Chương trước
Chương sau
Tới trước cửa cung, Thẩm Mặc dừng lại, vì nơi này là hậu cung rồi, ngoại thần không được phép tự ý đi vào, ít nhất phải đợi Mạnh Xung thông báo rồi hẵng hay.

Cao Củng vốn định đi thẳng vào, thấy y dừng lại cũng dừng theo. Mạnh Xung mời họ vào, nhưng Thẩm Mặc mỉm cười nói:
- Làm phiền công công bẩm báo một tiếng.

- À, vâng.
Mạnh Xung tuy nghe theo, nhưng trong lòng cảm thấy thừa thãi.

Đợi hắn đi xa, Cao Củng nói nhỏ:
- Giang Nam cẩn thận quá.

Thẩm Mặc cũng nhỏ giọng đáp:
- Đây là nơi nào? Biết bao ánh mắt đang theo dõi? Các lão muốn cung cấp đạn pháo cho những kẻ đối đầu sao?

Câu này của Thẩm Mặc có ý cảnh báo, Cao Củng thông minh nhường nào, tim thắt lại, hổ thẹn nói:
- Đa tạ Giang Nam nhắc nhở, đúng là không nên càn rỡ.
Ông ta bất giác nhớ tới hành động của mình trong tháng Gia Tĩnh bị bệnh, mang đồ dùng trong cung về nhà, khiến Hồ Ứng Gia liều mạng công kích.

Trước kia Cao Củng cho rằng Từ Giai ngứa mắt với mình nên sai người hãm hại, giờ nhận ra, hiển nhiên tại mình lộ sơ hở trước, nếu không làm gì sai, Hồ Ứng Gia muốn hãm hại cũng không được.

Dù chỉ là hai câu đối thoại không thể đơn giản hơn, nhưng quan hệ hai người đã thân mật hơn nhiều.

Một lúc sau Mạnh Xung đi ra mời hai người bọn họ vào, Long Khánh đế đang nằm trên một chiếc ghế dài, thấy hai người bọn họ, hoàng đế cười mệt mỏi:
- Hai vị sư phụ tới rồi, trẫm mệt quá không ngòi dậy nổi nữa.

Hai người luộn miệng không dám, Long Khánh chỉ ghế nói:
- Chuyện tảo triều này đúng là hành xác, hai vị sư phụ chắc đói lắm rồi, chúng ta vừa ăn vừa nói vậy.

Ngồi xuống xong, Cao Củng an ủi hoàng đế:
- Các đại thần nhịn mấy chục năm, cho nên hưng phấn một chút, bình thường không như thế đâu, hoàng thượng đừng lo.

Long Khánh có chút buồn cười nhìn Cao Củng, thầm nghĩ :" Sư phụ là người nói hăng nhất đấy." Đương nhiên hắn không để sư phụ phải xấu hổ, mỉm cười gật đầu:
- Trẫm biết rồi...

Hai cung nữ tới dìu Long Khánh ngồi dậy, lại hang nàng nữa lót gối để hắt ngồi thật thoải mái. Bốn thái giám đặt một cái bàn trước mặt hoàng đế, tiếp đó đủ các loại ngự thiện tinh mỹ được đưa lên.

Thức ăn tương tự cũng được bày trước mặt Cao Củng và Thẩm Mặc, nhìn hai cái bàn dài chất đầy thức ăn mà choáng váng, chẳng phải bọn họ là dân nhà quê chưa thấy sự đời ... Thẩm Mặc khỏi phải nói, Cao Củng cũng là công tử nhà quan hoạn thế gia, dù bày biện nhiều hơn bọn họ cũng chẳng lạ gì.

Làm hai người họ khó tiếp nhận là Long Khánh khi còn là tiềm đế, đừng nói chi tiêu xa xỉ, mỗi ngày kiên trì một bát canh bốn món ăn, dù là tết nhất cũng chỉ thêm một hai món, tuyệt đối không phô trương lãng phí, tạo nên ấn tượng Dụ vương đơn giản tiết kiệm.

Sao vừa mới thành hoàng đế đã trở nên như thế này?

Dậy từ giờ Dần, ăn sáng qua loa, hành hạ cho tới tận giờ, Cao Củng và Thẩm Mặc đã đói mờ mắt rồi, đợi hoàng đế động đũa, hai người cũng đem các món ngăn ngon lành vào miệng, bái tế miếu ngũ tạng.

Long Khánh uống chút canh bổ dưỡng, cảm thấy có chút sức khỏe rồi, nhìn Thẩm Mặc chỉ ăn mấy món rau trước mắt, liền sai người thay thức ăn trước mặt y:
- Thẩm sư phụ phải ăn nhiều một chút, suốt ngày vất vả, khí sắc không tốt như tháng trước rồi.

Thẩm Mặc cười:
- Vi thần thích thanh đạm, cho nên rau cháo là món thích nhất.

- Vậy món ăn quê ta chắc chắn Thẩm đại nhân rất thích ăn
Cao Củng nghe thế cười lớn, lau miệng bóng mỡ:
- Ta về quê là cứ như vào miếu vậy, thức ăn nhạt như quên cho muối. Có điều lão bà của ta làm thức ăn là số một, chẳng kém Lục Tất Cư năm xưa, không tin hôm nào Thẩm đại nhân tới thử xem.

Người nói vô ý, kẻ nghe có lòng, Long Khánh đột nhiên trầm ngâm:
- Cái hiệu đó bây giờ sao rồi?

Lục Tâm Cư là cửa hiệu năm xưa xin Nghiêm Tung đề biển, xin rất nhiều năm, Nghiêm Tung cuối cùng cũng đồng ý trước khi bị bãi quan, nhưng chủ hiệu sợ liên lụy nên từ chối. Gia Tĩnh đế biết chuyện, lệnh Nghiêm Tung viết tên "Lục Tâm Cư", sau đó ngự bút thêm một nét thành "Lục Tất Cư", sai người treo lên cửa hiệu đó.

Sự kiện đó từng gây oanh động lớn, cho nên năm năm qua đi Long Khánh vẫn còn ấn tượng.

- Hiệu đó thảm lắm, ban đầu vì làm thức ăn cho Nghiêm các lão mà phát mấy chục năm.
Cao Củng có vẻ rất hiểu chuyện này:
- Nhưng sau khi tiên đế thêm vào nét như đâm một đao vào "tâm" kia, lại quanh năm có vệ xưởng theo dõi, người ta tránh còn chẳng kịp, đương nhiên lụi bại .. Ài, chủ hiệu thực ra sớm muốn ngừng kinh doanh, nhưng tiên đế ngự bút đề biển, xưởng vệ không cho đóng cửa, làm tiền kiếm được năm xưa mất hết vào đó, chủ hiệu muốn treo cổ luôn cho xong.

Long Khánh thắc mắc:
- Sao Cao sư phụ biết rõ thế?

- Cái hiệu đó ở đầu ngõ nhà thần, thần ra ra vào vào đều nhìn thấy, thấy đáng thương, nên thường mua thức ăn, có thể giúp phần nào.

- Đúng là rất đáng thương.
Long Khánh nổi lòng đồng cảm:
- Phụ hoàng nhất thời nổi hứng tuyệt đường sống của người ta, khẳng định không phải điều người mong muốn ... Hay là hạ tấm biển đó xuống, thế nào cũng cho người ta sống với chứ? Phải không?

Cao Củng và Thẩm Mặc biết hắn sở dĩ quan tâm tới một cửa hiệu nhỏ từ đồng bệnh tương lân ra, thì nguyên nhân lớn hơn nữa là nếu "người thiên hạ chán bệ hạ lâu rồi", hoàng đế muốn để thiên hạ thấy, mình và tiên đế hoàn toàn khác biệt.
Đây là phương pháp tốt để tạo dựng uy tín.

Nhưng thánh nhân dạy " tam niên bất cải phụ đạo", tùy tiện hạ biển xuống, chắc chắn làm người ta cho rằng hắn bất kính với tiên đế.

- Không ổn.
Cao Cũng nghĩ vậy liền nói:
- Tiên đế có mật chỉ không cho tháo tấm biển đó xuống, là muốn xem người thiên hạ nghị luận mình thếo nào. Dù sao cũng là đồ ngự tứ, hoàng thượng sao có thể nói thu là thu được.

Thường Long Khánh luôn nghe Cao sư phụ, nhưng chuyện liên quan tới tiên đế thì hắn tỏ ra chống đối hiếm có:
- Chẳng lẽ phụ thân làm sai, kẻ làm con không nên sửa? Hơn nữa lời của tiên đề là thánh chỉ, lời của trẫm thì không?

Cao Củng giờ mới ý thức được học sinh của mình đã thành hoàng đế, không cần vì một tấm biển mà trái ý hắn.

Thấy không khí vui vẻ bị phá hỏng, Thẩm Mặc đành lên tiếng:
- Hoàng thượng lấy nhân tâm vì tiên đế, các lão phòng lời dèm pha vì hoàng thượng, đều là chính xác.

Cao Củng không muốn xích mích với học sinh của mình, liền thuận thế xuống thang:
- Ý lão thần đúng là thế.

Long Khánh gật đầu:
- Trẫm biết Cao sư phụ có ý tốt, có điều trẫm cũng lấy lòng người vì phụ hoàng mà ... Thẩm sư phụ có cách gì đẹp cả đôi đường không?

- Tiên đế đã có mật chỉ trước thì đúng là không tiện lấy xuống.
Thẩm Mặc trầm ngâm:
- Hay là thế này, hoàng thượng ban cho bọn họ tấm biển nữa, đặt lại tên, vừa thể hiện tôn kính với tiên đế, vừa giúp họ cởi bỏ gông cùm, không chừng còn thành giai thoại.

Long Khánh hứng thú hỏi:
- Viết gì đây?

Thẩm Mặc lau sạch tay cười nói:
- Kỳ thực năm xưa tiên đế sửa tên, ý vốn chưa chắc là không tốt. Lục Tâm cư nghe nói là sáu vị huynh đệ cùng mở, sáu người sáu lòng, sao buôn bán lâu dài được. Tiên đế sửa tâm thành tất. Tức là muốn họ phải đồng lòng, đó mới là ý muốn của tiên đế.

- Thì ra là thế..
Long Khánh gật đầu, như vậy có thể cứu sống cửa hiệu kia, nhưng trong lòng không vui, thầm nghĩ :" Chẳng phải thành tâng bốc lão già đó à?" Nhưng lời đã ra khỏi miệng, khó sửa được, nói có vẻ mất hứng:
- Vậy sửa thành thiên hạ nhất tâm nhé.

Cao Củng lắc đầu:
- Một cửa hiệu nho nhỏ, sao xứng với những chữ khí thế đường hoàng đó? Thẩm đại nhân chắc có chủ ý rồi.

Long Khánh giục:
- Đúng thế, mau lấy giấy bút cho Thẩm sư phụ.

Đây là thư phòng hoàng đế, cho nên giấy bút đều có sẵn, Mạnh Xung nhanh chóng đưa tới trước mặt Thẩm Mặc, mời y viết.

Cao Củng nghển cổ nhìn, thấy chữ đầu tiên liền gật gù, hiển nhiên rất hài lòng với cách giải quyết của Thẩm Mặc.

Viết xong, Thẩm Mặc thổi khô mực, đưa cho Long Khánh.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.