Chương trước
Chương sau
Trong cung Thánh Thọ, Gia Tĩnh đế nằm trên long sàng cách quân thần một tấm rèm châu.

Mã Toàn quỳ trước giường, dâng lên một phong bì bằng da trâu khâu kín mít, đó chính là tấu sớ của Hải Thụy, nếu không dùng kéo cắt ra, không ai biết được bên trong có cái gì.

Ngẩn ra nhìn nó hồi lâu, Gia Tĩnh đế mới nói một chữ:
- Đọc.
Rồi nhắm mắt lại.

Ma Toàn cắt phong bì lấy sấp giấy dầy bên trong ra xem, tức thì mặt tái nhợt, mồ hôi lạnh túa ra, toàn thân run lẩy bẩy.

- Đọc.
Gia Tĩnh đế chờ tới bực mình, nói lại.

Đáp lại ông ta chỉ là mùi khai , Gia Tĩnh đế mở mắt ra, thấy giữa hai chân Mã Toàn đã ướt sũng.

- Đồ phế thải.
Gia Tĩnh đế cau mày ghét bỏ, không tin nổi một tấu chương lại làm bình bút thái giám sợ són ra quân.

Nghĩ tới đó ông ta nói:
- Đưa đây.

Hoàng Cẩm lấy tấu sớ, cẩn thận cùng một tiểu thái giám mở ra, điều chỉnh khoảng cách thích hợp trước mắt Gia Tĩnh, nội dung liền hiện ra:

"Hộ bộ Vân Nam thanh lại tri lang trung, thần Hải Thụy cẩn tấu; ní thẳng là chuyện hàng đầu thiên hạ, để giữ đúng đạo vua, tròn phận thần, cầu vạn thế an bình...

" Làm vua là chủ của vạn dân, tranh nhiệm trọng đại không cần phải hỏi, phàm là dân có chuyện gì, nghi vấn gì, đều là trách nhiệm của vua cả. Thần nhận ân huệ của nước, thấy hay viết hay, thấy không hay viết không hay. Không vì lấy lòng, không sợ tính toán, chỉ dốc hết ruột gan tiến ngôn cho hoàng thượng."

"To gan lắm" Gia Tĩnh đế cười lạnh trong lòng :" Xem ngươi nói thẳng thế nào?"

Sau đó là lấy ví dụ Hán Văn đế, nói ông ta là hiền quân nhân ái, nhưng có khuyết điểm "lơi lỏng" việc nước. Hoàng đế ngài lợi hại hơn Hán Văn đế, anh minh chẳng kém Ngêu Thuấn Vũ Thang, mới kế vị một lòng tiến thủ, có phong thái của đấng minh quân, biểu dương hoàng đế một chập.

Nhưng Gia Tĩnh đế chưa kịp thở phào thì đã bị đẩy xuống vực sâu, lời lẽ tiếp đó làm ông ta tưởng mình gặp ảo giác..

"Bệ hạ tắc duệ tinh vị cửu, vọng niệm khiên chi nhi khứ hĩ! Phản cương minh nhi thác dụng chi!" Tức là ông chẳng làm ăn tử tế được mấy ngày đã bị ý nghĩ xằng bậy lôi kéo, bắt đầu làm việc thiếu đàng hoàng. Đem sự thông minh dùng không đúng chỗ.

"Chỉ biết tu huyền! Không quan tâm đời sống nhân dân, không lý triều chính, bất chấp pháp kỷ! Tự có mình sở hữu bốn phương, liền xa xỉ vô độ, không biết đến cái khó người dân! Vì mưu cầu trường sinh, hơn hai mươi năm không lên triều, khiến kỷ cương thối nát, mua quan bán tước, cường hào nổi dậy khắp mọi nơi."

" Nhị vương bất tương kiến, ai ai cũng nói người bạc với nhi tử. Nghi kỵ phỉ báng văn võ, ai ai cũng nói người bạc với quần thần! Ở Tây Uyển mà không về hậu cung, ai ai cũng nói người không có tình phu thê."

"Năm đầu bệ hạ đăng cơ, Đại Minh đã có dấu hiệu bệnh nguy, nhưng còn xa mới bằng bây giờ. Khiến người thiên hạ nói 'Gia Tĩnh giả, gia gia tịnh dã', bệ hạ sùng tín đạo giáo, chi tiêu vô độ, triều đình chỉ biết tăng thuế, quan lại các cấp lần lượt học theo. Bách tính bị tầng tầng bóc lọt, hàng chục năm qua đã tới cùng kiệt rồi."

" Người bãi truất Nghiêm Tung, cục hình Thế Phiền, làm lòng người khoan khoái, tức thì tiếng reo mừng bốn phương, người thiên hạ cho rằng giang sơn loạn là do cha con họ Nghiêm, giờ chúng không còn thiên hạ thanh bình rồi. Nhưng nó ngày một tệ hơn, bệ hạ còn kém xa cả Hán Văn đế, người thiên hạ đều cho rằng người quá đáng lắm rồi. Người thiên hạ chán bệ hạ lâu rồi"

- Muốn thí quân rồi.
Gia Tĩnh đế không xem nổi nữa, đứt bật dậy, toàn thân co giật vì phẫn nộ, mắt tóe hung quang, mặt hung tợn đáng sợ.

Thời khắc này trong mắt ông ta chỉ có dòng chửi mắng khó nghe cực điểm "Gia Tĩnh giả, gia gia tịnh dã" " người thiên hạ chán bệ hạ lâu rồi". Như tiếng sấm đánh tan nát lục phủ ngũ tạc ông ta, đứng trơ ra như tượng, làm Hoàng Cẩm và Mã Toàn sợ mất hồn.

Đám Từ Giai quý bên ngoài nghe tiếng hoàng đế thét lên, sau đó là tiếng thái giám hoảng loạn, nhìn nhau sợ hãi.

Thái y vội vàng tới, vừa ấn nhân trung, vừa châm cứu, cuối cùng cũng cứu tỉnh được hoàng đế, Gia Tĩnh đế vừa mở mắt ra đã rống như điên:
- Mau bắt hắn lại, đừng cho hắn chạy mất.
Giọng cực kỳ khủng bố.

Đám Từ Giai đều là người có tuổi trải qua hết biến cố này tới biết cố khác của triều Gia Tĩnh, bao nhiêu lần gió tanh mưa máu cũng chưa từng thấy Gia Tĩnh đế phẫn nộ mất lý trí như thế.

- Lục Cương, ngươi ngẩn ra đó làm gì, cố ý thả tên nghiệt súc đó chạy sao?
Gia Tĩnh đế giọng chói tới mức biến dạng.

Lục Cương đứng đó thất thần, vì hắn nhớ tới hai ngày trước đi chúc tết thúc phụ, Thẩm Mặc đột nhiên nói với h mấy câu đầy thâm ý.

" Gặp phải lúc hoàng đế phẫn nộ, muốn bắt người, thì nói hoàng đế bớt giận, kẻ kia bị bại não rồi .v..v..v.. Không phải là vì cứu hắn, mà là vì âm đức cho Lục gia, ngày sau ắt có báo đáp." Khi đó hắn nghĩ năm mới năm me, sao hoàng đế bắt người được, giờ mới biết thúc phục không phải thần cơ diệu toán, mà đã biết trước rồi.

Nhưng Lục Cương không nghĩ sâu thêm, hắn biết thúc phụ không lừa mình, càng tin phụ thân không nhìn nhầm người, quỳ sụp xuống:
- Hoàng thượng bớt giận, kẻ kia không chạy nổi đâu ... Vi thần nghe nói kẻ này đầu óc có vấn đề, trước đó đã đưa người nhà khỏi kinh, mua sẵn quan tài, đoán chừng sẽ không chạy.

Nghe Lục Cương trả lời, sắc mặt Gia Tĩnh chẳng hòa hoãn hơn, ngược lại càng âm trầm khiếp người, cứ như từ địa ngục chiu lên, giọng nói mang sát khí dữ dội:
- Sao ngươi biết tên Hải Thụy đó không bỏ chạy?

- Nói mau.
Ma Toàn ở bên quát:
- Sao ngươi biết chi tiết như thế? Nếu đã biết, sao không tấu báo sớm cho hoàng thượng.

Được Mã Toàn nhắc nhở, Gia Tĩnh đế bình tĩnh hơn, thầm nói với bản thân :" Vấn đề trong chuyện này không nhỏ, không chỉ bắt kẻ đứng ngoài, càng phải tóm được kẻ giật dây." Nghĩ thế, vẻ cuồng nộ trên mặt giảm dần, giọng cũng hiền hòa hơn:
- Lục Cương, nói cho trẫm biết, kẻ nào đứng sau sai phái Hải Thụy, giờ nói cũng không muộn.
Nhưng người hiểu ông ta đều biết, ông ta càng bình tĩnh càng muốn giết người.

Các đại thần cơ bản đã hiểu rõ nguyên cớ rồi, là tên Hải Thụy trong tấu chương kia viết lời đại nghịch bất đạo làm hoàng đế nổi giận, sau đó Lục Cương không biết giây thần kinh nào có vấn đề, lại nói đỡ cho Hải Thụy, kết quả càng làm hoàng đế cho rằng có kẻ sai phái Hải Thụy, thừa cơ công kích hoàng đế.

Nếu Gia Tĩnh đế xác lập suy nghĩ này, hậu quả tuyệt đối khó lường, cho nên câu trả lời tiếp theo vô cùng quan trọng, các đại nhân chỉ muốn thế chỗ Lục Cương, để vượt qua ải này.

Lục Cương mồ hôi đầm đìa, răng va lập cập:
- Vi thần cho rằng không ai sai phái hắn.

Vẻ mặt Gia Tĩnh đế cực kỳ quái dị, giống như đang cười, lại khó coi hơn khóc:
- Ngươi là cháu của trẫm, bất kể thế nào trẫm cũng không trách ngươi đâu, mau nói thật đi, rốt cuộc kẻ nào sai phái đằng sau? Kẻ nào muốn ngươi nói đỡ cho Hải Thụy?

Lục Cương sợ hãi tới cực điểm vẫn kiên trì đáp:
- Vi thần không hiểu lời hoàng thượng, tai mắt Cẩm Y vệ bố trí khắp toàn thành, ngày đêm giám sát bách quan. Mấy ngày trước thần nhận được mật báo, thuận tay xem, thấy nói có quan viên hộ bộ ngày 27 tết còn đưa hết người nhà đi, lại mua quan tài. Thần ngu xuẩn cho rằng nhà hắn có người qua đời, không ngờ chuyện ra thế này.
Rồi dập đầu bồm bộp:
- Trăm cái sai, ngàn cái sai đều là tại thần, hoàng thượng giết thần cũng được, nhưng xin đứng chấp với hắn ... Nhà vi thần nhận hoàng ân sâu nặng của người, khi cha thần qua đời , lệnh thần coi người như phụ thân, hôm nay người ngất hai lần rồi, ngàn vạn lần không thể nổi giận nữa.
Hắn khóc lóc biểu diễn xong, không dám ngẩng đầu lên, trong lòng không ngừng gào thét :" Thúc ơi, cháu nói hết lời thức dặn ròi, nếu hoàng thượng trách tội cháu, thúc phải nghĩ cách cứu cháu đấy."
Nghe nói tới Lục Bỉnh, sát khí của Gia Tĩnh đế có chút dao động, Hoàng Cẩm luôn theo dõi bên cạnh nhận ra, quỳ xuống đau lòng nói:
- Lục Cương tuy không biết làm việc, nhưng lòng thì tốt, chủ nhân đừng giận hại người. Nô tài nghe nói tên Hải Thụy này có triệu chứng thần kinh, người ta đều gọi là "Hải điên", chủ nhân ngàn vạn lần đừng chấp loại người đó...

Lục Cương hiểu rồi, đây là cứu binh thúc thúc an bài cho mình.

Đám Từ Giai nghe Lục Cương và Hoàng Cẩm khuyên nhủ, khuôn mặt kinh khủng lộ chút hi vọng, có hai vị nghĩa sĩ này giúp đỡ, hẳn có thể vãn hồi lại ít nhiều.

Hết nhìn Lục Cương lại nhìn Hoàng Cẩm, nhưng không thấu tâm can bọn họ, Gia Tĩnh đế cảm thấy bất lực, liền nhắm mắt lại, không nhìn đám mang lòng dạ khó lường này nữa.

Lúc này trong ngoài cung Thánh Thọ tất cả im lặng, chỉ nghe thấy mỗi tiếng thở nặng nề của Gia Tĩnh đế.

Hồi lâu Gia Tĩnh đế lên tiếng, giọng mang theo cả tuyệt vọng và thất vọng truyền rõ tới tai từng người:
- Thì ra thần dân thiên hạ từ lâu không còn nhẫn nhịn được nữa, chỉ đợi có người nhảy ra chửi trẫm.

Hai hàng lệ già chảy theo gò má, Gia Tĩnh đế thương tâm vô hạn:
- Luôn miệng nói vua như cha, nếu như có kẻ dùng lời lẽ ô uế bẩn thỉu chửi phụ thân các ngươi, đám bảo các ngươi đi liều mạng với hắn rồi. Nhưng tên Hải súc sinh kia chửi trẫm, không ai phẫn nộ cho trẫm, lại còn tranh nhau nói đỡ cho hắn, như chỉ sợ trẫm giết mất hắn vậy.

Gia Tĩnh đế run run đứng lên, nước mắt đầm đìa:
- Xem ra trẫm thành cô gia quả nhân rồi, người thiên hạ không muốn nhìn thấy trẫm ngồi ngôi báu nữa, trẫm còn mặt mũi nào? Trẫm cho các ngươi toại nguyện, truyền chỉ thoái vị ... Thảo chiếu.

- Hoàng thượng, vạn lần không thể.
Trong ngoài rèm châu tiếng khóc rầm rĩ, kinh hoàng cực điểm. Đúng thời khắc đó có hai giọng nói vang lên:
- Thần Từ Giai có chuyện muốn tấu.
- Thần Cao Củng muốn tấu.

Gia Tĩnh đế giọng mang vẻ trào phúng:
- Từ các lão muốn nói gì trẫm biết, nhưng trẫm không muốn nghe. Khanh vẻ ngoài xa lánh Dụ vương, thực chất góp sức giúp nó kín kẽ tới vô cùng, từng chuyện từng chuyện một trẫm đều nhớ rất kỹ.

Cao Củng nghe thế nghĩ :" Hoàng đế nhận định Từ Giai như vậy, nếu ta mở miệng thế nào chọc vào tổ ong" nhân lúc Gia Tĩnh đế không chú ý tới mình liền ngậm miệng lại.

Từ Giai trong lòng nổi giông tố, ông ta quá hiểu Gia Tĩnh đế, độc đoán hẹp hòi, nói không đúng lòng, thù dai, thích thể diện. Giờ bị một viên quan nho nhỏ dâng tấu xỉ vả, khó tránh khỏi đây là mưu đồ tập thể.

Từ phán đoán đó, hoàng đế cho rằng có kẻ sai phái Hải Thụy, mũi giáo chỉ tới cao tầng, thậm chí hoài nghi cả Dụ vương. Nếu như không kiên quyết tỏ rõ lập trường, một cuộc tắm máu họa quốc sẽ xảy ra.

Thân là thủ phụ, ông ta không thể để tai họa đó giáng xuống, trầm giọng nói:
- Vi thần không biết cớ gì hoàng thượng nói thế, nhưng xin hoàng thượng thu lại lời đó.

Cách rèm châu, quần thần không ai nhìn rõ ai, Gia Tĩnh đế giọng đầy khinh bỉ:
- Đóng kịch giống quá nhỉ, chẳng trách người ta nói Từ các lão còn khéo hơn cả Nghiêm Tung.

Từ Giai nghe lời thế này tới trơ lỳ rồi, hạ mũ quan xuống đặt bên cạnh:
- Thần Từ Giai cả gan lần nữa xin hoàng thượng thu lại lời truyền vị! Nếu không ...

- Nếu không thì sao?
Gia Tĩnh đế lạnh lùng nói:

- Lão thần thà chết ở đây.
Từ Giai dập đầu thật mạnh, trên trán tức thì có máu chảy ra.

Ai cũng cảm thụ được tinh thần quyết tâm, trái tim sắt đá của lão thụ phụ, Gia Tĩnh đế giọng dịu xuống:
- Vì sao? Không phải các ngươi chán trẫm lâu lắm rồi sao?

Xem ra lời của Hải Thụy làm trái tim Gia Tĩnh thương tổn nặng nề.

Từ Giai thấy "đặt mình vào đất chết tìm đường sống" có tác dụng, lấy dũng khí nói:
- Thần không biết bản tấu đó viết gì khiến hoàng thượng phẫn nộ như thế, thần chỉ biết một mình Hải Thụy không đại biểu cho bách quan, càng không đại biểu cho thiên hạ. Nếu hoàng thượng vì lời một người, nhất thời tức giận hạ chiếu thư này, là dồn Dụ vương vào chỗ bất trung bất hiếu, không còn chỗ đứng trên đời, chỉ e phải lấy cái chết mới tạ tội được.

- Xem đi, lòng lúc nào cũng chỉ hướng tới Dụ vương.
Dù vẫn là mỉa mai, nhưng không còn quá khắc bạc nữa.

- Thần đương nhiên chỉ hướng về hoàng thượng.
Từ Giai cao giọng nói:
- Nhưng Dụ vương là trưởng tử của hoàng thượng, thức tế là gốc của nước. Thần thân là thủ phụ, phải bảo vệ Dụ vương, không thể để hoàng thượng mang ác danh bức tử con mình.

- Nó mà cũng tính là gốc của quốc gia à?
Gia Tĩnh đế đột nhiên kích động rít lên:
- Đừng tưởng nó là đứa con duy nhất của trẫm là trẫm không làm gì nổi nó. Đừng quên trẫm còn có cháu, cùng lắm trẫm truyền hoàng vị cho phiên vương, không truyền cho thằng nghịch tử đó. Dù sao hoàng vị này cũng là nhặt được, trấm vứt đi cũng chẳng tiếc.
Điên rồi, điên thật rồi, loại lời lẽ mất quốc thể như thế mà cũng nói ra, tất cả đều cho rằng Gia Tĩnh đế đã điên.

Nhưng Từ Giai không nghĩ thế, ông ta biết hoàng đế nói vậy chứng tỏ đã chấp nhận lời ông ta nên mới phát tiết cho hả.

Qua rất lâu không thấy Gia Tĩnh đế nói gì, bên trong lại loạn lên, Mã Toàn đi ra nói:
- Hoàng thượng lại ngất rồi.

- Có ý chỉ gì không?
Từ Giai cẩn thận hỏi.

Mã Toàn lắc đầu:
- Không có, trước tiên bắt Hải Thụy rồi hẵng hay.

Từ Giai nghĩ một lúc nói:
- Xin Mã công công đưa chúng tôi sang điện bên nhốt lại.

Mã Toàn thấy đây đúng là biện pháp làm hoàng đế nguôi giận, gật đầu:
- Vậy ủy khuất các lão rồi.

~~~~~~~~~~~~~~~~

Thẩm Minh Thần khẽ khàng đi vào phật đường, thấy Thẩm Mặc vẫn quỳ trước tượng Bồ Tát như tín đồ thành kính, quáy dị nghĩ :" Nếu Bồ Tát làm được người này quy y thì mới gọi là Phật pháp vô biên."

Nghe tiếng bước chân sau lưng, Thẩm Mặc không quay đầu lại, hỏi:
- Có chuyện gì?

- Đại nhân, người đánh trống là Hải Thụy, hắn dâng một bản tấu làm hoàng đế giận tới ngất xỉu, giờ vẫn chưa tỉnh lại.
Thẩm Minh Thần thu lại suy nghĩ lung tung, đáp:
- Còn cả nhóm Từ các lão bị nhốt giam, xem ra chuyện lớn rồi.

- Hải Thụy ..

- Bị bắt rồi.
Thẩm Minh Thần nói ngay.

Thẩm Mặc thở phào, khấu đầu Bồ Tát ba cái đứng dậy xoa chân:
- Không ngờ cái thứ này linh thật.

Thẩm Minh Thần toát mồ hôi :" Người này coi Bồ Tát là cái thứ gì rồi? "

Thẩm Măc biết mình lỡ lời, chắp tay vái Bồ Tát coi như xin lỗi, quay lại:
- Đây là chốn thanh tĩnh, không tiện bàn chính sự.
Rồi ra ngoài.

Thẩm phủ vắng vẻ tĩnh mịch, chẳng hề có chút không khí năm mới. Vì đề phòng có biến, y đã đưa vợ con tới thôn trang ngoài thành rồi.

Về thư phòng, vừa đóng cửa lại Thẩm Minh Thần đã sốt ruột hỏi:
- Phải chăng đại nhân biết Hải Thụy sẽ dâng tấu.

Thẩm Mặc nghe thế đứng lại:
- Đúng thì sao, không đúng thì sao?

- Đại nhân đừng hiểu lầm, tại hạ chỉ không hiểu, sao đại nhân không ngăn hắn.

Vương Dần ở bên cũng tiếp lời:
- Đúng thế, tại hạ không hiểu hành động này của ngài, đây chẳng phải chuyện dư thừa sao?
Thân là mưu sĩ mà chúa công không thẳng thắn với mình làm họ không vui. Còn "chuyện dư thừa" là sức khỏe Gia Tĩnh đế tồi tệ thế nào thì chẳng còn là tin tức mới mẻ nữa, nếu Thẩm Mặc nói ra, tám phần là Hải Thụy sẽ bỏ ý định của hắn, đợi Gia Tĩnh đế chết rồi có phải đơn giản không?

Thẩm Mặc xin lỗi ba người:
- Ta không phải là có ý che giấu, mà một số chuyện không biết thì hơn. Ba vị là mưu sĩ của ta, là thầy ta, sao ta nhẫn tâm để mọi người cuốn vào rắc rối.

Thẩm Minh Thần không khách khí nói:
- Tới kinh bao lâu, toàn ăn không ngổi rồi, té ra đại nhân coi chúng tôi là người ngoài, chúng tôi mặt dày ở lại làm gì, thu thập hành lý về phương nam thôi.

Vương Dần trước nay kiệm lời cũng thống khoái nói:
- Chính hợp ý ta.
Có người ủng hộ, Thẩm Minh Thần càng hăng, hỏi Dư Dần:
- Huynh có đi không?
Du Dần khó xử nói:
- Hai vị đừng kích động, nghe đại nhân nói hết đã.
Rồi chắp tay với Thẩm Mặc:
- Chả lẽ đại nhân không tin tưởng chúng tôi.

- Đương nhiên là tin.
Thẩm Mặc cười khổ:
- Chỉ là không muốn mọi người liên lụy.

- Đại nhân tấm thân ngàn vàng còn không sợ, chúng tôi là thảo dân sợ cái gì?
Thẩm Minh Thần gạt phắt đi.:
- Nói cho cùng là không tin chúng tôi.

Thẩm Mặc thở dài, biết nếu không giải thích cho rõ bọn họ sẽ bỏ đi hết.Kéo giây bên ngoài, để nâng mức cảnh giới lên cao nhất , Thẩm Mặc hít sâu một hơi:
- Thực sự mốn biết sao?

Ba người kia không hề do dự gật đầu.

Chải chuốt lại câu từ, Thẩm Mặc nói:
- Ba vị năm xưa vào Hồ phủ là vì cho rằng kháng Oa là trách nhiệm của mỗi người?

Hai người gật đầu, Dư Dần lắc đầu:
- Tại hạ không được lọt vào mắt Hồ công.

Thẩm Mặc cười:
- Đó là thiệt thòi của ông ấy. Ba vị nguyện phò tá ta, chắc quá nửa là do lo tình thế tốt đẹp ở Giang Nam bị phá hủy trong sớm chiều?

Ba người chỉ cười, không thừa nhận, không phủ nhận.

- Ta muốn biết là đông nam đã bình định, ta vào kinh định sẵn sẽ an nhàn thời gian dài, các vị cớ gì còn muốn chung thuyền với ta.

Thẩm Minh Thần đại biểu cho ba người nói:
- Vì chúng tôi muốn phò tá đại nhân làm nên sự nghiệp.
Đáp án này quá hiển nhiên thiết nghĩ chẳng cần nói mới đúng.

Vương Dần mỉm cười:
- Sao vậy? Chẳng nhẽ đại nhân sợ rồi ư?

- Không phải.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Chỉ là muốn thỉnh giáo tiên sinh, làm sao giải quyết vấn đề người đi, chính sách đổ.

- Đại nhân còn trẻ, Dụ vương cũng còn trẻ.
Vương Dần nói:
- Tại vị ba bốn chục năm không thành vấn đề, chẳng lẽ còn chưa đủ cho đại nhân?

- Nếu đã thẳng thắn với nhau tiên sinh đừng trách ta nói lời khó nghe. Đem hi vọng gửi gắm lên một người tầm thường thật ấu trĩ.
Thẩm Mặc đột nhiên nói rất chói tai.

Lúc này còn cần gì phải để ý nhiều, Vương Dần trầm giọng nói:
- Đại nhân tựa hồ còn nhìn xa hơn tại hạ.

- Không dám.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Nhưng ta cho rằng nếu không trị tận gốc bệnh của Đại Minh thì bất kỳ sự cải cách nào cũng vô ích.

Ba người kia tròn mắt:
- Vô ích.

- Trị ngọn không trị gốc, cải cách tối đa chỉ kéo dài thêm vài chục năm khí số, kết cục cuối cùng không tránh được thì có ích gì? Chẳng bằng để cho nó thối hẳn, rồi xô đổ, như thế bách tính bớt chút tai ương.

Tuy Thẩm Mặc nói rất nhẹ nhàng, nhưng trong mắt ba người đây lần đầu tiên y lộ ra khí phách kinh thiên động địa, thầm nghĩ :" Đúng là không theo nhầm người." Vương Dần hỏi:
- Kiến giải của đại nhân đúng là khác người, nhưng Đại Minh ta đủ thứ bệnh, phu hộ, vệ sở, phú thuế, vương tộc ... Phương diện nào cũng trầm trọng, xin hỏi đại nhân, gốc bệnh nằm ở đâu.

Lần này Thẩm Mặc không vong vo nữa mà giáng thẳng sấm sét xuống:
- Gốc bệnh Đại Minh ta nằm ở chỗ quyền cao tột định nắm trong tay một người, coi quốc là gia, tùy ý định đoạt, không ai kiềm chế. Đem toàn bộ đất đai Thần Châu, vạn vạn sinh mệnh trói buộc lên một người.

Nghe mầy lời đơn giản Thẩm Mặc, ba người Dư Dần màu nóng dồn lên đầu, Thẩm Minh Thần mặt đỏ bừng bừng, vỗ tay nói:
- Đại nhân nói rất hay, tiếp nữa, tiếp nữa .
Kỳ thực cái đạo lý này ai ai cũng biết, nhưng chỉ có Thẩm Mặc có dũng khí nói ra, đáng được biểu dương.

Nhưng trong lòng ba người cũng rất lo lắng, suy nghĩ này quá mức đại nghịch, quá mức nguy hiểm.

- Ta không muốn lấy mạng ai cả.
Thẩm Mặc biết ba người này rốt cuộc là đệ tử nho gia, dù tư tưởng thoáng đến đâu, cũng chẳng theo y lấy mạng hoàng đế, may là y cũng chẳng có ý định n ày:
- Ta chỉ muốn làm chút thay đổi. Trời sinh Không Tử dạy người yêu người, tiếp sinh Mạnh Tử chỉ ra " dân là trọng, xã tắc là thứ, vua là nhẹ.". Tần triều không kính Khổng Mạnh, hai đời đã mất. Hán triều hiểu đạo lý này, lấy dân làm gốc, quân thần cùng trị quốc, mới có Hán Vũ thịnh thế. Đường Thái Tông hiểu sâu sắc nhất, cho nên mới nói " dân là nước, vua là thuyền, nước có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền", cho nên cùng hiền thần cai trị thiên hạ. Tống thái tổ Tống thái tông đều hiểu đạo lý này ... Nhìn khắp 5000 thay triều đổi đại, phàm là quân thần cùng lo việc nước, lấy dân làm gốc, thiên hạ thái bình. Phàm một mình độc đoán, coi bách quan như đồ trang trí, không nó ngàng tới dân sinh, khó tránh khỏi diệt vong, không có ngoại lệ.

- Tới triều ta, thái tổ đem bài vị Mạnh Tử ra khỏi Khổng miếu, đại biểu cho ông không muốn nghe lời trị quốc của Mạnh Tử, lại bỏ chức tể tương, một mình cai trị, coi bách quan như kẻ hầu hạ, đánh mắng chửi bới chẳng hề khách khí.
Thẩm Mặc lần đầu tiên nói ra được điều chất chứa trong lòng bao năm, tất nhiên khoan khoái vô cùng:
- Hoàng đế sau này càng độc tài, còn ban quyền bính cho hoạn quan, lấy gia nô trị thiên hạ. Coi Đại Minh như tài sản riêng của mình, đương kim càng quá mức. Nếu như không thay đổi thì vẫn câu nói đõ, biến pháp có ích gì? Chẳng bằng cứ sống yên thân mình, để bách tính sớm luôn hồi.

Diễn giảng một hồi Thẩm Mặc thấy hơi mệt rồi, liền dừng lại nghỉ uống nước.

Ba người kia thì chìm sâu vào chấn động mãi chưa tỉnh lại, thư phòng yên tĩnh cực độ, nhưng rõ ràng có tiếng sấm đang rền vang từng hồi, làm huyết mạch người ta căng phồng, khó kìm kích động.

Qua rất rất lâu, vẫn là Vương Dần từng trải nhất tỉnh lại trước, liếm môi khô khốc hỏi:
- Thực sự có khả năng kết thúc thiên hạ của Chu gia sao?

- Trong tương lai thấy được là không thể, thậm chí ta không tin làm được khi mình còn sống.
Thẩm Mặc nói một câu nhụt chí, lại lập tức phấn khích:
- Nhưng phải làm, bước đầu tiên là dao động tư tưởng thâm căn cố đế của mọi người, cho nên tất cả vài dâng sớ, chỉ trích độc tài, khuyên gián hoàng đế lấy dân làm gốc. Cho dù không thể làm hoàng đế tỉnh ngộ cũng phải để chí sĩ kinh động, biết Đại Minh ta không thay đổi chế độ độc tài, ngày vong quốc không còn xa nữa.

- Chuyện này phải làm ngay, nếu như đợi hoàng đế giá băng rồi mới làm thì chỉ là nhắm vào một mình Gia Tĩnh, đối với tân hoàng hiệu quả sút giảm.
Thẩm Mặc thản nhiên nói:
- Cho nên Hải Thụy dâng tấu được ta chống đỡ, nếu không bằng vào ông ta thì đừng mơ gõ được trống Đằng Văn ... Hiện giờ ta đã nói hết rồi, ba vị tự quyết, theo ta đi vào con đường không lối về, hay bỏ ta mà đi, cứ tự tiện.

Ba người nhìn nhau, phát hiện ra mặt đối phương toàn mồ hôi.

Thẩm Minh Thần đưa ống tay lên lau mặt:
- Chuyện này quá lớn.

Thẩm Mặc gật đầu:
- Lớn vô cùng.

Hai người kia không nói gì.

- Thế nào?
Thẩm Mặc kỳ thực lòng bàn tay cũng đầy mồ hôi:
- Các vị quyết định đi.

Thẩm Minh Thần thấy y khẩn trương như thế, đột nhiên phí cười:
- Đại nhân, ngài quan tâm quá thành loạn rồi, nếu chúng tôi không muốn bán cái mạng này cho ngài thì hỏi kỹ thế làm gì?

Vương Dần gật gù:
- Trí giả tính trăm điều ắt lỡ một điều.

Chuyển biến quá nhanh, làm Thẩm Mặc lắp bắp :
- Các ... Các vị .. Đã biết cả rồi?

Thẩm Minh Thần dương dương đắc ý nói:
- Nếu không nhìn ra, còn mặt mũi nào làm mưu sĩ?

Thẩm Mặc đúng là hơi bất ngờ, tự hỏi mình ngồi trong bóng tối làm việc không để lại manh mối gì, nếu như thế cũng bị nhìn ra , chẳng phải bọn họ quá thần kỳ thì mình quá ngu xuẩn.

Vương Dần lên tiếng:
- Có một chuyện vẫn giấu đại nhân, xin ngài thứ tội.

- Không trách, cứ nói ra là được.
Thẩm Mặc hiểu ra ít nhiều.

Vương Dần vạch ra đáp án:
- Trịnh Hai Dương đem Đại Hiến Chương ngài cho sao ra một bản đưa tại hạ.

- Thì ra là thế, nói vậy hai vị cũng xem rồi?
Thẩm Mặc hỏi hai người còn lại.

Dư Dần ngượng ngập nói:
- Không phải cố ý giấu đại nhân đâu.

- Không sao cả, nếu các vị đã xem qua rồi thì lòng tin ra sao?

****Đại Hiến chương hay Magna Carta là một trong những văn bản pháp luật quan trọng trong lịch sử nước Anh.[1] Người ta xem Đại Hiến chương là một văn kiện đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của chủ nghĩa tự do và nền dân chủ trên thế giới, được ban hành vào năm 1215 . ~~wikipedia~~~
Thẩm Minh Thần kích động nói:
- Rốt cuộc tại hạ đã hiểu suy nghĩ của đại nhân, chỉ cần chúng ta vượt qua được cửa ải này, bất kể thành bại đều gieo vào lòng thiên hạ tư tưởng "thiên hạ là của người thiên hạ, chẳng phải thiên hạ một họ", đương nhiên phải do người trong thiên hạ cùng trị vì, sao có thể do một người làm chủ.

- Đúng.
Thẩm Mặc có chú dao động nói:
- Ta chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thành công, nhưng ta tin nỗ lực của mình không uổng phí, ta hỏi ba vị có muốn cùng ta phấn đấu vì thất bại không?

- Sắn lòng.
Ba người đồng thanh, Thẩm Minh Thần càng kích động nói:
- Cái mạng này từ hôm nay trở đi thuộc về ngài.
Hai người kia cũng gật đầu:
- Đúng thế.

- Không phải thuộc về ta, mà thuộc về quốc gia.
Thẩm Mặc nghiêm nghị nói:
- Bao gồm cả ta cũng vậy, chúng ta từ nay vì sau không mưu tính vì một nhà một họ, mà tan xương nát thịt vì Đại Minh.

Ba người đồng thanh lặp lại lời Thẩm Mặc, cuối cùng triệt để tách y rời khỏi loạn thần tặc tử mang dã tâm khó lường.

Trong thư phòng hoàn thành cuộc hội thề nho nhỏ, quan hệ bốn người thăng lên tầng cấp "đồng chí", khi bình tĩnh lại, liền quay trở về hiện thực.

- Vẫn câu nói đó, so với cải cách trở mình, chẳng bằng lui lại lập nên quân phiệt.
Thẩm Mặc là người lãnh đạo, phải thắp lên hi vọng cho mọi người:
- Hiện giờ là thời cơ tốt hiếm có, nghĩ cách làm dao động quyền uy của hoàng đế, ắt có lợi cho tính toán tương lai. Tương lai Đại Minh chẳng thiếu kẻ bạo dạn cải cách, tới lúc đó mâu thuẫn trùng trùng, nhân tâm bất ổn, chúng ta lo gì không có cơ hội.

Thấy y tràn trề tự tin, ba người được cổ vũ, bắt đầu động não suy nghĩ xem phải đi tốt bước này lúc nào?

Ai ngờ lúc này chuông vang lên, Thẩm Mặc nói:
- Có khách không mời, ta ra ngoài xem sao.

Dư Dần dặn:
- Đoán chừng người trong cung tới rồi, đại nhân ứng phó cẩn thận.

- Ừ ta biết.
Thẩm Mặc gật đầu, sau khi ra ngoài liền thấy Hồ Dũng đang ngó nghiêng ở cổng. Vừa rồi cảnh giới cấp tối cao chưa giải trừ, toàn bộ hoa viên không cho phép có ai đi vào, hắn cũng không dám vượt qua cổng nửa bước.

- Lại đây.
Thấy Thẩm Mặc gọi, hắn chạy nhanh tới nói nhỏ:
- Có thái giám truyền chỉ đợi đại nhân ở tiền sảnh.

Ra tới tiền sảnh cảm thấy không khí bất thường, một thái giám đứng giữa một đám phiên tử Đông Xưởng, vừa thấy Thẩm Mặc liền nghiêm mặt nói:
- Thẩm đại nhân, có thượng dụ.

Thẩm Mặc lòng hồi hộp, nhưng vẫn vội quỳ xuống:
- Thần cung thỉnh thánh an.

- Thánh cung an.
Thái giám không nói thừa:
- Truyền Thẩm Mặc tức tốc nhập cung tấn kiến, không được chậm trễ.

- Thần tuân chỉ.
Thẩm Mặc đứng lên nói:
- Công công mời dùng trà, cho hạ quan đi mặc triều phục.

- Không cần, thời gian khẩn cấp, sai người đi lấy là được, lên kiệu thay.

- Gấp thế sao?
Thẩm Mặc phát hiện ra đám phiên tử Đông Xưởng hắn mang theo không phải là khoe khoang, mà là áp giải mình.

- Đúng.
Tên thái giám vẫn nghiêm mặt:
- Xin đại nhân đừng làm lỡ thời gian.
Lúc này hạ nhân mang trà lên, tích tắc đưa chén trà cho y, một tờ ngân phiếu như có phép thuật luồn vào ống tay áo hắn.

Nét mặt thái giám ôn hòa hơn rất nhiều, giọng cũng thành nhỏ nhẹ:
- Không phải nô tài làm khó đại nhân, mà trong cung xảy ra chuyện lớn, gấp một chút là vì tốt cho ngài.

- Đa tạ công công nhắc nhở.
Một lát sau liền thấy Thẩm Minh Thần và Dư Dần mặc áo xanh mũ nồi ôm quan phục đi ra.

- Đi thôi.
Thái giám kiên nhẫn tới lúc này đã là cực hạn, vội mời Thẩm Mặc lên đường.

Vì cần có người hầu hạ mặc y phục, cho nên Thẩm Minh Thần và Dư Dân lên xe theo, trên đường tiếng động ồn ào, ghé vào tai y nói nhỏ:
- Vừa rồi có báo cáo, hoàng thượng cho người mang tấu chương của Hải Thụy tới Dụ vương phủ.

- Xem ra liên lụy tới vương gia rồi.
Thẩm Mặc hỏi nhỏ:
- Lúc này ai đang ở vương phủ.

- Hình như bị nhốt ở Tây Uyển hết rôi.
Thẩm Minh Thần nói:
- Không phải, còn có Trương Cư Chính, hắn không tới Tây Uyển.

Thẩm Mặc không lo nữa, có Trương Thái Nhạc, Dụ vương khẳng định thuận lợi qua ải. Liền quan tâm tới mình trước:
- Các vị nói thử, hoàng thượng triệu kiến ta vào cung làm gì?

- Ngu kiến của tại hạ e là phái đại nhân thẩm tra án này.
Dư Dần nói:

- Vì sao?
Thẩm Mặc cau mày:

- Quan lớn triều đình đều bị nhốt trong Tây Uyển rồi.
Dư Dần thong thả nói:
- Quan viên ngoài, ngài chức cao nhất, được hoàng thượng tín nhiệm nhất, là nhân tuyển thích hợp nhất.

Thẩm Mặc lắc đầu:
- Vấn đề cuối cùng, vụ án này phải tra ra sao?

Thẩm Minh Thần nói:
- Thập Nhạc công bảo tại hạ chuyển lời cho đại nhân, thứ nhất phải làm hoàng thượng bớt giận; thứ hai phải làm bách quan thoát khỏi hiểm nghi, đại nhân giúp một người là thêm một phần ân tình, thiên hạ không có vụ làm ăn nào lời hơn nữa; thứ ba cố gắng đem vụ án Hải Thụy làm phức tạp hóa, phát huy đặc điểm thích kiếm chuyện, biến không hóa có của ngài, làm việc to lên, càng to càng tốt, thế mới giữ được hắn, mới đạt được mục đích của đại nhân...

- Bớt nói xấu ta đi.
Thẩm Mặc cười mắng:
- Tiên sinh không phải đi vào đầm rồng huyệt hổ nên rảnh rỗi trêu ta à?
Thẩm Minh Thần cười hì hì.

Xe ngựa đi tới cửa Tây Uyển, Thẩm Mặc một mình vào cung, nhìn lại quảng trường trước cổng đã được quét rửa sạch sẽ, không thấy dấu vết quân thần xung đột kịch liệt vừa rồi.

Vào trong Tây Uyển, quả nhiên cảm thấy không khí căn thẳng, đội tuần tra của Cẩm Y vệ, Đông Xưởng, Ngự Lâm quân qua lại như con thoi.

Tới cung Thánh Thọ, thái giám kia đi vào bẩm báo, một khuôn mặt khác đi ra nói:
- Thẩm đại nhân, hoàng thượng tuyên triệu.

Thẩm Mặc thình lình phát hiện ra dọc đường đi ngay cả một khuôn mặt quen thuộc cũng chẳng thấy, đây là điều không thể. Chỉ có một lời giải thích, vì Hoàng Cẩm nói đỡ cho Hải Thụy, chỉ e đã bị liên lụy rồi.

Đi vào đại điện âm u , Thẩm Mặc phát hiện mình đang ở vào tình cảnh rất đáng sợ.

Quỳ xuống trước rèm châu, Thẩm Mặc tung hô:
- Hoàng thượng vạn tuế vạn vạn tuế.

- Hải Thụy là người của ngươi?
Bên trong truyền ra giọng nói lãnh đạm của Gia Tĩnh đế.

- Bẩm bệ hạ, không phải.
Thẩm Mặc đáp ngay:
- Ngoài vợ con của thần ra, không ai được coi là người của thần.

- Đừng cãi cùn, năm Gia Tĩnh thứ 36 Hải Thụy làm tri huyện Trường Châu, ngươi làm tri phủ, về sau ngươi tiến cử hắn làm đồng tri Tô Châu, điều tới làm tri phủ Hoài An cũng do ngươi tiến cử.

- Thần khi ấy chỉ thấy hắn là viên quan có tài.
Thẩm Mặc bình tĩnh nói:
- Hơn nữa tiếng tăm tốt, ý muốn tiến cử hiền tài vì nước, không hề lấy của hắn một xu hối lộ.

- Ngươi hiểu hắn không?

- Tri nhân tri diện bất tri tâm.

- Bọn chúng nói người này là kẻ ngốc, ngươi thấy sao?

- Hắn đúng là khác biệt với người thường.
Thẩm Mặc đáp ranh như cáo, không có chút sơ hở nào, làm ngươi tức giận mà không làm gì nổi y.

Nghe Thẩm Mặc trả lời, Gia Tĩnh đế nổi giận:
- Người như thế ngươi cũng tiến cử cho triều đình, ngươi cố ý làm trẫm tức chết à?

Thẩm Mặc khấu đầu:
- Hoàng thượng minh xét, tên Hải Thụy này đọc sách tới ngu người rồi, đầu óc toàn là lời thánh nhân, ở địa phương có thể tạo phúc một phương, nhưng không thích hợp bước vào triều đường. Thần chưa từng tiến cử hắn tiến kinh.

Gia Tĩnh cười âm trầm, chẳng biết nói với ai ở bên cạnh:
- Nhìn thấy chưa? Đó chính là thần tử của trẫm, kẻ nào kẻ nấy lợi hại, phủi sạch trách nhiệm của mình.

- Vi thần ngu độn không hiểu ý thánh thượng, xin thánh thượng chỉ rõ.

- Ngươi nói hắn trong đầu toàn lời thánh nhân, chẳng phải điều hắn làm là phù hợp với thánh huấn, trẫm mới là kẻ đại nghịch bất đạo?
Gia Tĩnh đế hầm hừ nói.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.