Thời gian như bóng câu qua cửa, chớp mắt đã tới cuối tháng bảy , chỉ còn chưa tới nửa tháng nữa.
Sĩ tử các phủ ùn ùn đổ vào Hàng Châu, khách sạn lữ điểm trong thành đua nhau tăng giá lên mấy lần, nhưng bất kể là nơi gần xa sang hèn đều chật khách. Vậy mà còn có rất nhiều khảo sinh tá túc trong nhà dân.
Lúc nấy đi trên đường đều là người đọc sách, nếu không nói quen thoại, không biết "chi hồ giả dã", thì ngươi đừng có lên tiếng. Thế là khắp thành nổi lên văn chương, chua lòe chua loét, ăn bánh không cần phải chấm dấm.
Cử hành văn hội vào thời điểm này quy mô tất nhiên là lớn hơn rất nhiều, cũng có một số lão tiền bối từng đỗ đạt cao nhận lời mời của tuần phủ, đề học tới giảng bài. Sĩ tử tới nghe tiền nhân chỉ dạy tạo nên cảnh tượng hùng tráng.
Đương nhiên là chẳng giảng những lời đại nghĩa gì, văn hội thực tế chỉ là nơi người từng trải truyền kinh nghiệm cho khảo sinh. Từ chuẩn bị đi thi ra sao, tới kinh nghiệm tâm đắc khi thi cử, đều là đề tài được khảo sinh hoan nghênh.
Liên quan việc thảo luận nội dung thi cử, tất nhiên là trở thành trọng điểm trong trọng điểm của thi hội. Rất nhiều khảo sinh lần đầu tham gia thi hương không thích ứng được với cường độ khảo thí, tinh thần suy sụp, từ đó đầu óc lẩn thẩn, cả đời không có hi vọng đỗ đạt nữa.
Cho nên trước khi thi nhất định phải hiểu rõ cách thức thi cử, đồng thời phải chuẩn bị thật kỹ càng. Khảo thí liên tục trong chín ngày, tổng cộng ba vòng, mỗi vòng ba ngày. Trong đó mùng chín tháng tám vòng một, mười hai vòng hai, mười lăm vòng ba.
Vòng thứ nhất thi Tứ Thư ba đề, mỗi đề trên hai trăm chữ, Ngũ Kinh bốn đề, mỗi đề trên ba trăm chữ. Nếu không đáp hết, cho phép mỗi thứ giảm một đề, nhưng cũng đừng hi vọng đỗ cao nữa.
Vòng thứ hai thi Luận, ba trăm chữ. Phán Ngữ đủ năm đạo điều, cáo, biểu, nội, hoa.
Vòng thứ ba thi kinh , sử , sách , mỗi đề trên ba trăm chữ.
Hiển nhiên vòng thứ nhất thi Tứ Thư Ngũ Kinh là để kiểm tra trình độ am hiểu kinh điển nho gia của khảo sinh. Vòng thứ hai là để kiểm tra khảo sinh có phân biệt được thị phi, có năng lực soạn thảo các loại công văn hành chính hay không. Vòng thứ ba kiểm tra kiến thức các phương diện cổ kim của khảo sinh.
~~~~~~~~~~~~~
Toàn bộ nội dung và quy định khảo thí này được bắt đầu từ năm Hồng Vũ thứ mười bảy truyền tới tận ngày nay. Nếu như khảo quan có thể nghiêm túc xem các bài thi, khảo sát toàn diện sinh viên, thì đa phần sẽ là nhân tài có văn hóa có kiến thức, có năng lực hành chính.
Vì để tránh tuyển phải kẻ chỉ biết văn chương rỗng tuyếch, thái tổ hoàng đế còn bỏ "Thơ Thí Thiếp" mà Đường Tống đều hết sức coi trọng. Quy định chính xác chỉ có dùng văn, không thi thơ từ ca phú. Có thể thấy khi thái tổ hoàng đế và Lưu Bá Ôn định ra chế độ khoa cử đúng là muốn tuyển chọn nhân tài thực sự cho quốc gia.
Nhưng đáng tiếc là trong quá trình tuyển chọn thực tế thì điều này gần như là không thể. Khi thi hương thời gian duyệt bài ít, nhiệm vụ nặng nề, có là thần thánh cũng không thể hoàn thành công tác mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Đại Minh luật quy định, sau khi thi xong vòng thứ nhất, các quan chủ khảo chia ra duyệt bài. Mà thời gian công bố bảng, không quá cuối tháng tám. Từ lúc bắt đầu tới khi công bố chỉ mười mấyngày, trừ đi quá trình cơm rượu trò chuyện, thời gian duyệt bài thực sự chỉ có ba bốn ngày.
Thêm vào hai vị quan chủ khảo không trực tiếp duyệt bài, bọn họ chỉ xem bài của sáu vị đồng khảo quan tiến cử lên, quyết định đỗ hay không. Cho nên toàn bộ nhiệm vụ duyệt bài đè hết lên vai sau vị đồng khảo quan. Vào đầu thời Minh còn có thể miễn cưỡng đảm nhận được, vì qua bao năm chiến loạn, nhân khẩu sụt giảm mạnh, người đọc sách lại càng ít. Ví như năm Hồng Vũ thứ tư, chỉ có một nghìn hai trăm người tham gia thi hương ở Chiết Giang, tới ngày nay đã đạt đến trên bốn nghìn người.
Khảo sinh bình quân vòng thi thứ nhất đáp đề hơn hai nghìn chữ, vòng thứ hai là ba tới năm nghìn chữ, vòng thứ ba là hơn ba nghìn chữ. Ba vòng thi cộng lại gần mười nghìn chữ.
Trọng trách duyệt hơn bốn ngàn vạn chữ kia dồn hết lên sáu vị đồng khảo quan, hơn nữa bọn họ phải châm chước từng câu chữ, tuyệt đối không thể như đồng sinh hay khoa khảo, lướt mắt qua cưỡi ngựa xem hoa rồi phê là xong.
Vì thi hương là lễ điển kén tài cho quốc gia, cứ nhân thi đỗ là có tư cách làm quan rồi. Tính trọng yếu của nó có thể coi như hưng vong của quốc gia cũng không phải là quá. Cho nên vì đảm bảo chất lượng duyệt bài, sau khi cong bố danh sách thi đỗ, còn phải đưa bài của cử nhân trúng tuyển tới lễ bộ duyệt lại, bước này gọi là "ma khám".
Ma Khám thường do lễ bộ cùng với viện hàn lâm làm, những quan viên rảnh rỗi nhàm chán đó sẽ thẩm duyệt mỗi một bà thi, kiểm tra xem khảo quan trong quá trình duyệt bài có lừa dối không, có nghiêm túc không, có nhầm lẫn không ...
Khảo quan phạm sai sót trong quá trình duyệt bài đều bị tiến hành xử phạt nghiêm khắc. Nếu như có sai sót, sẽ bị phạt một năm bổng lộc, tình tiết nghiêm trọng thì phạt vài năm bổng lộc, hạ mấy cấp quan. Các đồng khảo quan kia toàn là quan nhỏ thất phẩm lục phẩm, làm sao mà chịu cho thấu.
Cho nên khảo quan khi duyệt bài phải đọc cẩn thận mỗi một câu chữ, nếu không căn bản là không thể làm nổi, cho nên không thể lướt mắt xem qua. Còn hải đánh giá mỗi bài thi, trần thuật lý do đánh trượt hay tiến cử.
Thử nghĩ xem, bài thi thì nhiều như thế, thời gian eo hẹp như thế, người duyệt bài lại ít như thế, nội dung khảo thi lại phức tạp như thế, văn chương mỗi người một kiểu, ai mà đảm bảo được duyệt bài đúng chất lượng trong thời gian quy định.
Vì thế qua hơn một trăm năm biến đổi, các khảo quan dần dần hình thành một sự ăn ý ngầm, khi duyệt bài xem trọng bảy bài văn bát cổ vòng thi thứ nhất, còn hai vòng thi thứ hai, chỉ cần câu chữ thông thuận, không có sai phạm câu chữ là được.
Vì sao lại chỉ coi trọng văn bát cổ? Vì đó là một kiểu văn cách thức cực kỳ nghiêm khắc, với khảo quan mà nói , dễ phân ra hơn kém. Cho nên có thể nâng cao tốc độ duyệt bài, có thể phán là hợp hay không. Tất cả các bài thi đều có thể đọc nghiêm túc, đem nhân tố chủ quan của khảo quan giảm tới mức thấp nhất, đồng thời đảm bảo tính công bằng và nghiêm túc của khoa cử.
Ví dụ bát cổ văn quy định, phá đề chỉ có hai câu, nếu qua hai câu mà không phá giải được ý đề thì có thể bỏ qua ngay không cần xem nội dung đằng sau nữa.
Tiếp đó "thừa đề", "nguyên đề", "khởi giảng", "nhập đề" đều có yêu cầu nghiêm khắc về cách thức, nếu sai có thể gạch bỏ ngay không cần tranh luật, giảm thiểu được vô số thời gian.
Về cơ bản thông qua phương pháp không cần phải động não này là có thể loại bỏ quá nửa số bài thi. Đối với non nửa hợp cách còn lại, thì xem mạch văn có mạch lạc không, ý tứ có rõ ràng không. Nếu các phương diện này làm tốt, đồng khảo quan phê duyệt, tiến cử cho hai vị chủ khảo định đoạt.
Cho nên dù phương thức thi cử khô cứng, gó bò thì khảo sinh chỉ còn cách bám sát quy định, không dám đi chệch nửa bước.
Làm thế nào để viết văn chương bát cổ cho hay trong quy định ngặt nghèo như thế, thì phải trải qua năm tháng khổ luyện nghiêm ngặt mới được. Vào lúc này các danh sư tiền bối chủ yếu truyền thủ cho khảo sinh vấn đề nên tránh, như tên ngự danh miếu húy v..v..v.. Các thí sinh lâu năm hiển nhiên là có ưu thế vượt trội so với các anh tài mới nổi.
Tổng thể mà nói, thi hương so với bất kỳ một kỳ thi nào trước đó đều nghiêm khắc hơn nhiều. Nhưng cũng có chỗ không nghiêm khắc bằng, đó là không yêu cầu cao lắm với chữ viết của khảo sinh. Vì tất cả bài thi đều có người phụ trách chuyên môn viết thành cùng một loại chữ, chỉ cần ngươi viết chữ cho rõ ràng là không ảnh hưởng tới thành tích, thi hội cũng như thế.
Nhưng như thế không có nghĩa là chữ viết đẹp là vô dụng, vì tới thi điện, sẽ dùng phương thức duyệt bài ngay tại chỗ, chỉ cần chữ viết không đẹp thì đừng mơ vào tam giáp, vào hàn lâm. Ngươi nói xem chữ viết có quan trọng không?
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]