🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Phó huyện lệnh hỏi, "Chu Mãn nói thế hả?"

"Không ạ, đây là suy nghĩ của con, nhưng câu có thể tìm thấy niềm vui từ việc học những điều chưa biết là nàng nói, con cũng cảm thấy rất vui, đặc biệt là sau khi học xong còn có thể thảo luận với bạn bè, vậy càng vui hơn."

Phó huyện lệnh trầm tư, hắn không thiếu tiền, đương nhiên có thừa khả năng cung cấp cho một đứa con gái đi học, nhưng là, nàng đã mười một tuổi rồi, chỉ ba bốn năm nữa sẽ phải làm mai, chờ đến khi cập kê là có thể xuất giá, nàng đã có rất nhiều thứ cần phải học, bây giờ lại phí nhiều thời gian cho việc đọc sách như vậy..

Nhưng nghĩ lại, Chu Mãn có thể đọc sách học hành, vì sao con gái hắn không thể đọc chứ?

Hơn nữa chính hắn cũng rất thích Chu Mãn, không phải cũng đã từng tiếc bé sao lại không phải là con trai đấy ư?

Phó huyện lệnh xoắn xuýt, trầm ngâm nửa ngày mới nói: "Để ta nhắc việc này với mẫu thân con xem."

Hắn vẫn luôn giao việc giáo dục con gái cho thê tử, chuyện như vậy chắc chắn phải hỏi nàng trước đã.

Tuy rằng không nhận được câu trả lời chắc chắn, nhưng Phó Văn Vân vẫn vui vẻ vô cùng, vội vàng cảm ơn phụ thân.

Phó huyện lệnh mở <Đại Học> ra, cười nói: "Con đừng cảm ơn ta vội, nếu con đang đọc <Đại Học>, vậy ta sẽ kiểm tra con mấy câu."

Tiên sinh nhà họ Phó mời để dạy cho hai chị em là nữ tiên sinh, ngoài thư pháp, từ lâu bà đã không còn dạy sách giáo khoa mới cho họ nữa. Mỗi ngày, thêu thùa, luyện đàn và đánh cờ đã chiếm hết tất cả thời gian học, nên nàng chỉ có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi của bản thân để đọc sách học bài.

Là tự học hoàn toàn.

Thỉnh thoảng có mấy điều thắc mắc không thể giải đáp, nàng sẽ viết thư hỏi Mãn Bảo, trên cơ bản, cái gì Mãn Bảo hiểu được đều sẽ nói cho nàng, nếu không hiểu, cũng sẽ cầm thư đi hỏi Trang tiên sinh.

Cho nên tuy rằng bây giờ Phó Văn Vân có chút thấp thỏm, nhưng vẫn cố gắng tự tin trả lời, nàng biết, cái này liên quan đến việc nàng có thể học tiếp hay không.

Chờ đến khi Phó huyện lệnh bước ra khỏi phòng, đã là nửa canh giờ sau.

Hắn trầm tư đi về phòng mình, lúc đang định bước ra khỏi tiểu viện, tầm mắt lại theo bản năng nhìn về phía bên trái một chút, đó là phòng của con trai hắn, tối om, hiển nhiên là đã ngủ từ lâu rồi.

Phó huyện lệnh trầm ngâm một lát, chuyển hướng đi xem con trai.

Phó Văn Hoa đá tung chăn, miệng hơi nhếch, là tướng đang ngủ rất ngon.



Không biết vì sao, thấy con trai như vậy, Phó huyện lệnh bỗng rất muốn đánh hắn.

Nhưng hẳn chỉ có một đứa con trai, đánh là không thể rồi, hơn nữa hắn cũng chẳng có sẵn lý do, không phải sao?

Cho nên sau khi nhìn chằm chằm con trai nửa ngày, Phó huyện lệnh vẫn đành chắp tay rời đi.

Phó Văn Hoa hoàn toàn không biết gì cả:.

Chờ đến khi Mãn Bảo nhận được thư trả lời của Phó Văn Vân, đã là chuyện của hai ngày sau, nàng vô cùng vui vẻ nói cho Mãn Bảo biết, tuy rằng có chút không thuận lợi, nhưng mẹ nàng vẫn đồng ý cho nàng đọc sách tiếp rồi.

Sáng nào nàng cũng có thể ra đằng trước cùng học với em trai, buổi chiều thì học đàn và thêu thùa.

Nàng nói: "Đại tỷ nói con gái đọc sách không có tác dụng gì, chúng ta còn rất nhiều thứ phải học, cầm kỳ thư họa và thêu thùa, thậm chí đến cả nấu nướng cũng phải học một ít, gần như chẳng đủ thời gian để dùng. Nhưng ta cảm thấy muội nói có lý hơn, việc nấu nướng ấy, chỉ cần biết nấu chín đồ ăn, không để mình đói chết là được, nếu muốn ăn ngon, thì chỉ cần có tiền, muốn ăn thứ gì mà không được? Cho dù chúng ta có học tốt, thì cũng vẫn kém hơn đầu bếp chuyên việc nấu cơm thôi."

"Đại tỷ phải làm mai rồi, nàng cũng không muốn đọc sách với ta, cho nên phụ thân không mời thêm một vị tiên sinh dạy riêng cho chúng ta nữa, mà bảo ta lên nhà trước học cùng với em trai, hắn đang học <Kinh Thi>, tiên sinh nói sẽ để ý tiến trình học của ta, bắt đầu giảng từ <Đại Học> trở về cho ta. Hơn nữa, ôn cũ biết mới, ta cảm thấy giờ ta đọc lại <Kinh Thi>, có lẽ là do tâm tình, tuổi tác khác trước, nên cách nhìn cũng không còn như trước nữa."

Mong ước của bạn đã đạt thành, Mãn Bảo vô cùng vui mừng.

Bé ngẫm nghĩ, đi vào trung tâm mua sắm tiêu tích phân mua một bộ thẻ đánh dấu sách đẹp, rất rẻ, không chỉ mua một tặng hai, bên trên còn in rất nhiều hình hoa và mỹ nhân rất đẹp.

Mãn Bảo để lại một bộ cho mình dùng, đưa một bộ cho Bạch Thiện Bảo, còn một bộ thì nhờ Chu nhị lang mang lên huyện thành đưa cho nàng.

Bây giờ trên huyện thành ngoài thức ăn, thì mấy mặt hàng khác đều không dễ bán, ngay cả kẹo vẫn luôn được chào đón cũng không bán được, nên bọn Chu ngũ lang không lên huyện thành nữa, ngoan ngoãn ở nhà làm việc nông.

Nhưng thật ra Chu nhị lang đã tìm được đường khác, hắn trở về bàn bạc với người nhà, quyết định lấy một ít rau xanh từ vườn nhà mình, và làm thêm đậu phụ mang đi bán.

Vả lại, việc buôn bán còn khá là tốt.

Bởi vì lũ lụt, nên không chỉ có giá lương thực tăng cao, mà các loại thịt, rau xanh cũng bắt đầu tăng giá, tuy rằng không tăng mạnh như lương thực.

Bây giờ thứ nhà họ Chu không thiếu nhất chính là cây đậu, ngày trước bọn họ bán đậu phụ ở trong thôn và trên chợ, đã đổi được một đống cây đậu về.



Những cây đậu đó vẫn chưa bán đi, lúc ấy cây đậu chẳng đáng bao nhiêu tiền, nhưng bây giờ cây đậu cũng tăng giá, một đấu tăng tận hai văn tiền.

Đương nhiên, nhà họ Chu cũng không muốn bán mỗi cây đậu không, so với cây đậu, làm đậu phụ mang đi bán kiếm được nhiều hơn nhiều.

Cho nên ngày nào tiểu Tiền thị cũng ngâm mười cân cây đậu, mười cân này có thể làm ra bốn mươi năm mươi cân đậu phụ, sáng sớm, Chu nhị lang sẽ đặt cố định thùng đậu phụ trên xe ba gác, sau đó hái một ít rau để vào rổ rồi mang lên huyện thành, gần như ngày nào cũng có thể bán hết sạch.

Theo Mãn Bảo thấy, một ngày họ cũng chẳng kiếm được bao nhiêu, chỉ có hơn một trăm văn thôi, nhưng mấy người Chu lão đầu lại vô cùng kích động, thầm tính toán trong đầu.

"Cây đậu không mất tiền mua, rau xanh cũng là nhà mình trồng, đây là cửa mua bán không thể lỗ được," Chu lão đầu cười tủm tỉm nói: "Nếu ngày nào cũng có thể bán được một trăm văn, vậy thì một tháng có thể kiếm được ba điếu tiền.". Truyện Trinh Thám

Mãn Bảo: ".. Cha, cây đậu và rau xanh nhà mình trồng không phải cũng đều là tiền sao?"

"Đều là của nhà tự trồng, có mất tiền gì đâu."

".. Tiền hạt giống."

"Hạt giống cũng là nhà mình để dành, không mất tiền mua."

"Còn có nhân công nữa."

"Mấy ca ca chị dâu con cũng chỉ có từng đó việc thôi, không đi trồng rau thì làm gì? Chẳng lẽ còn phải để ông đây phát tiền cho bọn họ sao?" Nói tới đây, Chu lão đầu hạ lệnh, "Cửa buôn bán này là của chung nhà mình, tiền bán được đều phải nộp hết vào quỹ chung cho cha, còn mấy tháng nữa là đến thu hoạch vụ thu rồi, đến lúc đó nếu ruộng mình thu hoạch không tốt, chỉ sợ sẽ phải giao tiền."

Chu lão đầu dừng lại một chút rồi nói: "Nếu nha huyện không thu tiền, cứ khăng khăng đòi lương thực, vậy chúng ta còn phải mất tiền mua lương thực."

Mọi người đều không có ý kiến gì, Chu nhị lang cũng đã sớm nộp tiền hôm nay bán được lên rồi.

Chu lão đầu nói: "Được rồi, mau đi nghỉ ngơi đi, lão đại, lão tam, ngày mai các con dẫn bọn trẻ ra đồng với ta, dọn hết đám ốc đồng ở khoảnh ruộng gần mương to đi, tuốt luôn cả những hạt giống bọn nó ăn còn sót lại nữa, chờ bao giờ dọn hết đám ăn hoa màu này, chúng ta mang đi bón phân."

Hai huynh đệ đồng ý.

Tiền thị tiếp lời ông, "Lão tứ, sáng mai đại tẩu nhị tẩu con phải làm đậu phụ, con dẫn vợ con và tam tẩu đi ra vườn rau cuốc hết chỗ đất còn trống đi, để sau này trồng thêm rau vào đấy."

Tiền thị bàn bạc với Chu lão đầu, "Tôi thấy mẫu đất bên cạnh vịnh nhỏ kia chẳng còn tác dụng nữa rồi, không phải bây giờ nước đã rút hết rồi sao, để bọn họ cuốc cả khoảnh ấy trồng rau luôn đi, theo tôi thấy, hẳn trước khi đến thu hoạch vụ thu, lưu dân trong thành sẽ không rời khỏi đâu."
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.