Chương trước
Chương sau
Thật lòng mà nói cái chiếu lệnh này là bảo mệnh kim bài của Ỷ Lan Thái Hậu.
Ngày Lý Thánh Tông sắp băng hà bà ta đã nghĩ đến bố cục triều đình ra sao. Liên kết ai để có thể thượng vị, lại xử lý Dương Thái Hậu ra sao.
Bà ta đã tính tới lấy cớ tuẫn theo chồng để chôn Dương Thái Hậu thì phải chuẩn bị kim bài miễn tử cho bản thân chứ?
Do đó có cái chiếu chỉ này của Lý Thánh Tông thì Ỷ Lan ở thế bất tử, tranh đấu thua cùng lắm đi làm ni cô thôi, đến Dương Thị tính tình yếu đuối nhu nhược như vậy mà nàng không thắng được thì đi tu là đúng rồi, còn lèm nhèm gì?
Thật ra Dương Hoàng Hậu thật là một người xuất thân châm anh thế phiệt được đao tạo Nho gia thấm đến máu. Tuy thế gia tranh đấu nhiễm độc, tuy cung đấu nhiễm độc nhưng cái tính cách bẩm sinh thì khó thay đổi.
Nàng vẫn là phụ chồng thờ chồng, Lý Thánh Tông lập phi tần thì nàng coi như chị em đối xử quản hậu cung thật tốt không xung đột.
Dương Hoàng Hậu thời Lý Thánh Tông vua thuần chất là nội trợ phụ nữ thời này cách hình dung. Cung đấu chính trị Dương gia có dậy dỗ chứ, nhưng nàng là vì chồng bỏ qua tai mấy thứ kia.
Lý Thánh Tông đánh Chiêm ở nhà để Ỷ Lan nhiếp chính quản nước trong khi Dương Hoàng Hậu vẫn sống sờ sờ đó là ông ta sai.
Tài năng ra sao chưa bàn, nhưng trong nhà lớn bé phân rõ không thể loạn chế như vậy.
Ok nếu Ỷ Lan giỏi thì phụ chính cho Dương Hoàng Hậu.. đôi bên cùng tốt, lớn bé có phân, triều đình vẫn ổn.
Nói thẳng ra chính Lê Thánh Tông đã gián tiếp giết Dương Hoàng Hậu, nếu ông ta không vì yêu thích cá nhân mà loạn chế thì Ỷ Lan nào nảy sinh dã tâm quá lớn?
Nếu Ỷ Lan không đủ dã tâm và không có lần Nhiếp Chính ấy thì lấy đâu ra tạo được phe cánh mạnh?
Không có phe cánh này Dương gia Nghệ An có mà bóp Ỷ Lan như bóp con nghoé.
Nói hơi dài nhưng tóm lại, ở trong cung cấm mà hiền như Dương Hoàng Hậu chết không oan.
Cho nên đến thời này đừng mong Lý Từ Huy là thánh mẫu. Vừa quản nhà xây dựng thế lực cho chồng , quản tới mấy vạn binh, tranh đấu thế lực, lại còn muốn vợ hiền ngoan ngoãn gọi dạ bảo vâng nói 1 + 1= 3 vẫn gật đầu đúng thì … Biến đi.
Đó là chuyện không tưởng và là ảo hưởng của một số chủ nghĩa đại nam tử thôi. Mẫu người phụ nữ mâu thuẫn đó không có.
Đã là phụ nữ thông minh, tài giỏ, có tri thức có quyền lực cùng quyết đoán là những người rất có cá tính và chính kiến. Họ rất hiền và ngoan nếu các ông chồng “ đúng” và “ phải” nhưng nếu đã “ lỗi” và “ sai” thì đừng mong họ như mẫu phụ nữ nội trợ ứng xử.
Nói như vậy để hiểu Lý Từ Huy và Ỷ Lan Thái Hậu cũng một kiểu người, tuy có khác biệt nhưng không thiếu quyết đoán cùng thủ đoạn.
Nhưng các hai người tiến lên bục vinh quang khác nhau. Ỷ Lan Thái Hậu là dựa hết vào chồng mà lên, dùng khôn khéo lọc lõi chính trị để thượng vị, trải qua cung đấu tàn khốc mà sinh tồn vương lên. Cách xử lý vấn đề của nàng là nhẹ nhàng mượt mà uyển chuyển nhưng giết người không thấy giao ít thấy máu ( trừ việc Dương thái hậu). Còn Lý Từ Huy cũng thời gian đầu dựa vào cơ sở của Ngô Khảo Ký để lại mà đứng lên, nhưng nàng khác Ỷ Lan Thái Hậu, không có cung đấu, có chính trị nhưng quản lý cân bằng thủ hạ là chính. Một tay xây dựng giang sơn từ 10% Ký để lại đến ngày hôm nay 90% là Lý Từ Huy làm nên.
Trong tay nàng có quân đội do nàng dựng lên, có thủ hạ trung thành, có tài nguyên không đếm hết. Cho nên nàng xử trí thường là bá đạo, trự tiếp, thô giáp nhưng rất mãnh liệt cùng hiệu quả răn đe cực mạnh.
Cho nên Ngô Khảo Ký điên cuồng muốn chạy về đó là hắn vẫn ấn tượng trong đầu một Lý Từ Huy ngây thơ như thủa ban đầu của 7 năm trước.
Một Lý Từ Huy nhảy nhót tưng bừng vật lộn cùng Ký, một Lý Từ Huy mà Ký có thể quát IM là thực sự ngoan luôn. Cho nên lần này Ký vội về có cần thiết?
Ỷ Lan Thái Hậu thì bị nhốt quá lâu, thông tin bên ngoài lúc có lúc không, lại không hề cập nhật đầy đủ. — QUẢNG CÁO —
Ấn tượng của nàng về Đại Việt vẫn là ba năm trước.
Mọi người đều chậm bắt kịp tốc độ thời đại rồi.
Đầu tiên là “ Mẫu Hậu muốn dựng chùa cho Phụ Hoàng? Điều này quá tốt rồi. Nhưng tại sao không xây chùa ơ Kinh thành cho thuận tiện?”
“ Ồ Mẫu Hậu thích thanh tĩnh, vậy đơn giản thôi. Xây ở Đô Kim cũng tốt, nhưng ở nơi thâm sơm khó đảm bảo an toàn. Vậy thì con gái nuôi giúp LÃO nhân gia ngài”
5000 cấm vệ quân phong núi.
Là xông vào Đô Kim Phong núi Lý Nhật Tôn mới khẽ ho một tiếng bị bắt giam tại chỗ.
“ Ta cho quân đến bảo vệ Mẫu Hậu, ngươi là thứ gì muốn cản ta bảo vệ người?”
Lệnh tiếp theo là đi về Hành Dương bắt luôn Lý Tôn Đản lại.
Tôn Đảm là oan , ông ta nào biết gì về việc này?
Phong núi có vào không có ra, ai thích lên núi thì lên, nhưng lên được khó xuống…
Xuống rồi mất tích dáng chịu.
Ỷ Lan lúc này mới ý thức được rằng không ổn, nàng dùng lẽ thường phụ nữ để đánh giá nên nhầm Huy rồi.
Nàng nghĩ Huy sẽ phản ứng giống như bản thân Ỷ Lan sẽ phản ứng, dùng chính trị lôi kéo cùng đưa đẩy hoá giải nguy cơ. Đánh thái cực quyền này Ỷ Lan chắc chắn sẽ khiến Lý Từ Huy thương nặng.
Nhưng Ỷ Lan không bao giờ ngờ được Lý Từ Huy báo đạo đến vậy.
Cố nhiên Lý Thừ Huy khinh thường phe cánh của Ỷ Lan, hay nói đúng hơn là Lý Từ Huy chưa đánh giá đúng sự e ngại của thế gia Đại Việt đối với nàng.
Cho nên tiếng nói phản đối Lý Từ Huy ở nhiều vùng đã nổi, nhiều nhất ở Bình Nguyên, Vị Long, Lâm Tây, Châu Phong. Lác đác ở Long Hưng, Tân Hưng.
Thậm chí còn có lời nói bất kính với Lý Càn Nhân nói rằng Lý Càn Nhân là do Tống Kiệt bù nhìn dựng lên cho nên cái ngôi vị này đã là có vấn đề.
Lại ở đâu đó có lời đồn chính Tôn Đản mới là huyết mạch tiên hoàng hết sức hoang đường câu chuyện.
Phe Hủ Nho không dám lên Núi nhưng âm thầm làm văn phao tin là không ít.
Nhưng Lý Từ Huy vẫn bình tĩnh ứng phó.
Lời đồn? bằng báo chí không?
Bài văn về Tống Kiệt ra đời.
Tống Kiệt bị chồng nàng bắt về Đại Việt là để giam lỏng, là để khai thác thông tin, không phải để làm phò mã Đại Việt. Ai là ai đã nâng chiều hắn để rồi nuôi hổ gây họa khiến cả Đại Việt điêu đứng? Ai làm thì người đó chịu rồi đúng không. Nếu đã vậy thì nên nhượng người hiền tài lãnh đạo đất nước thôi. — QUẢNG CÁO —
Nói về Lý Càn Nhân, ông ta tuy là Tống Kiệt dựng lên nhưng lúc đó chỉ còn ông ta là con trai… được công nhận chính thức của Tiên Đế Lý Thánh Tông, danh chính ngôn thuận, dã sử con cái ai có thể xác nhận? nay nhảy ra một người vỗ ngực xưng con trai tiên đế, mai một người vỗ ngực xưng cháu trai thiên đế… như vậy thiên hạ tất loạn.
Còn về Tân đế Minh Huy? Văn tài võ trị, tân đế hai năm đất nước phồn hoa gấp bội, nơi nơi nhân đân yên ấm, bình giặc ngoại sâm mở mang bờ cõi, có gì không được.
Thực tế đó chỉ là một bước nhỏ mà thôi.
Cẩm Y Vệ lại đại hành động, bắt bớ , định tội, bằng chứng. Tông thất còn sót mấy mống ở Tân Hưng tham gia vụ này dính hết.
Về phần Bình Nguyên, Vị Long, Lâm Tây, Châu Phong. Mật thư cho Ngô Văn Tứn Lý Kế Nguyên bắt hết lũ này lại ở tiền tuyến.
Quân đội bọn này mang đi chia hết cho Lý Kế Nguyên cùng Lý Hoằng Chân, còn Thiên tử quân của hai người này giao trả lại cho Đại Việt do Ngô Khảo Tứ chỉ huy.
Tất nhiên những mệnh lệnh này Ngô Khảo Ký nào biết, hắn vẫn đang lo hoắng lên chuẩn bị đánh nhanh để về Đại Việt đây.
Trận chiến Cửu Giang gần như là trận cuối cùng mà cả hai bên có thể cố. Đại Việt bất ổn khả năng cao sẽ không thể đánh Tương Đàm.
Nói gì thì nói nơi đó có gần 20 vạn quân, chằng chịt chiến sự công hào không phải muốn nói đánh là đánh được.
Nên nhớ nếu tiến thêm nữa là một cuộc chiến xâm lược, người Hoa đi xâm lược nước khác thì họ không coi là gì, chúng ta có thể chửi ghét họ thù hằn dân tộc cho đến thời hiện đại. Nhưng nếu lúc này Đại Việt quả thật đánh Tương Đàm thì tương tự Đại Việt đang làm một cuộc chiến tranh xâm lược.
Ngô Khảo Ký tất nhiên là không sợ mang tiếng, không có cái tinh thần Liên Hợp Quốc thời hiện đại rồi. Hắn quan tâm đó là nên đánh hay không đánh xong có lợi lộc gì.
Là một quân chủ quốc gia phong kiến Đại Việt hắn đứng trên khía cạnh đó mà nghĩ. Chứ nếu dễ xâm lược hắn xâm lược ngay. Ngô Khảo Ký này không còn là chàng sinh viên y khoa năm nào rồi.
Như đã nói, lúc này Ngô Khảo Ký tiến đến Hành Dương vẫn là đất cũ của Mân, coi như Mân lấy lại đất từ Tống. Nhưng tiến lên Tương Đàm là một cuộc xâm lược, đến lúc đó Đại Việt phải gánh chịu sức bật của 60-70 triệu dân. Sẽ có bao nhiêu con em người Hán sẽ liều chết ra trận đánh đuổi ngoại xâm Đại Việt. Ngô Khảo Ký không dám chắc. Một cuộc chiến quy mô có thể lại kéo sập sự phát triển của Đại Việt mà hắn đang rất cần trong thời gian gần. Cho nên vì lý trí hắn không muốn mở rộng chiến tranh toàn diện với Đại Tống ở Tương Đàm.
Đánh phải có lợi gì mới đánh, không có lợi chỉ thỏa mãn trả thù dân tộc của ngàn năm sau thì…. Chưa nên.
Cân đối lại thì Đại Việt đã đầu tư quá nhiều tiền vào cho đến khi này rồi, nếu còn kéo dài và đầu tư thêm tài lực, nhân mạng vào trận đánh Tương Đàm có khi đền bù chiến tranh cùng tự do thương mại vẫn bù không được mất. Cho nên sáng suốt thì cuộc hiến ở Cửu Giang nên để là một trận kết .Tuy hơi đầu voi đuôi chuột nhưng lại là một lựa chọn sáng suốt của quân chủ một Đế quốc.
Còn về Đại Tống cũng không thể đánh nữa, họ quá loạn bên trong cần ổn định lại, tân Đế thời kỳ luôn là phức tạp nhất, cho nên ở trung ương triều Tống cũng coi đây là trận kết luận đi. Sau đó sẽ là trường kỳ cố thủ Tương Đàm cùng đàm phán chính trị.
Lại nói đến Tích vẫn vậy, quy mô quy củ bố trí trận địa.
Ngô Khảo Ký thấy rồi, cách đánh của Tích rất không tầm thường, ví như Ngô Khảo Ký là đánh hiểm một đòn nhanh mạnh đánh vào chỗ hiểm. Tước vờn quanh khiến đối thủ tự loạn mà thua, còn Tích là dùng đại lực từ từ ép đối phương vào góc đài, từ từ trấn nhiếp, từ từ tung những cu đấm nặng, và chính Tích cũng nhận phản đòn nhưng xem ai cứng hơn sẽ là người đứng cuối cùng.
Cách đánh của Tích rất đáng sợ ở chỗ nếu được kết hợp cùng một lượng binh rồi rào bổ sung cùng một lực kinh tế, tài nguyên khổng lồ thì ai hắn cũng vật được. Tức là Tích sẽ không phạm sai lầm khi tiến tới vì hắn vừa phòng thủ chặt vừa tiến công. Tung đòn cùng chịu đòn.
Tíc bố trí Cấm vệ Bắc Nguyên hai vạn chia hai cánh trái phải. Chỉ mệnh lệnh cơ bản cho họ còn các tướng nơi đó sẽ tự hành chỉ đạo chiến đấu. Cách chiến đấu của người Mân khác Đại Việt Tích đã nghiệm rồi, cho nên hắn quyết định để hai cánh tự hành động. Ngô Khảo Tích chỉ ra chỉ lệnh tổng quát, còn làm như thế nào thì để các tướng Mân tự hành động.
Trung quân của Tích là biên quân đã theo Tích mấy tháng, đồng thời Tích sau lần suýt chết ở Lê Lăng đã luyện lại binh ở đây một cách nghiêm túc. Tuy không thể dùng như tay chân nhưng vẫn có thể tốt điều khiển.
Ngô Khảo Tích cũng chơi phương trận giống Ký nhưng có điểm khác, phương trận của Ký nhỏ dài, ít hàng 50x10. Nhưng Tích dùng phương trận vuông 30x30 , 900 người một phương trận, hai vạn bộ đội Trung quân chia làm mười một phương trận tổng quát. — QUẢNG CÁO —
Ai hay ai dở chưa biết nhưng chắc chắn phương trận của Tích dễ điều khiển hơn.
Sắp xếp các khối hình vuông với nhau bao giờ cũng dễ hơn là các khối chữ nhật cần tính toán nhiều hơn và luyện tập nhiều hơn.
Ví như hiện tượng loạn hậu quân cung nỏ thủ bị đẩy quá sâu vào trong sau một đợt chuyển quân rắc rối của Ký là ví dụ.
Nhưng lợi thế của Ký đó là vì các lớp quân mỏng nên có thể phối hợp các cánh quân với nhau tạo thành sức đả kích khổng lồ. Ví như sau khi bố trí lại thì nỏ binh cùng pháo cối có thể hỗ trợ tốt cho trường thương binh.
Cách sắp trận của Tích với phương trận vuông sẽ bị kém về việc phối hợp này mỗi phương trận sẽ gần như độc lập tác chiến cho đến khi tan rã thì phương trận sau sẽ thế vào.
Nhưng như đã nói loại này kết cấu trận chiều sâu là rất lớn. Muốn đục qua là khó, thứ hai đó là hai sườn mạnh không kém phía trước, vì là phương trận hình vuông nên xoay ngang xoay dọc vẫn vậy.
Tích không có cách khác hắn không thể học Ký được, chất lượng quân Mân không cao như Thăng Long, bố chính, hắn không thể mạo hiểm.
Với thời gian ngắn luyện tập nên dùng loại đơn giản khống chế đội hình.
Nhưng Tích có cái hay riêng của hắn mà Ký phải mở rộng tầm mắt.
Đó là cho quân đeo cờ sau lưng.
Cờ rất đơn giản chỉ là tre vót cố định giáp lưng không gây cản trở nhưng nhìn từ trên cao rất nổi bật các cánh quân khó điều khiển nhầm.
Trường thương màu đỏ cờ. đao thẫn thủ màu vàng cờ, cung thủ màu xanh cờ.
Pháo binh thì chỉ một đại kỳ mà thôi bọn họ số lượng không nhiều.
Từ trên cao nhìn xuống quả thật quân Mân ở trung tuyến như những ô vuông màu rất dễ theo dõi. Thậm chí nếu phương trận bị tàn phá, cờ sẽ nằm xuống rất dễ ước đoán tổn thất bao nhiêu để tăng viện hay không…
Rất tốt một ý tưởng. Nên dùng. Ngô Khảo Ký cười
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.