Chương trước
Chương sau
Chương 167: Thúc đẩy tư bản
Ngày 30 tháng mười âm lịch năm 1402. Hôm nay là phiên họp thường kỳ lần thứ hai trong năm của chính phủ Nam Việt. Phiên họp lần này nhiều hơn lần thư nhất rất nhiều vì có thêm bốn đoàn đại biểu một là đoàn đại biểu của 50 vạn Việt tộc sinh sống tại đảo Hải Nam và 50 vạn việt tộc sinh sống tại đảo Đài Loan cùng với địa biểu của 30 vạn dan của Lộ Hải Đông mà Đại Việt cât cho Nam Việt, thêm với đoàn đại biểu 30 vạn ngư dân Hán tộc sinh sống tại Đài Loan đảo. Vì Thuận Thiên đế thừa nhận chủ quyền của Nam Việt với Đài Loan nên việc tiếp nhận Đài Loan không hề coa một chút trở ngại nào. Từ sau khi luật cấm biển ra đời thì Trung Hoa đại lục đã bỏ hoàn toàn các nơi này rồi, họ còn chả thèm trú quân tại Đài Loan Đảo nữa là, nơi đây đã là thiên đường của cướp biển. Bà con ngư dân Hán tộc ở đây khổ không thể tả, nói thật ra họ đời đời sống tại hải ngoại rồi nên Lục địa Hán tộc tư tưởng ảnh hưởng đến họ gần như không có, ngoại trừ nói tiếng Hán ra thì họ chả còn tí dấu vết nào là Người Hán cả. Thế nên họ hoàn toàn vui vẻ belong to Nam việt. Hội nghị hợp chủng quốc Nam Minh diễn ra rất sôi nổi nhưng cũng mang tính đoàn kết cực cao vì họ đều có niềm tin cực kỳ cuồng nhiệt vào vị lãnh tụ tối cao của họ. Nhưng trong hội nghị cũng có nhiều vấn đề gây tranh cãi kịch liệt.
Đó là việc chuyển giao các công nghệ cũ cho tư nhân, các công ty cơ khí tư nhân mọc lên như nấm khắp nơi, ngay cả Đài Loan đảo và Lộ Hải Đông cũng có vài công ty vậy chứ đừng nói là Hải Nam đảo, với công nghệ ép thép và lò Besamer nhập từ các công ty chính phủ, họ hoàn toàn có thể nung chảy phôi thép chứa cacbon cao và Mangan để chế nòng súng, vậy là họ hoàn toàn có thể chế tạo vũ khí hiện đại với số lượng không hề nhỏ. Rất nhiều ủy viên quốc hội lo lắng sự an toàn quốc gia khi các công ty này ngày càng phát triển. Một số khác các đại biểu thì cho rằng nếu không đưa ra ngoài những công nghệ lỗi thời của chính phủ cho nhân dân thì xã hội làm sao tiền bộ, vậy thành lập quân chủ lập hiến làm gì quay về với quân chủ chuyên chế có phải hơn không. Đến lúc này thì mọi người phải nghe đến ý kiến của vị quân chủ rồi, vấn đề vũ khí là rất nhạy cảm đối với tất cả các quân vương từ trước tới nay, những tưởng rằng Nguyên Hãn sẽ cấm tiệt các công ty này thế nhưng hắn lại phát biểu như sau.
- Công ty cơ khí quốc doanh có mở rộng thêm nữa cũng có hạn. Đất nước gồm 2 đảo lớn và một phần nhỏ lãnh thổ lục địa diện tích núi non chiếm đến 65% bắt toàn dân làm nông và thương nhân thì cũng không được. Các nhà máy công nghiệp không những không cấm mà cần hỗ trợ, khuyến khích mở rộng, thành lập ngân hàng quốc doanh theo đề án ta đã đưa ra tiến hành cho họ vay vốn mà phát triển, vì sao ư. Các vị nghĩ với công nghệ của họ chế được thì ra loại súng gì, là ra các khẩu súng kíp đời đầu mà thôi, nhưng năng lực sản xuất của 2,5 triệu dân phải hơn hẳn công ty cớ khí quốc doanh chỉ có 1 vạn nhân công. Vậy nên những công ty cơ khí nào đăng kí chế tạo vũ khí thì sẽ được cấp phép và quản lý chặt chẽ, không đăng kí mà chế tạo sẽ bị chế tài nghiêm khắc, có thể phạt từ trung thân đến tử hình tùy mức độ. Còn sản phẩm vũ khí của các công ty cơ khí tư nhân sẽ theo đơn đặt hàng của nhà nước, cấm tự mình xuất khẩu, còn chuyện chúng ta bán cho ai đó là chuyện của quốc gia.

Ngưng một chút, uống miếng trà Nguyên Hãn tiếp tục đạo.
- Các vị thấy đó Nam Minh và Mông Cổ bây giờ nhu cầu vũ khí cực lớn, nhà máy quốc doanh phục vụ cho quân đội Nam Việt khoách quân 10 vạn đã chật vật gần như tắc thở, lấy đâu ra hơi sức mà bán vũ khí cho hai thị trường này, ngoài ra Joseon cũng có ý định nhập khẩu vũ khí từ ta thử hỏi chúng la lấy gì mà bán cho họ. Miếng bánh ngon như vậy mà không ăn sao, không có tiền chúng ta lấy cái gì ra mà phát triển tiếp.
Liếc nhìn gần bốn trăm đại biểu đang chăm chú lắng nghe Nguyên Hãn tiếp tục.
- Thế nhưng chuyển giao công nghệ cho dân cũng có giới hạn. Ví dụ như về vũ khí thì chúng ta chỉ giao công nghệ đúc nòng thô thôi, còn máy cắt rãnh xoáy là bí mật quốc gia không thể lộ, do đó họ chỉ có thể chế nòng trơn, công ty quốc doanh chỉ cần nhập về cắt rãnh là được. Các linh kiện khác thì phân ra các công ty khác nhau để họ chế tạo, quốc doanh công ty mua về lắp ráp thành phẩm rồi đem xuất khẩu như vậy có thể giảm gánh nặng cho Xưởng cơ khí quốc doanh mà lại thu được lợi nhuận cùng tạo công ăn việc làm cho hàng vạn dân. Đó mới là hướng phát triển của chúng ta.
- Tương tự như vậy chúng ta có thể áp dụng cho nghành đóng tàu, ngành vật liệu xây dựng thì càng dễ hơn chúng ta chỉ bán lò nung chứ không bán cách chế tạo lò nung, xi mang sản xuất ra họ bán cho ai tùy họ chúng ta đánh thuế buôn bán và thuế thu nhập mà thôi, giờ Dương lăng đã sản xuất được ximang nên đây chả còn là bí mật gì.
Cả hội nghị rầm rầm vỗ tay tán thưởng, vị quân vương này lòng dạ đủ bao dung, lo lắng kín kẽ về cuộc sống của nhân dân, nói chung là tạo điều kiện hết sức để dân chúng phát triển no ấm. Một cuộc cách mạng xông nghiệp đang diễn ra tại Nam Việt, chuỗi ngân hàng nhận tiền gửi được lãi suất thấp một chút tầm 0,7% và cho vay đầu tư với lãi suất 1,2% mọc lên khắp nơi trong các vùng lãnh thổ của Nam Việt, tiền giấy cũng được ra đời thay cho tiền đồng nhà Minh đang dùng và vang bạc. Thế nhưng lúc đầu khi ý kiến phát hành tiền giấy ra đời đã bị rất nhiều ý kiến trái chiều, bài học đau lòng của nhà Hồ phát hành tiền giấy là một ví dụ, thế nhưng ngân hàng ra đời hoàn toàn thay đổi nhận thức của người dân cũng như những người có ý kiến trái chiều trong chính phủ. Ngươi không tin tiền giấy ư, qua “Ngân Hàng Nam Việt” mà đổi tiền qua tiền Đồng Minh triều, tiền đồng nhà Hồ, tiền đồng Đại Việt quốc là biết liền. Với số tiền trong Ngân Sách gấp đôi cả Nam Minh nên đồng tiền giấy Nam Việt được đảm bảo tuyệt đối, và là một đồng tiền mạnh trong giao dịch các quốc gia. Thương nhân các quốc gia khác xung quanh như Đại Việt Nam Minh, Mông cổ đều chấp nhận tiền giấy Nam Việt, vì triều đình của họ có thể thu mua lại tiền giấy tiến hành mua vũ khí của Nam Việt và các sản phẩm thương mại khác.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.