Chương trước
Chương sau
Vấn cừ ná đắc thanh như hứa: Xin hỏi nước trong hồ này sao lại trong thế?
Tiếng Trung cổ đại không có các kí hiệu, dấu câu. Nhưng khi đọc thì yêu cầu ngữ khí phải trôi chảy và hiểu đúng nghĩa của câu văn, tất nhiên là cũng cần chú ý khởi – thừa – chuyển – hợp câu văn (tức là mở đầu – tiếp mạch – chuyển ý – kết hợp lại giống như lập dàn bài, mở bài, thân bài, kết luận của Việt Nam). Người đọc sách sẽ tự mình thêm vào những dấu câu thích hợp, cái này được gọi là “ngắt câu”, nếu như không biết ngắt câu thì khi đọc sẽ trở thành đọc nhầm, hiểu nhầm ý của tác giả.
Bởi vậy học sinh cần “ngắt câu đúng chỗ”, chính là học tập cách dựa vào ngữ cảm của văn chương, trợ từ ngữ khí, cấu trúc ngữ pháp...v.v để ngắt câu. Nhưng sau khi học ngắt câu xong, cũng vẫn thường xuyên xuất hiện nghĩa khác, tạo nên sự hiểu lầm ý nghĩa của bài văn.
Ví dụ như câu nói đùa: “Hạ vũ thiên lưu khách thiên lưu ngã bất lưu”(*),hai người chủ và khách qua các cách đọc khác nhau thì lại biểu đạt bảy ý nghĩa khác nhau, khiến người ta không thể không bật cười. Nhưng nếu như là công văn hay trong thư tịch thì đây lại không còn là một chuyện cười nữa mà đã trở thành rắc rối và sai lầm rồi.
(*) Mình kể một chút về câu chuyện này. “Vào một ngày mưa, chủ nhà lại không muốn vị khách tới chơi ở lại tá túc, vậy là ông viết lên tờ giấy mấy chữ: ‘Hạ vũ thiên lưu khách thiên lưu ngã bất lưu’ ýạ ủa chủ nhà là 'hạ vũ, thiên lưu khách, thiên lưu ngã bất lưu' tức 'Trời mưa, trời giữ người, trời giữ ta không giữ'. Người khách đọc, và lén thêm chấm câu lên đó thành ‘hạ vũ thiên, lưu khách thiên, lưu ngã bất? lưu!’ nghũ thiên, ời mưa, giữ khách, có giữ tôi không? giữ!’. Chủ nhân đọc được cũng không đành lòng để khách ra về.
Trong lịch sử, đâu đâu cũng có vụ án phức tạp xảy ra chỉ bởi vì cách ngắt câu khác nhau, nổi tiếng nhất là câu nói của Khổng Tử “Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi” (Dân có thể khiến họ làm theo, chẳng thể khiến họ hiểu biết),chỉ một câu nói này mà khiến các học giả hàng ngàn năm nay đều tranh luận không ngớt. Nếu như hồi đó có dấu câu thì các cuộc tranh luận chắc chắn cũng sẽ không xảy ra rồi.
Người đời trước có thói quen khiến phải như vậy, nên Trần Khác không thể nào đọc nổi một bài văn mà từ đầu đến cuối đều không có nổi một dấu câu, bởi vậy mỗi lần đọc một cuốn sách, hắn đều tự mình thêm vào các “dấu câu”.
Trong phần lời mở đầu của cuốn “Thượng thư ngụy kinh khảo”, Trần Khác nói độc giả phải tự mình ngắt câu, không chỉ không thuận tiện mà còn có thể dẫn đến hiểu sai ý của tác giả, đây chính là điều thể hiện sự vô trách nhiệm của tác giả bởi họ không muốn nói rõ ý của mình ra. Để tránh việc ý của mình bị hiểu sai và cũng để thuận tiện hơn cho độc giả, trước khi xuất bản sách hắn thường thêm vào đó các dấu câu trước.
Các loại dấu câu truyền thống bao gồm dấu chấm tròn và dấu đọc, tương đương với dấu chấm và dấu phẩy hiện nay. Trong cuốn “đọc văn hiểu chữ” của Hứa Thận thời Hán còn có các dấu như “,” và dấu “()”, bởi vậy thời cổ đại không phải là không có dấu câu mà là do không có ai sử dụng chúng theo đúng quy phạm thôi.
Ở phần cuối sách, Trần Khác đã làm một phụ lục, liệt kê mười loại dấu câu thường dùng và ghi rõ ràng ra cách dùng của chúng.
Hắn làm như vậy không phải vì muốn tránh cho văn chương của mình bị người ta hiểu sai ý, cũng không phải vì đơn giản muốn phổ biến cách sử dụng dấu câu. Dụng ý sâu xa hơn của hắn chính là thể hiện ở hai cuốn “Đại học”, “Trung Dung”...
Ở thời đại kia của Trần Khác, người có chút văn hóa đều biết “luận ngữ”, “Mạnh Tử”, “Trung Dung”, “Đại học” được xưng là Nho gia tứ thư. Bốn cuốn sách này đã đắp nặn hệ tư tưởng của Nho gia, đúc tạo nên nhân cách tinh thần của các Nho sĩ, tầm quan trọng của chúng là không thể nào nói hết được.
Nhưng mà ở thời kỳ Bắc Tống này thì “đại học” và “Trung Dung” chưa được làm thành một cuốn sách riêng, mới chỉ là hai trong bốn mươi chin chương của cuốn “Tiểu Đới lễ kí”. Đối với việc tại sao phải tách riêng chúng ra thì sau khi được đưa vào cuốn “Thượng thư ngụy kinh khảo”, Trần Khác nói ở phần lời mở đầu như sau:
Tự mình đi khảo chứng Thượng thư là ngụy kinh (kinh giả),tuyệt đối không phải là muốn làm hỏng căn cơ văn hóa của Nho gia. Mà ngược lại, bản thân là vì đi tìm gốc rễ, tìm kiếm ngọn nguồn, làm rõ hệ thống tư tưởng của Tiên Nho. Bởi vậy mới đi sâu vào nghiên cứu, mới phát hiện ra ngụy kinh. Nhưng phát hiện ra ngụy kinh không phải là mục đích, mà hiểu rõ hệ thống tư tưởng Tiên Nho này mới là mục đích thực sự.
Vậy làm thể nào để hiểu rõ được đây? Đi tìm cuốn “thượng thư” chân kinh ư?
Tìm được cuốn “thượng thư” thật cố nhiên là một việc quan trọng, bởi nó có thể cho chúng ta biết được hình dáng thật sự (bộ mặt thật) của Tam đại. Nhưng đối với việc hiểu rõ hệ thống tư tưởng Tiên Nho lại không có tác dụng gì cả. Bởi vì đây là sách ghi lại lịch sử, hơn nữa lại là cuốn sách không hề có liên quan đến lịch sử về Tiên Nho.
Cũng đạo lí đó, ý nghĩ của cuốn “Xuân thu” cũng không lớn. Cuốn “Chu Dịch” chủ yếu là về bói toán, cuốn “Lễ kí” là tổng hợp về các loại lễ nghi, mà “Thi kinh” lại là tổng hợp về thơ ca... Cho nên Trần Khác tổng kết rằng “Ngũ kinh” nội dung phong phú nhưng lại tạp nham, ý nghĩa biểu đạt không tập trung, rõ ràng nên không thể hình thành một hệ thống tư tưởng lí luận hoàn chỉnh được.
Như vậy làm thế nào mới có thể làm rõ hệ tư tưởng Tiên Nho này? Trần Khác chủ trương đem hai chương “Đại học” và “Trung Dung” trong “Luận ngữ”, “Mạnh tử” và “Lễ kí” , kết hợp với “Tứ thư”. Rút “Ngũ kinh” cho vào cuốn “ Tứ thư” để cho độc giả có thể dễ dàng hiểu được một cách đúng đắn đạo lí của Khổng Mạnh.
Được rồi, đây đều là quan điểm của Chu Hy, Trần Khác chỉ là đem sự nghiệp này của ông ta làm sớm một trăm năm mà thôi. Nhưng đây tuyệt không phải đơn giản chỉ là dập theo khuôn mẫu đó, mà là một cuộc cải tạo tư tưởng cho dân tộc Trung Hoa.
Bởi Chu Hy chính là thông qua “Tứ thư” làm nền móng, đem tư tưởng của chính mình đưa vào trong kinh điển Nho gia, từ đó làm cho người đọc sách đời, đã tiếp nhận được tư tưởng lí học, làm cho toàn bộ xã hội đều biến thành xã hội của lí học.
Trần Khác muốn cướp vị trí này của Chu Hy, dùng phương pháp của Chu Hy để đem tư tưởng của mình vào trong “Tứ thư”, làm cho các văn sĩ Đại Tống tiếp nhận tư tưởng của hắn, tiếp tục kế hoạch thay đổi toàn bộ xã hội.
Trần Khác biết, con đường này so với phò tá Triệu Tông Tích đoạt ngôi vị Hoàng đế, còn khó khăn gấp trăm lần. Để khiến cho người khác tiếp nhận tư tưởng của mình, và trở thành tư tưởng của họ, quả thật là một chuyện khó khăn nhất trên đời. Nhưng bất kể có khó khăn thế nào hắn cũng phải làm, bởi vì ông trời đem hắn đưa đến nơi đây, chính là vì muốn cho Hoa Hạ một cơ hội để thay đổi linh hồn.
Đương nhiên, Trần Khác cũng biết, việc này không thể so sánh được với một thánh nhân như Chu Hy, ít nhất lấy trình độ hiện tại của hắn vẫn là làm không nổi. Tuy nhiên đừng lo, giống như năm đó, hắn biết rõ Triệu Tông Thực là Tống Anh Tông tương lai nhưng vẫn dám ủng hộ Triệu Tông Tích, tranh đấu với gã một phen, Trần Khác chưa bao giờ thiếu dũng khí và sự tự tin cả.
Hoặc là nói, trời sinh hắn đã có gan làm loạn, tự cho mình là nhân vật bất phàm, không tin có chuyện gì là hắn làm không được... Suy xét đến năng lực tiếp nhận của độc giả, cùng với trình độ trước mắt của bản thân, Trần Khác không hề vừa lên liền lấy "Đại học", "Trung dung" làm chủ, mà chỉ bắt đầu hoàn chỉnh rút ra từ "Lễ kí”.... Thậm chí hắn cũng không thay đổi thứ tự các đoạn, chỉ là thêm vào các dấu câu theo lí giải của bản thân mà thôi.
Bước chân quá lớn sẽ rách quần, việc này phải tiến hành từ từ, nếu không đem tư tưởng của mình và tư tưởng của Chu tử dung hòa lại với nhau được, để hình thành một bộ Hoa Hạ tân nho học phù hợp, thì Trần Khác sẽ không tùy tiện chú giải và chú thích trong đó.
Tuy nhiên, chỉ cần cuốn sách này và thêm vào đó là cuốn “Thượng thư ngụy kinh khảo”, là đủ để hắn trở thành tiêu điểm để hàng vạn người chú ý rồi.
Thành Biện Kinh, kể cả các văn nhân Đại Tống đều biết rằng, Trần Khác đã từng nói trong buổi kinh diên rằng cuốn “Thượng thư” là kinh giả, nhưng cụ thể nói là gì thì không ai biết. Rất nhiều người không phục, muốn bác bỏ ý kiến của hắn để bảo vệ tư tưởng chính thống, từ đó hắn mới thành danh. Rất nhiều người đơn thuần chỉ là xuất phát từ sự hiếu kì, muốn xem xem là cao kiến nào, đã khiến cho hoàng đế và các bá quan bàn trong suốt một tháng liền...
Bất kể là người có tâm tính như thế nào, nhưng chỉ cần là người đọc sách có chút quan tâm đến chuyện bên ngoài đều bắt đầu có ý niệm xem cuốn sách này. Hơn nữa cuốn sách này còn rất dễ mua, gần như trong một thời gian rất ngắn đều xuất hiện trong tất cả các tiệm sách ở thành Biện Kinh, lại còn nằm ở vị trí bắt mắt nhất nữa.
Nhiều nhất là qua hai ba ngày sau, các tiệm sách của Lạc Dương, Ứng Thiên, Đại Danh, Thành Đô, Giang Ninh, Tô Châu... thậm chí cả Phúc Châu, Quảng Châu cũng xuất hiện bóng dáng của cuốn sách này, hơn nữa đều được bày ở vị trí nổi bật nhất nữa. Đối với Trần Khác hiện nay mà nói, dù chỉ là một cuốn sách dùng chân để viết ra, hắn cũng có thể dùng thủ đoạn thương nghiệp để bán rất chạy.

Sự hưng thịnh trong văn hoá giáo dục của Đại Tống qua nhiều thế hệ khó mà đạt được, chỉ một thành Biện Kinh mà có tới ba trăm tiệm sách, các thành lớn như Lạc Dương, Giang Ninh cũng có trên trăm tiệm sách, kết quả sách xuất bản lần đầu phát hành năm nghìn bản nhưng cũng chỉ đủ cung ứng cho các tiệm sách các vùng. Vả lại mới chỉ ngày đầu tiên, toàn bộ đều bán sạch. Chỉ một thời gian ngắn, nó liền bị các tiệm sách nhóm thổi phồng lên thành một thần tác “được yêu thích rộng rãi, văn chương cao quý khó ai bì kịp”, càng thêm gợi lên hứng thú cho những văn nhân.
Con người chính là như vậy, ngươi đổ một đống ở đó thì sẽ chẳng có ai thèm để mắt, nhưng nếu là chỉ một chốc đã bán hết hàng, thì người khác có được mà mình không có được liền sẽ thấy khó chịu.
Vì thế các đơn đặt hàng từ khắp nơi nhiều như tuyết bay đến Biện Kinh, tổng số khoảng chừng hơn năm vạn cuốn sách. May mắn cho Biện Kinh ấn thư xã có được bản quyền in cuốn sách này, đã sớm tăng giờ làm việc để in ấn, đem từng xe sách mới tinh, chuyển đi khắp các nơi cả nước, lần này bán cháy hàng, mới không đến nỗi lợn lành chữa thành lợn què.
Cái gọi là “bản quyền” chính là xuất phát từ Đại Tống. Thời kì này mỗi loại sách đều có một bản khắc riêng, mà tất cả bản khắc trước tiên đều phải được quan phủ thẩm tra đăng kí. Sau khi kiểm tra nội dung không có phạm húy gì thì quan phủ sẽ khắc con dấu vào góc trống trên bản khắc, để chứng minh cuốn sách được sự bảo hộ của quan phủ. Bất luận hành vi nhái nào cũng sẽ bị quan phủ truy cứu.
Để bảo vệ lợi ích cho các ngành xuất bản in ấn, các phường hội xuất bản ở các nơi sẽ giám sát các hiệu sách, không được bán ra sách lậu, cho nên ở trong thành thị trên cơ bản không có sách lậu được bán ra. Nhưng ở ngoài thành, còn có một lượng lớn các xã, thị trấn, nơi đó nằm ngoài kiểm soát của quan phủ, là nơi các phường hội in ấn không có biện pháp khống chế. Rất nhiều hiệu sách chuyên đạo bản đen ẩn thân ở đó, sản xuất số lượng lớn sách làm ẩu, sai chữ. Nhưng bởi vì giá rẻ, nên đối với đại bộ phận sĩ tử bần hàn mà nói thì vẫn rất có lực hấp dẫn rất lớn... Bọn họ thậm chí còn rất rõ ràng, nhà ai đạo bản chữ sai ít, chất giấy tốt hơn.
Điều này làm cho những người viết sách Đại Tống vô cùng khó chịu, nhưng lại không thể làm gì.
Nhưng đối với Trần Khác mà nói thì không thành vấn đề, hắn bày mưu đặt kế cho Biện Kinh ấn thư xã, lại ra thêm một loạt bản đóng gói đơn giản, chuyên môn tiêu thụ ở khu vực các xã, thị trấn, giá bán so với sách lậu còn rẻ hơn. Ai trộm sách của hắn, xem như xui xẻo tám đời rồi...
Đương nhiên thủ đoạn phản đạo bản, này cũng chỉ giới hạn ở loại người dựa lưng đế quốc để buôn bán như Trần Khác mà thôi, với lại ra sách không phải là để kiếm tiền, không sợ những người bỏ tiền mới có thể sử dụng.
Cũng may sách của hắn bán thật sự rất chạy, chỉ một mùa đông mà in hết bản này đến bản khác, hết bìa cứng, bìa mềm lại thêm đóng gói đơn giản, tổng cộng bán được hai mươi mấy vạn cuốn, ngoài ra còn xuất bản cuốn sách luyện thi “thập tam kinh”, tạo nên kỉ lục sách tiêu thụ nhiều nhất của Đại Tống.
Đến cuối năm, ấn thư xã tính toán, không chỉ thu về tiền vốn, mà còn kiếm được hai vạn quan. Trần Khác cực kì vui vẻ, đem toàn bộ thưởng cho các công nhân in ấn, coi như là tiền thưởng cho sự vất vả của họ gần nửa năm qua.
Khoản tiền này không hề nhỏ, đủ cho toàn bộ 600 công nhân của thư xã có thể ăn no mặc ấm cả năm. Chính vì vậy mà người người biết ơn hắn, chỉ hận Chu Định Khôn ngứa răng:
- Không phải đã nói là tiết kiệm chi tiêu hay sao?
- Không thể chỉ cần con ngựa chạy nhanh mà không cho nó ăn cỏ chứ?
Trần Khác tự biết đuối lí, cười ha hả nói:
- Đúng rồi, A Tề Tư Na Tư cuối cùng cũng đến rồi, ngươi cùng ta đi tiếp hắn đi...
Xe ngựa chạy đến bến Tứ Hải cách bến sông Biện Hà không xa.
Quả đúng như cái tên, bến tàu này là thuộc hiệu buôn Tứ Hải. Hiệu buôn Tứ Hải hiện nay chưa được coi là lớn nhất trong các đoàn hải thương của Đại Tống, nguyên nhân chính là do thời gian thành lập quá ngắn, qui mô lại có hạn.... Làm ăn trên biển phải chịu sự hạn chế của thị trường trong và ngoài nước, vì phải di chuyển trên biển nên việc huấn luyện kinh nghiệm đi biển cho các thuyền viên là rất cần thiết, mà điều này thì không phải chỉ dựa vào tiền bạc là có thể giải quyết mà còn cần phải có thời gian và cơ ngộ.
Phải nói là con mắt nhìn người của Trần Khác không tệ, em trai của Lý Giản là Lý Phồn thật sự có năng lực làm việc tốt hơn Lý đại quan nhân nhiều. Y nắm lấy cơ hội Trần Khác tổ chức hôn lễ mà đem nhẫn bạch kim và hải sản, hoa quả ra đãi khách, nhằm đánh vào tâm lí của những kẻ quyền quý trong thành Biện Kinh.
Sau hôn lễ, rất nhiều người đến hiệu buôn Tứ Hải để nghe ngóng tin tức, xem có phải có thể mua loại nhẫn kim cương kia được không, có phải có thể cung ứng hải sản tươi sống và hoa quả nhiệt đới lâu dài hay không, vừa đúng mục đích của Lý Phồn. Chỉ là nếu chỉ dựa vào năng lực vận chuyển của hiệu buôn Tứ Hải, thì không những không thể đáp ứng đủ nhu cầu của thành Biện Kinh, mà cho dù là các phú ông hét giá cao hơn nữa, thì cũng phải xếp hàng đợi mười ngày đến nửa tháng mới có hàng.
Các hiệu buôn khác thì nhìn vào mà thèm nhỏ dãi, khổ nỗi lại không có khả năng vận chuyển những đồ tươi sống, nên chỉ có thể đứng nhìn hiệu buôn Tứ Hải độc chiếm miếng ngon.
Trong loại tình huống như thế này, hiệu buôn Tứ Hải lại cam kết ưu tiên cung ứng cho những ai có phiếu khách quý (giống như thẻ VIP),sẽ trở thành bảo bối. Nhà ai có phiếu như thế thì chỉ cần xé một tấm rồi đem đến cửa hàng của hiệu buôn Tứ Hải, là có thể chen ngang vào mua hàng, không những tránh được nỗi khổ của việc chen chúc xếp hàng mà còn vô cùng hãnh diện.
Kết quả, phiếu khách quý trở thành tượng trưng cho thân phận, quan lại quyền quý lại càng đổ xô vào bon chen như vịt. Ngay đến cả như Tăng tướng công, sau khi nghị sự ở võ học viện xong, cũng mặt dày hỏi Trần Khác có thể làm cho ông phiếu khách quý của hiệu buôn Tứ Hải không....
Đây đều là ý tưởng của Trần Khác. Còn cả cái gì mà phiếu thay thế tiền (ngân phiếu),phiếu ưu đãi...... toàn là những thứ hàng cao cấp cần có để dễ bề hối lộ đút lót. Có những thứ lợi khí này, lại dựa vào sự tinh ranh của Lý Phồn, thì tự nhiên rất nhanh đã thiết lập nên mạng lưới quan hệ mà bao nhiêu người mơ ước.
Cái bến tàu thuộc sở hữu riêng mà chỉ có hiệu buôn lớn nhất mới có được này, chính là minh chứng hùng hồn nhất chứng minh cho địa vị của hiệu buôn Tứ Hải...... Có điều hôm nay Trần Khác không phải đến thăm quan bến tàu, mà đến để đón người.
Trời đông giá rét, Biện Hà đã kết thành lớp băng dày từ lâu, nhưng cái thành phố lớn với hàng triệu dân này từng khắc từng giờ đều cần được tiếp máu, mọi người chỉ có thể chuyển sang vận chuyển trên đường bộ, bởi vậy mà đường sông mới vắng vẻ không bóng tàu thuyền như vậy.
Trần Khác liền bày kế cho Lý Phồn... đợi đến khi lớp băng đủ dày, có thể chịu đựng được sức nặng lớn thì đổi sang dùng ngựa kéo xe trượt trên băng để vận chuyển hàng hóa, không những tiết kiệm sức lực mà còn biến cả con sông trở thành của Tứ Hải.
Bởi vì muốn tránh ồn ào nên hắn đến sớm một chút, bến sông vắng tanh không bóng người. May mà Lý Phồn biết hôm nay hắn sẽ tới nên đặc biệt đến đây từ sớm, thấy Trần Khác thì mời hắn vào trong phòng ấm uống trà.
- Mùa đông năm này thật lạnh quá a.
Lý Phồn vừa thêm than vào lò vừa nói.
- Cũng chịu được.
Trần Khác lau lau cái mũi lạnh cóng nói.
- Giờ này năm ngoái cũng lạnh vậy mà.
- Thời gian trôi qua thật nhanh.
Lý Phồn cảm khái nói.
- Kể từ lúc đi Nhật Bản với đại nhân đến giờ cũng đã tròn một năm rồi.
- Đúng vậy, đã một năm rồi.
Trần Khác gật đầu nói.
- Cũng không biết đảo Tá Độ Đảo hiện giờ thế nào rồi.
Cái đất nước Nhật Bản đã khiến cho bao nhiêu người phải rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc như vậy, hắn không thể không lo lắng.
- Mấy ngày trước không phải bọn Trần Sam đã hồi báo tin tức cho ngài rồi ư?
- Không tự mình đi xem sao thì ta thật không yên tâm.
Trần Khác nói:
- Nhưng tạm thời ta không thể rời kinh được.
- Vậy thì để thuộc hạ đi một chuyến xem sao.
Lý Phồn cười nói:
- Ý của đại nhân hẳn là như vậy chứ?
- Điều này chứng tỏ ta có thể tin tưởng ngươi.
Trần Khác cười nói:
- Đến đảo Tá Độ rồi, một là phải kiểm tra tiến độ cải tạo thành, hai là xem xem khi nào thì có thể xuất vàng ra. Thứ ba, ngươi phải thay ta gặp Đằng Nguyên Kinh Thanh, động viên tinh thần cho tên tiểu tử đó.
Đằng Nguyên Kinh Thanh là người đã từng mời Trần Khác đến Tokyo. Người này cũng được coi là có quan hệ họ hàng xa với Quan Nhiếp gia, lại cưới con gái của An Bội gia, kết quả là phản lại triều đình, cùng với An Bội gia chống lại triều đình.
Ai ngờ sau đó Gia chủ của An Bội gia bị Nguyên thị bày mưu sát hại, hai đứa con trai tiếp quản quân đội, đánh bại quân Nguyên Lại Nghĩa không ai bì nổi kia. Sau đó, hai huynh đệ nhanh chóng bành trướng thế lực, bắt đầu xa lánh Đằng Nguyên Kinh Thanh, đẩy y đến tiền tuyến đối kháng với quân đội triều đình.
Đằng Nguyên Kinh Thanh cũng hiểu rằng, An Bội gia tộc chỉ là một góc nhỏ của Lục Áo, lại đối kháng với toàn bộ Nhật Bản. Đối thủ lại là Nguyên Lại Nghĩa một con hồ ly giảo hoạt, thắng lợi của An Bội gia tộc chỉ là nhất thời mà thôi, chỉ cần một lần thất bại thì sẽ rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục. Bởi vậy y bắt lấy cơ hội Trần Khác đến Nhật bản, tích cực vận động vị thần tượng thiên triều này đi đến kinh đô, vì vậy mà lập nên mối liên hệ với Quan Nhiếp gia.

Theo như suy nghĩ của y thì sẽ cùng triều đình liên kết, bất ngờ tiêu diệt An Bội gia tộc. Nhưng mà kế hoạch thì theo không kịp biến hóa, sau khi Trần Khác rời đi được một năm thì Nguyên Lại Nghĩa lại nhanh chóng khôi phục lại từ trong thất bại, liền chiêu mộ võ sĩ ở các vùng Quan Đông, Đông Hải, Kỳ Nội để bổ sung binh lực, so với trước kia còn hùng mạnh hơn nhiều.
Điều này làm cho triều đình cảm giác được một nỗi bất an sâu sắc, bọn họ tuy rằng hy vọng có thể tiêu diệt được quân phản loạn, nhưng lại càng sợ thế lực ngày càng mạnh mẽ của Nguyên thị sẽ đoạt mất lãnh địa phía đông bắc, vì thế mà án binh bất động. Chuyện này khiến cho Đằng Nguyên Kinh Thanh lại càng bị An Bội gia nghi ngờ, cuộc sống cực kỳ gian nan.
Trần Khác vẫn trông cậy vào y để yểm hộ cho đảo Tá Độ, đương nhiên không hy vọng Đằng Nguyên Kinh Thanh xong đời, nhưng khoảng cách đến Nhật Bản lại quá xa, thật sự không cách nào can thiệp, chỉ có thể biểu lộ sự ủng hộ cho y, hy vọng tên tiểu tử này mệnh lớn, có thể vượt qua ải này...
- Đại nhân, chúng ta phải suy xét kỹ, nếu Đằng Nguyên Kinh Thanh đổ thì đảo Tá Độ sau này phải làm sao.
Lý Phồn cau mày nói:
- Giấy không gói được lửa, tin tức Tá Độ có núi vàng sớm muộn gì cũng truyền đến tai quốc nội Nhật Bản.
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu nói:
- Lúc trước ta nghĩ hơi đơn giản về thế cục Nhật Bản, hiện tại xem ra ảnh hưởng mà chúng ta tạo ra cho Nhật Bản là có hạn.
- Đảo Tá Độ lại quá xa.
Lý Phồn thở dài nói:
- Nếu gần như đảo Tamra thì dễ rồi.
- Nhắc đến đảo Tamra.
Trần Khác chuyển đề tài:
- Bọn Sài Sư Đức đã nắm rõ rồi, toàn bộ đảo tổng cộng có hai vạn cư dân, đối với số liệu này ngươi có ý kiến gì không?
- Người thật sự là quá ít.
Lý Phồn nói:
- Nơi quan trọng như Tamra nhân khẩu lại ít như thế thì làm sao có thể phòng thủ được?
- Thất phu vô tội, mang ngọc trong người là có tội.
Trần Khác thản nhiên nói:
- Sớm muộn gì cũng sẽ bị Cao Ly xơi tái.
- Ý đại nhân là…?
Lý Phồn trầm giọng nói:
- Phải nẫng tay trên của bọn chúng, xơi trước ư?
- Đúng thế.
Trần Khác gật đầu nói:
- Có Tamra, đảo Tá Độ cũng không phải là hòn đảo đơn độc, tự nhiên không cần lo lắng nữa. Hơn nữa bản thân Tamra cũng là vô cùng có giá trị đấy... Chúng ta phía nam có Khâm Châu cảng, nhưng phương bắc còn thiếu một cứ địa. Hơn nữa Khâm Châu dù sao cũng nằm ở cảnh nội, một khi xảy ra chuyện, muốn chạy cũng không được. Tamra đảo đã không còn giống như lúc trước, nó bây giờ còn là một nước độc lập, lại vô cùng nhỏ yếu, mong muốn cùng Đại Tống thành lập quan hệ, chống lại người Cao Ly.
- Sài Sư Đức bọn họ mở hiệu buôn ở đó, nghe nói rất được Tamra vương ưu ái, xem ra gã tám phần là muốn thông qua bọn họ để đến Biện Kinh triều cống.
Lý Phồn cười nói:
- Tamra vương xuất ra con bài thật đáng nể, một khi triều cống thì sẽ trở thành người một nhà với Cao Ly, nếu muốn xâm lấn bọn họ thì nhất định triều đình sẽ không thể làm ngơ rồi.
- Gã nghĩ không sai.
Trần Khác hừ một tiếng:
- Chỉ tiếc rằng đã bị chúng ta cướp mất cơ hội.
Nói xong liếc mắt nhìn Lý Phồn hạ lệnh:
- Tamra đảo khí hậu ẩm ướt, đất rộng nhưng người thưa, ngươi hãy cùng với bọn Sài Sư Đức bàn bạc kế hoạch di dân mà không gây chú ý. Khi dân số của chúng ta vượt qua dân địa phương ở đó là có thể hoàn toàn chiếm lĩnh đảo rồi.
- Thuộc hạ tuân lệnh.
Lý Phồn gật đầu, nhiệm vụ mà bản thân phải làm lần này rất quan trọng a. Đây là một âm mưu đánh chiếm một quốc gia a! Tuy rằng nước này có hơi nhỏ, nhưng đối với kẻ lần đầu làm chuyện này như Lý Phồn thì cũng đủ kích thích rồi... Đang nói chuyện thì thị vệ bên ngoài bẩm báo rằng người mà họ muốn đón đã tới.
Hai người vội dừng câu chuyện, nhanh chóng ra ngoài xem, quả nhiên thấy một đội xe trượt tuyết dài dằng dặc đang chậm rãi vào bến, mấy chiếc đi đầu đã dừng lại. Người trên xe đã lên bờ, đang giãn gân giãn cốt.
Thấy Trần khác đi tới, người dẫn đầu là một người đàn ông có râu, mặc một chiếc áo lông, đầu đội mũ da nhanh chóng đi tới nghênh đón, hành lễ một cách trang trọng nói:
- Trần đại nhân anh minh, cơ trí, khẳng khái, thánh Ala phù hộ cho ngài luôn mạnh khỏe giàu có. A Tề Tư theo lời kêu gọi của đại nhân, đã đưa tộc nhân từ xa tới nương tựa đại nhân đây.
Tiếng Hán của y cực kì thành thục, chỉ là mang chút âm hưởng của miềm Nam. Vừa nói vừa sụt sịt mũi:
- Rốt cục cũng đã tới thành Biện Kinh vĩ đại rồi, thật là khiến người ta xúc động muốn rơi nước mắt.
- Ngươi là Đông Đắc phải không.
Trần Khác cười nói:
- Bằng hữu của ta, lát nữa giới thiệu với ta một chút các khách quý nhé, sau đó chúng ta vào phòng ấm vừa uống rượu vừa sưởi ấm.
- Quả thật có thể coi là khách quý, nếu như là ngày trước thì những người này đều là quý tộc bình thường, cho dù thánh Ala cũng không thể làm cho họ rời quê hương đi mấy vạn dặm để tới cái nơi Đại Tống xa xôi này.
Tuy nói như vậy nhưng trên mặt A Tề Tư vẫn hiện rõ vẻ đắc ý, hiển nhiên là cảm thấy cực kì kiêu ngạo đối với việc mình thuyết phục được nhiều người như vậy tới Đại Tống.
Đang nói chuyện thì một ông lão đầy râu khoảng hơn 60 tuổi bước lại gần. Tuy đang mặc chiếc áo da rất dày nhưng da dẻ trắng nhợt, chòm râu được chải rất tỉ mỉ, chính là điển hình cho “phong thái quý tộc” mà A Tề Tư vẫn nói đến.
A Tề Tư nói với lão một chuỗi tiếng Ả Rập, sau đó giới thiệu với Trần Khác:
- Vị này là nhà số học vĩ đại nhất Ả Rập chúng ta Man Tát Mục Tát.
Sau đó hạ giọng nói:
- Ông ấy từng là quý tộc của vùng Bì Lộ Chi phía nam.
Ông già vuốt cằm ra hiệu với Trần Khác, sau đó than thở hai câu.
- Đúng thế.
Trần Khác gật gật đầu, lại thuận theo lời ông ta nói:
- Trại Nhĩ Trụ nhân chết tiệt, tín đồ Cơ Đốc chết tiệt...
Lời vừa nói ra, những kẻ đứng ở đó nghe đều kinh ngạc, bởi cho dù không phải giọng chuẩn nhưng không thể phủ nhận lời hắn vừa nói là tiếng Ả Rập.
Thấy Trần Khác có thể nói ngôn ngữ của mình, biểu cảm của Man Tát Mục Tát nhất thời sinh động hẳn lên. Những người khác vốn chỉ đứng một bên giờ đều bước lại gần, nhao nhao tới thăm hỏi Trần Khác, tiện thể nói rõ thân phận của mình.
Đám học giả đầu tiên đến Đại Tống này lúc khởi hành có năm mươi người, dẫn theo một vài gia quyến tổng cộng là hơn hai trăm người. Mặc dù A Tề Tư đã chăm sóc rất chu đáo nhưng vẫn không thể tránh khỏi có người qua đời trên biển, trong đó có cả ba vị học giả ưu tú.
Trong bốn mươi bảy học giả đến Đại Tống, có người Ba Tư, Ai Cập, Syria, thậm chí có cả người Byzantine, người Ấn Độ. Phần lớn họ đều theo Đạo Hồi, nhưng cũng có người theo Cảnh Giáo, Ấn Độ giáo, Tát Bỉ giáo... Nói chung là một đám học giả đa sắc tộc, đa tôn giáo.
Không có tập tục kiêm ngưỡng đó thì cũng không có phong trào phiên dịch hàng trăm năm oanh liệt như vậy!
Dưới sự ủng hộ mãnh mẽ của các đời quốc vương Ả Rập, các học giả hàng đầu từ các nơi trên thế giới tụ hội ở vương triều Abbas, không ngừng đem thành quả huy hoàng của văn minh Ba Tư, Hy Lạp, Rome, Ấn Độ, Ai Cập phiên dịch sang chữ Ả Rập.
Hàng vạn các tác phẩm nổi tiếng về Thần học, Y học, Tinh tượng học, thiên văn học, triết học, số học, vật lý của biển Hạo Nhược Yên xuất hiện tràn lan cứ như măng mọc sau mưa, tận lực nâng cao và làm phong phú thêm kiến thức và học vấn cho người Ả Rập. Càng quan trọng hơn là logic học của Aristole, về căn bản là đã thay đổi các hình thức lí luận như cách tư duy, diễn giải, suy nghĩ mở rộng, lập luận chứng minh và ba đoạn luận của mọi người được ứng dụng phương pháp biện luận, nghiên cứu, biểu đạt luận chứng một cách cực kì rộng rãi, triệt để thay đổi cách tư duy của mọi người. Tạo ra một nền văn minh Ả Rập cổ vô cùng rực rỡ.
Hơn nữa phong trào phiên dịch lần này, người được lợi nhiều nhất không phải người Ả Rập mà là người Châu Âu.
Có thể nói, không có người Ả Rập hấp thu và bảo tồn các di sản văn minh của thế giới, Châu Âu cũng không thể nào thoát được ra khỏi cái thời kì mông muội để tiến vào thời kì văn nghệ phục hưng. Khi đó, người Châu Âu dưới sự thống trị của giáo hội đã không biết rằng bả thân đến từ đâu. Bị vây trong trạng thái ngu muội vô tri được gọi là “thế kỉ hắc ám”.
Mãi cho đến khi thập tự quân của thế kỷ 20 đông chinh, người Châu Âu tiến đánh thành Toledo, sau đó phát hiện một lượng lớn các tác phẩm của Hy Lạp cổ đại ở nơi đây. Khi đó họ mới biết được tổ tiên của mình. Quả nhiên là vĩ đại như vậy. Không ngờ một ngàn năm trước đã sớm có một tư tưởng vĩ đại như thế! Những tác phẩm về những tư tưởng đó, không những được các tín đồ của các giáo phái khác phiên dịch thành tiếng Ả Rập mà còn giúp cho người A Rập sáng tạo ra một gia tài giàu có như vậy.
Cho nên bọn họ ở thành Toledo xây dựng trường phiên dịch, thu hút rất nhiều học giả Châu Âu đến học học tập, đem các tác phẩm của Ảrập dịch ra văn tự Châu Âu. Nhờ có công việc của họ mà Aris, Toller, Euclid – những vị hiền triết đã bị chôn vùi bởi lịch sử mới lại xuất hiện ở Châu Âu Trung cổ, trực tiếp từ căn bản đánh sâu vào cơ sở thống trị thần học của giáo hội.
Văn hóa phục hưng là gì, chính là phực hưng văn hóa Hy Lạp, mà văn hóa Hy Lạp từ đâu ra? Chính là từ tiếng Ả Rập mà dịch ra...

Trần Khác đã đến thế giới này, đương nhiên sẽ không để cho người Âu châu độc chiếm, huống chi hắn cũng xuyên đến một thời không cực kì tốt đẹp. Một là khi người Selma chiếm lĩnh Ảrập, cưỡng chế thi hành chủ nghĩa Sofi, không ủng hộ các phong trào tự do học thuật, ngược lại còn coi những tư tưởng đến từ dị giáo đồ là độc hại, chèn ép và bài xích đại bộ phận học giả.
Thứ hai, cũng bởi vì người Selma điên cuồng hãm hại tín đồ cơ đốc, cấm bọn họ hành hương đến Jerusalem, làm cho Cơ Đốc giáo và Ảrập đối lập gay gắt, song phương đã ở trên biển chiến đấu một trận. Người châu Âu cắt đứt thương lộ của người Ả Rập, còn kêu gào phải tạo thành quân viễn chinh, khôi phục thánh thành Jerusalem.
Người Ả Rập dựa vào buôn bán thịnh vượng, cuộc sống của họ khác trước rất nhiều. Cả quốc gia đều đang chỉnh quân chuẩn bị chiến tranh, những người làm phiên dịch và học thuật lại càng không được coi trọng. Rất nhiều nhiều học giả thời đó cuộc sống không đầy đủ, không thể không đến trí tuệ cung, phiên dịch quán, làm công việc ghi chép sổ sách và các công việc vụn vặt để nuôi sống gia đình.
Vừa đúng lúc tạo cơ hội cho A Tề Tư chiêu mộ nhân tài, hơn nữa Đại Tống vốn là trung tâm văn minh của thế giới, lực hấp dẫn không gì sánh kịp. Dưới điều kiện đãi ngộ hấp dẫn, những học giả đang thất nghiệp gần như không có ai không động tâm. Nhóm bốn mươi, năm mươi người tới lần này, chỉ là nhóm đầu tiên đến trước tìm hiểu tình hình, nếu thành Biện Kinh đúng như trong truyền thuyết là thiên đường của những người làm văn hoá, thì sẽ số lượng học giả tới đây sẽ còn tăng lên hàng chục lần ... Nhưng nói thật thì những người Ả Rập này đến không đúng lúc, giờ phút này thành Biện Kinh gợn sóng ẩn núp, không biết có bao nhiêu ánh mắt đang nhìn chằm chằm vào Trần Khác, muốn đem hắn đuổi ra khỏi thành Biện Kinh. Chỉ trong một thời gian ngắn mà có nhiều dị tộc đến đây như vậy đối với hắn mà nói, tuyệt đối là bất lợi.
Nhưng hắn không thể an bài cho họ ở Quảng Châu hay Tuyền Châu được, như vậy mặc dù an toàn nhưng sẽ làm cho những phần tử tri thức này phật ý. Vậy thì còn hy vọng gì khiến họ toàn tâm toàn ý mà góp sức vì nền văn minh Hoa Hạ.
Cho nên mấy tháng trước Trần Khác đã tấu việc này với cấp trên, nói bản thân khi còn ở Quảng Tây đã gặp thương nhân tên A Tề Tư. Họ nói với hắn là ở cảnh nội Hắc Y Đại Thực đang xảy ra bạo loạn, có một đám phần tử tri thức chạy loạn muốn được Đại Tống che chở.
Hơn nữa họ cũng không phải đến tay không, mà còn đem theo thư tịch quý của Đại Tần, Ba Tư, Đại Lương, Thiên Trúc, Ai Cập để cống nạp cho hoàng đế Đại Tống điện hạ.
Có người ngoại bang không quản đường xa đến quy phục, khiến cho lòng hám hư vinh của thiên triều được thỏa mãn, viên quan liền lấy danh nghĩa xuất phát từ lòng nhân từ mà thu nạp họ. Mà các nam tử Đại Tống lại luôn căm hận những kẻ dùng vũ lực để cai trị, làm hại dân lành, nên với điều kiện tiên quyết là không gây hại gì, thì họ cũng không chút để ý mà tiếp nhận những người “thư sinh ngoại lai” này.
Còn về “thư tịch kinh điển” mà Trần Khác nói, quân thần Đại Tống không hề để ý đến. Cũng chẳng trách, bởi tư tưởng man di là thâm căn cố đế ở Trung Quốc. Sĩ phu Đại Tống đối với thư tịch man di nhiều nhất chỉ có hiếu kì mà thôi... Không ngờ man di cũng có thể viết sách a!
Bởi vậy mà Trần Khác thành công khiến cho 400 người bọn họ có được cái quyền cư trú vĩnh viễn ở đây, nhưng lại không kiếm được một cái hư danh hay danh hiệu vinh dự nào. Xét cho cùng, triều đình chỉ coi họ như một đám nạn dân mưu cầu nơi an cư lạc nghiệp mà thôi. Muốn có được sự tôn trọng của Đại Tống thì phải xem bản lĩnh của họ thế nào.
Nhưng lại xuất hiện vấn đề... cái tên A Tề Tư vì muốn lừa những học giả kia đến Đại Tống mà không biết đã dùng bao nhiêu ngân phiếu. Y nói người Đại Tống vô cùng tôn trọng người đọc sách, chỉ có học giả mới có thể làm quan, học giả không muốn làm quan lại càng nhận được sự sùng kính của mọi người.
Kết quả đám người này đều đem theo tư thái quý tộc đến Đại Tống, ai ngờ không có sự nghênh đón hoành tráng như tưởng tượng, cũng không có bất kì quan viên nào ưu đãi, trời lại lạnh như vậy khiến nhiều người không vui.
Đối với chuyện này, A Tề Tư làm ngơ nói:
- Đừng quan tâm đám người này, đã đến đây rồi thì không đến phiên họ quản, muốn về cũng được thôi, tự mình nhảy xuống biển mà bơi về.
Trông đợi vào kẻ lừa đảo vô sỉ như thế này thì kết quả chính là đây, Trần Khác thầm cảm thấy ngán ngẩm. Hắn đương nhiên không nghe theo cái chủ ý chết tiệt của y.
Nhưng theo tình hình hiện nay, hắn cũng chẳng thể kiếm cho họ chút lợi ích nào, đành tận khả năng mà cho họ chút tôn trọng.
Trước tiên hắn bao trọn hai khách điếm trong thành Biện Kinh, tạm thời làm nơi nghỉ chân cho đám người này, sau đó dùng chút vốn tiếng Ả Rập ít ỏi mà chia sẻ tâm tư với họ. Nói với họ rằng những lời A Tề Tư nói lúc trước là giả, nhưng những học giả có thể thu được sự công nhận của đại Tống thì sẽ nhận được đãi ngộ. Mà Đại tống và Đại Thực xa xôi ngàn dặm, không hề biết văn hóa của họ thì công nhận họ thế nào đây?
Hắn còn thẳng thắn nói cho bọn họ biết, lần này mời họ tới đây, cũng không phải phía triều đình mời, mà là hắn sau khi nghe nói cảnh ngộ của bọn họ thì lấy danh nghĩa cá nhân mời bọn họ đến đây trước. Chỉ là bởi vì chướng ngại trong giao tiếp nên có thể là A Tề Tư hiểu sai ý hắn rồi. Đối với việc khiến cho họ hiểu lầm, Trần Khác cũng thể hiện sự tạ lỗi sâu sắc.
Những học giả này đương nhiên rất tức giận, có người còn đề nghị quay trở về ngay tại đó... Thực ra đây chỉ là do tự ái mà thôi, nếu không phải trong nước đang chiến tranh loạn lạc, thì ai mà muốn rời xa quê hương để đến cái nơi xa xôi này làm gì?
Trần Khác rất hiểu suy nghĩ này của họ, nên cũng không lo lắng, nhưng trên mặt vẫn tỏ về biết lỗi, nói:
- Nếu mọi người muốn đi, ta sẽ an bài thuyền đưa tiễn, nhưng trước khi đi có thể nghe ta nói vài lời không?
Những người này vốn chỉ là hư trương thanh thế, giải tỏa chút bất mãn mà thôi, đương nhiên sẽ không thể không nghe.
- Ta nghe nói thời kì hoàng kim của các người là thời Caliph. Khi đó để cổ vũ phiên dịch mà quốc vương đã dùng số vàng nặng tương đương để trả nhuận bút, có chuyện này không?
Đám học giả gật đầu nói:
- Đúng thế.
Kì thực, thời kì tốt nhất đã qua một trăm năm rồi, cho đến khi họ phục vụ cho triều đình thì chỉ có thể mỗi tháng lĩnh tiền lương cố định mà thôi, nếu không có thu nhập khác thì cũng chỉ đủ để nuôi gia đình không hơn.
- Vậy thì ta cũng hứa với mọi người mỗi một bản dịch sẽ được thưởng vàng, cho đến khi các người nhận được sự công nhận của triều đình thì thôi. Thế nào?
Trần Khác nghiến răng nghiến lợi nói.
Nhất thời cả phòng kinh hãi, đám học giả ngây người một lúc lâu mới nói:
- Đại nhân không phải đang đùa đấy chứ?
- Đúng vậy, ngươi đã từng lừa chúng ta một lần, thử hỏi làm sao chúng ta tin ngươi đc đây?
- Ta có thể kí khế ước với các vị, nếu như ta vi phạm, các vị có thể đến quan phủ kiện ta.
Trần Khác nhàn nhạt nói:
- Ta đã nói rồi, chuyện lúc trước là hiểu lầm, Đại Tống ta rất xem trọng chữ tín, quan viên lại càng như vậy. Một khi ta vi phạm, thì sẽ chỉ có một kết cục đó là thân bại danh liệt mà thôi....
Mọi người nhìn nhau, trong đầu nghĩ rằng đều đã trong cảnh ngộ “muốn về cũng về không nổi rồi, cứ tạm thời tin hắn xem sao vậy”.
Thấy bọn họ rốt cục đều gật đầu, nhưng Trần Khác lại không có nửa phần ý mừng rỡ, bởi vì nếu vàng từ đảo Tá Độ không đưa đến đúng hạn, hay là bọn họ chậm chạp không lấy được sự công nhận của triều đình, chỉ riêng số tiền chi trả này cũng có thể khiến hắn phá sản đấy.
Nhưng mà cái đạo lí “ngàn vàng không mua được cốt cách một con người” này, hắn đương nhiên hiểu. Vàng tuy thô tục nhưng lại có thể khiến đám học giả này cảm nhận được thành ý của hắn, có được tất cả những thứ mà họ muốn...
Bởi lời hứa hẹn bất chấp lời lãi của Trần Khác, những bất mãn ban đầu của các học giả Ả Rập cuối cũng cùng bị xua tan. Nhưng dù sao họ cũng là những học giả rất bình tĩnh, nên rất nhanh đã ý thức được việc số vàng này trong một thời gian ngắn thì chưa thể tới tay được. Điều quan trọng nhất hiện nay hẳn là phải học tiếng Trung trước đi?
Tuy bọn họ tinh thông khá nhiều ngôn ngữ, đối với việc nắm bắt một loại ngôn ngữ cũng hoàn toàn tự tin, thế nhưng nếu tính toán một cách lạc quan thì trước hết cũng phải mất một hai năm mới có thể miễn cưỡng ứng phó với việc đọc viết. Trong một hai năm này họ ăn không khí mà sống chắc?
- Chuyện này không cần lo lắng.
Trần Khác nói:
- Trong thời gian học tiếng, ta sẽ cung cấp cho các vị chỗ ăn nghỉ miễn phí, mỗi tháng phát mười quan, đủ cho gia đình các vị sống hạnh phúc trong cái thành phố lớn này.
Một tháng một vạn đồng, nếu hàng ngày đều ăn ngoài quán thì khẳng định là không đủ, nhưng nếu sống bình thường một chút thì tuyệt đối thoải mái.
Sau khi những học giả kia hiểu được mười quan ấy có thể mua được những gì, thì không còn ai hoài nghi thành ý của Trần Khác nữa. Thực ra những người này chỉ là đang cố tình làm căng mà thôi, chứ họ sớm đã bị người Selma làm cho thê thảm rồi. Hiện giờ chỉ mong có được một nơi ổn định vô lo vô nghĩ, có thể chuyên tâm nghiên cứu để an cư mà thôi.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.