Tại sao không đặt bom dải tràn lan khắp các phòng tuyến của quân Nhật ở Naiwa ( Osaka) vậy là một đường thông thẳng Kyoto rồi? Xin thưa rằng mât vụ không phải là quân đội. Miêu tả Ưng vệ nhiều Cẩm Y Vệ hang ổ ở Naiwa ( Osaka) chỉ là một phép so sánh trong ngành mật vụ. Tức số lượng mật vụ Đại Việt cài cắm nơi này nhiều hơn nơi khác chứ không phải họ số lượng có thể lập thành một nhánh quân đội để có thể cài bom diện rộng như vậy. Thêm vào đó hơn ba trăm Ưng vệ, và gần trăm Cẩm Y Vệ đâu phải ai cung có cơ hội tiếp cận nổi các vị trí trọn yếu để cài bom? Có thể nói để cài cắm được tầm mười Ưng Vệ vào các vị trí quân thủ vệ có thể mang bom đến những vị trí trọng yếu ở cầu phao cổng quân cảng đã là cố gắng hết mức của Cục tình báo C26 rồi. Thậm chí họ còn có khả năng bị lộ không ít đầu mối nếu như người Nhật sau đó truy tra. Để điều động được 13 Ưng Vệ vào các vị trí thích hợp ở hai quân cảng thì C26 đã phải dùng đến không ít con bào sĩ quan tầng lớp cao trong tay. Tức là nhóm này có thể bị lộ bất kể lúc nào và C26 còn phải tính cho bọn họ lui đi khỏi chính trường Nhật Bản. Đây là tổn thất cực lớn của C26 ở Nhật Bản, nhưng Ngô Khảo Ký chấp nhận. Vì kế hoạch tấn công hai quân cảng ở Naiwa ( Osaka) quá quan trọng và nó sẽ là tiền đề cho lợi thế rất lớn của Đế Quốc trên mặt trận này. Xin đừng ảo tưởng có thuốc phiện thì Cẩm Y Vệ thích mở bao nhiêu Ưng Vệ thì mở, thích thâm nhập đâu thì thâm nhập. Đều này hoàn toàn là sai lầm suy nghĩ. Loại khống chế này chỉ tác dụng đối với bọn người có tâm trí không kiên định, với những loại người… cào bàn phím hô hào mà không dám hành động. Với các võ sĩ nhật thực tế thuốc phiện chỉ là một chất xúc tác mạnh để Cẩm Y Vệ thu phục bọn họ, khiến bọn họ phản bội quốc gia, dân tộc mà làm việc cho Đế Quốc. Người Tàu luôn chửi người Nhật, người Hàn cũng chửi người Nhật vì những quá khứ lịch sử đau thương mà người Nhật gây ra cho họ. Rồi từ chửi bến thành bôi nhọ, nói xấu nói sai sự thật. Vâng lịch sử không nói nữa, nợ máu tạm thời không nhắc đến. Chỉ hỏi một câu Hán gian , Triều gian có dễ tìm không? Đọc đi nhan nhản và quá nhiều tấm gương. Nhưng hãy tìm một tấm gương Nhật gian? Tìm giúp dùm cái? Nên nhớ CIA đã cực kỳ chật vật vẫn không mấy xâm nhập được vào Nhật Bản ở cuộc chiến Thái Bình Dương, quân Mẽo ước tính có đánh thắng vài trận mà đổ bộ lên Nhật cũng thương vong thảm trọng với số quân ước tính phải lên số triệu quân đổ bộ. Chính vì thế thả bon nguyên tử được thông qua rất nhanh… Riêng cái khoản để người Nhật phản bôi tổ quốc , dân tộc quá khó cho nên đây được coi là điểm sáng của dân tộc này. Có thể so sánh ngang với các chiến sĩ các mạng Việt Nam… bravo. Trong khi xâm nhập Đại Tống của C25 dễ bao nhiêu thì C26 xâm nhập các gia tộc võ sĩ Nhật Bản khó bấy nhiêu. Tất nhiên C27 vấn đề Cao Ly không khó lắm, tương tự xâm nhập Đại Tống thôi. Hệ tư tưởng Samurai ờ Nhật chưa hoàn thiện, chưa hình thành hệ thống nhưng đã có bước đầu. Các Bushin lấy chiến đấu làm vinh quang, lấy trung thành làm thước đo của đạo đức đôi khi còn đặt trên cả lợi ích cá nhân. Cho nên tâm trí bọn này kiên định vô cùng. Cẩm Y Vệ phải chật vật cùng với sự gom sức của lợi ích cùng thuốc phiện mới đánh gục được một số thành phần ở Nhật Bản. Nếu tính ra khả năng tự cai nghiện của bushin Nhật bản cao hơn đám người Tống 200% và gấp 300% so với Cao Ly. Đây chính là báo cáo của Cẩm Y Vệ đưa về không thể sai được. Chính vì điểm này mà C26 còn chưa thâm nhập được hệ thống của Bạch Hà Pháp Hoàng với đám cận vệ toàn phần là Võ Tăng, vòng ngoài là bushin các gia tộc. Đứng trên tầm nhìn này hẳn mọi người đã rõ… đừng nghĩ đến chuyện đánh bom hàng loạt nhổ gọn các phòng tuyến cơ sở của người Nhật ở Naiwa ( Osaka). Chỉ có thể chọn một số mục tiêu quan trọng có tầm chiến lược quân sự để ra tay. Lại nói về lúc ba giờ sáng ngày 16 tháng Tư . Đây là lúc sinh lí con người mệt mỏi nhất nếu phải thức hoặc chìm vào giấc sâu nhất nếu ngủ. Cho nên Ngô Khảo Ký không lưỡng lự gì mà lựa chọn đây là giờ G để tập kích. Những tiếng nổ lớn liên tiếp vang lên ở cả hai quân cảng Kobe và Sakai. Cả hai quân cảng các cấu trúc phao nổi tạo nên rào chắn hải môn dường như cùng lúc bị đánh sập, đồng hồ hẹn giờ rất chuẩn xác phát huy, đôi bên quân cảng vụ nổ chỉ chênh nhau tầm mấy chục giây mà thôi. Xích sắt, bị đánh chìm xuống biển. Cọc gỗ không chỗ bám tựa cũng giải thể trôi dạt. Khi này đám pháo hạm và hộ vệ Hạm Đại Việt đã chia làm hai nhóm lớn từ lâu ồ ạt tiến vào quân cảng.
Bảy mươi hai pháo hạm 15m dài Carrack và 51 Hộ vệ hạm chia làm hai đội mai phục lúc này tăng tốc tối đa lao vào quân cảng Kobe và Sakai. ( 1 hộ vệ hạm bị hỏng cột buồm phải ở lại Kokara cảng). Các pháo hạm dẫn đầu lao vào quân cảng, bọn chúng nhỏ nhưng nhanh và cơ động, các hộ vệ hạm tốc độ chậm hơn một chút bám theo sau, đội hình phân chia rõ ràng. Đèn pha được bật hết công suất chiếu dọi dẫn đường. Bố trí trong quân cảng này thì người Việt đã nắm rõ trong tay. Hệ thống thuyền nhỏ được bố trí ở các càu tàu ngang với mực nước thấp. Còn các chiến Hạm lớn có hỏa pháo thì được bố trí tở các câu tầu dọc ăn sâu ra biển với mực nước sâu hơn. Lạc cạch… Một đám chiến pháo hạp loại nhỏ tốc độ cực nhanh lao vào các chiến hạm vòng ngoài của quân Nhật đang neo đậu trong quân cản. Lấp ló trên sàn thuyền chiến Đại Việt đã không thiếu quân lính đã chuẩn bị đổ bộ. Chỉ thấy bọn này khá đặc biệt trang bị, tất cả đều một màu đên tuyền chiến giáp không nhìn rõ trong đêm tối, trên tay bọn này cầm là hỗn hợp có cả súng ngắn hoặc chiến đao cùng khiên. Nếu ai đó quen thuộc với quân Đại Việt thì có thể đoán được đây chính là Biệt Kích đặc nhiệm Đại Việt, nhóm quân đội ít nhất nhưng tinh nhuệ nhất Đế Chế. Cả đám này thiên hướng chiến đấu cá nhân và nhóm nhỏ, trình độ võ thuật đối kháng rất mạnh, lại còn được ưu tiên sử dụng phòng kích thích tiềm lực cá nhân cho nên bọn chúng là một đám có chiến lực rất cường đại trong tác chiến không gian hẹp. Nếu có một thước đo nào đó cho đám quái vật chiến sĩ này thì có thể hình dung sức mạnh cơ bắp của chúng phải ngang ngửa Ngô Khảo Ký khi chưa cải tạo thân thể. Và tốc độ cũng như khả năng phản xạ , phản ứng phải đạt đến 70-80% của Ngô Khảo Tước kỳ tài võ học trăm năm hiếm có. Một đám sáu trăm thằng như vậy nhết vào chiến trường lớn không có bao nhiêu tác dụng cụ thể, nhưng để chiến trong những chiến trường cụ thể phạm vi nhỏ thì đám này sẽ phát huy hiệu quả cường đại nhất. Hãy thử hình dung một sàn thuyền cô lập chỉ có thể chứa tầm hơn trăm người chiến đấu? Một bên gồm 50 thằng Ngô Khảo Ký với vận tốc ra đòn tầm 7 phần Ngô Khảo Tước, lại được trang bị vũ khí tận răng. Thử hỏi đối tượng nào chịu nổi. Rầm rầm… rầm rầm…. Crac rắc rắc…. Mũi nhọn từ đầu các hạm pháo chuyên dùng để thực hiện đòn Ram đã cắm sâu vào thân chiến hạm lớp vòng ngoài đang neo đậu của người Nhật… “ Quăng móc… thả thang” Chỉ huy đám Biệt Kích lên tiếng… Từ các pháo hạm Đại Việt vèo vèo các móc thép được ném qua chiến hạm địch quân rồi nhanh chóng cố định cả hai lại… Thang gỗ mặt nhám ầm hạ xuống, đầu thang cũng có móc thép khiến thang không thể trượt… Đám Biệt kích giáp nhẹ bật mình trên thang thân thể nhẹ nhõm linh hoạt như báo đen lao qua chiến hạm của quân Nhật… Từ lúc cổng của quân cảng bị bom công phá cho đến lúc các nhóm đặc nhiệm nhảy lên chiến hạm Nhật đang đậu ở vòng ngoài chưa đến 10 phút. Lúc này quân Nhật trong cảng nhốn nháo báo động tỉnh dậy ùa ra cầu cảng muốn tìm hiểu tình hình. Bọn họ còng chưa rõ tình thế để có ứng đối thích hợp. Cầu phao bảo vệ quân cảng bi nổ quá triệt để, dù có binh sĩ Nhật thoát chết cũng bị nhăn cách với trung tâm quân doanh cho nên không có thông tin đáng giá nào cho các vị chỉ huy quân đội Nhật Bản sử dụng. Lúc này bọn họ có hai lựa chọn, một là bỏ cầu tàu, bỏ chiến hạm lui lại phòng thủ một cuộc đổ bộ, hai là nhanh nhất có thể điều quân ra các chiến hạm nghênh địch. Việc điều quân lấp đầy chiến hạm nghênh địch cực kỳ khó khăn, nhất là trong loạn tượng cùng tối trời. Chiến hạm lớn có hoả pháo thì neo đậu thành 3 lớp. Muốn triển khai chiến hạm cần phải có đủ thuỷ thủ tiến vào lớp chiến hạm vòng ngoài, khi nghỉ ngơi thì sẽ không có nhiều quân canh trên chiến hạm vòng ngoài , đừng nói đến khởi động mái chèo, 20 lính canh mỗi thuyền đến việc căng buồm còn khó khăn. Quân cảng Kobe chỉ huy là Miamoto no Kushuki , thằng này hạ lệnh bính sĩ nhanh nhất lê thuyền tiếp chiến, cho nên quân Nhật như kiến ùa ra cầu cảng dường như gây tẵc nghẽn nơi đây.
Còn về phía quân cảng Sakai do Taira no Tokimori chỉ huy, thằng này phản ứng ngược lại, lệnh cho quân đội tập trung vào lớp phòng tuyến thứ hai, bỏ qua chiến hạm, bỏ qua cầu cảng hơi lui vào nội địa để phòng ngự một cuộc đổ bộ của quân Đại Việt. Đoàn… đoàng…. Véo vèo víu…. Leng keng.. Keng leng… Biệt kích đội nhảy lên cầu gỗ lao về phía các võ sĩ Nhật Bản, trên tay họ là tấm khiên cỡ trung chắc chắn có bọc thép, toàn thân thể bọc giáp mỏng1,5m với loại thép hợp kim tốt nhất. Nói là giáp mỏng nhẹ nhưng sức phòng ngự thì như đã biết , rất cường đại. Đám binh phòng thủ trên chiến ham Nhật Bản cũng tầm 20-25 người cũng đã tụ tập hết nơi này để phòng ngự. Bọn chúng nhấc lên cung tên bắn xối vào đám lính biệt kích nhưng không ăn thua. Mũi tên không bị khiên ngăn cản thì cũng bị chiến giáp làm lệch hướng văng ra ngoài. Đoàng đoàng dĩ nhiên là đám Busan cùng Zhui no gia tộc lấp ló sau các lỗ châu mai mà bắn súng qua. Lúc này hai tàu đã cạnh nhau, được neo giữ cố định với nhau, việc lấp ló sau tấm che mạn thuyền bắn qua các lỗ châu mai thực sự không có trắc trở. Hỏa mai tầm gần cực kỳ mạnh mẽ, không có khiên nào hay giáp nào chịu được, nhất là không phải khiên giáp hệ hợp kim molybden của Đại Việt thì càng chịu không nổi. Một loạt đạn bắn với từ bên này chiến hạm đã khiến đám võ sĩ tán lọan , nắm sau người gục trong vũng máu không rõ sống chết. Đám Biệt kích trên cầu gỗ ùa qua. Một vài tên võ sĩ Nhật Bản can đảm cầm lên Yari thương muốn đâm chọc từ khoảng cách xa, cho dù không đâm xuyên được chiến giáp cũng có thể đẩy co Biệt kích đội ngã xuống biển. Vậy nhưng mọi chuyện đâu có đơn giản như vậy. Đám hỏa mai binh bên bạn thuyền Đại Việt có cả hai ba chục thằng bắn theo lượt, mấy tên cầm thương Yari vừa thò đầu lên đã bị bọn chúng thông qua lỗ châu mai xạ kích túi bụi. Đèn pha từ trên cao chiếu rõ không gian tác chiến bên chiến hạm địch, giúp ích quá nhiều cho các tay xạ thủ Busan. Đoàng…. Một tên biệt kích giơ súng ngắn bắn hạ một tên võ sĩ trước mặt để mở đường từ thang nhảy xuống nạ thuyền địch. Tên võ sĩ thanh kiếm trong tay rơi xuống kêu loảng xoảng, hắn trong giây phút cuối còn cố nhìn xuống lỗ máu đang òng ọc phun huyết nơi trực của mình… Chiến giáp của hắn không có tác dụng gì. Khoảng trống đã mở, Biệt kích quân nhanh chóng nhảy xuống, hắn lấy khiên làm vũ khí là khua một vòng dánh dạt những tên xung quanh rồi ỉ vào sức mạnh cùng giáp tốt bảo vệ an toàn mà đẩy lên. Nhanh chóng đút súng vào bao mà lôi ra kiếm Gladius. Phải rồi, đám Biệt kích thiện dùng Gladius, Thái đao tuy có tốt nhưng dài và khó tác chiến không gian hẹp, cò Thái Đao loại nhỏ ngắn thì quá nhẹ không có nhiều khả năng chém phá giáp. Glalius thì khác, nó sinh ra để chiến đấu không gian hẹp và thực hiện đâm khía là nhiều nhất. Những nhất đâm của Gladius khả năng xuyên giáp, xuyên khe cực mạnh. Điều đó đã được thể hiện qua màn ám sát của lão Hiến đành cho Ngô Khảo Ký. Một tên Biệt Kích thoát xuống đã làm loạn đội hình cả chục người bên phe võ sĩ Nhật Bản, bọn họ vừa lơi lỏng phía thang thì lập tức có thêm hai, ba tên Biệt Kích thoát qua… Phằng… phằng… Tiếng súng nổ, tiếng chém giết vang lên khắp khu vực vòng ngoài hai mươi mấy chiến hạm của người Nhật.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]