Chương trước
Chương sau
Tôi thấy có thứ gì đó lướt qua trên vách núi, thân hình thoăn thoắt, nhanh không thua gì loài khỉ vượn, chỉ thấy trước mắt hoa lên một cái, thẩm nhủ chẳng lẽ là con khi Ba Sơn mà người nhà họ Phong thuần dưỡng, nhưng thể hình con khỉ Ba Sơn trong hầm phòng không Thanh Khê dường như không lớn đến vậy, chẳng lẽ trong núi Quan Tài vẫn còn sót lại "thi tiên" hay sao?

Đúng lúc này, cái bóng leo bám trên vách đá kia đột nhiên dừng lại ở chênh chếch chỗ chúng tôi, tôi vội dụi dụi mắt, định thần nhìn kỹ, lại càng thêm kinh ngạc bội phần. Bọn tôi đang ở giữa đoạn điểu đạo vừa chật vừa dốc, cách chúng tôi chừng vài chục mét, có mấy cây cọc gỗ đóng trên vách đá, dùng để đặt quan tài, con khỉ Ba Sơn đang cõng giáo sư Tôn trên lưng, dừng lại trên đó bất động trong mưa. Một người một khỉ, cứ thế ngoái đầu lại nhìn chằm chằm vào chúng tôi, nét mặt đơ ra như gỗ.

Tôi đoán, con khỉ Ba Sơn kia không theo bọn tôi vào hẻm núi Quan Tài, nhưng nó có linh tính, cứ quanh quẩn ở gần đây, cảm giác được dưới lòng đất có biến động lớn, liền một mạch vượt núi băng đèo chạy tới, đồng thời tìm được Tôn Cửu gia trong núi Quan Tài sắp bị hủy diệt, bèn cõng lão ta leo lên vách đá, đối mặt với chúng tôi lần nữa.

Tôi thấy Tôn Cửu gia buông thỏng một cánh tay, khắp người toàn bùn đen, gương mặt bị nước mưa xối vào trông nhợt nhạt hết sức, lão ta không cất tiếng, nhưng tôi có cảm giác, ông chỉ muốn xem xem chúng tôi có chuyện gì hay không, rồi sẽ lặn đi từ nay không gặp lại mọi người nữa.

Chúng tôi và Tôn Cửu gia cùng con khỉ Ba Sơn cứ nhìn nhau từ xa trên vách đá, mấy phút liền không ai thốt lên một lời, vách đá trong hẻm núi Quan Tài này dốc đứng, tôi muốn lại gần lão ta thêm một bước cũng không thể.

Chuyến này, chúng tôi nhặt được mấy cái mạng ở thôn Địa Tiên trở về, may mà mấy người đều không thương tổn gì, nghĩ lại những gì vừa trải qua, cảm giác như vừa gặp một cơn ác mộng, đối với những chuyện đã qua, tự nhiên cũng nhìn thoáng hơn rất nhiều, cảm thấy hành vi của Tôn Cửu gia về tình thì chấp nhận được, nhưng về lý thì khó tha, tuy tôi và Tuyền béo ngoài miệng nói dữ, nhưng thực tâm cũng chẳng muốn truy cứu lão ta gì nữa.

Lúc này, tận mắt trông thấy Tôn Cửu gia được con khỉ Ba Sơn kia cứu ra khỏi núi Quan Tài, tảng đá đè trong lòng rốt cuộc cũng rơi xuống. Chỉ thấy lão ta hình như muốn trốn đi thật xa, không biết bao giò mới gặp lại, tôi chợt nhớ ra còn một câu thoại vẫn chưa nói vói lão, bèn khum tay trước miệng, hét về phía lão ta trong màn mưa: "Tôn Cửu gia, món nợ giữa chúng ta còn chưa xong đâu, mong rằng ông trời phù hộ cho ông được bình an vô sự, ít nhất là cho đến khi ông chạm mặt tôi lần nữa." Tôn Cửu gia nghe tôi nói thế cũng không biểu lộ gì, chỉ nhìn chằm chằm vào chúng tôi một lúc, gương mặt không còn chút sắc máu thoáng lướt qua một nụ cười lạnh lẽo khó nhận ra, đoạn lão ta khẽ vỗ lên vai con khỉ Ba Sơn một cái. Con khỉ hiểu ý, không buồn liếc nhìn chúng tôi thêm lần nào nữa, vươn cánh tay tung mình bám lên vách đá, nó cõng một người trên lưng mà vẫn có thể leo bám trên vách núi dựng đứng nghìn mét không hề khó khăn, nhổm lên hụp xuống mấy cái đã lên càng lúc càng cao, rồi biến mất trong màn mưa như trút.

Tôi và Tuyền béo vươn người thò ra khỏi điêu đạo, ngước nhìn lên vách đá phía trên, chỉ thấy mưa và sương mù mờ mịt, nào còn tăm tích của một người một khỉ ấy, trong lòng chợt thấy trống trải hoang mang, đành rụt người vào, tiếp tục ở lại trong hốc đá tránh mưa.

Lúc này, hẻm núi Quan Tài mứa gió tơi bời, chúng tôi không dám mạo hiểm leo bám lên vách đá ẩm ướt trơn tuột, đành kiên nhẫn đợi mưa lớn tạnh hẳn. Núi Quan Tài nằm vắt vẻo giữa hẻm núi đã hoàn toàn sụp đổ, vỡ thành vô số khối đá lớn, bị dòng thác cuốn xuống con sông bên dưới, giờ đang là mùa lũ, thế nước trong núi rất mạnh, các di tích như mộ Địa Tiên, Linh Tinh điện rơi xuống nước, lập tức bị nhấn chìm không thấy tăm hơi.

Cả bọn an một ít lương khô rồi ngồi bó gối, mỗi người đều có tâm sự riêng, trầm mặc không nói năng gì, sau phen lao lực, cơn buồn ngủ ập đến, bất giác, cả mấy người đều lần lượt thiếp đi.

Vùng đất Vu Sơn xưa nay vẫn nổi danh là chốn thâm u sớm mây chiều mưa, lúc tôi tỉnh giấc, cơn mưa trong núi vẫn chưa dừng, mãi đến sáng hôm sau, mây mới tan, mưa mới tạnh, có thể vượt núi băng đèo rời khỏi hẻm núi Quan Tài. Dọc đường, chúng tôi chỉ hái vài quả dại trong khu rừng gần đó lót dạ, uống chút nước suối giải khát. Chốn hoang sơn dã lãnh này chẳng có đường đi, lúc ở trên núi trông lộ trình có vẻ không xa lắm, nhưng khi băng rừng vượt suối, vẫn phải đi mất gần một ngày trời. Suốt cả chặng dường, bọn tôi không gặp bóng người nào, càng không thấy tung tích Tôn Cửu gia, cũng không biết lão ta vẫn còn nán lại trong hẻm núi hay đã chạy đến nơi nào nữa.

Tối hôm sau, chúng tôi mới đến dược cổ trấn Thanh Khê không một bóng người, vùng núi hiếm khi được ngày quang mây, không sương không khói, chỉ thấy những vì tinh tú lấp lánh trên bầu trời đêm, sông Ngân hiện lên rõ mồn một trước mắt. Vì cả bọn đều có vết thương trên mình, khó lòng ở lại lâu, trời vừa sáng, chúng tôi lại lập tức ra khỏi núi theo đường sạn đạo, trước tiên tới trạm y tế huyện Vu Sơn trị liệu, đồng thời thương lượng xem nên xử lý Tôn Cửu gia thế nào. Tuyền béo nói, lão họ Tôn này thật đáng căm hận, phải băm vẳm lão ra mới được, nhưng cũng chớ vội làm gì, hòa thượng chạy được thì chùa vẫn còn đó, khi nào về Bắc Kinh sẽ tới hốt ổ nhà lão, lên trời thì đuổi tới điện Lăng Tiêu, xuống biển thì truy tới cung Thủy Tinh, dù lão có là Kim Sí Đại Bàng bên cạnh Như Lai thì cũng phải đến Tây Thiên vặt trụi lông lão, không ăn được bữa Mãn Hán toàn tiệc ở quán Chính Dương Cư thì không xong.

Tôi lo nhất là Tôn Cửu gia còn có mưu đồ gì khác, trên người lão ta xảy ra rất nhiều hiện tượng kỳ quái khó lòng lý giải nổi, càng suy đoán lại càng cảm thấy lão ta không phải người bình thường, thảng như chúng tôi vô ý giúp kẻ xấu làm điều ác, thì tội này thật quá lớn, bất luận thế nào cũng phải nghĩ cách tìm bằng được lão ta.

Có điều, tôi cảm thấy biện pháp vé Bắc Kinh hốt ổ nhà Tôn Cửu gia của Tuyền béo cũng chẳng ý nghĩa gì, xét về thủ đoạn hành sự bí hiểm, Tôn Cửu gia này so với đám tổ tiên Đại Minh Quan Sơn thái bảo của mình tuyệt đối chỉ hơn chứ không kém. Nếu tôi đoán không sai, trước khi cùng chúng tôi xuất phát rời Bắc Kinh, lão ta đã hạ quyết tâm bỏ hết gia nghiệp, không trở lại đó nửa rồi.

Ngay trong ngày, tôi và Shirley Dương ở huyện lỵ gọi điện thoại đường dài về nhà giáo sư Trần ở Bắc Kinh, thử thăm dò chuyện của Tôn Cửu gia. Quả nhiên không sai, Tôn Cửu gia đã bàn giao công việc, viện cớ bệnh tật xin nghỉ hưu sớm về quê, cả gian nhà tập thể kia lão ta cũng trả lại nốt. Hiện giờ, người ở Bắc Kinh cũng chỉ biết có chừng đó thông tin.

Tôi thấy việc này không có kết quả, nghĩ nhiều cũng vô dụng, đành tạm gác lại một bên, tĩnh tâm bồi dưỡng sức khỏe. m khí trong mộ cổ Ô Dương vương và núi Quan Tài quá nặng nề, thân thể bốn người chúng tôi đều tích tụ không ít thi độc, đầu tiên là ho sù sụ không ngừng, hô hấp khó khăn, sau đấy còn thường nôn ra máu bầm, nán lại trong bệnh viện gần một tuần mà vẫn chưa khỏi hẳn.

Hôm ấy, trời vừa tối, tôi nằm trên giưòng bệnh truyền dịch, mơ mơ màng màng gặp phải một cơn ác mộng, tình cảnh trong mộng mờ mịt xa xăm, dường như tôi trở lại thôn Địa Tiên trong núi Quan Tài, đi vào gian chính của nhà cũ họ Phong, thấy trong nhà hương khói nghi ngút, trên tường treo một bức ảnh thờ, phía trước bày một bàn thờ, trên bàn có bảy đĩa tám bát đựng các món điểm tâm, hoa quả, cùng với ba cái đầu máu chảy ròng ròng của tam sinh trâu, dê, lợn, phướn trắng đong đưa phơ phất, rõ ràng là minh đường của người làm nghề sông nước.

Tôi bước tới trước ban thờ, định nhìn cho rõ xem người trong ảnh là ai. Dưới ánh nến vàng yọt trong nhà, tôi loáng thoáng nhận ra bóng dáng của một thiếu nữ con lai. Tôi thầm nhủ: "Đây không phải Đa Linh ư? Sao cô ấy lại chết... ai đưa linh vị của cô ấy về thờ trong thôn Địa Tiên thế này?" Đang kinh ngạc không hiểu chuyện gì, tôi chợt nghe trên bàn thờ vang lên tiếng ùng ục, như thể có con lợn đang vục mõm ăn nước gạo vậy.

Tôi vội cúi đầu nhìn thử, thấy cái đầu lợn bày trên bàn thờ không hiểu sao lại sống dậy, đang tham lam vơ vét các món điểm tâm hoa quả cúng trên bàn, máu và nước miếng văng tứ tung, trông hết sức hung tợn đáng sợ.

Tôi thấy thế lền nổi giận, trong lòng dấy lên một cảm giác chán ghét khó tả, lập tức vớ lấy cán cây phướn trước bàn thờ, chọc vào cái đầu lợn kia, chẳng ngờ cán phướn bằng giấy bồi mềm quá, hoàn toàn không dồn được sức vào. Bất giác, tôi cuống lên, trán đầy mồ hôi, đang nóng lòng, chợt cảm thấy vai mình bị ai đẩy đẩy mấy cái, lập tức giật mình tỉnh mộng.

Tôi trông thấy Shirley Dương và hai người kia đang ở bên cạnh đánh thức mình dậy mới biết vừa rồi chỉ là mơ, nhưng giấc mơ này thật hết sức kỳ quặc, vả lại còn vô cùng chân thực, khắp người tôi đã ướt sũng mồ hôi lạnh. Tôi thầm cảm thấy đây là giấc mộng chẳng lành, lòng vẫn hoảng hốt không yên.

Út tò mò hỏi tôi mơ thấy gì mà sợ đến nông nỗi này, gặp ác mộng thì phải lập tức nói ra, chỉ cần nói ra là không linh nữa.

Tuyền béo cũng lấy làm lạ: "Nhất này, lá gan cậu xưa nay đâu có nhỏ, cũng tại trên đời không có cây gậy đủ dài, chứ không cho cậu một cây gậy như thế, dám cậu cũng chọc một lỗ trên trời lắm, sao mới nằm mơ một giấc đã sợ thế này rổi?"

Tôi nói, mấy người đừng nói linh tinh, thường có câu nghĩ gì mơ nấy, giấc mơ không phải điềm báo cát hung phúc họa gì cả. Có lẽ tại gần đây tôi nghĩ ngợi quá nhiều về việc của Đa Linh, nên mới gặp cơn ác mộng không đầu không đuôi như thế thôi. Nói đoạn, tôi liền kể lại những gì trông thấy trong mơ cho họ nghe.

Cả bọn nghe xong đều có một dự cảm chẳng lành, chỉ sợ tính mạng Đa Linh phen này khó giữ. Tuy có lỗi với lời ủy thác trước lúc lâm chung của Nguyễn Hắc, nhưng chúng tôi đã tận lực, chung quy vẫn không tìm được nội đơn của xác cổ nghìn năm, Đa Linh rốt cuộc sống hay chết đành trông cả vào phúc phận của cô thôi.

Sau đấy, chúng tôi lại nói sang chuyện Đa Linh trúng phải tà thuật Giáng Đầu của chính cha ruột mình, thật đúng là tạo hóa trêu ngươi, ý trời khó đoán. Có điều, sự kiện ở Nam Hải nếu suy xét đến cùng, vẫn là trách nhiệm của Tôn Cửu gia. Suốt nhiều ngày gần đây, chúng tôi không hề có chút tin tức nào của con người này, cũng không biết lão ta đã lẩn đi đâu mất.

Tôi đoán, Tôn Cửu gia sẽ không rời khỏi khu vực Thanh Khê, dẫu sao đây cũng là nguyên quán của lão ta, thi thể cha và anh trai lão ta cũng ở cả nơi này, nên định khi nào thương thế hồi phục đôi phần, sẽ tiến vào hẻm núi Quan Tài tìm kiếm lão lần nữa.

Chúng tôi đang bàn tính làm cách nào để tìm Tôn Cửu gia, đột nhiên ngoài cửa sổ có ai ném vào một cái bọc, đó vật bên trong dường như cũng không nặng lắm, phát ra một tiếng "cạch" khe khẽ, rơi xuống đất. Tuyền béo lập tức đứng dậy ra ngoài xem, huyện lỵ này có hai khu vực cũ mới, bệnh viện nằm ở rìa khu thành cổ, nhân khẩu không tập trung đông đúc, lại đang giữa mùa hạ, không khí ẩm thấp oi bức, ban đêm tuy có đốt hương muỗi nhưng cửa sổ phòng bệnh vẫn mở ra cho mát, bên ngoài chỉ có mấy ngọn đèn đường lẻ loi chiếu sáng, không bóng người nào. Rốt cuộc, Tuyền béo đành đóng cửa sổ lại, đề phòng có chuyện gì ngoài ý muốn phát sinh.

Shirley Dương nhặt cái bọc lên, mở ra xem, thấy bên trong có mấy bó cỏ dại hình thù quái dị, ngoài ra còn một xấp giấy viết thư, miếng long phù không mắt bằng đồng xanh kia không ngờ cũng ở bên trong. Cô cầm lấy đưa cho tôi nói: "Chắc là Tôn Cửu gia bảo con khỉ Ba Sơn lẻn vào huyện lỵ đưa thư cho chúng ta. Anh xem trong thư viết gì vậy?"

Tôi nôn nóng xem cho rõ ràng, vội vàng mở thư ra, vừa xem vừa đọc lại cho ba người kia. Bức thư do Tôn Cửu gia tự tay viết, ký tên thật của lão ta là "Phong Học Vũ", văn chương lưu loát dài dòng, đại để nói lão ta tự cảm thẩy hổ thẹn với mọi người, không còn mặt mũi nào đến gặp. Có điều, chuyện đổ đấu ở thôn Địa Tiên núi Quan Tài lần này, toàn nhờ vào Mô Kim hiệu úy tương trợ, tuy sau này có thể không còn gặp lại nhau nữa, nhưng có nhiều chuyện, lão ta không thể không nói cho rõ ràng.

Trong thư, Tôn Cửu gia nói đời này mình chưa bao giờ được thanh thản, trong lòng lúc nào củng đè nặng một trái núi lớn, hoàn cảnh xuất thân cùng vô số nguyên nhân nội tại và ngoại tại khác đã khiến lão ta không có nổi một người bạn để giải bày tâm sự, có thể tín nhiệm được, cũng chỉ có con khỉ Ba Sơn ẩn náu trong hẻm núi Quan Tài kia. Có điều, ông bạn già này của lão ta tuy tuyệt đối trung thành đáng tin cậy, lại rất có linh tính, nhưng dẫu sao cũng không thể nói được tiếng người, giống như một bộ phim của Rumani có nhân vật chính là chó săn vậy, nó vĩnh viễn chỉ là một "người bạn trầm lặng".

Lâu dần lâu dần, Tôn Cửu gia liền hình thành nên tính cách âm trầm lạnh lùng, trong thế giới quan của lão ta, ngoài việc của nhà họ Phong, trong thiên hạ không còn đại sự nào đáng nói nữa. Vì ở bên ngoài mộ cổ Địa Tiên có Cửu Tử Kinh Lăng giáp mỗi mười hai năm chỉ có mấy ngày trong năm Tý là lúc Kinh Lăng giáp ngủ đông, người bên ngoài mới có cơ hội tiến vào núi Quan Tài. Vì vậv, con cháu của Phong Soái Kỳ đã nhiều lần bỏ lỡ thời cơ, trung đoàn trưởng Phong vì dọc đường nhiễm bệnh nên quá mất thời hạn, nhất thời lửa giận công tâm, khiến hai chân bị liệt, nên mới chất trước khóa Cửu Cung Ly Hổ.

Tôn Cửu gia thấy nhân khẩu trong nhà rơi rụng dần, nếu mùa hạ năm nav vẫn không thể tìm được lối vào thì e rằng cả đời này cũng không còn hy vọng nào nữa. Trải qua nhiểu năm bày mưu tính kế, sắp xếp chuẩn bị, cuối cùng lão ta cũng có được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, kế hoạch tuy rất chu đáo cẩn mật, nhưng dẫu sao cũng không thể lường hết mọi chuyện, từ lúc bắt đầu tiến vào hẻm núi Quan Tài đã xảy ra rất nhiều chuyện lão ta không ngờ đến.

Vốn dĩ, Tôn Cửu gia đã thuộc làu "Quan Sơn chỉ mê phú" thật sự, chỉ là lo lắng đám Mô Kim hiệu úy chúng tôi sẽ bỏ rơi lão ta, vì vậy mới giấu giấu giếm giếm mãi, trước đó còn sắp xếp mấy tình huống, để mọi người tiếp tục với các thông tin rời rạc nửa thật nửa giả ở những địa điểm khác nhau, rồi thêm vào chút khổ nhục kế hòng đánh lừa dư luận, đến lúc mấu chốt mới tự mình lần lượt chỉ ra điểm quan trọng. Kỳ thực, trong bài "Quan Sơn chỉ mê phú" thật sự kia, đã bao hàm cách phá giải khóa Cửu Cung Ly Hổ rồi, trở ngại duy nhất chính là ghép lại những mảnh vỡ của tấm bản đồ phong thủy, nhưng lão ta không liệu trước được việc truyền nhân của Phong Oa sơn nửa đường gia nhập đội thám hiểm, rất nhiều kế hoạch đã sắp xếp từ đầu không thể không thay đổi, dẫn đến cục diện dần dần trở nên hỗn loạn không thể khống chế.

Điều khiến Tôn Cửu gia bất ngờ nhất là một loạt các sự vệc xảy ra ở cầu Hách Hồn do lũ chim yến tạo thành, lão ta vốn định lợi dụng lũ châu chấu giáp vàng mai phục trong hẻm núi để phân tán sự chú ý của mọi người, sau đó chỉ ra đường sống, từ chỗ thác hóa thạch tụt xuống cây xà gỗ để thoát thân.

Sở dĩ sắp xếp như vậy là vì sau khi xuống dưới hẻm núi, sẽ tiến vào địa cung Ô Dương vương, trước đó, lão ta cần làm một "thủ thuật" với thân thể mình. "Thủ thuật" này, thực ra là một "yêu thuật" từ xưa truyền lại, Quan Sơn thái bảo nhờ trộm mộ của ẩn sĩ thời cổ mà phát tích, phát hiện ra rất nhiều thuật phù thủy, tà pháp sớm đã thất truyền cả nghìn năm nay. Trong đó có một môn, là dùng kim châm bằng xương đâm vào não, tương truyền có thể khiến tam muội chân hỏa trong cơ thể tắt ngấm. Vì trên cơ thể người sống luôn có ba ngọn đèn, tượng trưng cho dương khí của người sống, độ sáng tối ba ngọn đèn này thể hiện sự hưng vong của vận khí, phẩm đức chủ nhân, mắt thường không thể nhìn thấy được, chỉ có ma quỷ và cương thi mới trông thấy. Đâm một cây kim bằng xương vào huyệt vị sau gáy, có thể làm tắt ba ngọn mệnh đăng này, lúc trộm mộ có thể tránh được chuyện gặp ma, hoặc có thi biến, nhưng một khi dùng thuật này, tuyệt đối không thể nói với người bên cạnh, chỉ có thể tự biết, một khi nói ra, sẽ lập tức hồn phi phách tán, lúc chết muốn làm ma cũng không xong.

Tà thuật này bắt nguồn từ đất Ba Thục cổ xưa, trên thực tế, đây chính là tiền thân của thuật châm cứu huyệt vị, trong các bức bích họa, nham họa lưu lại từ thời văn minh Vu Sở từng miêu tả rất kỹ lưỡng những trường hợp tương tự. Thầy phù thủy thi triển yêu thuật, người bị kim bằng xương đâm vào, sẽ như có quỷ thần nhập thể, lên núi đao xuống biển lửa hoàn toàn không cảm thấy đau đớn, vì huyệt vị mũi kim đâm vào chính là trung khu thần kinh kiểm soát cảm giác đau đớn, người cổ đại không hiểu sự kỳ ảo bên trong, bèn cho rằng đấy là tà thuật.

Nhưng ở trước Long môn nơi thác đá, sự việc đã phát triển đến mức Tôn Cửu gia không khống chế nổi nữa, lúc rơi xuống xà gỗ vắt ngang vách núi lão ta bị đập đầu, mũi kim vừa đâm vào gáy không biết biến đâu mất, có thể đã ngập lút vào trong đầu, cũng có thể trong lúc hỗn loạn đã bị rơi ra. Sau khi vào địa cung Ô Dương vương, lão ta phát hiện thần kinh của mình dần trở nên tê liệt, cơ thể bị thi trùng cắn xé mà hoàn toàn không có cảm giác gì, nhưng sự thể đã không còn cách nào vãn hồi, sợ rằng trong những năm còn lại, lão ta sẽ phải làm một cái xác sống không còn tri giác Chẳng những vậy, hễ căng thẳng kích động quá độ, lão ta lại cảm thấy mạch máu toàn thân căng phồng lên, phỏng chừng có thể vỡ mạch máu mà chết bất cứ lúc nào.

Tôn Cửu gia lòng dạ sắt đá, sự việc đã xảy ra rồi, đành chấp nhận số mệnh, cũng không lấy đó làm oán hận. Lão ta trời sinh tính tình lạnh nhạt, coi nhẹ cả mạng mình lẫn mạng người khác, có điều, bấy giờ lão ta cũng chỉ định đơn độc một mình tiến vào thôn Địa Tiên, dựa vào bí thuật làm tắt ba ngọn đèn sinh mệnh, lại có gương có Quy Khư trừ tà, chỉ cần tìm được mộ Địa Tiên, hẳn vẫn ứng phó được.

Chẳng ngờ ma xui quỷ khiến thế nào, những dấu hiệu thi biến trên người lão ta làm chúng tôi sinh nghi, khiến láo ta bại lộ thân phận sớm hơn dự định. Để kịp vào thôn Địa Tiên trước khi Cửu Tử Kinh Lăng giáp phong tỏa núi Quan Tài, dẫu biết rõ phen này có đi mà không có về, lão ta cũng đành giở ra kế hiểm, dụ cả bọn cùng tiến vào một lượt.

Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.