“ Vương tử, nhất định dù quốc vương nói gì hau vương tử Charnan nói gì cũng không được vào thành Ayutthaya” Bên cạnh Nakom Pathom lúc này một lão binh hết sức cẩn thận dặn dò. Ông ta chính là một số ít thân binh người Việt do Lý Từ Huy cho Mỹ Lệ làm thân vệ đi theo đồ cưới. Mười ba năm sống nơi xứ khách, đám người này dường như đã coi Lavo là quê hương thứ hai, có vợ con và gia đình nơi này cả rồi. Hai mươi cận vệ năm xưa chỉ còn lại mười một người, họ chính là những tướng lãnh sĩ quan đời đầu của đám nô lệ binh người Lavo thành lập ở Bang Makok, đám này chiến đấu không biết bao nhiêu trận cùng người Pagang, chiến hữu năm xưa không còn lại bao nhiêu. Nhưng kẻ còn sống đều là tinh anh cả. Nên nhớ thân vệ của Lý Từ Huy là được Lý Nhật Trung chọn lựa từ tinh anh xứ Thiên Trường mà ra, mỗi thằng đều không đơn giản. “ Bác Tạ, yên tâm đi, ta không có xúc động đâu....” gương mặt của Nakom Pathom tuy non nớt nhưng đôi mắt lại tràn ngập vẻ kiên định. Hắn cũng không thuộc dạng tầm thường khi có ba năm du học ở Bố Chính và đã tốt nghiệp thiếu sinh quân trước thời hạn. Chỉ là hắn quá nhớ mẹ nhớ cha nên mò về Lavo coi như bảo lưu một năm sau đó sẽ vào học lớp chính trị ở Bố Chính. Nhưng đúng lúc này phụ thân chinh phạt các tiểu vương quốc người Thái ở Chaing Mai theo lệnh của ông nội. Cho nên Nakom Pathom đi theo để học hỏi thực tiễn. Không ngờ lần này biến cố lại nhiều đến như vậy. “ Thêm nữa, nếu như ngày mai gặp mặt có bất bình thì vương tử cũng phải nhịn, trước rút lại. Chúng ta di chuyển đường xa tuy người còn chịu được nhưng ngựa đã không còn sức, năm ngàn kỵ binh này là tinh túy nhất của cả Bang Makok, là chỗ dựa cho vương tử sau này.... Ngựa không còn sức thì lực chiến đấu của kỵ sĩ không còn bao nhiêu...” Lão binh tên Tạ tiếp tục nói lời. “ Bác yên tâm, ta không xúc động không xúc động, ít nhất phải nghỉ ngơi hai ngày mới được...” Nakom Pathom tuy nôn nao sốt ruột ra mặt, nhưng đạo lý cơ bản hắn vẫn hiểu và rất nghe gới can gián. Quả là không hổ được đào tạo chính quy ở Đại Việt, tuy tuổi nhỏ nhưng nghĩ chín còn hơn khối người. Ánh hừng đông hé lộ trên bán cầu này Châu Á. Một ngày mới với biết bao sự kiện sẽ liên tiếp diễn biến. Ầm ầm ... uỳnh uỳnh... Mới hửng đông nhưng Đông Nam Á khu vực đã vang lên tiếng súng pháo. Hạm đội mười lắm chiến hạm hộ vệ của Đại Việt đi vào sông Mea Klong thì bị tấn công dữ dội bởi những họng pháo liên tiếp từ phía bên bờ Tây. Tất nhiên hạm đội Đại Việt cũng không hề bất ngờ, họ đã được các Biệt Kích Lavo ở Samut báo cáo trước về điều này. Tình thế của quân Bang Makok không quá khả quan. Cũng may con đường thông qua Sancock quá khó khăn, lương thực hậu cần không đơn giản đã làm chậm bước chân của cân Pagan, nêu không có lẽ Mỹ Lệ đã trụ không vững trước sức tấn công của quân Pagan- Miến Điện. Sông Mea Klong không có rộng. ,9/ những đoạn chỉ tầm hơn 200m một chút không quá khó để vượt sông. Nhưng cũng may là quân Lavo có thuỷ quân hỗ trợ và tuần canh, bất kể động tĩnh vượt sông nào của quân Pagan đều lọt vào mắt của bọn họ. Thêm vào đó Lavo có một lực lượng Biệt Kích rất đáng nể bọn họ thâm nhập qua bên bờ Đông và luôn báo về chính xác tình hình điều động quân của Pagan để Lý Mỹ Lệ có thể làm đối ứng. Phần thượng du của Mea Klong chính là đầm lầy Kachanaburi. Cái thứ quỷ này rất khó thông qua được, quân Pagan nếu cận chiến thì toàn nhờ vào Voi và kỵ mã làm hơn, không có voi và ky mã họ chưa chắc hẳn đã mạnh đến mức có thể áp chế bộ binh Bang Makok thiện chiến được. — QUẢNG CÁO — Cho nên muốn vượt đầm lầy Kachanaburi thì đám Pagan phải chuẩn bị rất nhiều bè gỗ, tre mới đủ. Nên nhớ một điều thời này ở Lavo là thiên đường của cá sấu, nhất là đàm lấy thì càng là thiên đường của thiên đường đối với cá sấu. Cho nên để vượt được sông Mea Klong ở phần thượng du là một vấn đề không nhỏ. Phần trung du và phần hạ du sông Mea Klong bao gồm hai nơi một là vùng Nakhon hai là Ratchaburi cả hai vùng này đều bị quân của Lý Mỹ Lệ canh chừng. Mỹ Lệ có đến 4,5 vạn quân, trong đó 1,5 bại binh Lavo từ Sancock chạy về và 3 vạn quân từ Bang Makok mang đến. Tuy nói quân Pagan có đến 15 vạn nhưng thực tế không phải là cả mười lăm vạn nháo nhào một chỗ. Dẫn đầu tiên phong năm vạn quân do Kiều Thạc làm phó chỉ huy, lúc này đã được tăng làm chỉ huy tướng quân tiên phong. Vua Miến Kyanzittha dẫn theo dại quân mười vạn cùng lương thực dân phu 7 vạn phía sau. Khi Kiều Thạc dẫn quân đến được Ratchaburi thì Mỹ Lệ đã đến bờ Đông sông Mea Klong được hai ngày rồi. Thậm chí hải quân Bang Makok còn đến sớm hơn nữa. Cho nên với binh lực ngang nhau thì Kiều Thạc không có cơ hội vượt sông. Tất nhiên Kiều Thạc muốn thử cho nên cũng dùng mấy lần cố vượt sông nhưng đều bị thuỷ binh của Bang makok kết hợp cùng bộ binh bên bờ Đông đánh lui về, thậm chí quân Pagan tổn thất không hề nhỏ. Dọc đoạn bờ sông dài 30 km có mấy chỗ hợp lý có thể vượt đều bị Lý Mỹ Lệ huy động lực lượng dân phu Ratchaburi hay Nakhon xây lũy đất công sự, đặt phòng tuyến canh giữ. Lý Mỹ Lệ đến hai vùng này sớm hơn Kiều Thạc hai ngày, trong hai ngày đó nàng làm gì? Dĩ nhiên là không kiêu không sợ rất bình tĩnh lừa đám quý tộc hai vùng này vào quân doanh và giam tất cả lại. Thân binh của hai thằng này cũng bị lực lượng vượt trội của Lý Mỹ Lệ không thương tiếc đàn áp nói cho đúng là năm ngàn thân binh của các lãnh chúa hai vùng này bị Mỹ Lệ bắt sạch, quá trình đàn áp máu tanh chết đến hơn hai ngàn. Đây là một hành động gây chiến trắng trợn của Mỹ Lệ và sẽ khiến giới quý tộc hay thủ lĩnh các vùng phản đối, thậm chí phản đối vũ trang. Nhưng Mỹ Lệ mặc kệ, nàng biết nếu mình không làm các bước này thì đừng chờ Đại Việt cứu, nàng chết chắc ở Ratchaburi. Còn nếu để quân Pagan vượt qua Ratchaburi với đầy đủ mười lăm vạn quân cùng hoả pháo, voi chiến thì chờ đợi Bang makok đó là diệt vong. Đại Việt có muốn cứu vãn tình hình cũng không đơn giản vậy. Cho nên Nữ Sư Tử Đại Việt rất quyết đoán, trước ra tay với hai thủ lãnh các vùng này. Nghe thì có vẻ hơi vô lý, giặc ngay sát bên còn nội chiến. Nhưng nếu nhìn nhận duy lý thì nó chẳng vô lý tẹo nào. Thứu nhất đám quý tộc lãnh chúa của cả hai vùng này thực tâm đến giúp Lý Mỹ Lệ chiến đấu. Điều này không cần nghi ngờ gì, bởi lẽ đây là hai vùng đất của bọn chúng nếu để quân Pagan qua sông thì kẻ thiệt hại nhất là bọn chúng. Cho nên nói trắng ra bọn hắn thật tâm tụ tập quân đến đây cung Lý Mỹ Lệ đó là tự giúp bản thân. — QUẢNG CÁO — Nakhon cùng Rachaburi là vùng chũng cách xa đồng bằng mầu mỡ của Lavo cho nên nơi này nghèo các lãnh chúa nuôi thân binh số lượng cộng lại cũng chỉ hơn năm ngàn, trong lúc gấp rút tụ tập được thêm hai vạn nô lệ và 1 vạn dân quân. Lý Mỹ Lệ là nhìn đến đám nô lệ quân cùng dân quân này cho nên nhất cử ra tay với đám thủ lĩnh mà cướp đoạt. Kẻ thù còn cách hai ngày đường, thủy binh đã đến có thể cầm chân một hai cho lên Lý Mỹ Lệ rất điềm tĩnh cùng tự tin ra tay, một bữa tiệc hông môn yến tóm gọn hết nhóm quý tộc có thực lực sau đó máu tanh đàn áp đám thân binh của họ nếu có chống cự, cuối cùng là bắt cả lại nhốt giam. Dĩ nhiên tiếp theo là một màn tuyên bố tứ do và hứa hẹn chia ruộng đất sau chiến tranh. Nô lệ cùng bần dân mới bị bắt đi lính lúc này ba vạn trở nên cuồng nhiệt tin tưởng. Tuy ở Lavo chưa thể thực hiện toàn tân xóa mù chữ như Đại Việt, các thủ lãnh các vùng cũng bưng bít thông tin về việc Lý Mỹ Lệ giải phóng nô lệ. Nhưng bưng ở đâu thì bưng bưng nổi ở Nakhon và Rachaburi đâu? Vì hai vùng này ngay bên cạnh Bang Makok. Dân ở đây không nghe nhiều cũng nghe ít về tình hình vùng đất ngay bên cạnh mình. Thực tế có hơn phân nửa nô lệ mà Bang makok mua sau đó giải phóng là từ hai vùng này. Thậm chí nô lệ của hai vùng này có một mẩu chuyện truyền tai nhau, nếu ai được vợ chồng thế tử mua thì đó là may mắn và hạnh phúc. Cho nên Lý Mỹ Lệ đứng giữa ba quân tuyên bố về tự do cùng chia ruộng đất, nếu tử trận còn chia chiều hơn. Nô lệ tin, bần dân tin... tất cả đều hưởng ứng nhiệt liệt. Kế đến là một màn giảng thuyết của Lý Mỹ Lệ về chiến tranh. Nói chung chung đó là . “.... Các ngươi chiến đấu không phải vì bản cung, cũng không phài vì vương quốc gì cả, các ngươi phải chiến đấu vi phía sau lưng các người là Nakon và Rachaburi, nơi có vợ con, có gia đình có cha mẹ của các ngươi... Nếu quân Pagan qua được sông thì vợ các ngươi bị hãm hiếp, con các ngươi bị ắn thịt cha mẹ các ngươi bị giết hại, ngươi Pagan là những kẻ man rợ, chúng sẽ không để sai sống sót. Và nếu quân Pagan qua sông thì các ngươi cũng quên đi tự do, quên đi tương lai có rộng đất... vì Pagang sẽ coi người sống là nô lệ.........” Tất nhiên là Lý Mỹ Lệ nói láo, làm gì có người Miến Điện ăn thịt trẻ con, họ cũng không điên cuồng đồ sát lung tung, giết hết người thì còn ai trồng chọt còn ai canh tác để bọn chúng bóc lột?. Nhưng để kích động người dân thì dĩ nhiên Lý Mỹ Lệ không từ thủ đoạn rồi. Hoan hô Mỹ Lệ, một sự quyết đoán tuyệt vời. Giữ lại đám thủ lĩnh nàng sẽ có năm ngàn tinh binh cùng ba vạn phụ binh với tinh thần sợ sệt để chiến đấu. Nhưng thực hiện nước cờ mạo hiểm này nàng mất đi năm ngàn tinh binh nhưng có lại trên ba vạn dân binh chiến đấu với ý chí quyết tử. Tinh binh thì Lý Mỹ Lệ không cần, nàng mang đến đây đều là tinh binh của Bang makok. Thứ nang cần là số lượng quân có thể chiến đấu với tinh thần liều chết số lượng đông đảo. Đơn giản vì phòng tuyến 30km quá dài, cần rất nhiều quân để duy trì phòng tuyến tranh điểm yếu khiến quân địch khai thác. Những dân binh trên nếu để dàn trận đánh nhau chắc hẳn sẽ bị quân Pagang một đợt xông phá đánh tan. Nhưng để họ phòng thủ bên bờ sông ngăn cản một khoảng thời gian ngắn để cho quân tinh nhuệ Bang Makok kịp thời cứu viện ắt hẳn được. Lý Mỹ Lệ tính toán siêu cường, không những nàng thu phục được 3 vạn binh liều chết , thậm chí nông nô, bần nô, dân thường hai vùng này hễ là ai có sức khỏe đều nờm nượp tụ tập đến bên bờ sông. Một ngàn hai ngàn, một vạn hai vạn... cho đến mười ngày sau đã có thêm hơn hai vạn người ra nhập. Mười ngày sau khi Vua Miến Kyanzittha dẫn đại quân đến nơi này thì quân của Lý Mỹ Lệ tổng hợp lại cũng đến tám vạn. Tuy hơn phân nửa là dân binh, thiều trang bị, thiều kỹ thật chiến đấu nhưng tràn ngập tinh thần không sợ chết. Kho quân khí của Bang makok cũng đã hoàn toàn vét hết trong mười ngày mang đến Rachaburi. Lúc này ngay cả quân Panga cũng cảm thấy rất khó vượt sông. Tuy rằng quân Pagan đông, thiện chiến nhưng đó là trên bộ. Vượt sông là vấn đề khác hẳn. — QUẢNG CÁO — Bên phía Lý Mỹ Lệ cũng đã khống chế được dịch bệnh. 1,5 vạn bại quân mang mầm bệnh trong đó được đóng quân tách biệt ở Nakhon. Những người bị bệnh thì bị cách ly hoàn toàn, do năm trăm thân binh đã tiêm vaccine của Lý Mỹ Lệ chăm sóc. Bên trong quân bất kỳ ai có triệu chứng ho sốt đều được nhốt riêng vào một khu cách ly thứ hai. Vì vấn đề liên quan mạng sống cho nên không cần Lý Mỹ Lệ phải đi kiểm tra, chỉ cần bất kể người nào lên cơn sốt đều có đồng đội phát hiện và báo cáo, dĩ nhiên đồng đội cũng không muốn bị bệnh. Đậu mùa chỉ lây qua mủ dịch, nước bọt khi ho. Còn vào thời kỳ ủ bệnh hay tiền bện đó là sốt 2-4 ngày thì không thể lây bệnh, do đó chỉ cần gặp ai sốt nhốt lại tức là cách ly hiệu quả. Điều này Lý Mỹ Lệ học được qua sách vở của Bố Chính nên lúc này đem áp dụng. Thực tế số ca bệnh ở quân doanh Nakhon không tăng nữa. Điều này khiến uy tìn của Lý Mỹ Lệ tăng lên chóng mặt. Nàng nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ quân doanh Nakhon cho dù nơi này xuất thân không ít thân binh các lãnh chúa. Tất nhiên Kiều Thạc khồn đơn giản hắn bắt đầu cho chế mầm bệnh oanh kích pháo qua bên sông nhằm vào các cụm phòng ngự của quân Lavo để gây hoang mang. Thằng này độc ác vô cùng, ngay từ khi đặt chân đến vùng này hắn đã cho bắt dân Lavo không kịp chạy qua bên kia sông để lây bệnh lấy nguồn làm vũ khí sinh học… Không kể hết bao nhiêu người dân vô tội không kể già trẻ khái trai trở thành nạn nhân. Sau mười bảy ngày đã có những bệnh nhân bắt đầu nổi đậu nơi da miệng và đã bắt đầu có khả năng lây bệnh. Từ đây thăng khốn nạn này ngày ngày nã pháo qua sông. Mỗi lần nã pháo là một lần quân Lavo phải cách ly người và bớt đi một phầm sinh lực chiến đấu… Tình hình phòng tuyến mỗi ngày mỗi mỏng đi, dự trù là Lý Mỹ Lệ không thể trụ được quá lâu. Nhưng chính lúc này quân Đại Việt tới rồi… chiến hạm hùng dũng lướt đi trên mặt sông… trực tiếp không sợ hãi đối bính cùng các cụm pháo trên cạn của quân Pagan. Đây là hộ vệ hạm loại không có cột buồm, tốc độ tuy chậm nhưng không có điểm yếu. Toàn thân bọc giáp có thể cứng đối cứng cùng pháo mặt đất. Vậy nên mới có cảnh mới sáng sớm bảnh mắt ra trên sông đã pháo nổ ầm ầm…. Việc đầu tiên của Kiều Thạc khi nhìn thấy lá cờ đỏ vàng hai màu đó là muốn chạy, hắn có chết cũng không ngờ đến mình chạy một vòng lớn lại gặp quân Đại Việt nơi này. Nếu Kiều Thạc biết được quan hệ Đại Việt thân thiết với Lavo đến độ có thể xuất binh 2000 km đến viện trợ thì có chết hắn cũng không tham gia trận đánh này. Nỗi ám ảnh của Đại Việt ba anh em họ Ngô cho Kiều Thạc là quá lớn. Cũng tội cho thằng này, lúc hắn bỏ chạy thì Đại Việt đã đặt quan hệ bang giao cùng Lavo đâu, lúc đó chỉ là Bố Chính quan hệ riêng cùng Lavo thôi. Trong quad trình chạy thì tin tức của họ Kiều bế tắc , làm sao hắn hiểu được bản thân đang chọc tổ kiến lửa cơ chứ… Cắn răng… cầm lên một mảnh gỗ nhọn… đâm thẳng vào bả vai…. Máu tươi đầm đìa… thân binh của Kiều Thạc thấy vậy cũng không có hỏi. Chủ nhân của bọn hắn đầy mình mưu lược cho nên không cần hỏi , chỉ cần làm theo là được…. Kiều thạc bị pháo Đại Việt bắn sập công sự, mảnh cây gỗ đâm nát bả vai trái thương thế cực nặng không thể chỉ huy phải lui về hậu phương…
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]