Chương trước
Chương sau
Dưới khe núi sâu của đình Bình Sơn sương trắng cuộn bay, vết nứt tự nhiên sâu không thấy đáy này khiến ngôi mộ cổ trong lòng núi lộ ra, nếu có thể xuống thẳng địa cung từ đây sẽ giảm bớt được biết bao công sức đào đá dỡ núi. Nhưng theo tuyền thuyết về mộ cổ Bình Sơn lưu truyền bấy lâu, chưa từng có ai lấy được châu báu từ đó trở về, bọn sơn tặc thổ phỉ trong vùng cũng đã nhiều lần định đột nhập mộ cổ từ vết nứt này, song đều bỏ mạng dưới đáy vực, không ai biết dưới lớp sương mây bí ẩn kia chứa đựng những hiểm nguy gì.

La Lão Oai nhân lúc mọi người không để ý, bắt anh chàng người Miêu nàu nhảy xuống khe núi thăm dò địa cung mộ cổ, xem rốt cuộc vì sao dưới đó chỉ có đi mà không có về. Quân phiến loạn thời đó chính là Lão Thiên Vương, bách tính có câu ví von rất chuẩn xác rằng: “ đuôi của lừa mẹ không cần vé, bao súng của lão Vương là giấy thông hành”, am chỉ bọn phiến quân ăn uống, đánh bạc, chơi quỵt gái điếm xong việc là vỗ bao súng xoay người đi thẳng, nếu có giết mấy mạng thảo dân trong núi cũng là chuyện thường tình như người ta di mấy con kiến. Vì vậy chuyện sống chết của một tay người Miêu sao có thể làm bận lòng La Lão Oai.

Anh chàng người Miêu bị dí súng vào đầu, sợ đến vãi cả cứt đái, hai đầu gối nhũn ra, quỳ sụp xuống đất ôm chân La Lão Oai mà cầu xin tha mạng. Khe núi này sâu hun hút, người nhát gan đứng từ trên nhìn xuống đã hoa mắt run chân, nào có dám xuống dò tìm địa cung mộ cổ gì.

La Lão Oai không thèm để ý, kéo xểnh xệch anh ta tới bên cạnh miệng vực, đang định dùng vũ lực đẩy anh ta xuống thì trông thấy sương màu trong khe núi bốc lên, dưới vực vọng lên tiếng ầm ầm như có cả đoàn xe lửa chạy qua, vách núi rung lên bần bật, tựa hồ trời long đất lở. Lão Trần mặt biến sắc, khoát tay kêu to: “chuồng lợn, mau tránh ra!”

Những người còn lại thấy thủ lĩnh ra hiệu rút gấp thì biết có sự chẳng lành, ngay cả la lão oai cũng quên béng mất anh chàng người Miêu, cắm đầu chạy như bay xuống dưới núi, đến lưng chừng mới dám dừng lại. lão trần thở phào nói: “Nguy hiểm quá, ngọn núi này quả nhiên danh bất hư truyền, cầu vồng trong khe núi không phải ánh sáng của châu báu trong mộ cổ mà đều là khí độc do trùng độc, rắn, rết nhả ra. Hiện giờ vẫn chưa thể phán đoán đó là thứ gì, nhưng theo thanh thế này thì hẳn là vật độc được tiềm dưỡng cả trăm năm. Khi mặt trời ngả bóng, khí độc sẽ từ dưới vực sâu bay lên, vừa nãy nếu chúng ta không nhanh chân chắc giờ đã trúng độc mất mạng rồi.”

Bọn la lão oai và Hoa Ma Linh nghe vậy không khỏi kinh hãi. Bấy giờ phương pháp phòng độc còn lạc hậu, đám trộm cướp này giết người như ngóe, không sợ binh đao lửa đạn, chỉ sợ khí độc. Hơn nữa không biết khí độc do loài vật độc nào nhả ra, khó mà có thuốc giải cứu chữa, một khi trúng độc chỉ còn nước chết. Trong tiếng lóng của dân đồ đấu xả lĩnh, mộ cổ có độc được gọi là “hầm đen”, cửa hầm đen chính là chuồng lợn. Thời xưa chuồng lợn đa phần dựng ngay bên cạnh hầm chứa phân, thứ mùi ở hai nơi này trộn lẫn khó ngửi vô cùng, chẳng ai muốn tới gần. Dân đồ đấu gọi độc là hầm đen, có ý cần phải tránh xa, ám ngữ này đến cuối thời Thanh đầu Dân quốc đã không còn được sử dụng, nhưng từ xưa tính lại, đám lực sĩ xả lĩnh đào mồ quật mà chết trong hầm đen không đếm xuể.

La lão oai thấy lòng núi có trùng độc, vẫn không cam tâm, bèn hỏi lão trần không lẽ bỏ cuộc ở đây.

Lão trần lắc đầu, làm bộ làm tịch nói: “Sơn dân ắt có diệu kế nhưng đây không phải là chỗ nói chuyện, chúng ta hẵng lên núi bàn tiếp.” Rồi nhân lúc trời còn sáng, lão dẫn mọi người quay lại nghĩa trang Lão Hùng Lĩnh, lấy nhà khách của người chết này làm sở chỉ huy tạm thời.

Trước mặt lão trần, la lão oai tuy không giết người Miêu đẫn đường, nhưng cũng không thể thả anh ta đi vì sợ lộ bí mật quân cơ, đành tạm bắt theo làm chân hậu cần, lo mấy việc gánh nước quét nhà.

Anh chàng người Miêu vừa từ cõi chết trở về, nào dám trái ý dám cướp, vội vàng sắp sửa dọn lấy một căn phòng rộng rãi, khiêng cái bàn bat tiên cũ nát và mấy chiếc ghế vào bày. Bọn lão trần và la lão oai khuềnh khoàng ngồi xuống, cơm rượu xòn xuôi, bắt đầu bàn mưu tính kế suốt đêm, tìm cách quật ngôi mộ cổ trong Bình Sơn.

Lão trần là thủ lĩnh đội đổ đấu xả lĩnh, đương nhiên chính là người vạch ra mớ kế hoạch này. Qua chuyến khảo sát hôm nay, có thể phán đoán trong núi Bình Sơn có ít nhất dăm ba huyệt động lớn, nói với nhau thông qua hành lang. Lối vào hành lang nằm ngay cạnh địa môn, tuy đã bị che kín, nhưng lão trần vỗ giỏi quyết “văn”, nghe tiếng mưa gió sấm chớp là có thể tầm long yểm huyệt, muốn ước chừng vị trí huyện môn không phải chuyện khó, chỉ cần có đủ thuốc nổ, cho nổ mấy tầng đất đá bên trên, chắc chắn sẽ đào được cửa mộ nằm sâu trong lòng đất. Có điều mộ đời Nguyên chôn sâu táng lớn, nếu trực tiếp đào núi dỡ đất, e rằng phải tiêu tốn mất nhiều sức người sức của.

Hơn nữa khe vực trên đỉnh núi ít nhất cũng đã có từ hai, ba trăm nẵm, trông như dùng rìu bổ xuống, sương ngũ sắc bay lên rừ dưới đáy vực chỉ khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi thì khí độc mới tiêu giảm. Khe núi này tuy có thể dẫn thẳng tới địa cung, nhưng bên trong nhất định có loài thực vật cực độc nào đó chiếm cứ làm hang ổ, xuống địc cung từ đây. Dù có tránh được khí yêu độc thì cũng khó thoát bị ăn tươi nuốt sống.

Xét trên những nhân tố này, lão trần thấy nếu chỉ dựa vào sức của phái xả lĩnh thì đại sự khó thành, có ý nhớ đến Ban Sơn đạo nhân tới trợ giúp. Nhưng bọn Hoa Ma Linh lại không biết nhiều về thuật Ban Sơn Phân Giáp, cho rằng đó đều là mấy lời đồn đãi truyền kỳ, vốn không phải là thật. thời buổi thiên hạ đại loạn, thần tiên cũng khó tránh nổi mũi tên hòn đạn, dù bản lĩnh tày trời, thì chỉ bằng một băng đạn quét qua cũng gục cả thôi, trên đời này làm gì có phép với thuật.

Lão trần trách mắng, nói các người đều là ếch ngồi đáy giếng, chỉ biết cạy đông thế lớn, ỷ vào thuốc nổ khí giới xẻ núi đổ đấu mà cou thường thiên hạ. Ngày nay ngoài đám trộn cắp tép riu, bậc trộm cướp có đạo vẫn tồn tại ba phái lớn là Phát Khâu, Mô Kim, Ban Sơn và Xả Lĩnh. Mô Kim đào mộ dùng “thần”, xả lĩnh dùng “sức”, còn Ban Sơn thì lại dùng “thuật”, thuật cơ huyền diệu, quỷ thần khó đoán, lớn có thể dời non lấp biển, nhỏ có thể xuyên qua lỗ kim, đi đến ngàn dặm, không gì ngăn nổi, lẽ nào lại không có “thuật”?

Hoa Mai Linh biết lão trần vốn tính kiêu căng, không đời nào giương cao uy phong của người ta mà giảm nhuệ khí quân mình, đã nói như vậy hẳn là thực sụ coi trong thuật Phân Giáp của Ban Sơn đạo nhân, lại thấy ngôi mội cổ Bình Sơn không dễ xơi nên mới chủ trương dùng sức của xả lĩnh kết hợp với thuật của Ban Sơn, đôi bên hợp tác hành sự mới là sách lược vẹn toàn, trong bụng khâm phục lắm.

La lão oai nghe xong kế hoạch của lão trần lập tức vò đầu bứt tai; “ con bà nó, đợi lũ đạo sĩ tép riu ấy từ đất Kiềm quay lại thì biết bao giờ. Mỡ dâng đến miệng rồi còn khó trôi…” Hắn không đành lòng để Ban Sơn đạo nhân nhúng tay vào việc này, dù bọn họ tìm thuốc hay tìm ngọc, theo quy định trong giới lục lâm, ít nhất một phần minh khí lấy được sẽ bị chia sẻ. Trên đất Tam Tương Tứ Thủy, đám trộm xả lĩnh chỉ cần hô một tiếng cũng có thể tập hợp mấy trăm cao thủ đổ đấu bất cứ lúc nào, lại thêm trong tay la đại soái hắn còn mấy vạn người súng, với thực lực này, muốn quật một ngôi mộ cổ mà còn phải đợi mấy tay đạo nhân tới giúp? Chuyện này lọt ra ngoài thì khó nghe nhường nào, từ nay phái xả lĩnh biết giấu mặt đi đâu?

La lão oai nhăm nhăm lợi ích của mình, bèn khuyên lão trần đừng đợi đám ban sơn đạo nhân nữa, bọn ta cứ xúc tiến đi thôi, trong tay đã có sẵn tiểu đoàn công binh quật mộ trang bị đến tận răng, có cổ mộ nào không phá nổi? Chỉ cần kế hoạch hợp lý thì lo gì không phá đc Bình Sơn, có mất đi ngàn lính cũng mặc, ở cái thời mạng người không đáng một xu này, mẹ kiếp, chỉ cần bạc trắng và thuốc phiện là có thể dựng cờ chiêu binh. Bọn lính kiếm cơm muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, không đủ thì ta lại bắt gia đinh trai tráng. Chỉ cần đào được mộ cổ trong Bình Sơn, phát bội tài, mẹ kiếp, lúc ấy muốn bao nhiêu người bao nhiêu súng mà chả được.

Lão trần vốn tính tự cao, trước đây chẳng phải hiểm nguy, từng được thủ lĩnh Ban Sơn Gà Gô cứu mạng hai lần, trong lòng không khỏi rấm rứt, thấy mình thế nào vẫn kém ban sơn đạo nhân một bậc. lúc này nghe la lão oai ngon ngọt lão cũng thấy có lý, nếu phái xả lĩnh đơn phương hành sự, tuy về nhân lực sẽ tổn thất nặng nề, nhưng việc lơn mà thành, đám đạo sĩ Gà Gô kia ắt phải chống mắt lên xem thủ pháp cao cường của phái xả lĩnh. Khi xưa lên núi dốc lòng khổ luyện suốt mấy năm trời, giờ có cơ hội tốt dương danh lập vạn, làm lão bỏ qua sao cho nổi.

Nghĩ vậy, lão trần hạ quyết tâm quay sang nói với mọi người:” Các anh em, phái xả lĩnh chúng ta từ khi gia nhập nghĩa quân Xích Mi, gây bè kết đảng, tụ nghĩa lục lâm, đã tuân theo di huấn tổ sư gia thay trời hành đạo, quét sạch bọn bất lương. Thường nghe câu “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra”, thật đúng trời xanh không ngược đãi chúng dân. Nay mộ cổ trong núi Bình Sơn vàng bạc châu báu nhiều không kể xiết, đều là mồ hôi xương máu của bách tính bao đời tích tụ, rất hợp với tôn chỉ phái xả lĩnh chúng t, hãy đoạt lấy châu báu trong mộ để cứu tế lương dân, hoàn thành đại nghiệp.”

Các thủ lĩnh trước đây của phái Xả Lĩnh không ai có tài ăn nói như lão Trần, chuyện đào mồ trộm mả mà lão mang ra nói thành chuyện đường đường chính chính, khí khái quyết liệt, khiến bọn La Lão Oai nghe xong đều mắt tròn mắt dẹt, khâm phục bội phần, nhao nhao hiến cách bàn mưu, lên kế hoạch cho hành động trộm mộ lần này.

Trước tiên, lão Trần bảo La Lão Oai viết một bức mật lệnh, đóng dấu ký tên, giao cho gã câm Côn Luân Ma Lặc mang đi, hỏa tốc điều quân đội tới.Đội quân mai phục bên dãy thành cổ Miêu cương được chia thành ba cánh, trong đó có cánh quân gồm gần trăm tên thảo khấu Tương Âm, là đám trộm mộ Xả Lĩnh do lão Trần trực tiếp thống lĩnh; hai cánh quân còn lại đều là thuộc hạ của La Lão Oai, cánh lớn nhất quân số lên tới mấy trăm người, gọi là “tiểu đoàn công binh”. Thực ra trong đội ngu phiến quân hỗn tạp kiểu này, biên chế đều không chính quy, lính tráng phần lớn không thể tham gia đơn vị công binh chuyên nghiệp. hơn nữa tiểu đoàn này được La Lão Oai lập ra cũng không phải để đào công sự hay đặt địa lôi mà thực chất chỉ là đội quân đồ đấu chuyên đi đào mồ quật mả, tập hợp những kẻ to gan lớn mật, không tin vào tà thuật yêu ma, chỉ cần tiền không cần mạng, được đào tạo qua loa,sau đó trang bị các lọa khí giới của phái Xả Lĩnh, cấp nhiều la và ngựa để chuyên chở mìn pháo thuốc nổ, hoặc vận chuyển của cải châu báu đào được từ mộ cổ.

Ngoài ra còn có một tiểu đội súng ngắn, gồm các tay chân thân tín của La Lão Oai, tương đương một đội quân thiện chiến, có trách nhiệm trừng trị những kẻ dám lấy trộm bảo vật minh khí, hoặc tìm cách bỏ trốn trong quá trình trộm mộ. Quân sí trong đội súng ngắn được trang bị vũ khí tinh nhuệ của quân đội Đức, mỗi người hai khẩu M1932, sức chiến đấu và hỏa lực đều mạnh.

Đây là loại súng mô de của Đức, hộp tiếp đạn lớn nhất có thể chứa đến mười hai đầu đạn. Sau cách mạng Tân Hợi, các phiến quân hỗn chiến liên miên, cộng đồng quốc tế liền áp dụng luật cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, hạn chế quân đội Trung Quốc mua súng trường và súng máy hạng nặng. Song các phiến quân vì muốn tăng cường hỏa lực cho đội quân của mình tất có cách lách luật. Loại súng mô de do Đức sản xuất được liệt vào hàng súng ngắn tự vệ, không nằm trong danh sách cấm, nhưng nòng súng to, tầm bắn xa, lực sát thương lớn. Súng có chốt bắn nhanh và bắn tỉa, khi gạt sang chế độ bắn nhanh có thể xả một loạt hai mươi viên đạn, sánh ngang súng máy, hơn nữa lại có thêm báng súng tăng độ chuẩn xác, có thể dùng thay súng cạc bin, xét từ mọi góc độ đều xứng đáng là loại vũ khí cá nhân vô cùng thiết thực hữu ích.

La Lão Oai nhờ trộm mộ mà phát tài nên mới lập ra đội biệt động súng ngắn này, bỏ một khoàn tiền lớn mời giáo viên người Đức tới huấn luyện, đặt dưới quyền mình trực tiếp chỉ huy. Lần này tới Lão Hùng Lĩnh bên dòng Mãnh Động, Tương Tây khai quật mộ cổ, chính là dải địa bàn tranh chấp giữa mấy đám phiến quân khác, không khéo xảy ra xung đột vũ trang, thêm nữa cũng phải đề phòng đội công binh mang toàn súng Hán Dương Tạo kia thấy tiền lóa mắt trở mặt làm phản, nên lão đặc biệt điều tiểu đội quân súng ngắn tới đây.

Lão Trần muốn cùng lúc xâm nhập cả vào huyệt môn lẫn địa cung, nên ngoài thuốc nổ còn lênh cho tiểu đoàn công binh mang thoe một lượng lớn vôi bột và chu sa thần châu, chuẩn bị đối phó với loài trùng độc cự xà ẩn mình dưới vực. Gã câm Côn Luân Ma Lặc nhận lệnh lê đường, vốn gã là người rừng sống trong núi, tứ chi dài thượt, toàn thân rắn chắc, hai gan bàn chân dày cộp vết chai sần, nhìn chẳng khác một con tinh tinh đen trụi lông, trèo núi vượt đèo như đi trên đất bằng, quãng đường từ Lão Hùng Lĩnh tới thành Miêu Cương chỉ là chuyện nhỏ với gã. Tuy vậy, quân nhu tiểu đoàn công binh mang theo khá cồng kềnh, gã câm xuất phát ngay trong đêm, có lẽ phải chập tối mai mới dẫn được quân đội tới.

Đám trộm mộ bố trí đâu vào đấy, đêm hôm đó nghỉ ngơi dưỡng sức, sáng sớm hôm sau lại bắt anh chàng người Miêu dẫn đường xuống đi một vòng quanh chân núi Bình Sơn. Ngọn Bình Sơn ngoài bốn bề cổ thụ cao vút, trong khe núi còn có vài dòng thác trong đục chảy ra. Người Miêu dẫn đường nói trong núi vốn không có mạch nước ngầm, chắc hẳn là do mưa lớn tích lại trong núi, cuốn trôi đất đá, trút xuống đỉnh núi xanh âm u này.

Nghe nói có nước đọng trong Bình Sơn, lão Trần không khỏi chau mày lo địa cung bị ngập nước, cổ vật rất dễ bị nước mưa ăn mòn. Nếu quả như vậy, minh khí trong điện sâu có thể đã bị hủy hoại từ lâu, chỉ e chuyến này công cốc. Nhưng trong lúc nghe đất tìm long mạch, lão thấy trong núi phải có tới mấy địa huyện rộng ngang cỡ tòa thành, thông với nhau bằng hành lang, nếu nước mưa tràn vào một hai địa cung, chỉ cần trong mộ đạo lớp lớp đóng chặt, chắc sẽ còn một phần mộ thất tương đối nguyên vẹn, cũng không cần quá lo.

Đoàn người mõ mẫm quanh núi Bình Sơn, đến đâu cũng bắt gặp những cầu đá đền đá, đều là di tích kiến trúc thời Tống Nguyên, bị phá hủy dưới thời Nguyên. Mộ cổ đời Nguyên không được xây trên mặt đất, cũng không có tượng đá, bia đá, mà chỉ sót lại vài dấu vết nho nhỏ của các hố đầm đất lấp đá, song không thể qua nổi cặp mắt cú vọ của lão Trần. Những hố đất bịt đá này chắc chắn đều là các lò tuẫn táng, bên trong chẳng có gì đáng tiền. lão Trần vừa nhìn ngó xung quang vừa ra lệnh cho thủ hạ là Hồng cô nương vẽ lại địa hình Bình Sơn ra giấy. Ngàn thước xem thế, trăm thước ra hình, đứng dưới núi quan sát , tầm nhìn bị hạn chế, vẽ bản đồ nhìn sẽ rõ ràng hơn nhiều.

Khối nham thạch hình dáng kỳ quái tuy đức gãy hung hiểm, nhưng vẫn tuân theo luật âm dương, hiển lộ khí thế phi phàm. Lão Trần đi được một vòng quanh chân núi thì mặt trời cũng sắp lặn, lão không dám lưu lại trong rừng rậm quá lâu, đang định dẫn mọi người quay về sở chỉ huy lâm thời đặt ở nghĩa trang, nào ngờ đi được nửa đường bỗng thấy có một hố huyệt bị đào rỗng, đám giun đất và chuột trũi bên dưới thấy có bóng người liền toán loạn chui rúc xuống đất. Dưới huyệt mộ cỏ dại chen chúc um tùm, lão trần nhìn thấy cảnh tượng này sực nhớ ra một chuyện, vội túm lấy cổ áo người miêu dẫn đường, gằn giọng hỏi: “Hôm qua mày nói trong Bình Sơn chôn Thi Vương là ý làm sao?”

Anh chàng người Miêu bị lão Trần hỏi vặn, sắc mặt lập tức xám ngoét, còn khó coi hơn cả người chết, tựa hồ có tai họa sắp đổ xuống đầu: “Nói để thủ lĩnh hay, ngàn vạn lần không thể vào trong lòng núi, đó là chỗ ai cũng không dám vào, động dân chúng tôi đều biết Bính Sơn là đất dời thây mà.”
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.