🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Từ chiếc quần bị đánh cắp đến vụ giết người rùng rợn
Ngày 6/4/1842, cảnh sát William Gardiner thuộc Phân khu Wandsworth - lực lượng Cảnh sát thủ đô London (Anh) phát hiện một vụ ăn trộm. Gã đạo chích thó một chiếc quần đen trên phố Wandsworth. William Gardiner âm thầm theo dõi tên trộm. Và khi hắn vào trong một chuồng ngựa, viên cảnh sát liền ập vào truy bắt.
Bằng sự mẫn cán và nhạy bén, William Gardiner tin rằng trong tàu ngựa này còn có điều mờ ám khác. Ông lục soát và tá hỏa khi phát hiện ra một xác người đã cháy xám, cơ thể không còn nguyên vẹn. Thậm chí chân tay đều đã bị hung thủ chặt đứt lìa. Gardiner vội vã quay trở lại tìm gã đạo chích, nhưng hắn đã lẩn mất từ đời nào.
Kẻ đạo chích ấy được xác định là Daniel Good - một gã chuyên đánh xe ngựa. Và nạn nhân là Jane Jones - chính là vợ của Good. Có quá nhiều để nói về vụ án này, về tội ác man rợ của Daniel Good. Nạn nhân Jane Jones là một luật sư. Tệ hơn nữa, cô đang mang bầu đứa con với chính gã chồng sát nhân máu lạnh.
Sau này có giả thiết cho rằng đứa trẻ trong bụng Jane Jones không phải là con của Daniel Good. Và gã đã giết cả hai mẹ con Jane Jones mà không chút tiếc thương. Nhưng lý do cơ bản nhất được lịch sử Anh quốc ghi lại ở vụ trọng án này, đó là Good muốn đến với nhân tình mới, và gã đi đến quyết định giết người vợ đầu ấp tay gối rồi cố gắng phi tang xác nạn nhân.
Không mất nhiều thời gian, cảnh sát đi đến kết luận chính Daniel Good là hung thủ giết vợ. Chỉ có điều, gã đã trốn mất từ đời nào. Với tính chất man rợ, cả thành London rúng động vì vụ trọng án. Sở cảnh sát Scotland Yard nỗ lực truy bắt Good, muốn đưa hắn ra tòa xét xử sớm nhất có thể để trấn an công chúng. Một kẻ máu lạnh như vậy lẩn khuất trong xã hội sẽ là mối nguy hiểm vô cùng lớn.
Hãy bắt tôi nếu có thể
Có tới 9 bộ phận tinh nhuệ được thành lập trong vụ trọng án, cốt để vây bắt Daniel Good. Thật không may, ở thời đại mà phương tiện liên lạc không phải điện thoại hay mạng xã hội, cách duy nhất để các bộ phận cảnh sát của Scotland Yard nắm bắt thông tin là phải gặp nhau.
Và cứ mỗi lần có tin rằng gã sát nhân đang ở đâu đó, thì cũng là một lần cảnh sát Scotland Yard bị qua mặt. Họ không bao giờ đủ nhanh, đủ chính xác để bắt Daniel Good. Báo chí Anh chạy hàng loạt bài nói về sự bất tài của sở cảnh sát Scotland Yard, về một Daniel Good như thể có phép ẩn thân, luôn luôn thoát khỏi mạng lưới vây bắt của cảnh sát một cách tài tình.
Cảnh sát Scotland Yard được thành lập 13 năm trước đó, vào năm 1829. Đến năm 1842 - thời điểm diễn ra vụ trọng án Daniel Good giết vợ Jane Jones rồi đốt xác phi tang, lực lượng cảnh sát này có tới 3.800 sỹ quan, bao phủ một vòng 15 dặm của London. Tuy nhiên, họ chưa từng rơi vào trường hợp như với Daniel Good.
Thế nhưng, bằng một cách tình cờ và may mắn, Daniel Good cuối cùng cũng sa lưới. Một cựu sỹ quan cảnh sát nhận thấy Good ở Tonbridge - một nơi cách London khoảng 30 dặm (50km). Ông ta báo tin cho cảnh sát Tonbridge, và rồi sau một nỗ lực truy bắt đến kiệt cùng, Good chính thức bị bắt. Gã sau đó cũng thừa nhận toàn bộ tội trạng và hành vi sát nhân máu lạnh của mình.
Chưa hết, một sự kiện khác cũng ảnh hưởng đến cảnh sát Anh quốc. Chỉ 6 ngày sau khi Daniel Good bị hành hình với vụ giết hại Jane Jones, một gã sát thủ cố gắng tấn công Nữ hoàng Victoria. Với tình trạng phạm tội gia tăng và có những hành vi đặc biệt nguy hiểm, đến ngày 15/8/1942, chi nhánh Thám tử của Cảnh sát Thủ đô được thành lập tại Scotland Yard. Sau này, tổ chức này lấy tên là Cục Điều tra Hình sự (CID). Và quyết định này đã tạo ra bước ngoặt trong quá trình điều tra cũng như truy bắt tội phạm của Vương quốc Anh.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.