Chu tứ lang và tiểu Tiền thị, một người dắt trâu, một người đỡ cày, những người khác thì ở đằng sau xới lại đất mới cày.
Giữa buổi bởi vì mặt trời quá gắt, bọn họ lo trâu sẽ bị mệt, còn cố ý nghỉ ngơi hơn nửa canh giờ.
Cho nó uống nước giải nhiệt xong mới tiếp tục làm, nhưng cho dù là vậy, trước giờ cơm tối, bọn họ vẫn kịp cày xong mẫu đất này.
Nhà họ Tiền không lập tức dắt trâu đi trả luôn, mượn trâu không thể trả như vậy, cho nên bảo Chu lục lang cho trâu đi ăn cỏ, sau đó gặt mấy bó lúa mới dưới ruộng, mang cùng với trâu đưa về nhà họ Bạch.
Lúa xem như thức ăn cho trâu.
Trâu được ăn món lúa xa xỉ như này, đoán chừng cả thôn cũng chỉ có một con này mà thôi.
Nhà họ Chu ăn tối xong thì lập tức ra trận, đến cả Mãn Bảo và Tiền thị cũng có mặt, xuất phát về phía vịnh nhỏ.
Lúc này mặt trời còn chưa xuống núi hẳn, nhưng ánh mặt trời đã không còn gắt nữa.
Cả nhà hai mươi mốt người, suýt thì đứng chật cả mảnh đất, bọn họ mượn hàng xóm một ít nông cụ, chia thành ba chỗ trái giữa phái, bắt đầu phân luống từ hai bên bờ ruộng đến giữa ruộng.
Một luống lại chia làm hai tổ.
Mãn Bảo và mấy đứa trẻ phụ trách nhặt mấy cục đá to và cỏ, trời còn chưa tối, mọi người đã làm xong, thậm chí còn thừa thời gian ngắm nghía.
Nhìn từng luống ruộng ngay ngắn chỉnh tề, Tiền thị và mấy cô con dâu bàn bạc xem nên trồng loại rau nào, phân công nhau xong thì nói: "Trời nóng rồi, sáng mai đừng đi gieo hạt vội, cứ bón phân trước đi, chạng vạng ngày mai ăn cơm tối xong lại đến."
Tiểu Tiền thị đáp vâng.
Đến lần nữa, tất nhiên là lại cả nhà cùng đến.
Bốn chị em dâu tiểu Tiền thị và Chu Hỉ phụ trách gieo hạt, đám Chu đại lang thì đi múc nước tưới ruộng, cũng chỉ mất một canh giờ mà thôi, rất nhanh.
Điều này làm những thôn dân vây xem hâm mộ vô cùng.
Nhà họ Chu làm ra hành động lớn như vậy, cho dù không muốn để người trong thôn biết cũng khó.
Cho nên hôm nay có rất nhiều chạy đến vịnh nhỏ xem thế nào, mọi người đứng trên bờ ruộng vừa xem vừa tán gẫu với người nhà họ Chu đang làm ruộng.
Sau khi biết mấy rau này trồng để mang lên huyện thành bán, thì có người thấy động lòng, hỏi Chu nhị lang, "Bây giờ thức ăn trong thành bán chạy lắm hả?"
"Cũng tạm, là do hàng tre trúc không bán được, nên mới nghĩ đến việc đi bán thức ăn, cho dù là người trong thành thì cũng phải ăn cơm đúng không?"
"Nhà ai mà không có một hai mảnh đất để trồng chứ, tự trồng là được mà, thế mà còn có người phải đi mua đồ ăn á?"
"Chu nhị, nếu nhà ngươi không đủ rau để bán, thì cứ lấy ở nhà ta, ta bán rẻ cho ngươi."
Chu nhị lang: ".. Mấy mớ rau được bao nhiêu tiền, ta còn phải mua lại từ ngươi, nếu không bán được, thì ta lỗ chết à."
Hắn nói: "Ta bán rau nhà ta là cửa làm ăn không lỗ, không bán được thì lấy về nhà ăn, nhà ăn không hết thì có thể cho gà. Mua của nhà ngươi, ta không bán được thì ngươi cho ta trả nhá?"
"Đúng rồi, nếu không cho trả, vậy chẳng phải là Chu nhị chỉ có thể mang rau cho gà ăn, tương đương với việc tiêu tiền mua thức ăn cho gà sao? Thế thì hóa ra gà nhà chú Kim lại thành quý quá?"
Mọi người cười ha ha, coi như qua việc này.
Nhưng vẫn có người đố kỵ, ghen tức đỏ mắt, lén bàn bạc đi lên thành thử xem, biết đâu cũng có thể kiếm được tiền.
Nhưng vừa mới nói ra câu này, thì đã có người hắt cho một chậu nước lạnh: "Giờ ngươi đi bán, thì ai chăm lo chuyện ngoài đồng đây? Sâu chưa bắt hết, cỏ chưa nhổ xong, mà ta thấy hôm nay cả nhà chú Kim đều ra đây bón phân, chắc đã làm xong hết mấy việc đấy rồi."
"Đúng thế, không có chuyện gì quan trọng bằng chuyện đồng áng, đó chính là lương thực cứu mạng đó."
Vì thế chuyện này không nên cơm cháo gì, nhưng ngày hôm sau vẫn có người mang một ít rau trong nhà lên huyện thành bán giống Chu nhị lang.
Thấy Chu nhị lang, bọn họ có chút xấu hổ.
Nhưng Chu nhị lang lại rất vui vẻ, muốn mọi người đi cùng nhau.
Nói thật là, hắn còn ước gì ngày nào cũng có người đi vào thành bán đồ với hắn ấy, như vậy hắn sẽ không cần phải chờ người thôn khác đi cùng.
Bây giờ trong ngoài huyện La Giang đều có lưu dân, trị an kém hơn trước kia nhiều, dù là hắn thì cũng rất sợ bị đánh cướp ở trên đường, cho nên càng nhiều người đi cùng càng tốt.
Cũng không phải mang thức ăn gì lên huyện thành cũng có thể bán được, cùng một loại rau, cùng một giá, chắc chắn mọi người sẽ càng thích mua ở chỗ người quen hơn, hơn nữa kỹ năng chào hàng cũng rất quan trọng.
Nên kết quả là trong những người cùng Chu nhị lang lên huyện thành hôm đó, cuối cùng chỉ có Chu nhị lang đẩy xe không trở về, có một người đáng thương nhất, rau hắn mang đi chỉ bán được một mớ, mà mớ đó còn là Chu nhị lang bán giúp hắn, miễn cưỡng nộp đủ phí bảo hộ, còn bị lỗ phí vào thành.
Ngày hôm sau, đến lúc Chu nhị lang rời thôn thì lại chỉ còn mỗi mình hắn, hiển nhiên, những người ngày hôm qua đi cùng không có ai dám đi nữa.
Lúc tối về hắn kể chuyện này như câu chuyện cười cho mọi người nghe, Mãn Bảo nói: "Bọn họ như thế là quá không kiên trì, ngày đầu tiên không bán được, thì hôm sau lại thử tiếp, cứ kiên trì mười ngày nửa tháng, nếu vẫn không có khởi sắc thì hẵng từ bỏ cũng không muộn mà."
Chu nhị lang cười nói: "Không sai, năm đó lần đầu tiên ta lên bày quán bán hàng tre trúc cũng không thể bán được, sau đó ta cứ ngồi xổm bên cạnh người ta xem họ chào khách như thế nào, tuy rằng xấu hổ, những vẫn phải mặt dày lên chào hàng người ta thôi, không phải ai trời sinh đã biết bán hàng."
Nói tới đây, Chu nhị lang dừng một chút, nói: "Ngoài lão tứ ra."
Chu đại lang cười nói: "Biết làm sao đây, lão tứ trời sinh mặt đã dày."
Chu tứ lang không vui, "Các huynh dạy bảo bọn trẻ cứ dạy, sao còn phải lôi ta vào?"
Tiểu Tiền thị nói: "Việc này thật ra cũng dễ hiểu, bây giờ không giống trước kia, trước kia đệ bán đồ tre trúc, không lên huyện thành, thì còn có thể mang ra chợ bán, bây giờ bọn họ muốn bán rau, có thể đi bán ở chợ sao?"
Chợ thôn Đại Lê là chợ của nông dân, nhà ai mà không có rau chứ.
"Nhưng mà đi huyện thành, bây giờ không chỉ mất phí vào thành, còn phải nộp phí bảo kê để bày quán, cho dù vào thành cả ngày không ăn uống gì, vậy cũng phải tiêu vài văn tiền, một lần không nói, lỗ thì lỗ, nhưng đi mười ngày nửa tháng sẽ mất bảy mươi tám mươi văn, mà vẫn mơ hồ không biết có triển vọng không, cái này thì nhà nào chịu được?"
Điều này cũng đúng.
Mãn Bảo nhíu mày nói, "Sao Phó huyện lệnh cũng mặc kệ chứ?"
Có thể quản lý được mới là lạ, Chu nhị lang nói: "Huyện lệnh cũng không ở trong thành, không biết đi đâu, ngài ấy có muốn lo cũng không lo được."
"Vậy ngài ấy đi đâu ạ?"
"Cái này làm sao ta biết? Là do lúc ta đi đưa thư cho muội nghe thấy nha dịch nói chuyện, thế mới biết hai ngày trước Phó huyện lệnh đã rời khỏi thành rồi."
Mãn Bảo nghe thế thì quyết định tối nay sẽ viết thư hỏi Phó Văn Vân thử xem, không phải là nói muốn nghĩ biện pháp cứu tế sao?
Bé còn đang muốn xem nhà Chu Đại Lượng sẽ có trợ cấp gì đấy.
Chu Đại Lượng là bạn thân của tứ ca, bây giờ trong nhà thật sự rất khó khăn, vì hắn, gần đây Chu tứ lang đã sầu lo rất nhiều.
Kết quả bé vừa mới đưa thư cho Chu nhị lang gửi hộ, còn chưa kịp nhận thư đáp lại của Phó Văn Vân, Bạch Thiện Bảo đã nói cho bé biết trước, "Bác ta nói, huyện lệnh đi Ba Tây rồi, châu của chúng ta có thể sẽ được miễn giảm thuế, sáng sớm nay bác ta cũng dẫn người đi Ba Tây."
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]