Thường ủy khu rất nhanh đã thông qua quyết nghị tiến hành thí điểm cải chế cổ phần hóa xưởng thép Mai Khê, cùng phương án mà xưởng thép, trấn chính phủ Mai Khê cung cấp, lần nữa báo lên kế ủy thành phố.
Là xí nghiệp thí điểm đầu tiên thực hiện cổ phần hóa, đến ngày 15/8, xưởng thép Mai Khê chính thức nhận được công văn từ ban kế ủy Đông Hoa.
Lấy được công văn, công tác tấn tốc được triển khai, xưởng thép Mai Khê đổi thành tập đoàn cổ phần sắt thép Mai Khê.
Ngân hàng thương nghiệp chấp nhận cho ban quản lý và nhân viên kỹ thuật hạch tâm trong xưởng như Triệu Đông, Tiền Văn Huệ, Uông Khang Thăng, Từ Khê Đình, Từ Văn Đao, Phan Thành, Hồ Chí Cương lấy cổ quyền làm thế chấp, rót vào tập đoàn Mai Khê tổng cộng 8 triệu, chiếm 10% cổ phần.
Công ty đầu tư hải ngoại Hợp Chúng rót vào 1 triệu USD, giữ 11% cổ phần.
Bao gồm những nhân viên hành chính trong trấn chính phủ và một bộ phận công nhân xưởng thép như Hà Thanh Xã, Lý Phong, Hoàng Tân Lương, Quách Toàn, Chử Cường, Trần Đồng cũng hết khả năng vay mượn tiền đầu tư, tham dự vào đợt cổ phần hóa này, tổng cộng chiếm 7%.
Ban tư sản công đại biểu thị trấn Mai Khê, nắm giữ 72% cổ phần, bảo đảm quyền khống chế với tài sản của tập thể.
Sau cải chế, tổng tư sản của xưởng thép nâng lên 160 triệu, vốn lưu động nâng lên 80 triệu, tỷ lệ từ 70% giảm xuống còn 50%. Then chốt nhất, sau cải chế lượng tiền mặt mà Mai Khê nắm giữ lên tới 36 triệu, thừa đủ để thực hiện bước tiếp theo, tiến hành mở rộng hệ thống điện lực và cải tạo dây chuyền kỹ thuật.
Sau cải chế, đại hội cổ đông được thành lập, Thẩm Hoài đại diện cho Mai Khê ra nhận chức tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị. Triệu Đông, Tiền Văn Huệ, Uông Khang Thăng lần lượt là các phó tổng giám đốc, Từ Khê Đình là giám đốc kỹ thuật của tập đoàn, nhưng thành viên ban quản lý khác cũng được điều chỉnh chức vị tương xứng.
Ngoài ra, Quách Toàn đại biểu ban tư sản công, Chử Cường đại diện cổ đông tiến vào ban giám đốc.
Theo như thiết kế của Thẩm Hoài, lần này gom góp tiền đầu tư, không mở rộng ra với nhân viên bên ngoài, nhưng Chử Cường cũng tính là nhân viên công tác trong chính phủ, Chử gia cầm ra 400 ngàn nhập cổ phần, trừ ban quản lý xưởng thép ra thì là cổ đông cá nhân lớn nhất.
Trần Đan cũng thông qua em trai Trần Đồng, lấy 80 ngàn đồng nhập cổ phần, tỷ lệ 1 phần ngàn, nhỏ đến mức có thể lơ là không kể.
Đến hạ tuần tháng năm, điều chỉnh địa vực hành chính giữa hai thị trấn Hạc Đường và Mai Khê, cũng như hạng mục xây dựng cảng ven sông đồng thời được thị khu và các ban ngành hữu quan thông qua.
Sau cải chế, xưởng thép có 36 triệu tiền mặt, nhưng chủ yếu sẽ đổ vào mở rộng tổ máy phát điện và cải tạo dây chuyền lò thép, đảm bảo sản lượng theo tháng có thể tăng lên 15000 tấn trước tháng 9.
Duy có như thế, sắt thép Mai Khê mới có thể đạt được mục tiêu giá trị sản lượng đột phá 400 triệu đưa ra hồi đầu năm.
Đồng thời, ngân hàng thương nghiệp đồng thời cung cấp cho sắt thép Mai Khê thêm một khoản vay trị giá 20 triệu, dùng để đầu tư bước đầu vào kiến thiết cầu cảng kho bãi.
Đến cuối tháng 5, sắt thép Mai Khê đã tăng trưởng cao và ổn định trong hai quý liên tiếp, thông qua kêu gọi đầu tư từ bên ngoài, tỷ lệ nợ cũng giảm xuống dưới con số an toàn, lần này hướng ngân hàng vay thêm tiền là chuyện tất yếu cần thiết.
Đối với ngân hàng, hút tiền về cất trữ, sau đó cho vay lấy lãi suất mới giành được thu nhập ổn định. Vì khống chế rủi ro, dưới tình huống bình thường, ngân hàng càng nguyện ý cho những xí nghiệp thường xuyên tăng trưởng, lợi nhuận ổn định vay tiền.
Phản ứng của những cơ cấu tài chính khác chậm hơn nửa nhịp, Tôn Á Lâm cả ngày cùng Thẩm Hoài bàn chuyện làm ăn, sau khi chỉ tiêu tài vụ của sắt thép Mai Khê đạt yêu cầu, ngân hàng thương nghiệp liền nhanh chóng làm hồ sơ cho sắt thép Mai Khê vay thêm.
Ngành sắt thép là ngành tập trung lượng vốn nhiều, quy mô sản xuất lớn, hiệu suất lao động cao. Muốn phát triển nhanh chóng, tiền đề là phải có hệ thống tư bản tài chính đứng sau nâng đỡ.
Có ngân hàng thương nghiệp cung cấp thêm cho khoản vay 20 triệu, công trình xây cảng sông, bến bãi và hạng mục mở rộng, xây mới công lộ Hạ Mai, công lộ Mai Hạc cũng tấn tốc bước vào giai doạn thi công.
**********************************************
Thượng tuần tháng sáu, đã bước vào mùa mua, cách năm ba ngày lại rộ lên một trận mưa rào, đối với công trình đang thi công tạo nên ảnh hưởng rất lớn. Sau một trận mưa, Thẩm Hoài ngồi xe, leo lên con đường bùn lầy lội đuổi tới hạng mục cảng sông.
Thiệu Chinh nhìn thân xe mới được rửa hôm qua, giờ đã mắc đầy bùn nhơ, rung đầu than thở, theo sau Thẩm Hoài, Hoàng Tân Lương, bước thấp bước cao leo lên đê sông, Uông Khang Thăng và mấy nhân viên công trình cũng đang từ nơi khác đuổi tới bên này.
Trước mắt sắt thép Mai Khê đồng thời làm chủ đầu tư của hai hạng mục, mà cả hai hạng mục đều là đại công trình.
Công tác mở rộng dây chuyền sản xuất cho Triệu Đông phụ trách, việc xây dựng cảng bên này do Uông Khang Thăng phụ trách.
Với Uông Khang Thăng, Chu Lập và người phụ trách hạng mục của công ty xây dựng công trình thủy thành phố bồi cùng, Thẩm Hoài xuống tận công trường xem xét tiến độ thi công.
“Khi nào Mai Khê dời những hộ nông dân đi hết, đội công trình của bọn tôi mới có thể vào được công trường trên quy mô lớn a!”
Hệ thống kho bãi, cầu cảng giao cho công ty xây dựng công trình thủy thành phố tổng nhận thầu, trong đó công tác san nền, di dời chuyển do kiến thiết Cồn Giang phân bao.
Giám đốc phụ trách mà công ty xây dựng công trình thủy phái ra gọi Nhâm Nguy, có quen biết với Chu Lập; thành thử khi tổ thi công được thành lập, không cần quá mất thời gian làm quen để tiến vào trạng thái.
Bên bờ đê, công nhân của kiến thiết Cồn Giang chính đang dựng nhà tạm làm văn phòng quản lý hạng mục tạm thời.
Đương nhiên, trước cần di dời các hộ nông dân trong vòng bán kính một trăm mét dọc công lộ Mai Hạc, như thế đội công trình mới có thể chính thức vào công trường.
Điều chỉnh địa vực hành chính mới vừa bắt đầu, thôn Lý gia gộp vào Mai Khê mới được tính bằng ngày.
Hạc Đường muốn phân hưởng công lộ Mai Hạc, nhưng lại vô lực chung gánh trách nhiệm giải tỏa mặt bằng. Việc này Mai Khê phải nhanh chóng tự xử lý, có điều cũng cần Mai Khê phối hợp làm công tác tuyên truyền.
Chuyện giải tỏa vốn chỉ cần thị trấn ra quyết định, các thôn tuyến dưới chấp hành là được.
Có điều bởi lo lắng thôn Lý gia mới gộp sang, lệnh hành chính cứng nhắc dễ khiến sản sinh ra tình tự bất mãn trong dân chúng, thế nên lần này Thẩm Hoài tự thân qua đây, tìm cán bộ thôn bàn sự tình an trí dỡ dời cụ thể, tính toán để thôn Lý gia và sắt thép Mai Khê cùng đứng ra làm chủ, thị trấn chỉ phối hợp khi cần thiết.
Còn chưa đến giờ hẹn, nhưng bí thư thôn Tống Hiểu Quân và hai cán bộ khác đã đạp xe tới, đường xá không dễ đi, ống quần mấy người dính đầy bùn đất.
Tống Hiểu Quân là một người đàn ông khá khôi ngô, từ bộ đội chuyển về địa phương, bắt đầu làm cán bộ địa phương, đầu năm nay mới được cử làm bí thư, tuổi hơn 30 một chút.
Hai ngày qua Thẩm Hoài mới cùng tiếp xúc với người trong thôn Lý gia, không biết tính cách con người Tống Hiểu Quân cụ thể ra sao, đứng bên công trình, nhìn ba người bọn họ đi lại, bắt tay, trực tiếp hỏi: “Giờ trong thôn các anh không có con đường nào cho ra hồn, công lộ Mai Hạc sẽ trực tiếp mở ra cánh cửa vận tải hàng hóa, liên hệ với bên ngoài, các anh phải nắm chắc tiến hành công tác cho nhanh…”
“Điều này bọn tôi đều hiểu, thị trấn cũng đã có chỉ thị rõ ràng, mấy ngày nay chúng tôi làm công tác với thôn dân cả đêm. Tuyệt đại đa số bà con đều đồng ý phối hợp di dời, chẳng qua mọi người hy vọng sẽ được đền bù thỏa đáng, để nhanh an cư lập nghiệp trên đất mới…” Tống Hiểu Quân nói.
Quan trường trong nước hay có câu “quan lớn một cấp đè chết người”, chỉ là chỉ tập đoàn trung thượng tầng, nơi lợi ích co kéo quá sâu. Nhưng đến cơ sở, quyền uy của thượng cấp đôi khi cũng không được tôn trọng cho lắm.
Giống những cán bộ tuyến thôn như Tống Hiểu Quân, tiền công thậm chí không bằng những người đi làm thuê ở bên ngoài, muốn vét tiền cũng không có cơ hội, thân gia cũng thanh bạch; Nếu Thẩm Hoài cầm mũ quan ép hắn, những người này mà nóng lên, nói không chừng quăng mũ áo không thèm làm nữa.
Công tác ở cơ sở khó là khó ở chỗ này.
“Trọn cả thị trấn đều phải được quy hoạch lại, cán bộ trong thôn và hương trấn cũng phải phóng ánh mắt ra xa một chút.” Thẩm Hoài ngồm xổm trên đất bùn, nhặt một cành cây lên, vẽ sơ lược sông Mai Khê và Cồn Giang, lại vẽ ra công lộ Mai Hạc và công lộ Hạ Mai, chỉ cho Tống Hiểu Quân và hai tên cán bộ kia nhìn: “Hai bên công lộ Mai Hạc sắp được quy hoạch thành khu công nghiệp. Khu công nghiệp mới này vươn về hướng tây đến bờ đông sông Mai Khê, tiếp nữa là khu dân cư. Diện tích quy hoạch chừng 4km2. Hôm nay đền bù đất đai trong vùng này cho bà con phân tán xây nhà, qua hai năm kinh tế phát triển hơn, tiếp tục kiến thiết khu dân cư, lại phải tiếp tục giải tỏa, đến lúc đó bà con sẽ chỉ vào ai mà mắng mười tám đời tổ tông?”
“Thẩm bí thư, những đạo lý này bọn tôi đều có nghĩ qua.” Tống Hiểu Quân nói: “Có điều thôn Lý gia ổ trong ngóc ngánh, trừ thanh niên ra ngoài làm thuê, đa số dân cư ở lại đều lấy cày cấy là chính. Xây đường, xây cảng, về lâu về dài là tốt, nhưng công tác giải tỏa sắp được triển khai, việc an trí sinh kế cho bà con nông dân sắp thành vấn đề đặt ngay trước mắt. Đây là chỗ mà bọn tôi băn khoăn nhất…”
“Các cậu bận những gì, tôi đều hiểu; hôm nay tôi tìm các cậu chính là vì bàn chuyện này.” Thẩm Hoài nói: “Thị trấn đã thảo luận qua, tất phải giải quyết sinh kế cho bà con thì công tác di dời giải tỏa mới được chấp hành thuận lợi. Hiện tại có ba kiến nghị: Một là những ai có học vấn cao trung và trung cấp trở lên, có thể được sắp xếp vào xưởng thép làm công nhân; hai, tôi kiến nghị thôn Lý gia thành lập công ty lao động, hợp tác cung ứng lao động cho các công ty ở thị trấn như kiến thiết Cồn Giang, sắt thép Mai Khê, công ty Tử La, nhằm tiêu hóa càng nhiều sức lao động thặng dư; thứ ba, lần này thị trấn tính toán rút ra một khoản từ tiền đền bù, xây dựng một quỹ dưỡng lão cho bà con nông dân…”
Hai thôn Lý gia, Thái gia kiều có tổng diện tích mới hơn 8000 mẫu, là không gian sau cùng để Mai Khê phát triển về hướng Nam.
Hùng tâm của Thẩm Hoài là muốn đem sắt thép Mai Khê phát triển thành siêu tập đoàn quy mô ngàn vạn tấn. Có điều vào những năm 93, tổng sản lượng sắt thép ở tỉnh Hoài Hải mới hơn 300 vạn tấn, hiển nhiên trước mắt chưa phải là thời cơ công bố kế hoạch đầy tham vọng này.
Hiện tại Thẩm Hoài chỉ công bố với bên ngoài kế hoạch đẩy tổng sản lượng sắt thép Mai Khê lên 50 vạn tấn trong vòng ba năm, bao gồm cả cầu cảng bến bãi, trạm phát điện, từ thôn Lý gia vạch ra 600 mẫu đất là đủ dùng rồi.
Nhưng nếu muốn xây dựng nên một khu công nghiệp chứa nổi lò điện thép sản lượng vài trăm vạn tấn bên bờ bắc Cồn Giang, tất phải trưng tập gần hết thổ địa trong thôn Lý gia, đây là chuyện phải làm từng bước từng bước dọn đường trong năm ba năm tiếp theo.
Không chỉ không thể vạch đất trong thôn Lý gia đền bù cho bà con bị giải tỏa, thôn dân phải tập trung lại thành các khu dân cư, có thể vạch quỹ đất ở mặt tây Thái gia kiều để xây. Như thế mới thống nhất được với phương án quy hoạch, không dến nỗi qua mấy năm phải giải tỏa lại một lần. Lãng phí thêm một lần có lẽ xưởng thép còn chịu được, nhưng bà con chịu không nổi dày vò a.
“Thị trấn đã bàn bạc, đang có phương án đem Lý gia và Thái gia kiều gộp lại thành một thôn hành chính.” Thẩm Hoài thổ lộ quy hoạch tương lai của trấn chính phủ cho Tống Hiểu Quân nghe: “Khu dân cư được quy hoạch mới sẽ nằm ở mặt tây, ngay cạnh thôn Lý gia kiều. Như thế trên trấn chỉ cần xây thêm một con đường nhựa men theo bờ đông sông Mai Khê đi về hướng Nam là có thể để Lý gia và Thái gia kiều đồng thời nối liền với trấn khu…”
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]