Kỳ thi mùa xuân của vương triều Đại Ung tổ chức vàotrung tuần tháng ba, mồng mười tháng tư yết bảng. Người có tên trên bảng là cống sĩ, vào ngày hai mươi tháng tư vào hoàng cung tham gia thiĐình, do Hoàng đế đích thân ra đề; người đậu thi Đình sẽ được gọi là môn sinh thiên tử.
Đương nhiên, với tất cả các cống sĩ mà nói, nếu đã trăm caynghìn đắng thi tới thi Đình thì chỉ làm một môn sinh thiên tử không thểnào thỏa mãn được họ. Cái họ tranh giành là tiến sĩ; người tự phụ về tài học đứng đầu thì mục tiêu duy nhất lại càng là nhất giáp, những thứkhác đều nhìn không vừa mắt.
Người đỗ đạt thi Đình, dựa theo thành tích cao thấp mà chia làmba giáp. Nhất giáp chỉ lấy ba người: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa;nhị giáp lấy mười bảy người, ban thưởng xuất thân tiến sĩ; còn lại đềuliệt vào tam giáp, ban thưởng xuất thân đồng tiến sĩ.
Tuy có thể được đích thân Hoàng đế kiểm tra trên điện Kim Loanđã là vinh hạnh lớn nhất trong đời, đủ làm rạng rỡ tổ tông nhưng cống sĩ nào lại không liều cả mạng để giành được tư cách tiến sĩ trong hai mươi tên đầu. Dù sao các triều đại từ xưa tới nay, chưa có vị quan nào xuấtthân đồng tiến sĩ có thể đứng đầu bách quan, đừng nói là đứng đầu báchquan mà tất cả các vị trí tốt nắm giữ thực quyền đều không tới lượtngười có xuất thân đồng tiến sĩ.
Chuyện liên quan đến vận mệnh đường làm quan cả đời, tất cả thísinh đương nhiên dốc hết toàn lực. Mỗi thí sinh đều muốn thể hiện tinhtế cách nhìn mà bản thân tự thấy là sâu sắc nhất, độc đáo nhất trên bàithi, vừa muốn phơi bày sự ưu việt xuất sắc của mình vừa muốn hợp vớithánh ý, dù sao học thành văn tài hay võ nghệ đều là để bán cho nhà đếvương. Bản thân có hàng hóa tốt nhưng cũng phải phù hợp với nhu cầu củađế vương thì mới bán được.
Trên thích dưới theo; chỉ là, thánh tâm khó dò! Liệu có thể nắmbắt đúng ý thích của bề trên hay không, đến cửa ải này, toàn bộ đều dựavào số mệnh!
Thi khoa cử giống như leo núi cao vạn nhẫn, mà đỉnh núi___thiĐình đã kết thúc trong tâm trạng giày vò vừa hăng hái vừa căng thẳng vừa sốt ruột của tất cả thí sinh.
Đại sự của thí sinh đã kết thúc, người bận rộn tiếp theo chínhlà các giám khảo chấm bài. Nhưng may là số người tham gia thi Đình không quá nhiều, không quá vài ngày là có thể chấm xong. Toàn bộ bài thi được chia thành ba hộp____bài thi được tất cả giám khảo nhất trí công nhậnlà ưu tú cho vào một hộp, danh sách trong hộp này nếu không có gì bấtngờ xảy ra thì đều là tiến sĩ nhất giáp và nhị giáp, tất cả bài thi cònlại được chia vào hai hộp đạt chuẩn và không đạt chuẩn, có thể được đềtên bảng vàng hay không thì phải xem tâm tình của Hoàng đế.
Ba hộp này nhanh chóng được dâng lên bàn Hoàng đế, nếu Hoàng đếcầu hiền tài như khát nước, sợ bỏ sót minh châu thì sẽ xem qua tất cảbài thi dù đạt chuẩn hay không đạt chuẩn một lần, có lẽ có một vài bàibị đánh giá là không đạt chuẩn nhưng vừa mắt Hoàng đế thì có thể trởmình cũng không biết chừng. Nhưng bình thường Hoàng đế đều không quánhàn rỗi, ít nhất là không rỗi đến mức xem lại từng bài thi không đạtchuẩn, có thể xem lại trong đó vài bài đã xem như rất có tâm, rất yêuquý nhân tài rồi. Dù sao từ xưa đến nay hiếm khi mò được minh châu trong những bài không đạt chuẩn, các thí sinh biết phỏng đoán ý thích củaHoàng đế thì những người ngày ngày tiếp xúc với Hoàng đế lại càng là cao thủ quan sát sắc mặt, họ cân nhắc chọn văn chương cho Hoàng đế rất tinh rất chuẩn, những bài được cho vào hộp không đạt chuẩn tuyệt đối sẽkhông xuất hiện tác phẩm khiến mắt Hoàng đế sáng lên.
Tân đế Đại Ung mới đăng cơ được hai năm, niên hiệu Thiên Thịnh,lúc này đang dạo bước trầm tư trong ngự thư phòng, thỉnh thoảng dừngbước, đi đến trước bàn đặt ba bài thi, xem từng bài một, cầm lên bút son mấy lần nhưng không cách nào quyết định, thế là đành đặt bút xuống.
Sau nửa canh giờ, thái giám đưa trái cây bánh ngọt trà thơm tới, Thiên Thịnh đế quay đầu nhìn đồng hồ nước ở góc tường, thấy mũi tênđang chỉ vào chữ “Thân sơ”, tức là đến giờ ăn tối. Đột nhiên Hoàng đếhỏi thái giám thân cận:
- Đoan Phương tới rồi à?
- Hạ nhị công tử vừa tới, đang chờ ở bên ngoài, tiểu nhân vốn định đợi đến khi Hoàng thượng dùng bữa xong mới bẩm báo.
Thái giám thân cận cùng trưởng thành với Hoàng đế từ nhỏ đếnlớn, tình cảm không như bình thường, lúc đáp lời cũng không cứng nhắcrập khuôn mà có vẻ hoạt bát hơn.
- Đoan Phương không phải người ngoài, trẫm ăn bữa tối đâu cần đệ ấy tránh? Mau gọi đệ ấy vào.
Hoàng đế lại khoát tay nói tiếp:
- Ngươi đưa mọi người lui xuống đi, nơi này không cần người hầu hạ.
- Tiểu nhân tuân lệnh.
Thái giám hiểu chủ tử không muốn cho ai biết về cuộc trò chuyệnlát nữa giữa ngài và Hạ nhị gia nên mới bảo mọi người lui xuống.
Lúc Hạ Nguyên bước vào, trong ngự thư phòng chỉ có mỗi mìnhHoàng đế; thái giám thân cận sau khi cho lui các cung nữ thái giám khácthì tự đến canh gác ngoài thư phòng năm bước, không để bất kỳ ai đến gần hoặc quấy rầy, bảo đảm cuộc nói chuyện này của Hoàng đế tuyệt đối bímật.
- Tham kiến___
- Miễn.
Không có người ngoài ở đây, Thiên Thịnh đế lười chờ biểu đệ làm hết lễ yết kiến, vẫy tay nói:
- Mau qua đây.
Hạ Nguyên đặt hộp gỗ trong tay lên bàn nhỏ bên cạnh, sau đó bước đến, ánh mắt quét qua ba bài thi trên bàn rồi nhìn về phía Hoàng đế,nói:
- Ngày mai yết bảng, thần ở đây chúc mừng Hoàng thượng có đượcanh tài trong thiên hạ. Nghe nói thí sinh tham gia thi Đình lần nàykhông chỉ tài hoa xuất chúng mà còn khá trẻ tuổi. Người lớn nhất khôngquá ba mươi sáu tuổi, người nhỏ nhất chỉ mười bảy tuổi, đều trẻ trungsung sức, như mặt trời mới mọc, đủ cho ngài sử dụng ba mươi năm, hoànthành ước nguyện vĩ đại trong lòng.
Thiên Thịnh đế cười nhẹ, hơi khổ não nói:
- Có thể thi đến thi Đình, ai không phải là tinh anh trong những người đọc sách? Chỉ là, văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị, khó khăn lắm mớichọn trong hai mươi người đứng đầu được ba người, rồi lại phải quyếtđịnh thứ hạng trước sau của ba người này, quả thực khiến trẫm rất bốirối.
- Vậy thì cho tất cả thành trạng nguyên là được.
Hạ Nguyên vô trách nhiệm nói.
- Nói bậy bạ gì đó!
Thiên Thịnh đế cười mắng. Hắn biết người biểu đệ này trước giờluôn có chừng có mực, đệ ấy thuận miệng nói linh tinh như vậy chẳng quavì biết hắn cần một người có thể nghe hắn càm ràm oán trách một chút màthôi. Đại sự quốc gia như chọn hiền tài dĩ nhiên cuối cùng phải do mộtmình Hoàng đế đảm đương, do một mình hắn quyết định cất nhắc ai bổ nhiệm ai, nếu không thì sao gọi là môn sinh thiên tử?
- Hoàng thượng, dù sao thời gian còn sớm, không vội quyết định ngay, ngài dùng bữa trước đi.
Hạ Nguyên nhìn trái cây và bánh ngọt xinh xắn trên bàn vẫn chưa được động đến, đề nghị.
- Trẫm đâu còn tâm trạng ăn nữa. Đệ ăn đi.
- Ngài không ăn thì thần đành phải nhìn thôi.
Nhân lúc xung quanh không có ai___quan trọng nhất là không có Khởi cư xá nhân và Khởi cư lang chướng mắt (Khởi cư xá nhân, Khởi cư lang: các chức quan phụ trách ghi lại lời nói và hành động của Hoàng đế để ghi vào sử sách),Thiên Thịnh đế lườm Hạ Nguyên, hầm hừ:
- Trẫm thấy đệ rõ ràng là hoàn toàn không có khẩu vị, đừng vờ như biết tuân thủ lễ nghi lắm vậy.
Tiểu tử này từ nhỏ đã giỏi giả vờ, trước mặt và sau lưng ngườita cứ như hai người khác nhau, thế mà thật giả vờ được cả đời.
- Thần luôn luôn tuân thủ lễ nghi.
Hạ Nguyên ra vẻ đường hoàng nói, đồng thời nhấn mạnh:
- Toàn bộ đều nhờ biểu huynh của thần từ nhỏ đã là tấm gương tốt, biết cách dạy dỗ.
Lườm chưa đủ để thể hiện tâm trạng của Thiên Thịnh đế bèn trựctiếp trợn trắng mắt. Thân là biểu ca ruột của Hạ Nguyên, với sự “khenngợi” này, hắn thật không dám nhận.
- Được rồi, không muốn ăn thì đừng ăn, nhân bây giờ trẫm đang rảnh, nói chuyện một tí đi.
Hôm qua Vĩnh Gia công chúa tiến cung phụng bồi thái thượng hoàng chơi xúc cúc, đặc biệt qua hỏi hắn một tiếng khi nào có thời gian rảnh, Hạ Nguyên muốn cầu kiến.
Bình thường hoàng thân tôn thất cầu kiến Hoàng đế chỉ cần tớihoàng cung nói một tiếng là được, không cần qua tầng tầng thông báo, đưa thiếp trước mấy ngày gì gì đó. Hoàng gia tuy nhiều quy củ nhưng phầnlớn là dùng giữa quân thần hậu phi, còn huyết mạch chí thân trong nhàđều ngầm tùy tiện. Đợt này bận việc thi cử tuyển chọn hiền tài nên Hoàng đế trừ lúc lên triều, nghị luận chính sự và phê duyệt tấu chương ra,toàn bộ thời gian đều dùng cho việc chấm bài thi, cho nên Hạ Nguyên muốn gặp Hoàng đế một lần phải để Hoàng đế trích ra thời gian, không muốnquấy rầy chính sự của Hoàng đế.
Hạ Nguyên mỉm cười nói:
- Biểu ca, huynh còn nhớ chuyện năm năm trước, do động đất nênthái thượng hoàng ra lệnh mở lăng mộ Thái Tổ ra tu sửa không?
Biểu ca đại nhân – Thiên Thịnh Hoàng đế lườm biểu đệ nhà mình.Lúc Hạ Nguyên không gọi hắn là thái tử hay Hoàng đế có nghĩa là chuyệnhọ cần nói rất riêng tư, không thích hợp cho bất kỳ nhân vật lớn nàobiết, mà tốt nhất họ cũng nên tạm thời gác thân phận của mình qua mộtbên.
- Sao không nhớ chứ. Lúc đó chuyện tu sửa lăng mộ còn do trẫmchủ trì đây này, nếu không đệ tưởng rằng loại người bá vơ như đệ có thểchen lẫn vào hoàng lăng à?
Lúc đó tu sửa lăng mộ vì để phòng ngừa thất thoát nên tất cả thợ và quan viên vào lăng đều được tuyển chọn nghiêm khắc, giới hạn sốngười, đồng thời lúc ra vào cần phải soát người. Nếu không nhờ lúc đóThiên Thịnh đế còn là thái tử che chở thì Hạ Nguyên ngay cả đỉnh núi đặt hoàng lăng cũng không thấy được.
- May nhờ có biểu ca săn sóc, tiểu đệ vô cùng cảm kích.
Hạ Nguyên rất nghiêm túc chắp tay hành lễ. Tiếp theo đó, cậu cười đầy thâm ý:
- Biểu ca, vậy, chắc hẳn huynh còn nhớ “thiên hạ quán quân thiếp” chứ?
- Sao không nhớ? Năm đó trẫm tranh việc tu sửa lăng mộ khôngphải chỉ vì muốn vào lăng tận mắt chiêm ngưỡng “thiên hạ quán quânthiếp” hay sao?
Trên mặt Thiên Thịnh đế hiện lên biểu cảm kỳ quái vừa sùng bái vừa méo mó:
- Trẫm biết…..Thái Tổ dù sau này trở thành bá chủ một phương, dù lúc nào cũng tay không rời sách, muốn bổ khuyết nỗi tiếc nuối ít họckhi còn trẻ, nhưng suy cho cùng……đã bỏ lỡ thời gian học hành tốtnhất……nét chữ không thể nào hùng hồn khí phách, tuyệt đẹp như trên tấmbia đá ngoài điện Cần Chính kia. Nhưng bản thư thiếp ấy của Thái Tổ quảthực viết cực kỳ tốt.
Thiên Thịnh đế lúc nhỏ rất sùng bái Thái Tổ, xem Thái Tổ như mục tiêu phấn đấu cả đời. Người hoàng gia đều là cầu thủ xúc cúc, ThiênThịnh đế đương nhiên cũng không ngoại lệ, nhưng hắn lý trí hơn rất nhiều so với phụ thân và tổ phụ; ít nhất, hắn không muốn làm cao thủ xúc cúcmà chỉ muốn sau khi chết được nhận tên thụy là “Võ”. “Võ” không phải một tên thụy đẹp, còn ngầm có ý phê phán mát mẻ, nhưng Thiên Thịnh đế lạicực kỳ thích.
Bốn phương thái bình, mở rộng biên cương, giương oai thiênhạ___muốn đạt được những thứ này, một Hoàng đế bình thường không làmđược. Tân đế hùng tâm dào dạt, từ nhỏ đã lập ra mục tiêu, dùng thời gian cả đời quét sạch giặc ngoại xâm biên cương, khiến vạn quốc triều bái,khiến ngoại tộc không dám xâm phạm. Hai trăm năm trước, Thái Tổ đã làmđược; hai trăm năm sau, Thiên Thịnh đế muốn một lần nữa mở ra thời kỳvinh quang thịnh thế.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]