Chương trước
Chương sau
Người cầm đầu hành động lần này chính là Cố Hưng Tổ, nhóm chiến hạm lên tới 30 thuyền này bao gồm một vạn quân triều đình lưu vong Chu Kiến Văn và 200 tinh binh hải quân Trần Gia do Mã Diễn lãnh quân. Về mặt lý thuyết thì Cố Hưng Tổ sẽ là lãnh đạo tối cao của liên quân, nhưng Mã Diễn hoàn toàn có thể không nghe lệnh của Cố Hưng Tổ nếu hắn cảm thấy mệnh lệnh này gây nguy hại cho quân Trần gia.

Kế hoạch lần này là do Nguyên Hãn bật mí cho Chu Kiến Văn. Hắn muốn đội quân ra vẻ đi cứu viện Chiêm Thành này phải tiếp cận quân Đại Ngu trước vậy nhưng không phải nói họ lui quân thực sự mà chỉ là lui tạm thời lại. Đợi cho quân liên minh Trần -Chu lấy tiền đi rồi thì họ muốn mà gì thì làm, kể cả có đánh tan đến tiểu quốc Phanrang thì đội quân Minh giả cày này cũng không quan tâm.

Nhưng người tính khó bằng trời tính, khi mà quân Trần Chu chưa cả cập bờ để tiến hành tiếp xúc các bên thì quân Đại Ngu bất chợt lui quân 250km trở về thành Cổ Lũy mà không rõ nguyên nhân. Xong Cố Hưng Tổ và Mã Diễn chả quan tâm, hai tên này hùng hổ vỗ ngực mà nhận rằng quân Đại Ngu sợ uy danh của bọn hắn mà lui quân, do đó số tiền mà Chiêm Thành hứa cống hiến thì vua Chiêm bắt buộc phải trả.

Đứng ở giữa triều đường nước Chiêm mà hai tên này vẫn dám vênh vênh váo váo mà đòi hỏi, trong khi đó vua Chiêm Ba Đích Lai và quần thần chỉ biết cuid đầu mà tuân theo thôi. Ý tứ trong lời nói của Mã Diễn rất rõ rang: " Các ngươi cứ thử không trả đủ tiền xem, chúng ta không đem quân hội cùng Đại Ngu đánh các ngươi mới là lạ. Ngoài ra tên Mã Diễn còn đò bổ xung thêm 2 ngàn thợ đá của đất chiêm. Cố Hưng Tổ đòi 1000 mĩ nữ, nói là mĩ nữ nhưng hắn cũng chả kén chọn miễn là nữ nhân dưới 20 tuổi là được rồi. 2 ngàn thợ đá là ý của Nguyên Hãn, hắn biết rằng Chiêm Thành nổi danh với xây dựng, cứ nhìn các công trình của họ là biết, trong khi đó 1000 mĩ nữ lại là ý nghĩ bộc phát của tên Cố Hưng Tổ, nói chung tính cách tên này đặc chưng cho triều đình của Trung Hoa lúc này. Lòng tham không đáy và là manh nha của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Nhưng Mã Diễn thì không như vậy hắn được lệnh chấp hảnh tuyệt đối những gì mà Nguyên Hãn giao phó, không thêm không bớt điều gì.

Ngày 20 tháng chạp năm 1402, hạm đội liên minh Chu- Trần cứ thế đầy bồn đầy bát mà xuất binh quay trở về Hải Nam. Quần thần Vua tôi nước Chiêm quả thật là hận nghiến răng nghiến lợi nhóm cướp bóc trắng trợn này nhưng cũng chỉ biết cúi đầu cam chịu mà tiễn lũ ôn thần này đi. Ba Đích Lai đang nghiến răng nghiến lợi mà thầm nghĩ chờ tên Bố Lai mà hắn cử đi sứ thần trở về thì sẽ lôi tên này ra chép cho hả dạ. Vậy nhưng vì giữ bí mật thông tin Thái Phú và hạm đội Đại Minh bị bắt giữ thì đời nào Chu Kiến Văn và Nguyên Hãn lại thả cho Bố Lai trở về.

Lúc này đây lại nói về quân Đại Ngu tại sao lui quân, quay trở lại ngày 12 tháng chạp trong trận công thành chiến của quân Ngu tấn công vào Kinh thành quân Chiêm là thành Đồ Bàn. Hồ Nguyên Trừng đích thân cưỡi ngựa lên trận tiền mà đốc thúc ba quân. Nhưng một cơn quái phong ác độc lạnh run người thổi qua cả hắn và đám binh sĩ thân vệ. Tất cả đều lạnh run mà như mất di tri giác ngã vật ra. Đến cả con ngựa do Hồ Nguyên Trừng đang cưỡi cũng lồng lên mà hất bay vị Thống Lĩnh tam quân văng xuống đất. Đến khi tất cả các thân vệ định thần tỉnh lại thì Hồ Nguyên Trừng vẫn nằm đó mà hôn mê. Tất cả các đại phu trong quân doanh đều bó tay, quân Đại Ngu giữ kín chuyện này mà lui binh, họ sợ nếu Chiêm quân mà biết thống soái của họ gặp nạn liền sẽ tổ chức phản kích. Đến lúc đó thống soái không có, lòng quân rời rạc thì đấy chính là trí mạng đối với quân Đại Ngu, không cân thận thì toàn quân sẽ sa lầy mà bị tiêu diệt từng bộ phận.

Nhưng ngày hôm nany quân Đại Ngu đang làm gì tại thành Cổ Lũy đang làm gì? Họ không hề chuẩn bị ăn tết Nguyên Đán như mọi khi mà đang hết sức nai nịt gọn gàng hành trang nhẹ. Những quân nhân lày tính làm chuyện gì khi thống soái của họ bát tỉnh nhân sự.

Sự thật thì không phải như vậy, những quân nhân này thuộc dòng chính của Hồ gia, số lượng chưa đầy 5 vạn. Họ đã được một mệnh lệnh đặc biệt từ tổng tư lệnh Hồ Nguyên Trừng " Ăn tết sớm". Vậy là trước đây 3 ngày thì nhánh quân này đã được bí mật lập doanh trại tại một khu trong thành Cổ Luỹ mà tiến hành ăn tết sớm. Cong vì sao họ nhận được mệnh lệnh như vậy thì tất cả đều không biết cho đến nhày hôm nay.

Thật ra Hồ Nguyên Trừng đã tỉnh dậy chỉ sau 3 ngày hôn mê, lúc này đại quân đã đi được một nửa đường để trỏe về thành Cổ Lũy rồi. Hồ Nguyên Trừng cũng không thay đổi hướng hành quân mà chỉ im lặng ra lệnh tiếp tục trở về Cổ Lũy. Mọi việc đều như rất bình thường nhưng nếu ai tinh tường sẽ thất trong ánh mắt của vị Tướng soái này ánh lên sự hưng phấn như lửa đốt. Ngay tối hôm ấy Hồ Nguyên Trừng viết một áng văn dài 3 ngàn chữ mà gửi về cho phụ thân là Hồ Quý Ly đang ở Tây Kinh Thanh Hóa.

Áng văn này được niêm phong đánh dấu tuyệt mật và có nội dung rất dài, chúng được dùng khoái mã truyền tin với cấp độ tuyệt khẩn ngày 800 dặm. Áng văn thơ này rất dài nhưng có những câu quan trọng như sau như sau:

" Khính gửi phụ hoàng, chuyện khẩn an nguy toàn bộ cơ nghiệp Hồ gia, an nguy toàn bộ lê dân bách tính Đại Ngu…. Vạn bái phụ hoàng anh minh trên ao mà soi xét từng lời, từng lời Trực con nói đều là thiên trân vạn xác ( 100% thật). Trong khi tác chiến dưới trân thành Cô Bồ thì Trực con bị một ngọn quái phong ( gió lạ) thổi qua, trong đó có một linh hồn của kẻ tương lai 300 năm sau nhập vào thân thể. Nhưng linh hồn kẻ này bị thương quá nặng nên đã tan rã gần hết mà không gây nguy hại gì cho Nguyên Trực con.

Chỉ biết rằng kẻ này là một vi hoàng đế cường đại của nước Việt ta 350 năm về sau, hắn bị đầu độc bởi một chiếc áo giáp mà hoàng Đế Trung Hoa lúc bấy giờ có tên là Càn Long dâng tặng. Độc này kinh khủng đến cả linh hồn của vị hoàng đế đại Việt kia cũng bị trọng thương. Chính vì thế người này không thể làm hại Trực con.

Tuy rằng linh hồn của vị này đã tan rã triệt để nhưng lại có một số thông tin để lại trong đầu Nguyên Trực con. Nó khiến con đây bang hoàng kinh ngạc, và cũng kinh sợ. Hoàng triều họ Hồ của chúng ta chỉ có thể tồn tại gần 10 năm mà thôi, 4 Năm sau nhà Minh sẽ đem quân xâm lăng Đại Ngu. Nhưng chúng ta sai lầm rất nhiều mà để mất nước, Hoàng Đệ chết, Phụ hoàng cùng Trực con bị bắt giải đi Trung Hoa sống cuộc đời ô nhục. Chúng ta sao có thể chịu được cảnh này. Trực con đã biết hết mọi việc tương lai vậy nên kính xin phụ Hoàng vạn vạn tin tưởng mà nghe con giải bày.

Chiến thuật cứng đối cứng của Cha con ta không thể thực hiện vì đó là sai lầm, Người việt chúng ta giỏi chiến tranh tập kích và quấy nhiễu. Không nên tập trung quân thủ các Thành trì nếu quân Minh xâm lược. Vậy nên xin Phụ Thân hủy bỏ lệnh gia cố thành trì, nhất là dự định xây phòng tuyến Thành Đa Bang tại Sơn Tây. Tiếp đó là không phân tán binh lực mà co cụm lại tạo nên một nắm đấm thép mà đánh vào chỗ yếu quân thù nếu có biến…..( lược đi 1 vạn chữ)

Kế đến trong trí nhớ của vị Hoàng Đế này thì chúng ta thua vì mất lòng dân chúng và sĩ phu, nhưng lại không rõ vì sao… việc này kính xin phu Hoàng và Hoàng đệ cùng xem xét.

Kế đến nữa là các vũ khí mà vụ Hoàng đế trong tương lai này nhắc đến có Súng hỏa mai, sung kíp và cả Súng đại bác, Súng thần công… những vũ khí này uy lực cực mạnh. Rất may Nguyên Trực con có được phần trí nhớ cấu tạo của các loại vũ khí này, tuy không quá đầy đủ nhưng với kiến giải của Nguyên Trực con thì đã hoàn thành nên bản vẽ và trú giải… Mong phụ hoàng nhanh tróng chế tạo hàng loạt để phục vụ việc phòng bị giặc Bắc.

Nguyên Trực con không thể lui quân lúc này, chúng ta phải chiếm được Chiêm Thành ngay lúc này. Nếu không Giặc Bắc xâm lăng chúng ta sẽ hai mặt thọ địch, điều này cực kì bất lợi…

……………………..

Ngàn lời vạn chữ đều trân trân thực thực Phụ Hoàng trên cao minh xét cho nhi thần"
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.