Giải phóng nô lệ không phải vạn năng, ví như nếu dùng ở Đại Tống là khó, tỉ lệ nông nô ở Đại Tống không quá cao, nhiều vẫn là bần nông nhưng có thân phận tự do, hai đó là Tá điền, tuy không có đất phải đi cày thuê làm mướn nhưng vẫn có thân phận tự do. Nhưng nhiều hơn cả vẫn là trung nông giai cấp… Tống Giàu không phải không có nguyên nhân. Tất nhiên trung nông sẽ bị cường hào ác bá, thế tộc chèn ép biến thành bần nông, rồi tá điền, thậm chí tệ hơn phải bán mình làm người hầu, nô tì. Nhưng tính đi tính lại tỉ lệ nô lệ thực sự của Đại Tống không quá cao. Cho nên giải phóng nô lệ ở Đại Tống là khó thành công. Nơi này chi có thực hiện cách mạng vô sản thì dễ thành công vì giai cấp vô sản nó đông lắm : D. Nhưng Ký không có điên mà đi làm cách mạng cho Tống. Đã nói rồi , Triệu thị là tốt nhất, nghĩ cách mà ăn rồi rút tiền cây ATM chứ đừng phá nó. Tất nhiên không phải nơi nào cũng như Đại Tống vậy, những khu vực xa như các dân tộc Mân, Lê, Tráng, Miêu, Thái thì chế đôn sở hữu nô lệ rất nặng, ví như ở đấy Mân nói chung , Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang. Thì Chiết Giang bị hán hoá nặng nhất cho nên tỉ lệ nô lệ không nhiều, số lượng đầy tớ, nô tì cho giới quý tộc không quá đông đảo. Nhưng đến Phúc Kiến thì số lượng nô lệ tăng lên, cuối cung là Quảng Đông thời này các trại mân thành phần được coi như một dạng nô lệ đẳng cấp thấp trong xã hội rất đông. Đến khu vực đảo Bắc Hải thì các trại Mân xen kẽ một vài điền trang người Hán nằm ở đồng bằng phía Bắc, cong người Lê thì bị đuổi vào núi phía Nam sống từ lâu rồi. Đây là sự xâm lấn có chủ đích. Người Hán nơi này lập điền trang cũng nô dịch người Lê hay nô lệ Mân. Dân số đồng bằng phía bắc của Bắc Hải Đảo theo ước tính của Thân Cảnh Phúc vào khoảng 20 vạn người, trên núi người Lê thì Thân Cảnh Phúc không có mấy thông tin , nhưng chắc chắn không dưới 30 vạn, họ sống khá biệt lập và tự cấp tự túc, không mấy giao dịch với người bên ngoài. Nhiều nhất dân cưu các Trại Mân nay Điền trang người Hán nằm ở dọc sông Nam Độ, bắt đầu từ vùng Hải Khẩu,đến, Định An, Trừng Mại dài 50km. Nơi này cũng có không ít bến cảng của người Hoa xây nên cho thuyền bè Thương Nhân Đại Tống- Nhật Bản nghỉ ngơi trên đường đến Đại Việt. Người dân ở Khâm Châu, Liêm Châu, Trạm Giang , Hải Khẩu… không hề lạ gì với hình ảnh những chiến ham mang chế mình lá cờ vàng đỏ hai màu thường tuần tiễu khu vực này. Không có gì khác eo biển Trạm Giang – Hải Khẩu chính là tuyến hàng hải nhất định phải đi qua nếu muốn giao thương cùng Đại Việt. Tất nhiên cũng có thể lựa chọn đi vòng qua phía đông của đảo Hải Bắc. Nhưng tất nhiên là vậy tuyến đường đi phải dài hơn mấy trăm km, không có lợi. Cũng như mọi lần khác , lần này chiến hạm Đế Quốc cũng rẽ vào cảng biển Hải Khẩu kiểm tra. Nhưng số lượng có vẻ hơi đông thuyền nhỏ, song cũng không gây ra nhiều vấn đề đáng chú ý cho đám “binh sĩ Đại Việt” nơi này. Những thằng này cũng treo cờ Đại Việt, tự trang bị quần áp trang phục kiểu Đại Việt quân, nhưng bọn chúng là lính các thế lực tự trị nơi này. Nói trắng ra là bọn chúng đang đội lốt quân lính Đại Việt thôi. Nhưng cũng không thể bắt tội bọn hắn về điều này. Bắc Hải trên danh nghĩa thuộc quản lý của Quảng Đông Bắc Lộ - Thân Cảnh Phúc , mà Quảng Đông Bắc Lộ là một Lộ của Đại Việt cho nên bọn họ chính là con dân Đế Quốc trên danh nghĩa. Đã là con dân Đế Quốc thì bọn họ có quyền thành lập dân quân tự bảo vệ khi quân triều đình, Lộ quân không có duy trì sự hiện diện ở khu vực này. Thật ra chỉ là ngụy biện thôi. Chúng treo cờ Việt, mặc áo Việt nhưng lại thù địch với triều đình nếu Đại Việt thực sự áp đặt quản lý cứng nơi này. Cái đám ở Bắc Hải đảo cáo già khôn lỏi hơn đám Mân trên núi ở Quảng Đông Bắc Lộ quá nhiều. Không ai nhắc nhở , không ai ép buộc thì chúng ( đám quý tộc) đã treo cờ, nhao nhao vỗ ngực mình là công dân Đế Quốc, đơn giản vì khi đã là công dân Đế Quốc thì không ai dám đụng vào. Bọn hắn nhởn nhơ đi biển mà hải tặc khu này không dám thu thuế mềm. Cũng không có hải tặc nhòm ngó các hải cảng ở Hải Khẩu- Lâm Cao-Văn Xương- Quỳnh Nhai ( Quỳnh Hải). Chúng hưởng lợi từ Đại Việt nhưng bôi lên mình lớp da Đại Việt nhưng lại là những con sói mắt trắng không muốn chính quyền trung ương Đại Việt trưởng khống nơi đây. Trên đời nào có cái lý như vậy? Nói thật cho dù không có việc đi Philippines mà phải thu phục sớm nơi này thì Ngô Khảo Bình cũng muốn tiến đánh, từ lâu hắn đã ngứa mắt bọn quý tộc trên đảo này lắm rồi. ( Muốn thông thương Thăng Long thì đi tuyến Tây của Bắc Hải đảo, thông qua eo Trạm Giang-Hải Khẩu, sau đó đi men bờ biển Khâm – Liêm và tới Vân Đồn. Nhưng muốn thông thương đi Bố Chính- Chiêm Thành thì các thương nhân phải đi tuyến phía Đông của đảo Hải Bắc qua các cảng Văn Xương- Quỳnh Nhai- Lăng Thủy- Nhai Châu ( Tam Á ngày nay) sau đó từ Nhai Châu vào đất Đại Việt phía Nam. Tiến đánh nơi này vốn dĩ không cần dùng đến Khu Trục Hạm hay Khinh Hạm, bởi lẽ chỉ cẫn lớp Hộ Vệ Hạm Carack 25m và lớp tàu Pháo 15 m là đủ làm gỏi các thuyền chiến kiểu cây nhà lá vườn của đám người trên đảo. Nhưng lần này Ngô Khảo Bình vẫn huy động 3 chiến Hạm Khu Trục, một Kinh Hạm ( làm nhiệm vụ Tuần Dương) tới nơi này. Mục đích chính là sử dụng sự to lớn của chúng để tải quân và lương thực vũ khí , khí tài. Ba mươi hộ vệ hạm từ từ tiến vô bến cảng, một số thương thuyền biết điều tránh nhé nhường chỗ. Từ trên hộ vệ hạm, đám biệt kích nhảy lên càu tàu, bọn hắn không có chờ đợi bọn mân nơi này cột neo tàu giúp mà tự mình làm. Hôm nay biệt kích nhóm mặc chế thức giáp bộ binh, hai tay , chân , đùi đều là giáp da khảm plate thép Molybden- mangan hùng mạnh. Đây chính là trang bị để xung phong đánh trực diện hùng mạnh nhất ở Đại Việt, tuy nhẹ nhưng thực sự sức phòng thủ không thể chê bai. Từ trên sàn hộ vệ hạm, từng chiếc cầu móc được bắc qua cầu tàu móc chặt lấy. Binh sĩ Đế quốc như đi trên đất bằng mà chạy nhảy như bay lao lên đầu cầu. Đây là Thuỷ Quân Lục Chiến Đế Chế Đại Việt trực thuộc vào Bộ Quốc Phòng Đại Việt không trực thuộc các lộ điều phối. Tổng hành dinh ở Quân Khu Kinh Sư Thăng Long nhưng cũng có các phân bộ tại Quân khu Đông Bắc hay quân khu Trung Bộ. Nói đến thì Đại Việt dưới thời Ngô Khảo Ký đã phân bố rõ ràng các vùng chiến thuật, các quân khu chứ không còn là quân các lộ riêng lẻ. Tổng Đại Việt có một đặc khu và 5 quân khu được phân bổ Quân Khu Tây Bắc, sẽ quản lý các vung như Quảng nguyên, Thượng Nguyên, Bình Nguyên, Lâm Tây, Châu Phong, Đô Kim- Phú Lương- Tam Giang. Quân Khu Đông Bắc sẽ quản các vùng Hà Bắc, Châu Lạng ( Lạng Sơn),Tân Hưng ( Hải Dương- Hải Phòng)- Lộ Hải Đông ( Quảng Ninh) . Quân Khu Trung bộ đại bản doanh ở Thiên Trường, quản các vùng xung quanh như Quốc Oai, Hoàng Giang- Trường Yên ( Hoa Lư – Ninh Bình) , Nam Định, Thái Bình. Quân Khu Nam Trung Bộ là Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa, thế nhưng chỗ này thế gia vẫn nắm cho nên chỉ có trên danh nghĩ. Quân Khu Nam Bộ đó là Lộ Tân Bình- Bố Chính Đặc Khu chình là Quân Khu Kinh Sư Thủ Đô Thăng Long Đại Việt rồi. Đừng xem thường sự xắp xếp này, đây chính là một bước tiến dài trong quy chuẩn hóa quân đội chức năng và nhiệm vụ. Nếu ai có chút kinh nghiệp quân sự sẽ hiểu rõ sự lợi hại của việc quy chuẩn này. Tất nhiên đi kèm với phân chia binh chủng cùng vùng chiến thuật sẽ có các Bộ Tư Lệnh khác nhau để chi huy nằm dưới Bộ Tổng Tư Lệnh đứng đầu là Thống Chế Ngô Khảo Tích. Tất nhiên có nhiều Bộ Tư Lệnh vẫn chưa hoàn hảo xây dựng, điều này phải thông cảm do Đại Việt vẫn đang đi trên con đường cải cách quân sự, chính trị, thời kỳ quá độ này luôn có những thiếu sót dở dang nhất định. Ví như Ngô Khảo Bình chính là Tư Lệnh quân khu Đông Bắc, nhưng kiêm luôn Tư Phó Lệnh Hải Quân Đại Việt , đó chính là vì thiếu nhân tài , lớp kế tiếp của Đại Việt vẫn chưa trưởng thành, lại ví như cụ Lý Thường Kiệt chính là Tư Lệnh quân khu Nam Bộ nhưng lại kiêm luôn Tư lệnh Hải quân Đại Việt. Lý Nhật Trung Phó Tư Lệnh Quân Khu Nam Bộ, mục tiêu chủ yếu của ông ta là nhìn chằm chằm Chiêm Thành. Tây Bắc Tư Lệnh giờ là lão Hiến già mà gân. Phó Tư Lệnh nơi này đự định sẽ đào tạo Ngô Cẩm lên trong thời gian gần nhất, thằng này thể hiện rất được trong thời gian qua. Quân Khu Trung Bộ sẽ là Ngô Khảo Tứ làm Tư Lệnh, Lý Nguyên Hào làm Phó Tư Lệnh. Nhưng lúc này Lý Nguyên Hào đang phải lạm làm thay công việc vì Tây Bắc thiếu người chỉ huy, Tứ phải lên đó. Như vậy có thể nhìn thấy rõ quân đội gần như nắm hoàn toàn trong tay Ngô – Lý hai nhà, thực tế Lý gia cầm chút quân chỉ còn lại Lý Nhật Trung ở một góc phía nam, dưới mí Lý Thường Kiệt thì .... không ai dãy cái gì được. Lần này chiếm đóng đảo Hải Bắc rất quan trọng cho nên Ngô Khảo Ký điều 5000 Thủy Quân Lục chiến đến đây. Với slogan “Bất tử” và “ luôn trung thành” đủ hiểu nhánh quân này có thái độ ngông nghênh đến đâu. Biểu tượng Hổ Nanh Kiếm cùng mỏ neo cũng nói lên phần nào tính chất của nhánh quân khác đặc chủng này. 300 Lính biệt kích không động, nhiệm vụ của họ là giúp đỡ đổ bộ, chiếm các trọng điểm quân sự vị trí cùng canh phòng, hỗ trợ tác chiến cho Thuỷ Quân Lục chiến nếu có bất lợi. Còn tác chiến chính yếu là đám hổ sư quân với biểu tượng Hổ nanh kiếm cưỡi mỏ neo khoá giống với biểu tượng Walt Disney này. Rập rập rập. Đổ bôn chính là nghề của Thuỷ Quân Lục chiến, bọn hắn chỉ ăn và luyện tập đổ bộ từ thuyền lên mọi loại địa hình. Hộ Vệ Hạm Carack 25 m có thể chứa 150 thuỷ thủ đoàn và 150 quân . Do đó 30 chiếc hộ Vệ Hạm này có đến năm ngàn tên Thuỷ Quân Lục Chiến, mấy thằng này đổ bộ thì nhanh đừng hỏi đến, chốc lát bến tàu đã đông nghẹ giáp sắt cùng vũ khó chói loà. “ Đại đôi 1-3-5 đi cánh phải, chiếm cứ các cao điểm, kẻ nào phản kháng, kẻ nào cầm vũ khí giết” “ Đại đội 2-4 đi cánh trái phong toả các kho hàng. “ Tiểu Đoàn 2 đóng quân tại chỗ ổn định tình hình để Bộ Binh từ Khu Khục Hạm đổ Bộ” Đại Tá Ngô Biển lên tiếng chỉ huy các sĩ quan dưới trướng. Ngô Biển đã đi theo Ký suốt chặng đường cả chục năm , nhưng lúc này cần tách ra, những kẻ có tài lãnh binh như vậy không nên thui chột ở vị trí thân quân cận vệ cho Ký.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]