được đem tới trại trẻ thì bà chính là người chăm bẵm. Mà cũng chính bà cho Huệ Lan bú những giọt sữa của mình. Vâng, nói không ngoa thì Huệ Lan cũng như 1 đứa con của bà Tám vậy.
Nhìn chị gái mình chưa chi đã nước mắt ngắn nước mắt dài, chú Chín ngồi bên cạnh không kiềm được mà buông ra tiếng thở dài. Người đàn ông đầu 2 thứ tóc ấy hướng bà Tám mà trách móc.
- Đã bảo là đừng có tò mò rồi mà chị có nghe đâu. Rồi giờ biết rồi thì lại nước mắt ngắn nước mắt dài. Thiệt là em biết chị thương con Lan lắm, nhưng khóc thì có giải quyết được gì không?
Dừng lại để tặc lưỡi 1 cái rõ lớn, chú Chín tiếp:
- Mà em cũng vì bà Phụng khóc lóc quá nên mới bỏ về đó. Thiệt tình cứ nghĩ bà ấy cứng rắn lắm. Ai ngờ cũng mềm yếu như ai. Đúng là biết người biết mặt không biết lòng hơ. Bả khác hẳn cái ông Sáu kia.
1 cái tên được nhắc tới làm khơi gợi điều gì đó trong đại não của người đàn bà sóng ở vùng ven thành phố, 1 vùng ven nghèo nàn mà người ở đấy chỉ biết bám biển mà sống qua ngày.
Thấy em trai chuẩn bị nói thêm điều gì đó, bà Tám Thu đã vội đưa tay ngăn chú Chín nói tiếp. Người đàn bà ấy căng thẳng đến mức xoắn xít đôi bàn tay đen nhẻm lại với nhau.
Thấy chị mình kì cục, chú Chín lo lắng.
- Chị Tám! Sao vậy?
- Sao cái gì? Chi đang sắp chữ thôi. Thiệt ít học nên muốn nói cái gì cũng phải sắp chữ tới mệt mà.
Chú Chín định nói chị cứ từ từ mà sắp chữ, không cần phải vội thì bên kia bà Tám đã bật ra những câu nói đầu tiên.
- Bữa đó, cái bữa mình nhặt được con Lan đó đã có người thấy 1 gã đàn ông bịt mặt kín mít ôm 1 bọc vải đi tới đi lui trước cổng trại trẻ mình.
- Ai? Là ai đã nhìn thấy?
- Thì ai vào đây nữa. Là Bảy Mận, cái bà có căn nhà lá sát vách căn nhà cấp 4 kín cổng cao tường đó. Hồi ấy nó theo chú đứt đuôi con thằn lằn, nên ngày nào cũng mò tới trại trẻ mình từ hồi sớm tinh mơ đó. Thiệt tội, hồi ấy mà chú chịu người ta thì nó đâu gặp gã Sáu Tân cô hồn cát đản..
Vươn tay để ngăn bà Tám Thu nói tiếp, chú Chín Tâm nói như mếu với bà chị gái của mình.
- Bà chị của tui ơi! Sao bà đang kể chuyện đông thì nhắc tới chuyện tây? Mà việc quan trọng như vậy, sao giờ bà mới kể cho tui? Nếu bà kể sớm thì biết đâu mình đã tìm được mẹ của con bé Lan rồi.
- Tìm sao được vì người ôm bọc vải đó là ông Sáu đó. Ban đầu Bảy Mận không nhận ra đó là ai, nên cũng nghĩ bọc vải là đứa trẻ do cô gái sống trong căn nhà cấp 4 sanh.
- Cái gì?
Vẫy vẫy bàn tay ra hiệu cho em trai của mình giữ im lặng, bà Tám Thu tiếp:
- Vì ông Sáu có lui tới căn nhà đó rồi hành động khả nghi quá nên Bảy Mận mới nghĩ vậy thôi. Chớ sau khi biết ông ấy là mạnh thường quân cho trại trẻ từ 8 tháng trước đó thì nó đã ngờ ngợ. Rồi sau nữa là cô gái sống trong căn nhà cấp 4 kia cũng dọn đi sau đó.
- Chị đang nói tới 1 căn nhà cấp 4 bị bỏ hoang ở cách chỗ này tầm 100m đó hả? Em cứ nghĩ là nó bị bỏ hoang từ hồi giải phóng cho tới giờ chớ.
Té ra là hồi hơn 20 năm trước có người sống ở đó hả? Không vội đáp lời em trai, bà Tám Thu cau cau đôi hàng chân mày nhạt thếch của mình. Chuyện của 20 năm trước người đàn bà ấy không có nhớ được mấy. Bởi bản thân bà cũng chỉ đôi lần đi ngang căn nhà ấy thôi. Kiểu khi ấy bầu bì, chồng lại đi làm xa nên mỗi lúc muốn ghé qua trại trẻ giúp công việc cho chú Chín thì bà Tám lại phải đi ngang qua ngôi nhà ây.
- Ừ thì đúng là năm 75 xong, nhà đó họ chạy loạn vào Sài Gòn, nên bỏ hoang. Sau thì thấy tình hình êm êm, họ mới trở về bán nó cho ông Sáu hoặc sao ấy. Độ đó là năm 84, 85 rồi. Cứ nghĩ ông Sáu sẽ dắt vợ con đến đó ở. Ai dè người ổng dắt tới là 1 cô gái trẻ măng luôn. Nói là em họ xa của ổng. Ban đầu nghĩ ổng nuôi bồ nhí đồ. Nhưng thấy số lần ổng ghé nhà cứ thưa dần thì con Bảy Mận nghĩ là ổng nói thiệt.
- Cũng chưa biết đâu được.
Chú Chín cười nhạt.
- Em là sau cái vố tiền từ thiện, thì em không có tin ổng là người tốt đâu. Mà chị có khi nào gặp cổ không? Cô gái mà ông Sáu nói là em họ đó.
- Gặp hả? Gặp để nói chuyện thì không có đâu vì cổ thấy người là cứ tránh tránh né né. Chắc là do chửa hoang nên đâm ra rụt rè. Sợ người ta dị nghị nên bản thân chị cũng chỉ thấy cô ta có đôi lần. Nhưng giờ mà cho xem hình thì chắc chị nhận ra đó. Bởi cổ đẹp lắm! Tóc dài nè..
Dừng lại để hồi tưởng 1 đoạn ký ức ngở chừng đã bị lãng quên, bà Tám Thu tặc lưỡi.
- Ngày đó nghe Bảy Mận kể thấy cô gái đó vác bụng bầu lầm lũi lên taxi rời đi khi trời sắp chuyển tối thì chị bây thương lắm. Cũng may hôm sau hỏi thì ông Sáu nói là cổ đi taxi ra ga tàu để vào Sài Gòn đoàn tụ với gia đình. Có điều không hiểu sao từ bấy tới giờ ông Sáu ổng không chịu bán hoặc cho thuê, hoặc tới ở cũng được cái căn nhà đó. Nhìn nó hoang tàn, đổ nát, cỏ mọc cao quá đầu người mà chị rợn. Ấy mà khoan chú bây nè, công an họ bắt được cái thằng đâm con Lan chưa vậy? Nghĩ sao mà ác quá chừng quá đỗi hà, dàn cảnh để bà Duyên tự sát rồi thì giết ông Quyền, và khi biết bà Phụng không để của cho mình thì giết luôn con Lan. Quá kinh khủng! Trông sao công an sớm túm được đầu thằng khốn ác nhơn đó. Chứ cái ngữ đó mà để nó chạy nhong nhong ngoài đường thì nguy hiểm lắm.
Bên kia nghe chị gái mình nói vậy thì chú Chín cũng gật đầu đồng ý. Chú cũng lo lắng không kém và Tám.
- Chuyện này em cũng có hỏi bà Phụng rồi! Công an họ cử nhiều mũi trinh sát đi tìm thằng đó lắm. Nhưng nó như kiểu đã bốc hơi ra khỏi trái đất vậy. Tìm hoài không thấy mới sợ chứ.
Rõ ràng điều hòa trong phòng vẫn chạy rù rù, và mức nhiệt độ được chỉnh là 24o luôn kia. Ấy thế mà mồ hôi trên trán của Phan Kiến Văn vẫn chảy ròng ròng. Nhìn bạn đồng nghiệp kiêm sếp trực tiếp cảu mình đang bị áp lực tinh thần, Trịnh Vũ Dương không kiềm được mà thở hắt ra 1 tiếng.
Bởi quả tình thì anh lúc này cũng có khác gì Kiến Văn đâu. Đuổi theo người bị mất dấu, lùng sục đến từng ngóc ngách của thành phố thì không tìm thấy người dù 1 tuần đã trôi qua.
Không phát điên thì mới là chuyện lạ.
- Sao có chuyện lạ lùng như thế chứ? Lẽ nào hắn có phép kì môn độn giáp, ẩn thân chi thuật? Còn nếu không thì sao chỉ trong tích tắc đồng hồ hắn lại biến mất khỏi tầm nhìn của mấy chục con mắt? Biến mất không 1 dấu tích.
- Tôi xem xét địa điểm cuối cùng mà mọi người nhìn thấy hắn rồi. Không có gì mà ẩn thân chi thuật đâu.
Dừng lại để cảm thụ ánh mắt kinh ngạc của bạn đồng nghiệp, Trịnh Vũ Dương hừ mũi 1cái thật kêu.
- Ở cách chỗ đó tầm 10m là 1 hầm biogas đang sửa chữa..
- Ôi thần linh ơi! Hắn chui xuống đó sao?
- Đúng vậy. Vì mọi người nghe mùi thối nên không ai tới đó kiểm tra. Rốt cuộc là để xổng mất 1 tên tội phạm nguy hiểm. Nhưng dù có là ai thì cũng cần ăn và uống. Cậu đã bố trí người theo dõi ông Tiến và bà Hòa rồi chứ.
- Đương nhiên là đã bố trí rồi.
Phan Kiến Văn xoa xoa gương mặt đỏ gay vì xấu hổ của mình, rồi đáp nhỏ.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]