Chương trước
Chương sau
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Edit & Beta: Yu
Triệu Chanh mang hai đứa nhỏ đi làm cùng rốt cuộc vẫn thấy hơi bất tiện, đặc biệt là khi trong tiệm đông khách. Thời điểm Triệu Chanh tập trung vào công việc, cô luôn luôn tự nhắc nhở bản thân thỉnh thoảng phải để mắt đến hai đứa nhỏ.
Sau vài ngày làm quen hoàn cảnh tiệm, Lâm Đại Thuận đã trở nên bạo dạn hơn nhiều.
Chưa nói Lâm Nhị Thuận vội, chỉ riêng tính cách hoạt bát hiếu động của Lâm Đại Thuận thôi, nhưng lại bị ghìm ngồi yên trên băng ghế sau quầy studio, Triệu Chanh thấy cảnh cậu nhóc ghé trên quầy trông mong nhìn ra bên ngoài, chung quy vẫn có chút đau lòng.
Cũng may qua mấy ngày, Mai Trân đã nói với Triệu Chanh rằng trước đó một hôm có thím Ngô bảo muốn nhận làm thử công việc này: "Năm nay thím Ngô đã năm mươi sáu tuổi. Hiện giờ trong nhà chỉ còn một mình thím, mấy năm trước người bạn già của thím ấy đã qua đời vì bệnh tật rồi."


"Cả đời bà chỉ có một đứa con gái, hơn mười năm trước đến thành phố Hoài học Đại học. Sau khi tốt nghiệp thì ở lại đó công tác rồi kết hôn luôn. Vài năm trước khi chồng của thím Ngô mất, con gái cũng đón bà tới sống cùng hai năm, nhưng do thím ấy không thích ứng được, vậy nên lại quay về đây ở."
Thím Ngô bằng lòng tới chăm hai đứa trẻ cũng do ở nhà một mình lâu quá đâm ra buồn chán, cũng chẳng phải vì mong có thể kiếm thêm được ít tiền để mưu sinh. Bởi bản thân bà là một nhân viên lâu năm đã nghỉ hưu của nhà ga Đông Môn tại thành phố Phù Dung, vậy nên cho tới giờ vẫn luôn nhận được lương hưu.
Hai ngày trước, thím Ngô nghe mẹ Mai Trân kể con gái bà đang muốn tìm một người giúp trông hộ hai bé trai cho một cô gái làm trong tiệm. Thím Ngô đã về nhà suy nghĩ, sau đó chủ động tìm mẹ Mai Trân hỏi thăm tình hình.

"Mới sáng nay, bà ấy có theo mẹ chị ghé qua tiệm chúng ta nhìn thử. Cái người dừng lại một lúc lâu đó chính là thím Ngô. Bà ấy muốn quan sát chủ thuê là em và hai đứa trẻ trước, do thím Ngô có ý tìm một công việc gì đó để làm nhưng lại sợ chuyện phiền phức quấn thân."
Điểm này Triệu Chanh có thể hiểu được. Đối phương thận trọng như vậy, trái lại cô càng thấy yên tâm hơn, nên nhờ Mai Trân ngày mai đưa người tới để tiện nói chuyện.
Dù buổi sáng không chú ý nhiều, nhưng trí nhớ của Triệu Chanh vốn tốt, bây giờ nghe Mai Trân nhắc ngược lại vẫn có thể hình dung mang máng dáng vẻ của thím Ngô.
* * *
Ngày hôm sau, Triệu Chanh dẫn hai anh em chúng tới mở cửa tiệm. Đại Thuận cầm một cái khăn lau tới lau lui, Nhị Thuận thì an vị bên cái bàn tròn thấp sắp xếp đồ đạc trên đó; còn Triệu Chanh đang sửa sang, chỉnh lý lại trang phục trên kệ.

Cô vẫn bận rộn như thường lệ, nhưng Mai Trân người lẽ ra nên đến muộn vậy mà hôm nay lại tới từ rất sớm. Hơn nữa bên cạnh còn dẫn theo người khác là một người phụ nữ trung niên, thoạt nhìn bà ấy khá lanh lẹn, tinh thần thoải mái.
Đây chính là thím Ngô mà Mai Trân đã nói.
Thím Ngô trông hơi mập, khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, khóe môi luôn luôn mỉm cười, nhìn dáng vẻ tất bật của hai đứa bé, thoáng chốc niềm vui bỗng thấm ra tràn ngập trên gương mặt, nụ cười của bà càng trở nên ấm áp hơn.
"Ôi chị Trân? Sao chị tới sớm vậy? Vị này là thím Ngô phải không ạ? Chào thím, chúc thím buổi sáng tốt lành!"
Vẻ mặt Triệu Chanh tươi rói chào hỏi thím Ngô. Bà ấy cũng chậm rãi chào lại cô một cách lịch sự, sau đó hai người thuận thế trò chuyện cùng nhau.
Sau khi nói chuyện được một lúc, cả hai cảm thấy rằng suy nghĩ, tư tưởng và tính cách của đối phương không tệ, đều rất hợp vì thế thương lượng thỏa đáng, quyết định tại chỗ lương một tháng là ba mươi đồng. Ngoại trừ ban ngày dẫn hai đứa nhỏ ra ngoài chơi, thì kiêm thêm việc chuẩn bị bữa trưa cho hai anh em chúng là được, còn những việc trong nhà không cần làm.
Triệu Chanh chủ yếu coi trọng việc thím Ngô có thể dắt tụi nhỏ ra ngoài đi dạo giao lưu với thế giới xung quanh. Thím Ngô vốn cũng không phản đối việc dọn dẹp quét tước nhà cửa, nhưng thấy Triệu Chanh chủ động bày tỏ không cần bà phải làm vậy nên bà cảm thấy cô chủ rất biết quan tâm, săn sóc một người già như bà đây.
Từ bản thân suy ra lòng người, thím Ngô cam đoan với Triệu Chanh rằng nhất định sẽ chăm sóc tốt cho hai đứa bé, đảm bảo an toàn cho chúng. Ngoài ra nếu Triệu Chanh bằng lòng, mỗi sáng bà cũng có thể dạy cho hai anh em viết số, nhận mặt chữ nữa.
"Nghe nói Đại Thuận sắp đi học, những thứ khác bà lão như tôi không dám kể, nhưng dạy nó viết một bốn năm sáu hay nhận diện chữ cái tên mình thì vẫn được."
Thím Ngô mỉm cười khiêm tốn nói.
Chuyện này quả thật cầu còn không được, vì thế đầu mày khóe mắt Triệu Chanh đều là ý cười không hề do dự đáp: "Vậy quá tuyệt rồi! Không dám giấu gì thím, cháu và ba của sấp nhỏ cũng đang phát rầu vì vấn đề này. Như thím thấy đó, hai người lớn chúng cháu đều rất bận rộn không dứt ra được. Trong nhà đã có sẵn bút máy và vở viết, trăm sự nhờ cả vào thím."
"Thím Ngô à, thím xem xem còn muốn đến hiệu sách mua thêm sách gì nữa không? Nếu cần bất cứ thứ gì khác thì cứ nói ạ, những việc liên quan đến trẻ nhỏ, dù ba mẹ như chúng cháu đều bận vùi đầu kiếm tiền nhưng chẳng phải đều vì muốn bọn chúng có được hoàn cảnh sống và điều kiện học tập tốt hơn hay sao."
Lời này của Triệu Chanh khiến thím Ngô cực kì tán thành, ấn tượng của bà đối với Triệu Chanh càng gia tăng.
Sau khi hai bên đã thống nhất xong, thím Ngô chủ động tỏ ý bây giờ mình có thể đưa tụi nhỏ ra con phố ngay trước cửa tiệm, không đi đâu quá xa để chơi: "Hôm nay, coi như tôi và hai đứa trẻ làm quen nhau, còn ngày mai mới xem như là chính thức đi làm!"
Thím Ngô thực sự là một người tốt, có thể nhìn ra bà vô cùng thích trẻ con. Triệu Chanh vui vẻ đưa hai đứa bé vào trong nhà vệ sinh vừa rửa tay cho chúng vừa dặn dò phải chung sống sao cho thật hòa hợp với bà Ngô và nhắc nhở làm thế nào để bảo vệ bản thân trong những trường hợp đặc biệt.
"Ở bên ngoài, bất kể người ta có cho thứ gì tốt cũng không được phép đi cùng người đó. Nếu đột nhiên bị một người xấu ôm bỏ chạy, thì các cháu phải sử dụng hết tất cả các vũ khí mà mình có chẳng hạn như cắn, cấu, véo..."
"Công kích chủ yếu vào mắt và mũi của kẻ xấu, không nên cào vào miệng của tên đó, bởi hàm răng của hắn..."
Thím Ngô và Mai Trân ở phía ngoài bật cười, nói: "Mẹ đứa nhỏ suy nghĩ thật thấu đáo."
Mai Trân gật đầu, cười: "Đúng vậy, vì quá quan tâm đến con cái cho nên mới lo nọ lo kia không xuể. Cháu làm mẹ chẳng phải cũng vậy."
Thím Ngô hơi bùi ngùi gật đầu, còn không phải sao. Con gái của bà cũng đã làm mẹ, cháu ngoại mới lên tiểu học không lâu, nó cũng không yên tâm, lo nghĩ đủ thứ.
Nhưng khi đứa nhỏ trưởng thành, những lo âu của mẹ lại trở thành gánh nặng trói buộc chúng.
Nghĩ tới đây, bỗng thím Ngô cảm thấy ngậm ngùi thương cảm.
Triệu Chanh căn dặn xong, sửa sang quần áo cho hai đứa một lần nữa, lúc này mới dắt chúng ra giao vào tay thím Ngô: "Cháu cho hai anh em mỗi đứa hai hào tiền tiêu vặt, để tùy bọn nó sử dụng nhưng nếu đã xài hết rồi mà vẫn còn ầm ĩ đòi mua tiếp thì thím Ngô thím cứ trực tiếp răn dạy không cần ngại."
Thím Ngô cười cười, gật đầu, dắt tay Đại Thuận rồi lại bế Nhị Thuận lên, "Đồng chí Triệu, cô cứ yên tâm. Đại Thuận và Nhị Thuận đều là những đứa trẻ lanh lợi, tôi dẫn hai anh em chúng đi dạo quanh con phố này vừa để quen thuộc vừa để hiểu rõ hơn."
Một phần cũng để Triệu Chanh thấy yên tâm, bằng không ngày đầu tiên vừa mới gặp mặt đã đem hai đứa con nhà người ta đến nơi không người, làm mẹ thì ai cũng không kìm được, không khỏi sẽ lại suy nghĩ lung tung?
Không thể không nói suy nghĩ của thím Ngô cực kì chu đáo. Sau khi tiễn thím Ngô và hai đứa bé đi khỏi, quả thực Triệu Chanh không kìm được những suy nghĩ miên man trong đầu mình. Một hồi nghĩ ngộ nhỡ thím Ngô là bọn buôn người lừa hai thằng nhóc đem bán thì phải làm sao?
Lúc sau lại lo tuy thân thể thím Ngô thoạt nhìn có vẻ khỏe mạnh, xương cốt linh hoạt, nhưng rốt cuộc cũng đã lớn tuổi, vạn nhất gặp phải bọn người xấu muốn cướp đứa nhỏ đi, rồi bà không chạy kịp thì phải tính sao giờ?
Thỉnh thoảng, Triệu Chanh lại ra đứng trước cửa ngóng nhìn, liếc mắt là có thể trông thấy thím Ngô mang theo hai đứa trẻ đứng trước biển hiệu của một cửa hàng nào đó, còn thường thường khom lưng cúi đầu nói gì đó với hai anh em, chắc là nói cho bọn nhỏ biết trong tiệm này bán đồ gì.
Mai Trân đứng một bên thấy buồn cười, "Đừng lo lắng nữa, con gái thím Ngô chính là do thím ấy dạy dỗ, cũng là một sinh viên Đại học hiếm hoi ở đây. Mặc dù ban đầu là được đề cử đi, nhưng có lẽ chỉ tiêu từ đơn vị cũng không nhiều, chắc chắn mọi phương diện đều phải cực kì xuất sắc mới nhận được cơ hội. Ngay cả bản thân thím ấy trước đây còn từng là một thanh niên trí thức với trình độ Trung học phổ thông đã lên núi xuống nông thôn hơn năm năm. Sau đó được mời từ dưới quê về Thành phố Phù Dung này làm việc."
Vào thời điểm hiện tại, mọi người đều cho rằng người có kiến thức và văn hóa thì phải được rèn giũa hàng ngày. Mai Trân nói những lời đó là muốn để Triệu Chanh an tâm hơn, đừng lo rằng thím Ngô cũng là loại người như bà Hạ kia.
Triệu Chanh cười xòa, xoay người đi vào trong tiệm lau bàn phủi bụi, tay làm miệng nói: "Không phải em không yên lòng về nhân phẩm của thím Ngô. Dù sao muốn tìm được người hiền lành tốt bụng như thím ấy cũng khó vô cùng. Trái lại mang hai đứa nhỏ ở bên người đã vài ngày, đột nhiên không thấy nữa nên trong lòng cảm thấy hơi vắng vẻ, không quen. Cảm giác này như khi đứa trẻ lớn phải đến nhà trẻ, con khóc ở phía trong còn mẹ thì lẳng lặng rơi lệ ở bên ngoài vậy."
Nói đến đây, Mai Trân gật gật đầu, rất thấu cảm, "Phải đó, mấy ngày đầu khi thằng nhóc thối nhà chị vừa vào mẫu giáo lúc ấy chị ngồi bên ngoài đợi đến giữa trưa. Mặt trời đứng bóng thấy bọn trẻ tan học, nhìn nhóc con lau nước mắt chạy từ trong lớp ra gọi, chị không kìm được lập tức ôm thằng bé bật khóc. Buổi chiều chị cũng không dám đưa nó đến trường nữa, phải để chồng chị đưa nó đến khiến anh ấy dở khóc dở cười."
Tình cảm giữa Mai Trân và chồng có vẻ rất tốt, từ những câu chuyện vụn vặt chị ấy tình cờ kể có thể thấy được.
Thím Ngô chăm sóc trẻ con thực sự rất có bài bản, Triệu Chanh nhìn phương pháp giáo dục của bà, với khả năng này nếu đi làm giáo viên ở trường mẫu giáo thì tuyệt đối không thành vấn đề.
Triệu Chanh thấy như mình nhặt được bảo bối, hôm sau đi làm cô rối rít cảm ơn Mai Trân.
Hai ngày tiếp theo, Triệu Chanh và Mai Trân phải đi chụp ngoại cảnh cho một cặp đôi sắp cưới đã đặt lịch hẹn từ trước, sau đó Mai Trân còn phải tất bật vội vàng rửa ảnh ngay.
Ngày kết hôn của đôi trẻ, họ hi vọng ảnh cưới có thể rửa kịp để treo trong bữa tiệc cho khách khứa chiêm ngưỡng. Mặt khác, còn muốn thêm một bức nữa để có thể treo trong phòng tân hôn, cho nên Mai Trân cần phải làm thêm giờ để rửa ảnh đóng khung.
Không có Mai Trân trong studio chắc chắn không thể nào chụp ảnh được cho khách, vậy nên Mai Trân quyết đoán cho Triệu Chanh nghỉ một ngày.
Trước đó đã nói rõ một tháng thì sẽ có một ngày nghỉ, nên tính ra hiện giờ Triệu Chanh đã làm trong tiệm được hơn nửa tháng rồi, lúc này cho cô nghỉ cũng là hợp tình hợp lí.
Chạng vạng hôm nọ khi thím Ngô đưa tụi nhỏ về lại tiệm cho Triệu Chanh cô đã nói trước với bà ấy ngày mai thím cứ ở nhà nghỉ ngơi thật tốt cho lại sức.
Lâu không trông trẻ rồi, dù Đại Thuận và Nhị Thuận đều là những đứa hiểu chuyện cả nhưng thím Ngô quả thực vẫn thấy hơi mệt, khách khí nói hai câu sau liền đáp ứng.
Sáng sớm hôm sau, Triệu Chanh rời giường chuẩn bị bữa sáng, sau đó thì xuống lầu đi chợ. Cô chọn và mua ít bột mì, bột gạo nếp, đường trắng và nhân đậu đỏ[1], sữa bột không thể mua lẻ nên Triệu Chanh quyết định không mua nữa.
[1] Nhân đậu đỏ (Red bean paste) hay còn gọi là cháo đậu đỏ, súp đậu đỏ hoặc xi-rô bột đậu.
Sau khi mua đồ đạc và thêm chút đồ ăn cho bữa sáng về, Triệu Chanh nhanh chóng đem bột gạo nếp đi hấp rồi lấy bột đó đem tráng khô, đây chính là bột làm bánh.
Thực ra bột đậu cũng có thể nấu được, nhưng rất mất thời gian vì thế Triệu Chanh mới mua đồ làm sẵn. Bận rộn đến tận trưa, vỏ bánh trung thu nhân đậu đỏ nóng hôi hổi đã ra lò.
Loại bánh trung thu này để nguội khi ăn hương vị sẽ ngon hơn, vì thế Triệu Chanh đặt bánh sang bên cạnh, vội vàng đi nấu bữa trưa.
Lúc trước đã nói muốn làm điểm tâm mời hàng xóm coi như quà gặp mặt, cuối cùng cũng có một ngày nghỉ nên hôm nay Triệu Chanh lập tức bắt tay vào chuẩn bị làm luôn.
"Chanh Tử, đây là gì vậy?"
"Cái này là vỏ bánh đậu đỏ."
Hiện tại chưa có loại bánh trung thu như này, do đó Triệu Chanh trực tiếp lược bỏ hai chữ trung thu sau chữ bánh kia đi, kẻo hai đứa nhóc lại hỏi bánh trung thu là bánh gì, hoặc hỏi tại sao còn chưa đến Trung thu đã ăn bánh rồi.
Trẻ con là những thiên sứ nhỏ đáng yêu nhất, mười vạn câu hỏi vì sao của chúng đối với những cặp cha mẹ trẻ không có quá nhiều sự kiên nhẫn thì bọn nó tuyệt đối chính là những nhóc quỷ khiến người ta nhức đầu.
Khi bánh được nướng xong, cả Lâm Đại Thuận lẫn Lâm Nhị Thuận đều đứng ngoài cửa ngước mắt tha thiết mong chờ nhìn vào trong bếp bởi Triệu Chanh chưa cho hai đứa ăn vội. Cô nhanh tay nấu cơm xào rau, sau đó bố trí Lâm Đại Thuận đi xếp bát còn Lâm Nhị Thuận thì đi lấy đũa.
"Ăn trưa xong mới được phép ăn hai cái bánh, bởi trẻ con không thể ăn quá nhiều nếu không sẽ không cao lớn được."
Thành phần chủ yếu của nó là gạo nếp, nếu như cho chúng ăn trước bữa cơm vậy trưa nay chắc chắn lượng cơm sẽ bị giảm một nửa.
Ăn xong dọn dẹp nhà bếp, bánh cũng gần nguội hẳn. Khi hết nóng, da bánh trông càng trắng căng bóng, mềm dẻo. Nhìn từ ngoài vào, có thể thấy nhân bánh bên trong rất vui mắt.
Triệu Chanh cắt giấy thiếc mới mua bọc năm cái bánh vào một, sau đó buộc lại bằng dây ruy-băng đỏ, nhìn vô cùng đẹp.
Nhận được bánh ngọt, những người hàng xóm đều khá ngạc nhiên. Ban đầu, họ tưởng Triệu Chanh vì khách sáo cho nên mới nói vậy, tất cả không dám mơ ước nhiều, nhưng không ngờ đối phương lại tặng thật.
Chạy một lượt ba nhà trên tầng dưới tầng, gặp phải người nhiệt tình Triệu Chanh sẽ nán lại chuyện trò với đối phương thêm một lát, còn ai không thích giao tiếp Triệu Chanh sẽ lịch sự đưa bánh cho họ, nói đôi ba câu rồi tạm biệt đi về.
Bận rộn suốt một ngày, mới đó đã hơn bốn giờ Triệu Chanh cảm giác cả người mình mệt mỏi rã rời. Đưa hai đứa trẻ về nhà, song không ra khỏi cửa nữa. Vì vậy cô ngồi cùng hai anh em chúng vẽ một bức tranh rồi lại tâm sự đủ thứ chuyện.
Sau một ngày nghỉ, Triệu Chanh có cảm giác như mình chưa làm được việc gì ra trò mà nó đã lẳng lặng trôi qua, bùi ngùi cứ như tiệc chia tay thời học sinh vào hai mươi năm sau vậy.
Hôm sau Triệu Chanh tiếp tục đi làm. Cô thấy Nhị Thuận tựa hồ rất thích tô tô vẽ vẽ, nên sau khi hết giờ cô đã dẫn hai đứa bé đi hiệu sách mua một hộp bút bảy màu và tập vẽ cho Nhị Thuận.
Về phần Đại Thuận thì Triệu Chanh mua cho nó một cuốn truyện tranh dành cho thiếu nhi đọc. Đây là lần đầu tiên Lâm Đại Thuận nhìn thấy sách kiểu này, nên nó xem như báu vật. Buổi tối sau khi ăn cơm xong vẫn muốn xem tiếp, bị Triệu Chanh trừng mắt dạy dỗ một hồi bấy giờ mới trở nên đàng hoàng hơn.
Qua vài ngày, gia đình cặp đôi chụp ảnh cưới hôm trước thấy rất hài lòng nên lại mời Triệu Chanh đến trang điểm cho cô dâu. Hôm ấy, họ cũng mời cả Mai Trân đến tiệc cưới để chụp hình cho cô dâu chú rể, khi kết thúc hai người đều nhận được phong lì xì đỏ của đôi trẻ.
Đoán chừng do đề cao tay nghề của Triệu Chanh, nên khuya về cô mở phong bao ra thấy bên trong vậy mà lại có tận năm đồng.
Ra tay thật sự vô cùng hào phóng, số tiền này đã giúp làm dày "ngân khố" của cô, cho nên Triệu Chanh thấy trong lòng vui rạo rực.
Phong cách trang điểm của Triệu Chanh tại lễ cưới cũng được truyền đi xa. Các cô gái trẻ đến chụp ảnh nghệ thuật ngày càng nhiều hơn, giữa chừng còn có những khách mới do nghe danh mà muốn đến chụp ảnh cưới. Nhất thời khiến hai người Mai Trân và Triệu Chanh vội đến quay cuồng.
Những ngày bận rộn như này, còn chưa cảm nhận mà thời gian đã trôi qua mất, chớp mắt đã hết một tháng.
Trưa nay khi ăn cơm xong, Mai Trân đã phát lương cho Triệu Chanh, nhưng so với thỏa thuận ban đầu là một trăm đồng lại có thể nhiều hơn năm mươi đồng nữa.
Triệu Chanh thấy vậy thì lập tức từ chối, "Chị Trân, nếu chị cho rằng em làm tốt muốn tăng thêm tiền lương vậy cũng phải chờ tới tháng sau rồi mới bắt đầu chứ. Năm mươi đồng này bất luận thế nào thì em cũng không thể nhận được!"
Mai Trân vừa nghe, bỗng cười bất lực nói: "Miệng lưỡi em thật sự nhanh nhạy đến nỗi khiến chị rất xấu hổ, do dự không biết sao nữa này. Thôi như vậy đi, chị cho em hai mươi đồng, coi như là tiền thưởng thêm được không? Em xem, việc kinh doanh của tiệm chúng ta tháng này đã tăng lên không ít, công lao của em không thể ngó lơ. Trong các đơn vị hiện nay chẳng phải đều có chế độ khen thưởng sao, chị đây cũng không để tụt lại đằng sau đúng không nào?"
Hai người mỗi bên lùi một bước, còn nói tháng sau sẽ tăng lương lên thành hai trăm đồng lúc này Triệu Chanh mới nhận, Mai Trân cũng cực kì vui vẻ.
"Tiểu Chanh, chị đang nghĩ có phải chúng ta vẫn nên tuyển thêm hai học viên nữa không? Em một chị một, không dám nói học xong họ có thể tự mình phụ trách nhưng chí ít chị em mình vẫn có thêm người giúp làm mấy việc lặt vặt phải không? Chị với em cũng không xa lạ gì nữa, nói thật chị đang có ý định mở rộng tiệm, hai cửa hiệu cắt tóc ở bên cạnh cũng đã bàn bạc xong hết cả rồi."
Mai Trân sợ Triệu Chanh nghĩ chị muốn thuê thêm học trò theo học trang điểm là muốn cướp bát cơm của cô cho nên mới nói dự định mở rộng studio ra.
Đối với ý tưởng này của chị Trân, Triệu Chanh khá là ủng hộ, về việc học viên theo cô học make-up thì chẳng lẽ cô có thể giữ khư khư cả đời được sao? Cô có ưu thế hơn nhờ kí ức của thời đại mới vào hai mươi năm sau, nhưng về sau nếu vẫn muốn tiếp tục đi theo con đường này vậy chắc chắn Triệu Chanh phải đi học chuyên sâu hơn nữa.
"Chị Trân, suy nghĩ này của chị rất tốt. Điều kiện kinh tế của mọi người hiện tại càng ngày càng được cải thiện, phụ nữ chẳng phải đều muốn mình trở nên xinh đẹp hơn sao? Chụp hình nghệ thuật và chụp ảnh cưới đều là lĩnh vực trọng điểm kiếm được nhiều tiền."
"Nếu chị đã muốn mở thêm cửa hiệu sang bên cạnh, vậy có thể tách nó ra làm một studio riêng biệt. Nhưng nếu thật sự quyết tâm muốn làm, thì váy cưới, trang phục chụp ảnh nghệ thuật đều cần phong phú hơn. E rằng chị phải đến xưởng may tại thành phố lớn ở vùng duyên hải kia một chuyến để xem các kiểu dáng thịnh hành nhất.
Triệu Chanh phân tích rõ ràng đâu ra đấy, Mai Trân chăm chú nghe liên tục gật gù. Hai người nói chuyện hết một buổi chiều, khi thím Ngô dẫn hai đứa nhỏ đến giao cho cô, tận lúc đóng cửa mà Mai Trân còn chưa thấy đủ vẫn muốn nói thêm.
Nhận được tháng lương đầu tiên, Triệu Chanh khó tránh muốn tiêu xa hoa một hôm. Giữ một trăm đồng để trả cho Lâm Kiến Thành, ba mươi đồng khác thì để dành tìm thời gian thuê một căn phòng nhỏ vào tháng sau, còn dư bốn mươi đồng Triệu Chanh không do dự dẫn Đại Thuận Nhị Thuận đến quán cơm ăn một bữa.
Giá hàng bây giờ vẫn còn rất rẻ, thành ra các món trong tiệm cơm cũng cực kì thiết thực. Hai mặn một rau và một bát canh, tổng cộng thế mà chỉ hết có bảy đồng.
Số lượng cũng rất nhiều thừa tận hơn phân nửa đồ ăn, nên Triệu Chanh bèn gói lại đem về sáng mai dậy hâm nóng để ăn sáng.
Thời tiết càng ngày càng nóng hơn, Mai Trân mang một cái quạt điện đến đặt trong quán. Triệu Chanh trông mà thèm đã hỏi chị giá. Nhưng tận hơn chín mươi gần một trăm đồng, ý nghĩ đó của cô đột nhiên tắt ngấm.
Dựa vào mức lương hiện tại của cô, khẳng định phải chờ tới tháng sau mới có thể mua được. Tháng bảy là thời điểm nắng nóng nhất, cô có cảm giác một tháng trước khi mua được quạt, không khí càng trở nên oi bức hơn.
Vì vậy, Triệu Chanh thành thật đi mua hai cái quạt hương bồ[2] của một bác gái bán trong công viên nhỏ. Buổi tối cô và Đại Thuận mỗi người một cái phe phẩy quạt cho đỡ nóng.
Ngày mười sáu tháng sáu, Mai Trân cho Triệu Chanh nghỉ bởi hôm nay chính là Tết Đoan Ngọ[3] mùng năm tháng năm. Gói bánh ú, treo dây ngải[4], sau đó vừa nhâm nhi ly rượu ngải, vừa thưởng thức bánh ngải cứu[5]. Thành phố Phù Dung có một thông lệ đó là tất cả các đơn vị trực thuộc nhà nước thì đều được nghỉ trọn vẹn một ngày.
Sáng sớm Triệu Chanh đã ra chợ mua ngải cứu và cây xương bồ[6], một phần dùng dây màu đỏ buộc chặt treo trước cửa, phần ngải còn lại thì dùng để chế biến nấu đồ ăn.
Bột gạo nếp lần trước vẫn còn thừa, nên hôm nay cô chỉ mua thêm ít mì gạo. Đúng lúc gặp được một người từ trên thành phố xuống bán trứng, Triệu Chanh nhân thể mua một cái lưới quây về.
Trước khi xuyên tới đây, ngoại trừ ngày còn bé ra chứ kể từ khi trưởng thành bên cạnh Triệu Chanh đã không còn ai cùng cô trải qua Đoan Ngọ nữa, nên nhiều lắm cô chỉ ra siêu thị tùy tiện mua một vài túi bánh ú tự trôi qua Tết một mình.
Kể ra từ sau khi ngoại mất đến nay thì đây là lần đầu tiên nên hiển nhiên Triệu Chanh thấy cực kì hào hứng. Cô cũng mua cả đường đỏ và rượu trắng về để chuẩn bị chưng một vò rượu ngải dù sao thì cũng nên nhập gia tùy tục.
Rượu ngải cứu được làm bằng cách trộn đường đỏ, lá ngải và rượu trắng vào với nhau sau đó đem đi hấp trong vòng hai mươi phút. Hương vị ngọt ngào, nồng độ cồn thấp vì vậy trẻ con cũng uống được hai hớp.
Cầm tiền lương tháng này trong tay, lại nhìn thấy mấy người nông dân từ thành phố đến để bán một số loại trái cây và rau dưa nhà họ tự trồng được tại phiên chợ vào buổi sáng nên Triệu Chanh đã đi lượn một vòng, cuối cùng cô xách theo một con cá chép sông và ba rảnh xương sườn nhỏ về nhà, tính nấu một bữa tiệc lớn cho hai đứa nhóc vào trưa nay.
Bánh ú thì hôm qua Mai Trân đã mang đến cho cô mấy chiếc, chị ấy nói là do đích thân mẹ chồng gói mà Triệu Chanh lại lười không muốn tự làm nên dứt khoát dùng bánh đó trong ngày lễ này luôn.
Cô đang lên lầu vừa khéo chạm mặt với chị Lưu hàng xóm đang muốn xuống tầng để đi chợ. Nhà chị ở cách vách cũng chính là người lần trước đã đến gõ cửa nhà Triệu Chanh. Chị Lưu trông thấy cô xách theo đủ thứ về, thì mỉm cười trêu ghẹo: "Ây da, nay em Triệu mua nhiều đồ thế này, xem ra định tổ chức một bữa Đoan Ngọ thật linh đình à!"
Chị Lưu không phải là người xấu, ngoài việc hay thích bênh vực kẻ yếu và không quen nhìn người khác bị bắt nạt ra thì tính cách của chị cũng khá ổn.
Triệu Chanh thản nhiên cười, "Vâng, một năm mới có một lần như vậy sao có thể bỏ qua dễ dàng được. Dầu gì cũng phải cho hai đứa trẻ biết Tết Đoan Ngọ do tổ tiên chúng ta để lại ra sao chứ. Chị Lưu đang muốn đi mua đồ ăn ạ? Bữa nay chợ sáng vô cùng đông vui, chị xem cá chép này có tươi không? So với mua của bác bán cá mọi hôm, một cân còn rẻ hơn hai hào nữa đó!"
Chị Lưu vốn định nán lại trò chuyện tán gẫu với Triệu Chanh thêm lúc nữa nhưng nghe xong thì không còn đứng yên nổi, tròn mắt hỏi người đó còn cá không.
Nghe vậy Triệu Chanh đáp chỉ còn vài con nữa thôi, chị Lưu vội vã nói tạm biệt với Triệu Chanh hẹn có dịp lại chuyện tiếp. Sau đó chạy đi như một làn khói về hướng chợ sáng kia.
Ba chân bốn cẳng đi gấp nên chị Lưu đã quên nói chồng của Triệu Chanh đã về rồi. Nhưng chờ khi Triệu Chanh lên tầng cất hết các thứ vào trong bếp, tay cầm một quả đào rồi đi người không vào nhà, vừa ngẩng đầu liếc mắt đã nhìn thấy Lâm Kiến Thành đang phóng khoáng ngồi trên giường với Nhị Thuận.
Trước tiên Triệu Chanh bị kinh sợ sau đó thì thấy rất vui vẻ, gương mặt không tự chủ hé ra một nụ cười rạng rỡ, chẳng bận tâm đến việc thay dép, cười khanh khách nhìn Lâm Kiến Thành nói: "Tại sao hôm nay anh đã quay về rồi? Thật là trùng hợp mà, khéo quá nay vừa là Đoan Ngọ vừa là ngày của Cha đó."
Dứt lời cô bèn gọi Đại Thuận và Nhị Thuận, "Hai đứa còn nhớ hôm nay là ngày của Cha không? Ba cháu cũng đã về rồi, có phải nên nói điều gì với ba mình không nè?"
Đêm qua Triệu Chanh đã nói với hai anh em chúng về các bước chuẩn bị cho ngày lễ này, cũng giải thích Tết Đoạn Ngọ và ngày của Cha có ý nghĩa ra sao.
Đương nhiên Triệu Chanh còn tiện thể nhấn mạnh ba chúng phải chăm chỉ vất vả kiếm tiền như thế nào cho hai đứa nhỏ nghe. Hai cậu nhóc nghe xong đồng loạt biểu thị chờ khi ba trở về nhất định sẽ bù lại cho ba một Ngày của Cha thật đặc biệt.
Lâm Đại Thuận đưa em trai đi xem ba-lô hành lí của ba như mọi khi, lần này ba về còn mang theo rất nhiều thứ, đựng hết cả một cái bao vải lớn luôn.
Nhưng thấy Triệu Chanh gọi, Lâm Đại Thuận lập tức kéo tay em trai, hai anh em kề tai thì thầm hai câu gì đó.
Lâm Đại Thuận gật đầu tỏ ý đã xong.
Hai anh em xoay người, đồng thanh nói to về phía Lâm Kiến Thành: "Chúc ba có một ngày lễ thật vui vẻ! Ba ơi, ba đã cực khổ rồi!"
Rõ ràng Lâm Kiến Thành vẫn chưa thể nào thích ứng được với hoàn cảnh đột ngột này. Anh không biết làm gì vì thế bèn quay đầu nhìn Triệu Chanh. Thấy vậy cô bật cười ha ha, không những không giải vây giúp anh mà còn kêu Đại Thuận đi lấy một cái mâm đựng hoa quả vào bếp rửa đào cho ba nó ăn nữa.
Còn nhóc con Nhị Thuận thì đang đi sang bên cạnh bê một cốc nước mát từ trên bàn đến cho ba uống, coi như là bưng trà rót nước mời ba xơi.
Bây giờ vẫn còn khá sớm, do đi vội nên lúc cô ra cửa hai đứa trẻ vẫn chưa dậy, hiển nhiên chưa được ăn sáng.
Triệu Chanh nhanh chóng vào bếp dọn bữa sáng ra, Lâm Kiến Thành trông thấy cũng theo giúp bưng hai bát cháo ra ngoài.
"Anh về lúc mấy giờ? Đã ăn sáng chưa?"
"Tối qua chạy xe xuyên đêm, sớm nay vừa mới về tới thành phố thôi."
Gia đình Hùng Đại Sơn đã chuyển lên thành phố Phù Dung sống từ tháng trước, chỉ bởi vì rời ô tô trở về nhà là có thể lập tức leo lên giường, yên tâm ngủ thẳng một giấc không cần bận tâm trời đất gì nữa cả.
Nhưng Đầu hói, Béo, Hùng Đại Sơn cộng thêm một tài xế mới được mời về là lão Lý hiện tại vẫn còn đang ngủ trong một quán trọ, dự định ở lại thành phố nghỉ ngơi chừng một ngày.
Thực ra Lâm Kiến Thành không hề biết hôm nay là Tết Đoan Ngọ, anh chỉ nghĩ đơn giản là đã về đến Thành phố Phù Dung rồi nên anh mới gấp gáp muốn về nhà sớm một chút. Sau khi giao hết hàng hóa trên xe, anh vội vã lái thẳng về nên giờ nó đang ở trong một bãi đỗ xe gần đây.
Mặc dù không ngủ cả đêm, nhưng về đến nhà ngồi xuống thấy phản ứng sinh động, vui vẻ của Triệu Chanh cùng hai đứa con trai, Lâm Kiến Thành cảm thấy tinh thần của mình thoáng cái lại được khơi dậy.
Tác giả có lời muốn nói: ----- Vào năm 1991, Đoan Ngọ vừa khéo trùng với Ngày của Cha. Triệu Chanh đã nói với hai cậu bé rằng sẽ cùng nhau ăn mừng ngày lễ đặc biệt này, song chương này dài rồi chương sau sẽ viết rõ hơn nhé.
Năm nay thím Ngô năm mươi sáu, hai hai tuổi bà kết hôn và sinh con. Vào khoảng thập niên 50 năm 1953, bà cùng một nhóm thanh niên trí thức tình nguyện mười tám tuổi xuống các vùng nông thôn ở tỉnh Hoàng Hải dưới sự quản lí của lãnh đạo Thành phố Phù Dung. Phụ nữ 34 tuổi và 16 có sự chênh lệch rất lớn, do bảy năm trước vẫn chưa khôi phục hình thức thi tuyển vào Đại học nên các trường đều xét chỉ tiêu dựa trên đề cử của đơn vị, cơ quan nhà nước. Lúc đó, cấp ba và cấp hai đều chỉ học hai năm niên chế.
Ngoài ra tui rất hay bị nhầm Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 với Tết Trùng Dương[7], có khi còn không phân biệt nổi. Kì thực đã sửa một lần rồi, nhưng do trước đó kì sát hạch diễn ra rất khốc liệt vì thế không có khả năng biên tập thêm lần nữa chỉ có thể chờ đến sáng nay có thời gian mới sửa được. Cảm ơn các bạn thân yêu đã nhắc nhở, cảm giác cực kì cực kì xấu hổ【emoji quỳ xuống đất】Chân thành xin lỗi mọi người.
Tái bút: Tặng mọi người lì xì đỏ nha, tùy hứng nếu nhiều comment thì một trăm, còn ít thì sẽ là năm mươi【wink~
Cảm ơn các tiểu thiên sứ vì đã tặng phiếu Bá vương và tưới Dịch dinh dưỡng cho tui ~
Cảm ơn thiên thần 20706376 đã quăng cho tôi 1 quả [Địa lôi];
Cảm ơn [Bình dinh dưỡng] của các thiên sứ nhỏ sau:
Chocolate 74 bình; Bay trong gió, Tống Tư Vũ 50 bình; Vương Anh Tuấn, Nắng đẹp, Hoàn Hi Thần, Ngải cứu xanh xanh 20 bình; Mưa nhỏ chợ hôm 12 bình; Cửu cửu cửu cửu, catm, 22389027, Mộc Mộc, Vô Vô 10 bình; Rượu nếp bánh trôi 6 bình; ivy đến rồi ~, Giấc mơ xưa chẳng có mùa thu, Một con gà lông, Nhàn rỗi uống trà, Mèo đen 5 bình; wen 4 bình; yaoyao520zxg 3 bình; Không có sự điên rồ nào có thể tồn tại; Nướng thịt dê ở trên sao Hỏa, Củ cải trắng, Hòa Ni Ni, Trường An mưa rơi 2 bình; An Thành, Bảy, Mạn Hoa 1 bình;
Chân thành cảm ơn sự ủng hộ của mọi người, tôi sẽ tiếp tục cố gắng!
CHÚ THÍCH
[1] Nhân đậu đỏ: được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Đông Á. Thành phần chính là đậu đỏ và đường. Có thể giúp thanh nhiệt giải độc, tăng cường lá lách tốt cho dạ dày, lợi tiểu tiêu sưng, thông khí giải buồn, trị được chứng khó tiểu, lá lách không khỏe, các bệnh phù thũng, táo bón.

[2] Quạt hương bồ: là quạt được làm từ lá và thân cây hương bồ, vừa nhẹ vừa rẻ là loại quạt phổ biến nhất ở Trung Quốc, còn được gọi là "Quỳ phiến". Mùa hè quạt gió mát mẻ; thời cổ đại nó còn được dùng để quạt lửa nấu thuốc cho trẻ em. Ngoài ra đây cũng là một vật quen thuộc trên tay Phật sống Tế Công (Yu: Ai từng xem phim "Tế Công" rồi chắc sẽ ^^). Tục xưng là "Quạt Ba Tiêu" (chuối).

Quảng Đông Giang Môn thì gọi là "Quỳ Hương", ở đây có nền văn hóa nghệ thuật bồ quỳ từ ngàn năm. Quạt lửa với tranh cổ, thiết kế tinh tế tỉ mỉ, tuyệt đẹp.

[3] Tết Đoan Ngọ: (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa. Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.
Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan ngọ là Tết gϊếŧ sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng năm tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
[4] Bánh ú: làm từ gạo nếp gói trong lá dong, là một trong những món ăn lễ hội truyền thống của quốc gia Trung Quốc. Xuất hiện từ thời Xuân Thu, ban đầu chỉ được dùng để thờ cúng tổ tiên và thần linh. Đến thời nhà Tấn, bánh ú mới trở thành món ăn trong tết Đoan Dương. Phong tục ăn bánh ú đã thành tục lệ của Trung Quốc hàng nghìn năm nay, sau này còn lan sang cả Bắc Triều Tiên, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
Do thói quen ăn uống khác nhau giữa các vùng, nên phân ra làm hương vị Bắc - Nam riêng. Từ quan điểm vị giác có hai loại: bánh ú mặn và bánh ú ngọt. Ở phương Bắc, Bắc Kinh trong nhân có táo tàu; miền Nam có đậu xanh, thịt ba chỉ, mứt đậu đỏ, bát bảo, giăm bông, nấm hương, lòng đỏ trứng và một số loại nhân khác.

Mỗi khi đến Tết Đoan Ngọ, khắp cả hang cùng ngõ hẻm, nhà nhà đều thi nhau treo trước cửa nhà mình những chậu cây xương bồ hoặc ngải cứu. Tập tục này thịnh hành ở phương Nam, có từ rất lâu đời.

Trong sách《Kinh Sở Tuế Thời Ký》có viết:
"Ngày mồng năm tháng năm, mọi người đều đi đạp thanh, bện lá ngải cứu thành hình người treo trước cửa có thể trừ được mọi khí độc."
Ngải cứu là một loại thảo dược Trung Quốc có khả năng trừ muỗi mòng, giòi bọ..., kết hợp với cây xương bồ có đặc tính làm thông cửu khiếu của con người giúp tỉnh táo, sát khuẩn cho nên nhà nhà treo bó ngải xương bồ để ngăn ngừa, tiêu trừ các loại khí độc và côn trùng.
Xa xưa có hai câu ngạn ngữ thông dụng nói về phong tục này:
"Ngải kỳ triệu bách phúc
Bồ kiếm trảm thiên tà."
(Dịch nghĩa: Cờ ngải cứu vẫy gọi trăm phúc lành
Cây kiếm xương bồ chém gϊếŧ nghìn loại tà ma.)
(Nguồn: Bản dịch của hocthuatphuongdong)
[6] Cây xương bồ: hay bồ bồ (TKH: Acorus calamus) là một loài thực vật có hoa trong họ Xương bồ. Sinh trưởng tại vùng đầm lầy, rìa ao hồ, những vùng nước lặng, cũng được gieo trồng; ở độ cao dưới 2.800 m. Có ở nhiều nơi tại Trung Quốc, Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia (Sarawak),Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Nga (Viễn Đông, Siberi),Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam; Tây Nam Á, châu Âu (trừ Nam Âu),Bắc Mỹ.

[5] Bánh ngải cứu: dùng lá ngải mềm trộn với bột gạo nếp xay nhuyễn, rồi nhào thành bột; nhân thì có đậu phộng, hạt vừng và đường trắng. Một số khu vực khác lại gọi là Bánh gạo ngải cứu.
Cây ngải rất giàu chất vô cơ và vi-ta-min, đặc biệt là vi-ta-min A. Chỉ 80g cũng có thể cung cấp đủ lượng cần thiết cho một ngày. Và bởi vì nó giàu vitamin C, nên còn có công hiệu trong việc ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh.
* Cách làm:
Bước 1: Nhào bột
Nước sạch đun sôi, cho ngải cứu đã rửa sạch vào nồi. Đậy nắp lại tới khi chín chuyển sang màu xanh. (Đến mức có thể vò bằng tay là chuẩn nhất)Vớt lá ra để ráo nước. Song đặt lên thớt đập nhuyễn hoặc có thể xắt nhỏ rồi cho vào máy sinh tố xay, xong đem ép bỏ nước thêm lần nữa.Lúc này, cho lượng bột nếp vừa đủ vào nhào lẫn, nhào tới khi thành một khối bột dẻo dai vừa phải là được.
Bước 2: Chuẩn bị nhân
Rang lạc, hạt vừng bằng lửa nhỏ. Sau khi rang xong thì đem chúng đi giã.Trộn lạc, vừng và đường trắng với nhau, để sang một bên.
Bước 3: Gói bánh
Lấy một lượng bột vừa đủ, dùng chày cán phẳng bột sau đó bỏ nhân vào nặn thành hình tròn, hình sủi cảo hoặc hình khác tùy thích.
Bước 4: Hấp:
Bỏ vào nồi hấp trong 20 - 30 phút là có thể nhấc ra khỏi nồi.

[7] Tết Trùng Dương: hay tết Trùng Cửu là một lễ hội dân gian truyền thống của Trung Quốc. Lễ hội diễn ra vào ngày 9 tháng 9 âm lịch trong năm. Tết Trùng Dương bắt nguồn từ việc tôn sùng hiện tượng thiên văn, phát triển từ vụ thu hoạch mùa thu thời xưa. "Cửu" là số dương trong《Kinh Dịch》, "Cửu cửu" là hai số dương trùng lặp với nhau vì vậy gọi là "Trùng Dương" bởi cả ngày lẫn tháng đều là 9 nên các cụ cho rằng mùng 9 tháng 9 là ngày may mắn.
Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là "Từ thanh", chính là "tạm biệt thảm cỏ xanh". Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.
Tết Trùng Cửu cũng được người Hoa gọi là Tết người cao tuổi hay Tết người già. Kính trọng người cao tuổi, quan tâm đến mọi mặt và chăm sóc người cao tuổi đã trở thành nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người con, mỗi gia đình, mỗi một vùng miền và cả nước Trung Quốc. Do vậy hằng năm đến Tết Trùng Dương, khắp các nơi trong cả nước Trung Quốc đều tổ chức các hoạt động mang đề tài kính lão trọng già. Trong quan niệm phong tục dân gian vì chữ "cửu cửu 九 九" là 9 9, đồng âm với "cửu cửu 久 久" là lâu dài, ngụ ý cầu mong mạnh khỏe trường thọ.
_________________
TRUYỆN ĐƯỢC CHUYỂN NGỮ TẠI: https://lilyyu305.wordpress.com
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.