Chương trước
Chương sau
Ngô Khảo Ký tranh thủ tiếp xúc mấy nhóm Khương tiếp chuyện xem tâm tư nguyện vọng của họ là gì để có thể tìm cách sớm thu phục.
Đơn giản cho ăn cho uống, cho tiền để tái xây dựng cuộc sống. Nói là cần cấm đất đai để trồng chọt không thì đa phần lắc đầu. Họ trồng chọt theo người Hán nhưng không giỏi, trồng mạch kê không đủ ăn. Giờ chỉ muốn nếu không làm lính thì về nhà chăn nuôi cừu dê.
Ngô Khảo Ký to đầu. Đây rõ là muốn tìm mấy vùng cao nguyên, thì mới tái định cư cho bọn này được.
Câu hỏi cuối cùng và quan trọng nhất. Các ngươi muốn đón gia đình vợ con đến không? Ta Ngô Khảo Ký có thể ép Tống Béo đàm phán đưa tận tay gia đình các ngươi tới đây. Chỉ cần các ngươi chiến đấu cho ta. Trung thành hai chữ Ký không nhắc đến. Đâm này không khác mấy lính đánh thuê liều mạng. Bàn trung thành với chúng nhục nhã Iq.
Câu trả lời khiến Ngô Khảo Ký chết ngất.
Tám phần mười trả lời không cần, nếu giúp được bọn hắn cưới vợ thì tốt, không thì với lương cao cho kỵ binh mà Ngô Khảo Ký hứa trả bọn hắn dư sức mua nô lệ làm vợ.
Mười chín phần trăm còn lại lưỡng lự không biết trả lời sao.
Chỉ có 1-2 % nói muốn đón vợ con đến đây.
Cái quái gì xảy ra vậy. Đám này bất cận nhân tình đến độ người nhà không cần .
Loại lính đó Ngô Khảo Ký dám dùng không?
Hỏi kĩ ra thì mới biết đây là hiểu nhầm.
Không phải vấn đề những người lính Tây Lương này có coi trọng gia đình hay không mà là vấn đề liên quan xung đột văn hóa.
Những người Khương 27 sắc tộc tạo thành thì đến 26 sắc tộc theo mẫu hệ.
Ngay cả Lý Bỉnh Thường lúc này Tây Hạ cũng là mẫu thệ các đời Thái Hậu nắm quyền lực, giờ đây chính là Lương Thái Hâu nắm quyền. Chuyện Lý Bỉnh Thường gặp mặt Ngô Khảo Tước hay Gia Luật Tuấn chẳng qua là con rối làm việc cho Lương Thái Hậu thôi. Đừng nhìn hắn oai phong bên ngoài nhưng thực tế thân binh bên cạnh hắn toàn là người của Lương Thái Hậu đưa đi để quản thúc thôi.
Vấn đề là các binh sĩ này bị Hán hóa khá nặng, nhất là tham gia quân ngũ của Địch Viễn càng là bị tư tưởng nam tôn nữ ti ở Hán hấp dẫn. Cho nên đám này sinh ra mâu thuẫn trong tâm lý muốn thoát ly sự khống chế của vợ già ở nhà. Hay kẻ chưa vợ thì không muốn cưới vợ sẽ làm chủ mình khống chế cuộc sống của mình.
Vợ già ở đây là đúng nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, người Khương tục cưới là vợ thường hơn nhiều tuổi chồng. Thường thì một vợ một chồng nhưng cũng có một số sắc tộc là đa phu, cận huyết hôn nhân. Dẫn đến thực sự là người vợ tiếng nói trong gia đình không có quyền nam nhân kháng lại.
Cho nên Địch Viễn dùng cái này mâu thuẫn tư tưởng trong một bộ phận lớn nam giới Khương vùng gần Hán để lung lay và thu phục họ. Lời hứa là sẽ cấp đủ tiền, đủ ăn để bọn họ cưới vợ sinh con lập gia đình, tân định cư ở vùng Quan Trung mà chính xác là quanh Tây An lúc này.
Những người này không đại diện toàn bộ nam nhân Khương quen với tục lệ mẫu hệ, những người này chỉ là một bộ phận nam nhân Khương có tân tư tưởng muốn thoát ly mà thôi.
Nói như thế nào nhỉ. Họ giống như một nhóm cách mạng của nam nhân Khương đang đòi quyền bình đẳng nam nữ. Tất nhiên so sánh khập khiễng nhưng về bản chất sâu xa là vậy.
Mà Địch Viễn – Vương Thiềm chính là lợi dụng mâu thuẫn giới, mâu thuẫn văn hoá mới cũ , Hán – Khương này để thu phục không ít nam tử Khương bán mạng cho bọn hắn.
Không thể nói hai thầy trò này không cáo, không tinh.
Đánh đúng tâm lý ly khai Khương tộc của một bộ phận nam nhân Khương tộc để tạo nên quân, rối từ chính đạo quân này mà họ có thể từ từ thuyết phục tiếp các nam nhân đang lưỡng lự khác tham gia từ từ lớn mạnh quân đội Vĩnh Hưng Quân lộ.
Đến đây thì bảo sao trong lịch sử Vương Thiềm có thể mấy lần đè Tây Hạ ra mà hành như chó.
Ngô Khảo Ký đang nghi ngờ thằng này có phải người xuyên hay không? Tại sao cáo già vậy.
Nên nhớ năm 1071 Vương Thiềm công chiếm Hoàng Sơn khiến cho hệ thống phòng ngự Hưng Kinh của Tây Hạ vẫn lao đao tìm cách sửa chữa đấy.
Tìm hiểu hết rồi thì Ngô Khảo Ký cười, Địch Viễn ngươi mạnh thật, Vương Thiềm ngươi cáo thật, nhưng nhược điểm đã bị ta nắm. Các ngươi tung hoành Tây Bắc ta không cản , nhưng dám đến trước mặt Ký ta mà múa hát. Đừng trách Ngô Khảo Ký ta âm chết sạch các ngươi.
Xử lý đám Khương binh lúc này lại đơn giản vô cùng. Nhưng mà Ngô Khảo Ký lại khóc, khóc vì hắn giết hết quý tộc Khương còn ai dẫn binh?
Quý tộc nam của Khương nói trắng ra là tương đương tiểu thư quý tộc ở Đại Tống- Đại Việt. Tuy có chút địa vị nhưng sự đè nén giới lại càng khủng khiếp hơn.
Đám này theo Địch Viễn- Vương Thiềm thì cũng có tư tưởng cải cách Khương nhân rồi. Mà bọn họ mới chính là lãnh tụ tư tưởng nam nữ bình đẳng ở Khương.
Giờ lỡ tay giết sạch, mất hết sĩ quan ưu tú…. Lỡ tay lỡ tay…. Ngô Khảo Ký rất tự trách.
Vậy là Ngô Khảo Ký bắt đầu du thuyết.
Thứ nhất hỏi bọn này theo Địch Viễn bao lâu? Đã có bao người được Địch Viễn thực hiện lời hứa?
Khương Binh theo Vương Thiềm có đến 4 vạn hơn, trong đó có những người đã phục vụ 7-8 năm từ khi họ 17- 18 tuổi. Số người được thực hiện lời hứa cưới vợ không mẫu hệ, lập tân gia đình ở Tây An. Có nhà mới có đất đai… tầm 3-4 ngàn đều là thân binh của hai thầy trò trên.
Lại hỏi đến vấn đề đãi ngộ mà thày trò Vương Thiều cùng Địch Viễn dành cho Khương Binh.
Bị ăn chặn ½ mà ai cũng biết là bị ăn chặn nhưng lại hồ hởi không ý kiến gì?
Quái mẹ con lạ.
Bị ăn chặn tiền quân lương còn vui vẻ.
Ăn chặn quân lương là tình trạng phổ biến của Tống, hay sau này là Đại Việt khi đã lên phong kiến tập quyền. Điều này tránh không được.
Các tướng quân có gì kiếm ra tiền ngoài ăn chặn quân lương? Tư tưởng binh là của triều đình đâu phải của ta? Đầu tư thì đầu tư cho thân binh thôi chứ? Cho nên ăn chặn, tham nhũng kiểu gì cũng xảy ra ở chế độ này. Nó khác với chế độ cát cứ chư hầu. Cát cứ là mỗi nơi tự nuôi binh cho bản thân, bảo vệ bản thân, có điên mới tự đi ăn chặn của bản thân.
Cứ nhìn các lộ chư hầu, các gia tộc quân sự ở Nhật Bản tại thời điểm này thì rõ. Đã từng ai ngu dốt tự tham nhũng tiền đầu tư quân đội của bản thân thì xếp hàng vào đây. Ở chế độ này chỉ có keo kiệt hay hào phóng với quân đội không có hai chữ tham nhũng ăn chặn ở đây.
Nhưng Vương Thiềm – Địch Viễn tham nhũng, ăn chặn lại rất ngang nhiên nói thẳng cho lính Khương, mà còn thuyết phục được họ để họ vui vẻ chấp nhận. Quả là nhân tài.
Thuyết phục như thế nào? Hỏi ra mới biết là như vậy. Lý do cắt đi ½ quân hưởng của lính Khương chính là tạo “ quỹ an cư” cho Lính Khương sau này. Không thấy vì quỹ đó mà ba ngàn người có tân gia, có thê tử không phải mẫu hệ sư tử, có cuộc sống ổn định sao. Yên tâm cứ đóng tiền đi sẽ có ngày toàn bộ các ngươi đều được an gia như vậy. Năm nay 3 ngàn, năm sau mười ngàn, mấy năm nữa bốn vạn đều vậy.
Có cái máu, đây là đa cấp trá hình, kiểu kim tự tháp này mãi mãi dưới đáy và tầm trung không có lợi lộc gì, chỉ có chóp tháp là hưởng đủ.
Con mẹ nó hai thầy trò này là xuyên hay đám Khương này quả là thiếu học không thể tính toán ?
Vậy nhưng các đồng chí Khương lại tin, lại vui vẻ hi vọng chờ đợi đến phiên mình hưởng lợi.
Chế độ đãi ngộ bịn sĩ Tống thì Ký biết. Nó chỉ rơi vào tầm đủ ăn không chết đói cho hộ gia đình 3 người trong Quan Trung. Không thể tích góp dư giả đồng nào, nếu có thêm nhân khẩu người vợ ở nhà phải lao động thêm. Mà thường thời này làm gì có chuyện một hai con. Do đó người vợ ở nhà của binh sĩ là phải làm đồng bạc mặt mới đủ ăn.
Đối với quân Đô Hộ phủ như Vĩnh Hưng quân lộ thì đãi ngộ chỉ bằng ½ so với quân Hán.
Số tiền này tích góp cả đời đi lính cũng đừng mong có đất đai vợ con trong Quan Trung.
Như vậy lý thuyết “ sẽ có ngày đến lượt ngươi” của thày trò Vương Thiềm- Địch Viễn là dối trá.
Nhưng cái hay của thày trò này đó là chỉ ăn bớt ½ lương hưởng, không ăn quá đà như nơi khác của đại Tống.
Tính ra quân Khương chỉ được nhận ¼ lương hưởng so quân Tống. Số tiền này ở Đại Tống Quan Trung là chết đói.
Nhưng số tiền này ở Vĩnh Hưng quân lộ là đủ sống.
Cho nên quân sĩ Khương là không quá bức xúc, cộng thêm vào cái hi vọng bánh vẽ tương lai của đôi thày trò kia khiến họ bán mạng.
Thật Ngô Khảo Ký không biết phải bình luận sao về hai thày trò này. Phải nói là khâm phục đầu óc tâm tư và sự linh hoạt của bọn họ.
Số tiền tham nhũng được không dùng cho bản thân mà tái đầu tư một nhóm quân nhỏ nhưng cực mạnh như thân binh, cung kỵ doanh. Vừa có lợ cho bản thân lại tạo ra hi vọng cho đám Khương ngố nhìn vào. Đây rõ ra khi dễ người Khương ít học không rõ tính toán của bọn hắn.
Cho nên…
Cẩm Y Vệ vào trận, tìm ra mấy tên thông minh, cơ trí mà giảng về sự âm hiểm dối trá lừa lọc của đôi thày trò kia. Sau đó để lính Khương từ từ hiểu bản chất của đám người Hán lợi dụng bọn họ.
Để học toán học tự tính toán mớ rắc rối kia thì khó, lâu. Nhưng nếu để một người giải thích hướng dẫn ngươi ước lượng thì sẽ không quá khó hiểu.
Ngô Khảo Ký quay lưng đi khỏi Khương doanh. Ở đây có rất nhiều lều nhỏ chuyên dành nghiện ngập. Lúc này Cẩm Y Vệ đang tiếp đám Khương dùng tiếng Hán mà từ từ giải thích âm mưu thày trò Vương Thiềm.
Ký đi rồi vẫn nghe văng vẳng phía sau tiếng la hét chửi bới bằng tiếng sắc tộc Khương các loại.. rất nhiều kiểu ngôn ngữ…. Khi tức giận thường bộc phát tiếng chửi là tiếng mẹ đẻ đó.
Phủ thành chủ Hành Dương thành.
Chúng tướng đang ngồi lại bàn bạc cùng báo cáo các hạng mục.
Trên cao đỉnh dĩ nhiên là Thống Chế vĩ đại ngàn chiến tỉ thắng của Đại Việt. Trận chiến vừa qua ở Hành Dương cho thấy một điều , không ai nơi này đánh quá được ¼ của Ký.
Chúng Tướng tất nhiên sau chiến trận sẽ ngồi bàn bạc phân tích lại trận đánh, diễn biến để rút kinh nghiệm.
Và đáng sợ họ tự nhận ra rằng nếu là mình lãnh quân Đại Việt lúc đó đến 70% khả năng là mắc mưu Địch Viễn mà bại. 30% khả năng lưỡng bại câu thương. Không một ai nghĩ mình toàn thắng được.
Cho nên đám này Lý Kế Nguyên, Lý Hoằng Chân. Các thế gia tướng đều tái mét mặt mà sợ.
Lý Kế Nguyên đã từng cầm chân quân Ngô Khảo Ký ở Chi Lăng trong lòng hắn có chút … không quá đánh giá Ngô Khảo Ký là bất bại.
Nhưng lúc này hắn ngộ ra. Đó là Ký vội cứu cha chạy nhanh không chuẩn bị. Nếu để hắn bố trí thì mười cái Lý Kế Nguyên không đủ cho Thống Chế chặt.
Quá sợ hãi trước khả năng tính toán quá nhanh và phản ứng quá chuẩn của Thống Chế.
Từng tên quân tướng sĩ quan Đại Việt đứng lên báo cáo về tiến độ xây dựng cơ sở. Ổn định quân sĩ, càng quan tâm hơn là tâm lý, tinh thần binh sĩ.
Nói chung là tinh thần toàn quân quá cao. Người Việt không nói, được đi dưới lá cờ của Bình Nam Vương đã là khởi lên hào hùng tinh thần Việt rồi.
Âu Phi binh- Hán Nô- Triều Nô lại là những tên cuồng nhất vì họ giải phóng thân phận nô lệ.
Giờ đây gặp Việt binh là vểnh mặt vỗ ngực kêu. Ta cũng là Việt binh đó.
Haizzzzzz
Tiến độ xây dựng các trại thì khủng bố nhanh. 2,5 vạn nhân công chỉ chuyên xây dựng là nhanh lắm. Một số thương nhẹ bệnh binh đã hồi phục khá tốt.
Vấn đề Sâm Châu lại lần nữa được lôi ra mặt bàn… đánh hay không đánh. Chiếm hay không chiếm.
Thám báo cử đi tìm vị trí quân của Trương Thủ Tiết chưa về. Mà lính truyền tin từ Quế Lâm cũng chưa đưa quân tình về Hạ Châu ra sao.
Cho nên Ký rất lưỡng lự….
Chúng tướng nhao nhao đòi đánh. Thậm chí tranh dành chửi lộn nhau.
Đây là lẽ thường tình của tướng sĩ cấp độ chưa tới Quân Sự Gia Bố Cục.
Họ thì cái gì chẳng nhao nhao đòi đánh, 8-9 phần đều vậy để kiếm quân công. Chỉ nơi nào quá sức khó đánh mới khiến họ chững lại suy nghĩ chút xíu. Đây là cái nhìn cục bộ của đa số tướng. Nếu chủ soái mà nhìn vậy là toi rồi.
Nhức đầu.
Theo cái nhìn bố cục lớn là nên đánh. Đánh xong đốt sạch lương phá tường thành rồi rút về. Khiến quân Trương Thủ Tiết phải bơ vơ.
Nhưng vấn đề là Trương Thủ Tiết ở đâu? Chưa tìm ra hắn ai dám lẻ loi 90km cách Hành Dương mà đánh Sâm Châu?
Ký cũng không dám.
Mười vạn quân mà chơi liều, Ký có thắng đậm cũng đi mấy vạn. Đó là quân chủ lực Đại Việt.
Quân cử đi Sâm Châu không thể là chủ lực. Chủ lực phải giữ chắc Hành Dương. Cho nên quân đánh Sâm Châu nếu gặp Trương Thủ Tiết mà ở giữa đồng không mông quạnh là toi mạng..
Rất là cáu.
Cuộc họp đi vào bế tắc vô cùng..
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.