Chương trước
Chương sau
- Cung nghênh bệ hạ..
Quần thần hô vang quỳ xuống hai bên ngự đạo.

Hoàng Cẩm giọng vang vọng chưa từng có:
- Hoàng thượng có chỉ, Dụ vương mang thái tử lên xa giá.

Dụ vương vội đáp:
- Thần tuân chỉ.
Rồi bế Chu Dực Quân, được Hoàng Cẩm đỡ lên xa giá, liền thấy phụ hoàng của hắn mặc long bào, ngồi ngay ngắn trên long ỷ, hai bên còn có đôn gấm.

- Nhi thân cùng thế tử Chu Dật Quân khấu kiến phụ hoàng.
Dụ vương vội kéo con trai quỳ trước mặt hoàng đế, tiểu thế tử cũng hô:
- Bái kiến hoàng gia gia.

Gia Tĩnh ánh mắt vốn buồn bã, nghe thấy giọng nói trong sáng của tôn tử, mắt sáng lên:
- Chu Dực Quân, tới bên hoàng gia gia nào.

Đứa bé thấy gọi tên mình, ngẩng đầu lên, nhưng không dám tới, nó vốn không nhận ra ông già này, nên lòng sinh sợ hãi, vừa rồi chỉ hô theo như vẹt học tiếng mà thôi.

Dụ vương nói nhỏ:
- Chu Dực Quân, tới đi.

Tiểu thế tử bò dậy, dè dặt đi tới trước mặt Gia Tĩnh.

Nhìn tôn tử đáng yêu, lòng Gia Tĩnh đế mềm xuống, ông ta thật muốn bế tôn tử của mình, nhưng căn bản không có sức, hiền từ nói:
- Nào ngồi bên cạnh.

Hoàng Cẩm vội tới bế tiểu thế tử, nhưng nó không cho:
- Ta tự đi.
Nó vịn đôn gấm bò lên, xoay người lại, lưng ưỡn thẳng, ngồi rất ra dáng, đắc ý nhìn Gia Tĩnh đế, ý tứ là, xem đi, cháu làm được mà.

Gia Tĩnh đế cười từ tận đáy lòng:
- May mà trẫm còn có đứa cháu giỏi.
Nhìn sang Dụ vương:
- Ngươi cũng ngồi đi.

- Vâng.
Dụ vương ngồi xuống bên Gia Tĩnh đế.

- Khởi giá.
Xa giá lại tiên lên, qua ngọ môn vào Từ Cấm Thành.

Nhìn cảnh tượng quen thuộc mà xa lạ, Gia Tĩnh đế như rơi vào giấc mộng, khi ông ta 15 tuồi lần đầu tiến cung cũng cảm giác như nằm mộng, từ một phiên vương đột nhiên thành hoàng đế, trên đời này e chẳng có giấc mộng nào huyền ảo hơn?

Từng cảnh đời 45 năm qua hiện lên trong giấc mộng đó, bi hoan ly hợp, khoái ý thiên hạ, cô đơn lẻ lui, đủ mọi tư vị làm ông ta khó diễn tả được.

Nhưng chung quy là giấc mộng hạnh phúc, ông ta cầu trường sinh chẳng phải mộng đẹp vĩnh cửu sao.

Nhưng mộng rồi cũng phải tỉnh.

Ông ta phát hiện bất kể ngươi là thiên tử hay thảo dân thì cuối cùng cũng hòa thành bùn đất.

Ông ta khổ cực trai giới, khao khát thiên đạo, cuối cùng thời khắc này mới nhận ra, thiên đạo tuần hoàn, chưa bao giờ thay đổi.

Sớm biết thế, khi xưa đã chẳng ... Hối cũng chẳng làm gì được nữa.

Cũng được, sống thì sao? Chết thì sao? Tất cả chỉ là một giấc mộng mà thôi, mong trong giấc mộng tiếp theo, mình làm chút việc tốt cho thiên hạ, bồi thường chuyện làm kiếp trước.

Ngày 20 tháng 7 năm Gia Tĩnh thứ 45, Gia Tĩnh hoàng đế trở về hoàng cung đại nội, đếm đó tới giờ Hợi, chuông Cảnh Dương vang lên, hoàng đế băng ở cung Càn Thanh, hưởng thọ 60 tuổi.

~~~~

Đêm khua, trong cung Càn Thanh.

Đây là tẩm cung hoàng đế 24 năm không người ở, lúc này thành tử cung của hoàng đế.

Dưới tấm biển Chính Đại Quang Minh giăng đầy màn trắng, cờ trắng, hiếu phục... Gió lạnh thổi qua, tiếng khóc nghẹn ngào vang lên bên tai, làm Dụ vương quỳ bên linh cữu thấy lạnh da đầu.

Dụ vương nhìn từng khuôn mặt bi thương đầy nước mắt bên cạnh, hắn biết mình cũng phải khóc, nhưng chẳng sao điều chỉnh nổi tâm tình, đành thò tay ra nhéo đùi mình một cái thật đau, đau nhói tim, nhưng lại muốn cười thật lớn.

Từ góc độ của hắn có thể nhìn thấy Gia Tĩnh đế nằm đó như đang ngủ, gò má còn ửng hồng, đó là kết quả nhiều năm dùng đan dược.

Dụ vương nhớ lại lần trước gặp khuôn mặt này là bao giờ, phải rồi, ba năm trước, khi sắc phong Chu Dực Quân làm thế tử vương có gặp ông ta một lần. So với ba năm trước, Gia Tĩnh chỉ gầy hơn một chút, còn có vẻ chẳng có gì khác.

Nhưng Dụ vương cũng không chắc, số lần hắn và "phụ hoàng" gặp nhau đếm trên đầu ngón tay, mỗi lần gặp mặt hắn chẳng dám ngẩng đầu lên, chẳng khác gì không gặp.

Hiện giờ phụ hoàng chết rồi, hắn muốn nhìn là nhìn được rồi, Dụ vương nhìn khuôn mặt khắc bạc âm trầm khó lường đó, tức thì nhớ lại nhân sinh bi thảm của mình.

Chỉ vì một lời sấm "nhị long bất tương kiến", mà trong cả mấy tháng hấp hối cũng không cho hắn nhập cung. Nhớ lại từ khi sinh ra tới nay, chẳng được hưởng một ngày cha con tỉnh cảm, thậm chí chẳng được một nụ cười, khiến nhắc tới hai chữ "phụ hoàng" làm hắn xa lạ, sợ hãi và căm hận.

Có cha bằng với không cha, còn bị nghi kỵ thù địch, tới sinh hoạt và tự do cơ bản chẳng được bảo đảm, bị phụ hoàng dày vò bao năm, Dụ vương sợ hãi, phẫn nộ, nhưng không thay đổi được, đành đem tâm tình thực sự của mình che dấu gì, đóng giả thành một hoàng tử thật hiền lành nhút nhát, chờ đợi ngày đó tới.

Nhớ tới bao năm khổ sở bị hãm hại nhiều không sao kể siết, nhưng phải nhẫn nhìn cầu bình an, trong lòng Dực vương trào dâng bi phẫn và thương cảm cho bản thân, máu sôi lên, từng làn khí nóng xộc lên đầu, toàn thân không ngừng run rẩy, phát ra tiếng rống lớn.

Mọi người cho rằng hắn không kìm được bi thương, hoặc là điên rồi, tất cả khẩn trương nhìn hoàng đế tương lai.
Một lúc sau hắn vẫn không nhúc nhích, mọi người định chạm vào thử xem hắn có phải đã ngất đi không, thì đột nhiên hắn phát ra tiếng gào xé lòng.

Tiếng gào đó thực sự đau thương, kinh thiên động địa, như đỗ quyên khóc ra máu, làm người nghe thương tâm, thấy hoàng đế tương lai khóc thành ra như thế, bất kể là thực lòng hay giả dối, mọi người đều phải khóc lớn hỗ trợ.

Chỉ khổ Từ Giai, vừa phải hóc vừa phải khuyên giải Dụ vương, mệt mỏi vô cùng.

Hồi lâu sau Dụ vương dần dần ngừng khóc, giọng Từ Giai đã khàn:
- Vương gia kiềm chế, chúng thân biết người đau thương, nhưng người là trụ cột mọi người, xin di giá sang dưỡng tâm điện, khâm định hậu sự tiên đế.

Dụ vương gật đầu, được hai tên thái giám dièu sang Dưỡng Tâm điện, đại học sĩ cùng Dương Bác đi cùng. Tiên đế trước khi băng hà từng triệu kiến riêng Dương Bác, nội dung đàm thoại không rõ, nhưng tiếp đó Hoàng Cẩm tuyên chỉ, thăng Dương Bác làm thiếu bảo, binh bộ kiêm lại bộ thượng thư, cố mệnh đại thần cùng nội các đại học sĩ phò ta tân quân.

Chớp mắt Dương Bác từ kẻ thất bại trong cuộc cạnh tranh vào nội các, trở thành một cực khác ngang hàng với nội các, thật khó dự liệu.

~~~~~~~~~~~~

Long ỷ ở Dưỡng Tâm điện chưa thể ngồi, vì Dụ vương chưa đăng cơ, vì thế thái giám kê ghế bên long ỷ. Dù thế, Dụ vương vẫn như ngồi trên bàn chông, vẻ mặt hết sức thiếu tự nhiên.

Thấy hắn cứ nghờ nghệch, Từ Giai lên tiếng:
- Vương gia, quan trọng nhất là định miếu hiệu cho tiên đế.

Dụ vương hoang mang gật đầu:
- Thủ phụ nói đúng ...
Tới đó là hết.

- Vương gia muốn chúng ta thảo luận trước.
Cao Củng tất nhiên phải nói đỡ cho đệ tử:
- Thần cho rằng tiên đế hưởng quốc lâu nhất, công tích to lớn; tuy chỉ thủy giữ, nhưng ngang với khai sáng, cho nên ứng với thế tổ hoàng đế.

- Thường thì chỉ quân vương khai quốc mới có thể thành "tổ", triều ta có hai "tổ" đã là phá lệ.
Lý Xuân Phương cân nhắc từ ngữ nói:

Đại Minh có thái tổ và thánh tổ, thực ra thánh tổ vốn miếu là thái tông, nhưng Gia Tĩnh đế nâng ông ta lên thành tổ, vì thành tổ cũng từ chi phụ mà kế thừa đại thống, là "tổ" của đế vương hậu thế. Hiển nhiên là đề cao Chu Lề, nhưng chỉ vì tăng thêm chỗ dựa để mình có thể kế thừa đại thống mà thôi.

Theo lý luận đó, định cho Gia Tĩnh làm "tổ" cũng không phải quá.

Nhưng xưng "tổ" thì nâng tầm Gia Tĩnh lên quá cao, đó là điều gây chia rẽ mọi người.

Cuối cùng mỗi người nhường một bước, vẫn dùng "thế", nhưng "tổ" hạ thành "tông", xưng là thế tông hoàng đế, mọi người đều có thể chấp nhận.

Suốt quá trình thảo luận, Dụ vương không nói một lời, đợi có kết quả mọi người xin chỉ thị, hắn mới nói:
- Làm theo ý mọi người đi.
Nói xong mới nhớ ra:
- Thế miếu hiệu là gì?

- Thế tông hoàng đế.
Các đại thần đáp.




"Ồ" Dụ vương tuy không vui, nhưng đã đồng ý rồi không thể sửa được nữa, may mà chuyện này còn chưa hết, liền lấy tinh thần nói :
- Vậy thụy hiệu là gì?

Sau đời Hán, đế vương đều có miếu hiệu và thụy hiệu, thụy hiệu là đánh giá cả đời hoàng đế, không ít vị bị cho ác thụy. Sau triều Đường, ác thụy tuyệt tích, không phải vì tố chất hoàng đế đề cao, mà là đánh giá ngày càng thiếu khách quan.

Nhưng Dụ vương không muốn thế, hắn chậm rãi nói:
- Phụ hoàng không thích phù phiếm hư mỹ, có câu gì nhỉ " đẹp thì nói là đẹp không cần cái đẹp giả dối, sai nói là sai không thế bảo không sai". Vì thế là thần tử chúng ta phải có thái độ đó.

Các đại thần giật mình, sao lúc này lại đem văn chương của Hải Thụy ra? Tiên đế tro cốt chưa lạnh, là nhi thần lại nói lời này, không thể không khiến người ta suy nghĩ lung tung.

Dương Bác không vui nói:
- Vương gia nói đúng, nhưng tiên đế nhân ai sáng suốt, không cần phải hư mỹ. Lão thần cho rằng, tiên đế ứng với thụy "văn".
Đối với hoàng đế mà nói mỹ thụy cao nhất là "văn, võ", có thể thấy con mắt Gia Tĩnh vẫn rất chuẩn xác, quả nhiên Dương Bác bảo vệ thanh danh ông ta sau khi chết.

- Không ổn, thụy của thành tổ gia là "văn" rồi, xưa nay tiên đế luôn lấy thành tổ làm gương, chắc chắn không muốn xếp ngang.
Cao Củng phản đối.

- Vậy lấy thụy "cảnh".
Quách Phác đề xuất.

- Không ổn, Đại tông hoàng đế thụy cảnh.
Lý Xuân Phương lắc đầu:
- Sao xếp tiên đế ngang với ông ta được.

- Chẳng có gì không ổn, cô thấy "cảnh" rất tốt.
Dụ vương đột nhiên lên tiếng.

Mọi người đưa mặt nhìn nhau, vận mệnh Chu Kỳ Ngọc bi thảm nhường nào? Thụy hiệu của ông ta không thể dùng được.

*** Đại tông Cảnh hoàng đế bị phế truất làm vương..

- Hay là thụy bình.
Quách Phác đoán ý Dụ vương tựa hồ không muốn cấp mỹ thụy cho tiên đế, liền nói:
- Tiên đế bình loạn bốn phương, trị an xã tắc, có thể lấy là bình.

- Thế tông Bình hoàng đế.
Dụ vương thấy không tệ, nhưng vẫn nói:
- Nhưng không có cái nào tốt hay sao? Tôn hiền quý nghĩa là cung, ái dân là cung ... Cô vương thấy cái này rất thỏa đáng.

Mọi người hiểu ý hắn rồi, Dụ vương cố ý nói thiếu một đoạn "biết sai mà sửa là cung", hiển nhiên hi vọng trong thụy hiệu nêu bật sai sót của Gia Tĩnh, nhưng nào có nhi tử lấy thụy "cung" cho phụ thân?

Dương Bác lập tức phản đối, nói làm thế người thiên hạ sẽ cười chúng ta.

Dụ vương biết kỳ thực Dương Bác muốn nói người thiên hạ sẽ cười kẻ làm con là hắn, có chút bực tức:
- Vậy các ngươi quyết đi.
Tuy nói thế nhưng khi các đại thần muốn lấy mỹ thụy cho Gia Tĩnh, hắn đều bới móc ra khiếm khuyết, nói không ổn.

Mâu thuẫn ở chỗ đại thân cho rằng nên cấp mỹ thụy, Dụ vương lại không muốn, kể quả nghĩ luận mãi không ra kết quả.

Từ Giai cuối cùng nói:
- Lấy thụy túc đi.

Mọi người nghĩ "cương đức khắc là túc, kiên trì quyết đoán là túc", miễn cưỡng chấp nhận được. Dụ vương thấy Gia Tĩnh với mình rất cương (cứng rắn),rất khắc (nghiêm khắc),chữ túc này coi như thỏa đáng.

Vì thế mọi người không dị nghị nữa, do Dụ vương nhỏ máu lên chu sa, cầm bút viết thụy thiệu của Gia Tĩnh đế :" Thế tông khâm thiên lý đạo anh nghị thần thánh tuyên văn nghiễm vũ hồng nhân đại hiếu Túc hoàng đế"

Gọi tắt là "Thế tông Túc hoàng đế".

~~~~~~

Xong xuôi Từ Giai lấy trong ống tay áo ra một cái hộp nhỏ, dùng hai tay đưa cho Dụ vương:
- Di chiếu tiên đế, vương gia xem xong ngày mai tuyên đọc là được.

Dụ vương nhận lấy hộp mở ra xem, lúc này Dưỡng Tâm điện im phăng phắc, các đại thần nín thở nhìn Dụ vương mặt biến đổi vô chừng, đợi công khai di chiếu.

Dương Dụ vương xem xong bỏ vào hộp cất trong ống tay áo, nói gọn:
- Cô biết rồi.

Mọi người chẳng hiểu ra sao, Cao Củng lòng không vui, muốn hỏi cho rõ, nhưng Từ Giai cướp lời:
- Còn một canh giờ nữa là phải đọc di chiếu, hay vương gia ra sau nghỉ ngơi chốc lát, ngày mai còn rất nhiều nghi thức đợi người đó.

Dụ vương vốn chẳng khỏe, cố gượng từ sáng đến giờ nghe được câu này của Từ Giai như được đại xá:
- Cũng được.
Liền đứng dậy nói:
- Còn chuyện nữa, niên hiệu của cô nên tùy ý một chút, cô nghĩ xong rồi, lấy là Long Khánh đi.
Nói xong chẳng đợi mọi người đáp bỏ đi ngay, Cao Củng đành nuốt lời vào bụng.

Đợi hắn đi rồi, mọi người chĩa múi giáo vào Từ Giai, di chiếu không phải là chuyện nhỏ, vì sao nội các không biết trước.

Từ Giai lãnh đạm đáp:
- Chuyện liên quan cơ mật không cần để cả thiên hạ biết chứ.

- Chuyện liên quan tới danh dự hoàng đế , ông tuy là thủ phụ nhưng cũng không được tự tiện độc đoán.
Cao Củng nổi giận:
- Ông có lòng bất thần.

Từ Giai 67 tuổi cũng học được cách cãi nhau, cười lạnh:
- Chiếu thư được tiên đế ngự lãm, nếu có lòng đó sớm bị tiên đế chém rồi.

Từ Giai làm thế là chết hết đường đối chứng, Cao Củng phất tay bỏ đi nói:
- Xem ông phỉ báng tiên đế thế nào.

Quách Phác cũng nổi giận đi theo, còn lại Dương Bác vờ ngủ và Lý Xuân Phương cười khổ:
- Thủ phụ, bọn họ cũng một lòng vì nước, ngài đừng giận.

Từ Giai cười:
- Ta chẳng chấp với họ.
Rồi nhắm mắt dưỡng thần.

Vì sao di chiếu lại khiến bọn họ căng thẳng như thế? Theo thông lệ trước khi giá băng, hoàng đế phát di chiếu, một mặt tổng kết kiểm điểm sai lầm cả đời của mình, rồi chỉ phương hướng chấp chính cho tân hoàng, có tác dụng ước thúc cực kỳ trọng đại.

Thực ra đại thần thượng tầng đều biết, tiếng là di chiếu, nhưng do cố mệnh đại thần chấp bút thay hoàng đế, hoàng đế cũng chẳng hỏi tới nội dung.

Hoàng đế các triều sở dĩ chấp nhận hành vi này vì nó phụ hợp với lợi ích căn bản của hoàng triều, đa phần hoàng đế Đai Minh hoang dâm phóng túng, càng thống trị lâu thì ấn tượng trong lòng người dân càng tệ. Cho nên thông qua một di chiếu thành khẩn kiểm điểm, đồng thời sửa chữa sai lầm tác dụng vãn hồi ấn tượng, thu phục lòng người tốt hơn muôn lời khen ngợi.

Còn cố mệnh đại thần có thể giơ cao di chiếu, lấy lệnh tiên đế lập tức thi hành một loạt hành động dứt khoát mạnh mẽ lập lại trật tự, danh nghĩa là quét sạch xú uế của thời tiên đế.

Kỳ thực đó là lần lừa đời trộm danh cuối cùng của hoàng đế, tựa hồ trước khi chết ông ta hối cải, lấy dũng khí tự trách mình, đổi lấy hòa hoãn phẫn nộ đã lâu trong lòng thần dân, khiến họ khôi phục lòng tin vào sự thống trị hoàng gia.

Cho nên hoàng đế ngầm chấp nhận cố mệnh đại thần soạn di chiếu, chẳng qua là cần có người chùi đít cho mình mà thôi.

Hơn nữa lão tử chết rồi nhưng còn có nhi tử, đại thần không sợ chết cứ chửi lão tử cho sướng miệng đi, xem nhi tử của ta làm gì ngươi.

Hiện giờ tới lượt Gia Tĩnh đế được đánh giá.

Mặt trời ngày mới đã lên, thiên đạo chẳng vì đế vương băng hà mà ảm đạm, ngược lại hôm đó trời trong xanh, nắng chan hòa, đúng là một ngày đẹp trời hiếm có.

Nhưng trong thành Bắc Kinh nhà nhà treo cờ tang, người dân bất kể vị hoàng đế này không xứng chức ra sao, chung quy vẫn là quân phụ của họ, chết rồi vẫn phải tiễn đưa ông ta.

Tấm biển trên ngọ mông cũng phủ vải trắng, phía trước quỳ vô vàn quan viên thất phẩm cùng công huân trong kinh, thân mang đồ tang, khóc lóc thảm thiết.

Giờ Thìn, hai bên cửa cung mở ra, nội các đại học sĩ, lục bộ cửu khanh xuất hiện.

Tiếp theo đó hai tên thái giám cầm hai cái roi dài hơn trượng trải trên mặt đất trước ngọ môn.

Mọi người biết sắp không cần phải khóc nữa, liền điều chỉnh âm thanh tới mức cao nhất.

Hai tên thái giám vung roi thành vòng tròn, phát ra tiếng kêu đanh gọn trên không, tiếng khóc ngừng lại. Ngọ môn nặng nề kêu ken két mờ ra.

Lúc này tiếng chuông Cổ Lâu vang vọng khắp kinh thành, tuyên bố thời điểm chuyển giao của Đại Minh đã tới, vô số người nghển cổ nhìn vào cổng sâu hun hút, nhưng không nhìn thấy gì cả.

Đằng xa bốn đội Đại hán tướng quân cưỡi ngựa trắng cờ quạt chỉnh tề đi ra, tiếp theo là cung nhân mang lộng quạt, tất cả đều phủ màu trắng.

Đợi đội nghi trước đi tới trước mắt, Từ Giai quỳ xuống hô vang:
- Cung nghênh tân quân thánh giá.
Bách quan hướng phề phía ngự giá hành lễ.




Ngự giá chầm chậm tới chỗ cách ngọ môn một khoảng rồi dừng lại, Mã Toàn đặt một cái gế phía dưới làm chỗ đặt chân.

Bách quan nìn thở chờ đợi tân quân giá lâm, liền thấy một nam tử mặc áo trắng đi xuống, mọi người nhìn thấy tức thì ngây ra như phỗng, đó không phải là tân quân mà là Thẩm Mặc Thẩm Giang Nam bị tiên đế nhốt giam gần một năm.

Thẩm Mặc trông còn trầm ổn hơn xưa, ánh mắt không vui không buồn bình đạm tới mức làm người tưởng chừng như quên sự tồn tại của y.

Ánh mắt mọi người đều chiếu lên người Thẩm Mặc, chấn động có, ghen tị có, sợ hãi có, hâm mộ có, nhưng mắt y chỉ bình thản nhìn vào trong xa giá, đưa tay phải ra.

Dụ vương lúc này mới xuống xa giá dưới sự dìu đỡ cảu Thẩm Mặc.

- Vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Lúc này chẳng cần ai dẫn đầu, tiếng hô vang vọng trời đất.

Nghe tiếng tung hô, Dụ vương khẩn trương nhìn Thẩm Mặc, nắm tay y không chịu buông. Thẩm Mặc nhìn hắn một cái khích lệ:
- Mời hoàng đế nhập cung.
Nói xong muốn rút tay lại lui về chỗ quần thần.

Nhưng Chu Tái Hậu nắm chặt lấy, ánh mắt tân quân mang vẻ cầu khẩn, nói nhỏ:
- Đi cùng trẫm.
Thẩm Mặc đành để hắn kéo đi qua ngọ môn tiến vào Tử Cấm Thành.

Đợi hoàng đế đi qua, bách quan đứng dậy chậm rãi đi vào, đứng xếp hàng trước Hoàng Cực điện. Đợi tất cả đã vào chỗ, Hoàng Cẩm đứng trên bậc thềm, trải cuộn giấy vàng, cao giọng đọc di chiếu của tiên đế:
- Trẫm lấy thân phận tông nhân kế thừa đại thống, được phụng thờ tông miếu 45 năm, hưởng quốc lâu nhất.Chỉ hận trẫm thân thể nhiều bệnh, quá cầu trường sinh, khiến cho gia nhân thừa cơ mê hoặc, bỏ quên triều chính, xa rời lời dạy của thánh hiềm, mỗi lầ nghĩ lại hổ thẹn không thôi.

- Hoảng tử Dụ vương kế vị hoàng đế không cần quá bi thương hại người phải tu đức vì chúng sinh, ngày tang lễ không cần cầm dân gian giải trí cười gả. Tông thất vương thân lấy yên bờ cõi làm trọng , đốc phủ các nơi không được tự tiện rời bỏ chức vụ, vệ sở phụ chậu huyện cùng thổ quan miễn dâng hương ...

- Các thần vì khuyên gián từ khi tại vị tới nay còn lại thì triệu hồi phục chức, người mất thì phủ tuất. Các phương sĩ luận tội chính hình, công tác trai tiếu mua sắm, xây dựng lãng phí mệt dân phải lập tức đình chỉ. Công cáo toàn bộ thiên hạ được biết.

Đạo chiếu chỉ này ngắn gọn, nhưng nội dung cực kỳ phong phú, lời văn uyển chuyển như tư tưởng khôi phục trật tự lề lối vẫn rõ ràng. Bản thân Gia Tĩnh dùng giọng khiển trách, biểu thị hối hận về hành vi hoang đường, bỏ bê triều chính của mình, triệt để phủ định hành vi tương quan, đồng thời để lại không gian đủ rộng để thoải mái xử lý hậu quả.

Nó có nghĩa là con rồng lớn Đại Minh sắp sắp đối với một cú trở mình, định ra hướng đi cho chính cục sau này. Di chiếu đọc xong, hơn nghìn quan viên trước Hoàng Cực điện khóc rống lên, lần này là thực lòng.
Tín sức cũng chạy khắp các nơi đem di chiếu truyền đi, bách tính trong kỳ tang lễ vẫn mừng rỡ chạy đi truyền tai cho nhau, thậm chí có người lén đốt pháo. Hiển nhiên di chiếu rất được lòng người, vấn đề là mọi người cười vui như thế Gia Tĩnh lên đường tới hoàng tuyền chẳng được bao sao chịu đựng nổi.

Chiếu ngục Đông Xưởng.

Bên ánh đèn leo lét, Hải Thụy chăm chú đọc sách, so với lúc mới vào chiếu ngục, hoàn cảnh hắn đã tốt hơn rất nhiều, có bàn có ghế, có chăn đệm, có người đưa cơm, với hắn mà nói thế là đã đủ.

Nhưng hoàng đế bao lâu như thế còn chưa giết mình làm hắn rất bất ngờ, hắn hay tin mẹ già và thê tử đã về tới Quỳnh Châu, dựa vào mười mấy mẫu ruộng có thể sống an bình, hắn có thể không cần vướng bận gì nữa.

Xem xong một chương, Hải Thụy duỗi cho đỡ mỏi, lúc này nghe thấy bên ngoài truyền tới tiếng ngục tốt dùng thìa sắt gõ cửa, báo cơm, hắn liền cầm bát gỗ để ban cửa, sau đó tiếp tục ngồi xuống xem sách.

Khi tiếng gõ đi xa, hắn nhìn vào cái bát của mình vẫn trống không.

Hắn chẳng để ý, cửa mở ra, ngục tốt cầm đèn lồng mang một cái hộp thức ăn to vào tươi cười khách khí mời Hải lão gia dùng cơm chứ không hùng hổ như thường ngày.

Sớm muộn vẫn cứ tới, Hải Thụy khẽ thở dài, ngục tốt định nói gì đó nhưng thấy mặt Hải Thụy vô cùng nghiêm túc, không dám lên tiếng, chỉ đặt từng bát cá thịt lên bàn, lại còn có một bầu rượu.

Hải Thụy lại thở dài lần nữa, rồi khôi phục bình tĩnh, nói với ngục tốt:
- Rót rượu.
Ngục tốt cũng rất nghe lời, Hải Thụy cầm chén lên ngửa cổ uống cạn, ngục tốt vừa rót xong cho mình một chén thì bị Hải Thụy lấy mất uống cạn.

Ngục tốt cười ngượng ngập:
- Ngài ăn đi, đừng uống rượu xuông.

- Cũng được.
Hải Thụy gật đầu cầm đũa gắp thức ăn, nhai thong thả, thần thái nghiêm túc, giống như đang tiến hành một loại nghi thức gì đó. Chẳng phải vì bữa ăn cuối, mà vì gia giáo từ nhỏ nhà hắn như thế.

Một bữa ăn mất chừng hai khắc, thức ăn, rượu đều vào bụng hải Thụy sạch sẽ. Ngục tốt tròn mắt, sao người thì gầy mà ăn còn hơn trâu? Đó là phần ăn cho tận bốn người.

Hải Thụy dùng ống tay áo lau mồm, cảm thấy nên cám ơn ngục tốt, liền nói:
- Thức ăn ngon lắm.

- Đương nhiên ạ, mua ngoài Tùng Hạc lâu, tốn những một lượng mà.
Ngục tốt cười lấy lòng.

- Ngươi tốn công rồi.

Được hắn tán thưởng, ngục tốt cười toe toét:
- Nếu ngài thấy chưa đủ, tiểu nhân đi gọi thêm một phần nữa.

Hải Thụy lắc đầu:
- Không cần, ta no rồi ... Lên đường đi.

Ngục tốt ngẩn ra:
- Ngài kiên nhẫn một chút, dù sao cũng chỉ vài ngài nữa thôi.

Hải Thụy ngạc nhiên:
- Lại có quy củ ăn cơm chặt đầu trước mấy ngày cơ à?

- Cơm chặt đầu.
Ngục tốt vỗ đầu cười :
- Đều tại tiểu nhân không nói rõ làm đại nhân hiểu lầm, đây không phải là cơm chặt đầu.

Hải Thụy lúc này mới chú ý nhìn thấy hắn quấn vải trắng ở hông, cau mày hỏi:
- Ngươi để tang cho ai đấy?

- Ngài còn chưa biết sao?
Ngục tốt ghé tới gần nói nhỏ:
- Hôm nay di chiếu phóng thích gián thần đưa ra, ngày đại nhân thoát lao ngục không xa nữa. Tiểu nhân làm thế là chúc mừng ngài.

Hải Thụy tức thì mắt trố ra, mặt trắng bệch, người cứng đờ như bị điểm huyệt.

Ngục tốt thầm nghĩ :" Đại nhân mừng quá đây mà, ngàn vạn lần đừng có bị điên nhé."

- Đại nhân, đại nhân.
Ngục tốt đẩy Hải Thụy một cái, thấy hắn ôm ngực từ từ ngồi xuống, người run rẩy, nước mắt tuôn trào, rượu, thức ăn vừa rồi không ngừng từ miệng nôn ra, hắn ra sức tát mình , nhưng dù thế nào cũng không giải tỏa được một phần vạn đau đớn trong lòng.

Ngục tốt ngẩn ra, sao nghe thấy xuất ngục lại khóc thành ra thế này, trông không giống vui mừng, liền tới khuyên can. Hải Thụy vẫn khóc cực kỳ đau đớn, cuối cùng đâm đầu vào tường, may mà ngục tốt sợ hắn có gì bất chắc luôn theo dõi sát giữ lại, nên Hải Thụy mới không tự sát thành công.

Sợ Hải Thụy tìm cái chết, ngục tốt trói hắn vào ghế, Hải Thụy khóc tới gất đi tỉnh lại, khóc suốt một ngày tới kiệt sức. Gia Tĩnh đế nếu có linh biết người duy nhất khóc thương cho mình là Hải Thụy không biết có cảm tưởng gì.

Bất kể thế nào đất lại trở về với đất, người chết đã đi, người sống vẫn phải tiếp tục.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.