Chương trước
Chương sau
Lúc này tại quân cảng Tuticorin vượt qua nỗi đau mất mát, các binh sĩ sau trận hải chiến Tây Ấn đang dần bình phục tâm lý, sự đả kích là rất lớn khi vũ trang quân thù quá mạnh. Thế nhưng may mắn là cuối cùng họ đã chiến thắng. Giờ đây sau màn thăm hỏi động viên cùng lời hứa sẽ cho quân thù một câu trả lời thuyết phục thì Nguyên Hãn đang bắt tay vào mổ xẻ các “tử thi” chiến hạm để tìm ra nguyên nhân của sự hùng mạnh của hạm đội này.

Không ngoài dự đoán của Nguyên Hãn đây là hạm đội Hà Lan của Malen Hoffman. Theo mô tả của các tù binh “ xương mềm” người Tây Âu này thì khá nhiều bí ẩn của tên xuyên việt thứ 3 này được hé lộ. Đầu tiên tên này chắc chắn tiền thế có làm việc liên quan đến cơ khí động cơ, nhưng không hề liên quan cớ khí về vũ trang. Bằng chứng là động cơ của các chiến hạm mà Hạm đội Ấn Độ Dương “rách nát” kéo về có một dàn động cơ hiệu quả gấp tầm 10 lần của Nam Việt. Khu trục hạm của Malen có 4 tuabin hơi cấu tạo tinh vi và hiệu quả hơn Nam Việt rất nhiều. Từ những mảnh tàn phá thì tàu này có đến 10 lò hơi tuy nhỏ nhưng bố trí hợp lý nên hiệu quả phải gấp nhiều lần Nam Việt. 4 trục chân vịt đường kính 4,2 m làm cho tàu có công suất lên tới 11 ngàn mã lực, trong đó tàu khu trục của Nam Việt chỉ có 3 ngàn mã. Điều này giải thích tại sao chiếc khu trục hạm nặng nề có lớp giáp dày đến không thể tưởng tượng này có thể chạy với vận tốc ngang bằng tàu vỏ nhẹ của Nam Việt. Nói đến thiết giáp thì Nguyên Hãn và các chuyên gia của Nam Việt triệt để ngất luôn. Đai giáp chính của khu trục hạm này là 375mm trong khi của Nam Việt chỉ có 45mm. Đai giáp dưới mỏng hơn chỉ có 130mm nhưng so với 40mm của Nam việt thì là người lớn với trẻ con. Ngoài ra sàn tàu 136mm, Đai Pháo 325mm, bệ pháo 310mm đều là những con số mà Nam Việt không thể nghĩ tới. Nếu không có ngư lôi thì Nam Việt hạm đội sẽ bị toàn diệt dưới họng pháo đối phương mà không làm được bao nhiêu tổn thất cho đối phương.

Nói đến pháo thì lại là một con số bá đạo. 10 pháo 300mm, 16 pháo 135mm và 40 pháo 50mm. Đây là một con quái vật thực sự trên biển mà Nam Việt không thể chế tạo nổi. Vì với động cơ chỉ có 1500 mã lực thì nếu lắp hẳn 4 động cơ thì cũng chỉ có thể di chuyển 14 hải lý 1 giờ là tối đa, không khác gì con rùa là mấy.

Nhìn chiến hạm này Nguyên Hãn cười khổ không thôi, hắn đấm nhau với Dương Lăng vài trận thắng lợi nên đắc ý luôn rồi, quả là ếch ngồi đáy giếng. Những Thiết kế chiến Hạm tại Nam Việt là chỉ nhìn vào đối thủ Dương Lăng với công nghệ lạc hậu hơn mà tạo ra chứ không phải tính toán của một dự án cho tương lai thực sự. Vì thuốc súng tốt hơn nên Nguyên Hãn chủ động giảm trọng lượng pháo để tăng tốc độ mà không nghĩ đến việc gốc rễ là tăng công năng của động cơ, hắn đã trở thành ếch ngồi đáy giếng khi thỏa mãn với động cơ 1500 mã lực của mình. Nếu không có trận chiến Tây Ấn độ dương thì Nguyên Hãn hắn sẽ xa lầy trong vũng bùn này cực lâu.

Nguyên Hãn dừng lại và lục lọi trí nhớ về các loại chiến hạm thì nhớ ra đây rõ ràng là một Khu trục hạm lớp thiết giáp kiểu tàu “Dreadnought”. Đây là một kiểu tàu gây tranh cãi cực nhiều về tính hiệu quả của nó và sự tiêu tốn tài nguyên khủng khiếp nó gây ra khi chế tạo. Sự ra đời của Dreadnought cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trong những năm cuối của thế kỷ 19 thì Dreadnought là biểu chưng của sức mạnh hải quân của một quốc gia, trong nhiều năm nó được coi là yếu tố quan trọng của cả ngoại giao lẫm quân sự. Bản chất của nó là tàu chiến với thiết giáp cực dày và được trang bị toàn pháo to.

Thế nhưng giá trị của những chiếc thiết giáp này đã bị nghi ngờ ngay cả trong thời gian toàn thịnh của nó. Mặc dù chúng có hỏa lực cực đại và mai rùa siêu cấp nhưng chúng ngày càng mỏng manh đối với những loại trang bị rẻ tiền như thủy lôi, ngư lôi điều khiển từ xa, sau này là máy bay... thế nên sau này chúng bị thay thế bởi tàu sân bay. Có người đã tuyên bố chạy đua chế tạo thiết giáp hạm lớp Dreadnought là tự sát đối với các quốc gia có nền kinh tế kém hơn. Thế nên việc phát triển những vũ khí hiệu quả nhưng rẻ tiền như ngư lôi hạm là rất hiệu quả với những quốc gia có nền kinh tế yếu hơn.

Thế nhưng Nguyên Hãn quyết định phát triển các loại tàu thiết giáp lớp Dreadnought thế hệ thứ nhất. Nam việt giờ đây với lãnh thổ thực dân cực rộng lớn dân số tổng phải lên tới 50 triệu người và có rất nhiều tài nguyên có thể khai thác. Vấn đề kinh tế để phát triển dự án này không phải là vấn đề. Thứ hai là vấn đề uy hiếp của ngư lôi điều khiển từ xa, thủy lôi, máy bay thì còn là tương lai rất xa. Đến lúc đó Nam Việt hoàn toàn có rất nhiều phương án thay thế. Tiếp nữa vấn đề công suất động cơ thì Nam Việt sau khi có được mẫu tuabin hơi và cách bố trí chuỗi nồi hơi nhỏ đốt dầu của Malen thì việc chế tạo một dàn máy phát tổng công suất lên đến 20 MW là hoàn toàn có thể vậy thì lượng điện ấy thừa đủ cung cấp cho một loạt động cơ mà công suất tổng phải lên đến 20 ngàn mã lực. Tất nhiên đổi lại của thiết giáp dày là trọng lượng tăng, vận tốc giảm và các tàu này không thể làm nhiệm vụ chuyên chở lính thủy đánh bộ được.

Nói đến việc Nam Việt để trống khá nhiều diện tích của chiến Hạm để cho thêm chức năng vận tải cũng là một sau lầm mang tính chiến lược của Nguyên Hãn. Nhưng nói lại cũng phải thông cảm với hắn vì dù sao hắn cũng xuất thân lục quân mà ra.

Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.