Khi Trịnh Bích Ngọc bước vào nội điện, trong điện lặng ngắt như tờ, mấy tên nội thị cúi đầu đứng yên trước tấm bình phong, không nhúc nhích, Hoàng đế Nguỵ triều Lý Huyền Trinh bệnh liệt giường tóc dài rũ rượi, nghiêng người dựa vào bằng ỷ, đang nhìn về cửa sổ phía Nam đến ngây ra.
Ánh sáng trước giường mờ mịt, hắn mặc một bộ áo bào trắng tay hẹp cổ tròn trong ánh u ám lại toả ra ánh sáng rõ ràng, sáng trắng hơn tuyết. Càng khiến nét mặt lạnh lùng của hắn khắc sâu hơn, như bút vẽ, ngâm nhuộm trong phong sương nhiều năm vẫn không giảm ác liệt.
Đang vào cuối xuân, gió hiền hoà phơ phất, ngoài cửa sổ để mở cánh hoa đào hoa hạnh bay tán loạn như mưa rơi, bóng hoa xoay tròn, một đình hương hoa nhè nhẹ.
Trịnh Bích Ngọc ra hiệu cung nhân đặt mâm thuốc xuống, cúi người ngồi quỳ trước án, giày gấm giẫm lên thảm Ba Tư trải trên đất, tiếng váy áo sượt qua nền đất.
Lý Huyền Trinh vẫn chăm chú nhìn về hướng cửa sổ, ánh mắt trầm tĩnh, không nhận ra nàng đến.
Sau khi hắn đăng cơ vui giận không lộ, giữa bễ nghễ là vẻ không giận tự uy, rất hiếm khi lộ ra trạng thái này, Trịnh Bích Ngọc chợt hiếu kì, nhìn theo ánh mắt hắn.
Lý Huyền Trinh đang ngắm một bức tranh.
Bức tranh được đóng trục treo lên, nắng xuân ấm áp vàng nhạt tràn qua cửa sổ từ từ trải ra bức vẽ, sáng sủa rực rỡ, tinh xảo vô cùng, xen lẫn với hoa ảnh lấp loá chiếu vào bức hoạ, như có luồng gió mát nhẹ thổi lăn tăn một ao nước xuân, hào quang cả phòng, khiến người không khỏi hoa mắt mê đắm.
Trịnh Bích Ngọc nao nao, ngưng mắt nhìn thật kỹ bức tranh trước cửa sổ.
Sao Lý Huyền Trinh chăm chú nhìn bức tranh này lâu thế nhỉ?
Tất nhiên là bức tranh quý, nhưng Lý Huyền Trinh là thiên tử cao quý, có được bốn bể, có bảo vật hiếm lạ nào chưa từng thấy qua?
Huống chi chàng có thói quen quân nhân, lại thích đơn giản, xưa nay không coi trọng những này thứ hào hoa xa xỉ này, đối với thi họa cũng không hứng thú.
Là một bức tranh vẽ tả chuyện, xa xa là vùng quê sông núi, trước mặt là đình đài lầu các san sát, như đang diễn ra một buổi Pháp sự long trọng, nam nữ mặc y phục hoa lệ đẹp đẽ đang đứng trong sảnh lắng nghe Tôn giả tuyên giảng Phật pháp. Bốn góc tranh hoa sen rũ xuống, đường cong mượt mà đầy đặn, cánh hoa nhọn xoắn hoa lệ, toát vẻ thanh nhã trang nghiêm, còn có một vẻ quý khí đập vào mặt.
Tranh lụa lộng lẫy rực rỡ, xét về bút pháp hay y phục nhân vật trong tranh đều khác với Trung Nguyên, nghiễm nhiên không phải tác phẩm của hoạ sĩ vẽ tranh nội đình.
Trịnh Bích Ngọc nhìn một lúc, chân mày cau lại, ánh mắt dừng lại một chỗ.
Chính giữa bức tranh lụa là một cặp quý nhân nam nữ, người nam nét mặt tuấn mỹ, đầu đội bảo quan, mặc hoa phục, người nữ cũng đầu hoa quan, xiêm áo xinh tươi. Theo tư thái mấy người kia ngẩng nhìn thì đương nhiên đôi nam nữ này có thân phận cao quý. Trong đó, người nam cầm trong tay một chuỗi cầm châu bồ đề, ngồi ngay thẳng, người nữ lại tư thái tùy ý, một tay cầm hoa, một tay khoác lên vai người nam, môi son khẽ mở, giữa chân mày lộ nét tươi cười, như đang cười nói với người nam, hai tay như ngó sen tuyết trắng như ẩn như hiện dưới lớp lụa mỏng xanh nhạt, hồn nhiên, quyến rũ, sôi nổi trên giấy.
Đôi mắt người nam cụp xuống, trang nghiêm khác biệt, cũng không nhìn người nữ xinh đẹp bên cạnh.
Trịnh Bích Ngọc dời mắt xuống, quấn giữa ngón tay hắn ta có một đầu dây lụa cực nhỏ màu đỏ, dây lụa lất phất lơ phơ, rũ giữa ống tay áo hắn và hoa sen trên bồ đoàn, đầu kia không biết nối đến đâu.
Nàng tập trung nhìn kỹ, nhịn không được cười lên – thì ra là một đầu dây cột tóc từ búi tóc của người nữ thả xuống.
Người đàn ông không nhìn về phía người nữ kia, lại cẩn thận tỉ mỉ cầm dây lụa cột tóc của nàng, không để dính bụi đất.
Họ là một cặp vợ chồng.
Trong tim Trịnh Bích Ngọc thoáng chốc hiểu rõ, vẻ thương hại lướt qua trong mắt.
Sóng mắt Lý Huyền Trinh lấp lóe, kinh ngạc nhìn nàng, như vừa mới tỉnh mộng.
…..
Hẳn bức tranh lụa là một trong những cống phẩm cách đây không lâu Đô đốc Tây Châu phái thái giám ngàn dặm xa xôi đưa về Trường An, cặp vợ chồng kia chính là Quân chủ Vương Đình Đàm Ma La Già và Vương Hậu Lý Dao Anh.
Trịnh Bích Ngọc có một cô em gái trong tộc từng theo chồng đi Tây Châu làm quan, sau khi cô ta về kinh kể nàng nghe rất nhiều chuyện về Vương Đình.
Nghe nói Phật Tử Vương Đình rất được dân chúng kính yêu, lại thêm dung nhan tư thái rất đẹp, trong dân gian khi vẽ tranh về tích Phật hay phong tục nhân tình đều thích dựa theo dáng ngài mà vẽ.
Nghe nói năm đó Phật Tử hoàn tục cưới Lý Dao Anh, trong triều không dám có bất kỳ dị nghị, tín đồ dân gian lại kinh hãi muôn vẻ, hỗn loạn khó định, thậm chí một lần xảy ra rối loạn. Qua từng năm, ngài dùng bàn tay sắt phổ biến cải cách, giáo hóa dân chúng, Vương quyền và Thần quyền Vương Đình sớm tách rời, Vương quyền đã áp chế Thần quyền, tín đồ nhận thấy ý chí kiên định của ngài, không còn dám có giọng điệu oán giận.
Nghe nói vị Vương Hậu Lý Dao Anh này rất nhanh lấy trọn lòng người Vương Đình, thế là cũng như mọi người thích dùng dáng điệu của Đàm Ma La Già vẽ tranh, nét đẹp của nàng cũng dần dần được lưu truyền rộng rãi qua các loại tượng nặn và họa tác.
Nắng vàng trước cửa sổ từ từ tan, vết dính trên chén thuốc đã lạnh.
Gió mát lùa vào điện.
Trong điện yên tĩnh vang lên tiếng Lý Huyền Trinh ho khan, Trịnh Bích Ngọc ra hiệu người hầu đóng cửa sổ, thắp đèn.
Ánh nến dịu dàng trải đầy điện các mênh mông, nàng nhận tấm áo lông cung nhân đưa tới, choàng qua vai Lý Huyền Trinh, hắn lại ho khan một trận, cười khổ: “Bây giờ không bằng xưa rồi… Đến cả gió cũng không thể thổi…”
Hắn từng rong ruổi sa trường, chém địch vô số, giờ sớm có tóc bạc, đã sớm kéo không nhúc nhích trường cung vẫn thường dùng.
Trịnh Bích Ngọc biết, Lý Huyền Trinh còn lâu mới đến tuổi xế chiều, nhưng tựa như vết thương cũ trầm kha trên thân thể vũ dũng tráng kiện của chàng, lòng chàng từ lâu đã dần dần già đi, giống như một đầm nước tĩnh, không một gợn sóng, cho đến khi khô cạn hoàn toàn.
Nỗi khổ nàng là đã mất đi, còn chàng ấy là cầu không được, hơn nữa phần cầu không được này lại do chính tay chàng chôn vùi.
Nàng còn có địa vị tôn quý và vinh quang vô thượng để đền bù một chỗ tiếc nuối kia, còn chàng vẫn không quay đầu lại được.
Một bức tranh lụa liền có thể câu lên mọi quá khứ mà chàng đã cố hết sức lãng quên.
Trước chàng hận bao nhiêu, ác độc bao nhiêu, sau này hối hận bấy nhiêu.
Trịnh Bích Ngọc trầm tư một lát, bỗng nói: “Thiếp đã từng cho rằng ở tái ngoại đều là vùng man hoang nghèo khổ, sở dĩ Văn Chiêu công chúa chọn lấy chồng Vương Đình xa xôi, một là vì bầu bạn với Phật Tử Vương Đình, hai là sợ bệ hạ lại dấy lòng trả thù, bị ép đi xa, vì Vệ Quốc Công mà tính toán lâu dài.”
Về sau nàng phát hiện mình đã sai.
Lý Dao Anh tiến lùi có chừng mực, dù đã sinh Vương tử và công chúa, cũng không muốn quản chuyện triều đình Vương Đình, rất nhiều hứng thú với thông thương mậu dịch và chuyện nhà nông, thường xuất cung.
Nghe nói nhiều năm trước từng có đại thần chỉ trích việc này, cho rằng Lý Dao Anh thân là Vương Hậu Vương Đình, hẳn nên ở sâu trong cung dưỡng dục con cái.
Đàm Ma La Già nói với đại thần đó: “Người nàng gả là ta, không phải Vương Đình.”
Chỉ trích tự nhiên lắng lại.
Lý Dao Anh thân phận tôn quý lại rất được lòng người, chưa từng có sai lầm, đại thần biết không gây được sóng gió, chỉ trích chẳng qua là để thăm dò thử thái độ của Đàm Ma La Già, ngài không thèm để ý, đương nhiên đại thần không còn dám lắm miệng.
Nghe nói mỗi khi Lý Dao Anh ra ngoài, làm xong việc chính Đàm Ma La Già sẽ đứng ở tháp cao ngóng nhìn về cửa thành, đợi ưng đưa thư và người hầu truyền thư nàng.
Vì nhớ Lý Dao Anh, chàng sai người trên con đường chính từ Vương Đình dọc theo Tây Châu, đến cổ quốc Ba Tư xa xôi từ từ xây dựng rất nhiều dịch xá, bảo đảm thư tín có thể thuận lợi đến nơi – có điều em rể trong tộc của Trịnh Bích Ngọc từng cười nói, tháp cao là thật, nhưng mấy dịch xá là do Lý Dao Anh tự chủ trì xây dựng, chủ yếu là để các đội buôn tiện lui tới.
Lý Dao Anh thành Vương Hậu, vẫn có thể thống lĩnh bộ khúc bảo vệ nàng, làm việc nàng thích, chứ không phải như trong tưởng tượng của Trịnh Bích Ngọc một thân một mình ở đất nước xa lạ, ngày đêm trốn sâu trong thâm cung.
Trịnh Bích Ngọc từ tận đáy lòng nói: “Văn Chiêu công chúa hiện giờ sống rất tốt.”
Nàng là Hoàng hậu Ngụy triều, biết rõ đằng sau tôn vinh của một quốc mẫu cần nỗ lực tâm trí và hy sinh, dù địa vị vững chắc nàng cũng không tránh khỏi như giẫm trên băng mỏng, chú ý cẩn thận mọi việc, Lý Dao Anh thân là công chúa ngoại quốc, lại có thể hoà nhập Vương Đình, thu được kính yêu, còn có thể giang rộng tay chân, thật không dễ.
Lý Huyền Trinh nhìn bức tranh lụa, ừm đáp.
Dù là truyền thuyết dân gian hay là tấu báo đưa về của đám quan chức, tất cả đều cho thấy: Dao Anh và Đàm Ma La Già vợ chồng hòa hợp, hơn nữa việc rời xa quê quán cũng không gây khốn khổ quá lớn đến nàng, trái lại, rời xa Trường An càng khiến nàng thêm tự tại.
Vương Hậu trên tranh lụa thần thái kiều mị tự nhiên, hào phóng thoải mái, những bức vẽ thế này được lưu truyền rất rộng, là cảnh thường thấy trong mắt dân trăm họ của Vương và Vương Hậu bên nhau, họ nhìn mãi thành quen, vui vẻ truyền tụng, Đàm Ma La Già đúng đã làm được lời hứa hẹn với Lý Trọng Kiền xưa kia, dù Dao Anh không để ý chút nào, hắn ta cũng sẽ xử lý tốt những việc này, nàng không cần bó tay bó chân, kiềm chế sống qua ngày.Vương phủ.
Đại yến trong cung, trong phủ cũng giăng đèn kết hoa, đổi trang trí mới hoàn toàn, trong viện đốt một đống lửa lớn, thị nữ, tôi tớ trong nội viện vây quanh đống lửa ca hát, nhảy múa, uống rượu, thâu đêm suốt sáng.
Lý Dao Anh cũng ngồi trước đống lửa, ôm một cây tì bà đen trong ngực, ngón tay tùy ý gẩy dây đàn, mấy thị thiếp của Lý Trọng Kiền ngồi vây quanh một bên, hoặc đánh đàn, hoặc thổi sáo, hoặc trống sênh, hoặc trống phách, làn điệu vui vẻ.
Ngày mai là Mùng một Tết, Dao Anh mới đầu định đợi Lý Trọng Kiền về cùng đón giao thừa, vài hôm trước nhận được tin, Lý Trọng Kiền gặp được mấy người bạn cũ, bị giữ lại, sang năm mới về kinh.
Sợ nàng nổi giận, người đưa thư đã đem theo một rương đồ quý giá về, còn nói Lý Trọng Kiền luôn miệng cam đoan sẽ nhanh về gấp.
Dao Anh không giận, sau khi Tạ Vô Lượng qua đời, Lý Trọng Kiền xa rời tất cả bạn cũ, nhìn anh như lãng tử không bị trói buộc, thật ra tâm sự nặng nề, nếu anh có thể tạm thời gác gánh nặng, vui chơi cùng bạn bè hợp ý, trái lại nàng còn hy vọng anh chơi nhiều thêm vài ngày.
Trường đao xưa giờ vẫn luôn treo trên đỉnh đầu, đại họa lúc nào cũng có thể rơi xuống đầu, phải nên tận hưởng lạc thú trước mắt.
Dù sao trốn cái chết không thoát.
“Ngươi nói với anh, mọi chuyện trong kinh ổn thỏa, chờ hết Tết về cũng không muộn, có điều buộc phải uống ít rượu chút.”
Đến giao thừa, Dao Anh phái người vào cung thăm hỏi Tạ quý phi trước.
Hôm đó nàng bị té xuống ngựa ở cửa thành, chân đau, từ cánh tay đến vai đau buốt mấy ngày, dứt khoát bảo mình té gãy chân và cánh tay, trốn trong nhà cho thanh tĩnh, chỉ phái người mỗi ngày vào cung vấn an.
Lý Huyền Trinh là Thái tử cao quý, chắc chắn không muốn để người ta biết chuyện làm nàng bị thương.
Không ngoài dự liệu của Dao Anh, Đông cung quả nhiên yên ắng, Lý Huyền Trinh liên tục nửa tháng không ra ngoài.
Dao Anh thả lỏng trong lòng.
Đợi thị nữ quay về bẩm chuyện bên Tạ Quý phi đều ổn cả, Dao Anh sai người đóng cửa chính, nhảy xuống giường, cùng thị nữ tôi tớ cùng ăn Tết.
Nàng không biết mình có thể sống bao lâu, mỗi năm đều phải qua thật tốt.
Nồi thịt dê, thịt hươu nướng, đầu dê thui, Dao Anh vỗ vỗ trống đồng: “Thịt ngon nào có thể thiếu rượu? Rót rượu nào!”
Tạ Thanh phòng thủ bên cạnh nàng, một tay cầm đao, đứng nghiêm, mặt trơ trơ bảo: “A Lang bảo nữ lang đang uống thuốc, không thể uống rượu.”
Đang chuẩn bị rót rượu góp vui cho Dao Anh thị thiếp trong phủ nhìn nhau, trừng Tạ Thanh mấy cái, vẫn không dám rót rượu.
Dao Anh quay sang túm tay áo Tạ Thanh, “Uống một chén thôi.”
Tạ Thanh nhìn nàng, lắc đầu.
Dao Anh cũng không kiên trì, đổi lại chơi đổ xúc xắc với thị nữ
Chờ sắc trời tối đen, nàng dẫn tôi tớ ném ống trúc vào trong đống lửa, từng tiếng nổ vang như pháo, bọn thị nữ chen ở hành lang trước, bịt lỗ tai, cười thành trận. Mãi đến sau nửa đêm, mấy thị nữ đem giấy bút đến, dưới trăng sáng trời đêm tô tô vẽ vẽ, vui cười đùa giỡn.
Dao Anh gảy tì bà một lúc, hơi mệt, hiếu kỳ nhìn quanh: “Các cô ấy đang vẽ gì thế?”
“Công chúa, mấy cổ đang vẽ lang quân như ý ấy!” Thị nữ tươi cười, “Sắp đến giờ Tý, mấy cổ vẽ lang quân như ý của mình, đợi lát nữa khi chuông vang sẽ cầu khẩn dưới trăng, cầu năm sau có thể sớm gặp được người tri tâm!”
Thị nữ khác cười theo cô ta, Dao Anh cười ra tiếng theo, qua xem thị nữ vẽ tranh.
Thị nữ chơi với nàng đã quen, biết tính nàng tốt, không che giấu xấu hổ, chỉ ngượng ngùng cười.
Dao Anh nhìn từng bức, có người vẽ tướng công mặc quan bào, có người vẽ võ tướng, có người vẽ thư sinh, còn có người vẽ đến méo méo mó mó, nhìn không ra cái gì.
“Công chúa cũng vẽ một bức đi ạ, rất linh nghiệm…” Thị nữ khuyến khích Dao Anh, “Vẽ một Trịnh công tử chẳng hạn!”
Dao Anh bật cười, sao người trong phủ đều cho rằng nàng muốn gả cho Trịnh Cảnh nhỉ?
Nàng và Ngụy Minh quần nhau hao tổn tâm cơ, khó mà an nhàn, bọn thị nữ muốn dỗ nàng vui vẻ, sau một chốc đưa giấy bút đến trước mặt, “Công chúa vẽ một bức đi!”
Dao Anh cười cười, nhận bút, tiện tay vẽ ra giấy một bút.
Thị nữ líu ríu.
“Ý trung nhân của công chúa sẽ thế nào nhỉ?”
“Công chúa đẹp khắp Trường An, tướng mạo phò mã cũng phải là nhi lang lấn át kẻ khác!”
“Như Thập Nhị lang Bùi gia ấy à?”
“Dáng vẻ thư sinh quá… võ tướng ngon hơn, tướng mạo đường đường, khí vũ bất phàm…”
“Phải là con cháu vọng tộc…”
Dao Anh trong tình cảnh gian nan, nguy cơ bốn bề, chưa từng động đậy tâm tư thiếu nữ, lấy đâu ra ý trung nhân?
Trong ngày Tết, nàng tạm thời quên đi lo nghĩ, tùy ý đặt bút trên giấy phác hoạ ra một thân hình, lòng không có gợn sóng nên không nghĩ ra tướng mạo, vẽ y phục nhưng không tả nét mặt.
Một thị nữ nhìn bức vẽ dưới bút nàng hồi lâu, nhỏ giọng thầm thì: “Ý trung nhân của công chúa là một hòa thượng sao nhỉ?”
Mấy người kia vừa tức vừa cười, muốn xé miệng cô.
Dao Anh cũng cười, nàng vẽ nãy giờ, quên tả mũ quan tóc tai, nhìn qua thật đúng là như một hòa thượng.
Lúc này, xa xa bỗng chuông trống rền vang.
Đến giờ Tý, cả tòa thành Trường An, hơn một trăm lý phường, đồng thời vang to tiếng trống đón chào năm mới.
Bọn thị nữ hướng về trăng sáng thành kính cầu nguyện.
Dao Anh ngừng bút, xá theo một cái.
Nàng không có ý trung nhân, chỉ cầu bình an trôi chảy.p.s. Có đọc 1 đoạn editor bên Lão đại là nữ langkhui chỗ lủng của bà Mai, rằng bả rất hay tả ánh trăng, kể cả mấy mùng. Thật ra mình là người hơi cuốn theo cảm xúc hơn là đi vào phân tích câu từ sự kiện, nên thấy bả lạm tả cảnh nắng gió trăng mưa rơi này kia đẹp đẹp vậy thôi không để ý, chứ đúng là Mồng một lưỡi trai mà vẽ tranh dưới trăng thì cũng hơi kỳ thật.
Tết thiếu nhi, mình chọn vài trích đoạn trong phần ngoại truyện về LHT-TBN để kết phần ngoại truyện và chính thức khép lại bộ Nmtl nhà mình. Thứ tự ngoại truyện ở nhà mình hơi khác bản up gốc, ngoài ra còn có 1 vài tập khác trên link gốc về ngoại truyện “Sau cưới” ở TG của tác giả, 1 vài tập bị TG/tác giả đã khóa, xóa, mình quyết định không edit, bạn nào vẫn còn u mê có thể tìm đọc bản convert hoặc từ link gốc. (spoil: Mai còn chưa để kết phần ngoại truyện này). Cũng có ít thịt thà đường mật nhưng nhìn chung hơi đẩy mà không quá cần thiết cho độ dính của cặp nọ nữa, như đoạn La Già đàn tặng Dao Anh hay cosplay thành Tô Đan Cổ,… ;)))).
LHT “Cô” nhưng dù sao cũng còn có TBN kề cận chăm sóc, dù họ biết trái tim không dành cho nhau. TBN đạt được ước nguyện cuộc đời. LTK tìm được lý tưởng, Tạ Thanh có chốn về… Tình yêu anh chị đã rất đẹp và đủ mặn mòi, DA được sống với sự nghiệp như mình muốn, lại có cặp con đáng yêu, cả hai đều còn sống khỏe chưa chết sớm =]], chắc quá dư bù đắp cho mọi con tim nức nở thiếu thốn trong chính truyện.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]