Chương trước
Chương sau
Từ Giai hít sâu một hơi:
- Vi thần chỉ biết hai chữ "thành", "kính", dựa vào đó mà làm việc thôi.

- Vậy Hải Thụy đã định tội chưa?

- Rồi ạ.
Từ Giai vội lau nước mắt, bình tĩnh lại đám:
- Kết quả cuối cùng là treo cổ.

- Tội gì?

- Nhi tử chửi mắng phụ thân.
Tội danh này ông ta nghĩ mãi mới định ra, khéo léo tránh hết đi chuyện quân vương thần tử, đạo lý đúng sai.

Như thế Gia Tĩnh đế có thể tiến thoái tự nhiên, lại biểu đạt được suy nghĩ của quần thần, đúng là tốn không ít công sức.

Hiểu rõ thái độ của Từ Giai, nhưng Gia Tĩnh vẫn hỏi:
- Khanh thấy sao?

Từ Giai vốn định đáp "thần cũng nghĩ như thế", nhưng hôm nay thấy Gia Tĩnh đế thay đổi, nên kế hoạch thay đổi, thở dài nói:
- Nếu giết Hải Thụy chỉ e con cháu không rõ chân tướng sẽ có hiểu lầm. Hải Thụy sinh ở vùng hoang man, không hiểu lễ pháp, miệng ăn nói khắc bạc, văn chương viết càng quá khích, nhưng lòng hắn vẫn có thể xem là lòng trung. Loại người này đương nhiên đáng giết, nhưng không thể giết...

- Rốt cuộc là giết hay không, cho khanh định đoạt.

Từ Giai cắn răng nói:
- Có câu "chủ chính thì thần thẳng", có thần thẳng tức là bệ hạ thánh minh. Lòng bệ hạ như thiên địa, điều trời không dung, thánh tâm có thể dung ...

- Ha ha ha.
Gia Tĩnh đế cười đầy giải thoát:
- Cuối cùng cũng nói được lời thật lòng, đối với Từ các lão mà nói thật hiếm có. Nói thật đúng là tốt, nếu sớm cho trẫm biết lòng dân thiên hạ, sao trẫm có thể sai tới tận cùng được? Giờ trẫm đã hiểu, nhưng bệnh đã vào xương tủy, chẳng còn làm được gì nữa.

Từ Giai cảm động, vừa rồi ông ta còn lo hoàng đế thăm dò mình, giờ mới nhận ra hoàng đế tỉnh ngộ thực sự, nghẹn ngào nói:
- Bệ hạ, người an tâm dưỡng bệnh, đời khỏe rồi, phấn chấn lại, vẫn thành Nghiêu Tuấn Vũ Thang.
Ông ta khóc không còn ra tiếng nữa :" Thì ra cả đá cũng có ngày thức tỉnh, nhưng vì sao lại muộn như thế?"

- Không còn thời gian nữa, đại hạn của trẫm đã tới, muốn chấn hưng, chỉ đành dựa vào nhi tử của trẫm thôi.

Từ Giai vừa định nói thì Gia Tĩnh cắt lời:
- Khanh yên tâm, trẫm không nói chuyện nhường vị nữa, chẳng còn vài ngày nữa, không cần khiến nó thêm gánh nặng.
Hôm nay có lẽ ngày hiểu chuyện nhất từ khi Gia Tĩnh đế sinh ra.

Từ Giai triệt để cảm động rồi, ông ta thực lòng muốn hoàng thượng hưởng thụ ngày vui vẻ cuối cùng:
- Thẩn khẩn cầu ân chuẩn, cho Dụ vương và thái tử vào hầu.

Gia Tĩnh đế mặt trào dâng khát vọng, ngay khi Từ Giai tưởng ông ta đồng ý thì Gia Tĩnh lại nhắm mắt vào:
- Không?

- Vì sao?
Từ Giai kinh ngạc đến thất lễ.

- Nhị long bất tương kiến, đây là mệnh của trẫm, không thể để chúng mạo hiểm.

Từ Giai sững ra tại chỗ.

Hôm sau, theo lệnh Gia Tĩnh đế, Từ Giai soạn ba đạo thượng dụ.
Một phóng thích hơn trăm ngôn quan, tha thứ có tội bất kính, phục hồi nguyên chức.
Thứ hai, bắt đám yêu đạo Vương Kim, Đào Thế Ân gồm mười tám người, lệnh hình bộ nghiêm tra việc phạm phám của chúng.
Thứ ba, đem toàn bộ ruộng đất ban cho Cảnh vương cùng số đất đai hắn cưỡng đoạt trả lại cho dân.

Ba đạo thánh chỉ này vừa truyền ra toàn quốc hân hoan, mọi người nói hoàng đế bị Hải Thụy chửi cho tỉnh rồi, muốn làm lại rồi. Mặc dù thường ngày nhắc tới ông ta là mọi người hận tới ngứa ngáy răng lợi, nhưng dù sao là quân phụ tới 45 năm, là hoàng đế duy nhất trong lòng đời đa số mọi người, thấy ông ta có dấu hiệu tỉnh ngộ, mọi người không chửi ông ta nữa, khao khát ông ta chỉnh đốn thiên hạ, để mọi người sống an bình.

Người dân lúc nào cũng lương thiện, dù hoàng đế có sai bao nhiêu, chỉ cần có thể sửa đổi, vẫn sùng bái tin cậy ông ta như phụ thân.

Nhưng bọn họ chắc chắn sẽ thất vọng, vì Gia Tĩnh đế hiện giờ chỉ là ông già nằm trên giường đợi tử thân tứi đưa đi, có lẽ hôm nay ngủ, ngày mai không còn nhìn thấy ánh mặt trời nữa.

Hoàng đế nguy ngập vời người trong cung chẳng khác gì trời sập, mọi người đều tính toán, không ai muốn bồi táng cùng hoàng đế.

Tọa trấn cung cấm lúc này tốt nhất là mẫu thân hoặc lão bà của hoàng đế, nhưng Chương Hiến thái hậu đã hoăng hơn 20 năm rồi, ba bị hoàng hậu bị ông ta dọa chết một, phế một nhốt trong cung cấm, một bị ông ta đích thân nhìn bị hỏa thiêu mà không cho người cứu.
Lúc này trong cung bằng với không có chủ, Từ Giai đành tọa trấn bên hoàng đế một khắc không rời, tránh tiểu nhân làm loạn.

Nhưng ông ta lại không yên tâm về ba người mới nhập các, sợ họ thừa cơ lộng quyền, nên muốn ba người bọn họ cùng vào cung hầu hạ hoàng đế, thay bách quan tận hiếu.

Cả ba đều khó tiếp nhận, cả đời khao khát nhập các, chuẩn bị hào hứng thi triển tài học, lại bị thông báo đi bưng bô đổ *** cho người khác, ai chẳng tức, dù có là hầu hạ hoàng đế.

Đương nhiên nếu hoàng đế còn sống được, chịu khổ một chút cũng đáng, dù sao cũng là vốn liếng cho sau này, chứ giờ mà đi "trọn hiếu" thì không chỉ phí công .. Nói không chừng bị tân vương coi thành cựu thần vua trước, đầy vào "lãnh cung" thì lỗ to.

Có điều Lý Xuân Phương không phản đối, hắn có ba đặc điểm, thành thực, bổn phận, trung hậu. Là người mà năm xưa Nghiêm Tung và Từ Giai đấu đá tưng bừng mà cũng không nhẫn tâm làm hại.

Một vị tiên sinh tốt tính như thế, dù Từ các lão có đề nghị khó khăn hơn gấp bội hắn cũng lặng lẽ chấp nhận.

Hai vị kia không dễ nói như thế, Cao Quách đều là nam nhi chủ nghĩa điển hình, coi việc hầu hạ người khác là của đám "nô tài", lòng cực kỳ không muốn.

Cao Củng nói thẳng thừng:
- Thánh cung không thể quản việc, chúng ta là thần tử phụ chính, trách nhiệm càng nặng nề, toàn tâm xử lý quốc chính mới đúng.
Cảm thấy mình là "ma mới" không nên quá đáng, nên ngữ khí dịu xuống:
- Ý hạ quan là trong cung còn có thái giám cung nữ, chúng ta không cần tới đó, tránh chuyện trong các thiếu chu toàn.
Thế là quy luôn Từ các lão thuộc loại cung nữ thái giám rồi.

Từ Giai không ngờ Cao Củng ngày đầu nhập các đã dám phản bác mình, vì thế Từ Giai hơi khó chịu:
- Vậy ý Túc Khanh là gì?
Ông ta cố ý nói tên chữ Cao Củng, để nhắc tôn ti trên dưới.

Ai ngờ Cao Củng chẳng còn chút giác ngộ nào, còn đưa ra quyết định:
- Hạ quan và mọi người có thể chia nhau luân phiên trực.

Đúng là được đằng chân lân đằng đầu, giọng Từ Giai không còn ôn hòa nữa:
- Vậy theo Cao đại nhân, nên luân phiên thế nào?

Ai cũng nghe ra thủ phụ không vui, Quách Phác lén đánh mắt ra hiệu cho Cao Củng.

Nhưng Cao Củng chẳng thèm bận tâm:
- Ngài là thủ phụ, lại tuổi cao, không cần chạy hai đằng nữa, thường trực là được.
Ý tứ là ông tới chỗ hoàng đế đi, ba bọn ta luân phiên trực ở nội các.

Từ sau khi Nghiêm Tung rời đi, Từ Giai quen người bên cạnh cung kính rồi, không ngờ gặp phải người thế này, ông ta nuốt không trôi.

Chẳng lẽ Cao Củng là kẻ ngu xuẩn không có óc? Đương nhiên là không phải, nhưng ông ta cho rằng mình đã nhập các, thì phải ra dáng đại học sĩ, sao có thể hạ mình nhẫn nhịn, không dám nói gì?

Cho nên ông ta quyết định ngay từ ngày đầu không thể để Từ Giai trấn áp, phải đường đường chính chính làm đại học sĩ, đứng cho thẳng lưng, làm cho tốt việc.

Với một chính trị gia lão thành, hành vi người đó tất nhiên chịu ảnh hưởng của tính cách, nhưng mỗi một hành động đều trải qua cân nhắc kỹ càng tuyệt không phải là vì nhất thời kích động.

Cho nên tất cả cho rằng ông ta muốn dựng thế lực của mình đứng ngang hàng với Từ Giai.

Từ Giai ý thức được mình tính nhầm rồi, Cao Củng là người phi thường, muốn dùng chút ân tình nho nhỏ mà trói buộc người ta là nằm mơ nói mộng.

Mãi Từ Giai mới nói ra được một câu:
- Vậy làm theo ý ông đi.
Ai bảo Từ các lão cả đời chưa từng tranh chấp với ai trước mặt, căn bản không biết cãi nhau ... Nhưng coi chừng đằng sau.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.