Hạ Châu. Trương Thủ Tiết muốn đi? Dễ vậy sao? Ai cho đi? Như đã nói Hạ Châu do người Tráng quản bấy lâu, nếu không có Lưu Kỷ thả thì đời nào quân Tống có thể dễ chiếm. Lối ra khỏi Hạ Châu có ba. Một là qua thung lũng Miêu Nhân Lĩnh và Lệ Phố Lĩnh về Liễu Châu. Hai là qua thung lũng Giang Cái Lĩnh- Miêu Nhân lĩnh theo sông Hưng Giang đi về Quế Lâm. Ba là theo thung lũng Liên Sơn- Giang Cái Lĩnh dài tầm 100km đi Sâm Châu rồi đi về Hành Dương- Trường Sa. Ba hướng đều là thung lũng hai bên vách đá. Tất nhiên thung lũng hợp bởi Liên Sơn- Giang Cải lĩnh lớn hơn và dễ đi hơn hai cái thung lũng kia . Sau khi qua thung lũng này thêm 150 km đồng bằng sẽ tới Sâm Châu. Nhưng thung lũng Liên Sơn – Giang cải nói lơn là lớn đối với các nhóm quân mầy ngàn một vạn. Với nhóm 9 vạn quân thì phải trải dài đội hình như con rắn và khó đi nhanh được. Ngày đi tầm 20-30 km là cùng. Nhưng đi dễ sao? Vua Miêu theo đúng lời dặn của tước bành chướng thế lực qua dãy Lam Sơn phía Đông Nam Vĩnh Châu cùng dãy Điệp Thái phía Tây Bắc nối liền Quế Lâm Vĩnh Châu. Ký muốn Miêu nhân khống chế nơi này để hắn luôn có đường lui về. Dĩ nhiên Vua Miêu chả tội gì không đánh, hắn vác 50 khẩu pháo cùng 1 vạn binh Miêu chạy đến vùng này làm loạn phá làng phá xóm. Nhưng Vua Miêu cũng không bao giờ quên nhiệm vụ mà Ký đã dặn phải khống chế cốc không cho quân Tống vào Quế Lâm cũng khống chế Giang Cải lĩnh tập kích khi quân Tống lui khỏi Hạ Châu. Tất cả đều nằm hết trong dự trù của Ký, hắn không thể nào để quân của Trương Thủ Tiết dễ rút lui. Binh lực chia hai, 7000 phục sẵn bên Giang Cải, chỉ có 3 ngàn bên Lệ Phố Lĩnh. Hơn trăm km Liên Sơn- Giang Cải lĩnh chính là hơn trăm km đầy máu và nước mắt của quân Tống. Người Miêu cực kỳ phiền hà, phiền đến không thể ai chịu nổi. Nói thật đến Ký ở đây mà cầm quân cũng chịu không thể đánh nổi người Miêu khi hắn ở trong thung lũng. Lấp lấp ló ló trong bụi bắn tên rồi chạy. Thi thoảng bùm một quả pháo, lăn tảng đá, khúc cây. Ngụy trang thì toàn gắn lá cây nếu không căng mắt ra thì không hiểu đâu là người đâu là cây bụi cả. Điên máu nhất là tốc độ của người Miêu nhanh, linh hoạt, bắt không nổi. Đến người Tráng còn đánh không nổi trên núi với người Miêu thì người Đại Tống đồng bằng đừng mong lên núi bắt Mèo. Trương Thủ Tiết cho quân canh bìa núi tập trung súng pháo tạo cứ điểm phòng ngự để quân Tống đi qua thì bọn Mân lại theo đường núi vòng lên vòng xuống mà đánh. Đội hình Tống quân dài như con rắn trong thung lũng làm sao có thể phòng thủ. Tuy kiểu tấn công kiểu du kích cắn nhả này không quá gây nhiều sát thương cùng lúc nhưng nếu cộng dồn lại sẽ ra con số kinh người, quan trọng nhất là quân sẽ không bao giờ tiên nhanh được với kiểu quấy rầy này. Mà quân Miêu trang bị đâu kém? Thậm chí còn tốt hơn quân Tống, sơn pháo nhẹ hơn bắn xa ngang ngửa pháo lớn mấy trăm kg của tống. Nỏ Genoa thì không bàn nhiều….. sợ nhất là lựu đạn. Quế Lâm thành. Ngô Cẩm trưởng quản quân nhu nhăn mặt nhăn mũi như ai trấn lột móc túi hắn. “ Lại xin cấp lựu đạn? Các người không phải đang nói láo để biển thủ chứ, đây là nhóm thứ 7 trong vòng mấy ngày này của người Miêu xin lựu đạn rồi” “ Ầy Cẩm đại nhân, người Miêu chúng ta danh dự vẫn có, không nói điêu, nói điêu là nhất phách không lên trời được.” “Cái bụng của ta chỉ nói thật. Đánh quân Tống ở Giang Cải cần nhất lựu đạn, bắn hoả pháo vận chuyển tốn sức.. mà bắn được một hai viên phải chạy….” Vị trại chủ một Miêu trại đang liến thoắng kể lể. Hắn là vượt gần 50k đường núi về xin lựu đạn đánh tiếp, tất nhiên không nói dối nhưng xin vượt số lượng một chút sau khi đánh xong biển thủ. Đánh lựu đạn là tốt nhất, đứng vách cao ném xuống xong di chuyển. Mang vác pháo trên núi quá khó, bắn xong một hai quả phải đi nếu không quân Tống ập đến. Theo người miêu thấy, lựu đạn hữu ích hơn pháo. Đây là triết lý chiến tranh mỗi tộc khác nhau. Ở trên núi cao rừng rậm dĩ nhiên lựu đạn cơ động và hiệu quả ứng dụng cao hơn rồi. Ngô Cẩm cau mày. “ Nhưng Miêu trại chủ, các ngươi xin lĩnh quá nhiều đi. Nói thật cho các ngưoi thứ này lấy khỏi hộp bảo quản của Đại Việt thì sau 2 tháng là hỏng không dùng được đâu. Các ngươi mò dấu đi cũng hỏng thôi. Tốt nhất lấy đủ số lượng. Đánh xong trận đi ta xin Thống chế cho các ngươi thùng nguyên có thể bảo quản lâu” Ai bảo Ngô Cẩn ngu ngơ. Chẳng qua trước đây trên núi chưa trải sự đời thôi. Giờ hắn khôn vãi cả ra ấy. Trại chủ Miêu mắt đảo mòng mòng. Giảm số lượng xuống lấy lựu đạn đi. “ Cẩm đại nhân nhớ lời ngài nói. Miêu nhân các người không nói dối. Đai Việt chúng ta trọng danh dự” Đau đầu tiễn quân Miêu đi Ngô Cẩm chán nản ngồi ngồi. Hắn lần này bắc Chinh lúc theo Ngô Khảo Tích còn được đánh mấy trận, giờ hắn có được đánh đấm gì đâu, toàn ở sau quét tước các kiểu lo quân nhu, lương thảo vận chuyển, chán không để đâu cho hết. Đúng lúc này có tin báo Vi Phùng Thanh dẫn theo trại chủ 6 trại tiếp kiến. Lần này Ngô Khảo Ký để cho đám Hoàng Thừa Trí, Lục Vinh Đình, Vi Phùng Thanh tự ổn nội bộ Tráng ở Quế Lâm, nói chung quân Đại Việt ngoài đóng giữ Quế Lâm thì không can dự các trại, thậm chí còn chưa nhắc đến thu thuế gì, Buôn bán thì vẫn bình thường càng không ép giá. Muối, lương thực, vải vóc, đồ da dụng v.v… bắt đầu được các thương nhân Việt theo lộ tuyến quân nhu vận mà đưa vào đây. Vẫn là bóc lột thực dân nhưng so với giá người Tống thì ưu đãi hơn nhiều. Nói như nào nhỉ. Nếu nói Lưu Kỷ vô tư không áp bách người dân Tráng thì cũng không hoàn toàn đúng, có cơ số đồ mà người Tráng không làm được bắt buộc phải mua từ khốn nạn thương nhân buôn lậu Tống hay nhỏ giọt mua từ Bắc Mân. Nhưng thứ này Lưu Kỷ không khống chế được giá cả, thậm chí hắn phải ăn thêm trong đó mới có sức duy trì quân đội. Chỉ là Lưu Kỷ thu thuế đúng là giảm nhiều so với Tống cho nên dân Tráng cuộc sống có khá lên thật không bị người Hán ở đây coi như nô lệ nữa. Cho nên mọi người cảm động ân huệ hắn là đúng. Nhưng Lưu Kỷ có thể so với Đại Việt ? Ngô Khảo Ký đã nói thẳng giảm thuế 2 năm cho toàn vùng Liễu Thành Quế Lâm và Hạ Châu vì ba nơi này người Tráng chết quá nhiều nhất là bị Thân Cảnh Phúc đồ sát. Sau đó mới tính thuế tượng chưng cho các vùng Tráng để bọn họ nhớ trong lòng là ai quản. Tất nhiên ý chí của Ngô Khảo Ký thì thời gian đầu Bắc Việt chắc chắn nghe. Còn triều đình Bắc Việt lấy gì tồng tại? Thật ra vẫn là thương nghiệp làm chủ. Hàng của Đại Việt là chế ầm ầm mà không có chỗ bán. Nhất là Lý Từ Huy nắm nhiều dân nhiều đất vậy chắc chắn mở ào ào các khu công nghiệp nhẹ gia dụng, đồ tiêu hao . Cho nên Bắc Việt nếu khôn khéo thu thuế thương nghiệp đã đủ béo. Tốt hơn là khai thác gỗ, khoáng sản bán Đại Việt lại càng giàu. Cho nên đừng quá đặt nặng vấn đề thuế má lên Miêu Tráng như người Hán. Bóc lọt kiểu dùng hàng hoá tư bản vẫn êm đẹp hơn. Thẩm thấu từ từ, trước muôn đồng hoá hãy đồng tình làm mất cảnh giác mới có thể. Bạo lực áp bách ép đồng hoá có vẻ nhanh nhưng.. thường có sức bật rất lớn. Cho nên đám Hoàng Thừa Trí là nhìn thấy ngay cái lợi cho dân Tráng mà làm việc cho Đại Việt. Đây chẳng phải bọn họ đầu hàng vì cảm ơn Ngô Khảo Ký giết đám phản phúc. Nếu nghĩ vậy thì quá ấu trĩ. Hành động của Ngô Khảo Ký giết đám súc sinh phản bội chỉ là đưa Ngô Khảo Ký đứng vào trận doanh những người “ghét ác như cừu” cùng đám Hoàng Thừa Trí, từ đó hai bên sẽ từ xa cách, thù địch có một tia đồng cảm. Khi có sự đồng cảm này thì hai bên sẽ dễ nói chuyện hơn dẫn đến dễ thuyết phục hơn. Thứ hai việc dẫn đến đầu hàng là Lưu Kỷ phản bội Đại Việt lại cõng Tống về Quế Lâm. Đám Hoàng Thừa Trí không biết Đại Việt tốt xấu ra sao nhưng bọn hắn ghét Tống đó là điểm phải thừa nhận. Trong lòng bọn họ không muốn về Tống làm nô nữa. Hành động của Lưu Kỷ là đám Hoàng Thừa Trí đã có rạn nứt sẵn. Chỉ vì báo ân sáu bảy năm đối xử “tốt” người Tráng mà họ tiếp trung thành thôi. Nhưng đến khi Ký lấy ra lợi ích Đại Việt cho người Tráng và thực hiện tại chỗ thì tấy nhiên bọn này khả năng hàng cao rồi. Chuyện hàng này không đơn giản mà kết hợp nhiều yếu tố thành một. Tất nhiên hàng thì hàng, làm việc cho Đại Việt vì lợi ích, phải rất lâu thứ này mới biến thành hai chữ trung thành. Ngô Khảo Ký không mơ người Tráng trung thành, dùng lợi ích ràng buộc nhau thôi. Nhiệm vụ của đám Hoàng Thừa Trí là ổn định lại 6-7 trại mà Ngô Khảo Ký chém. Lựa chọn người phù hợp lên làm trại chủ mới. Nói thẳng vật hợp theo loài, để đám Hoàng Thừa Trí chọn bọn hắn sẽ chọn tân Trại chủ kiểu kiểu tương tự mình. Do đó sau này quản lý Tráng sẽ đỡ mệt hơn. Hai vạn dân phu Tráng đã đi về Vĩnh Châu. Đa phần là lính cũ của Hoàng Thừa Trí, Lục Vinh Đình, Vi Phùng Thanh bọn hắn… nhưng lần này Vi Phùng Thanh về đã thuyết phục được bảy trại còn lại ra sức, lại tụ được 1,5 vạn Tráng nam muốn về Vĩnh Châu hỗ trợ. Đây là tin vui cho nên Ngô Cẩm đồng ý ngay. Hạ Châu. Ngô Chí Vinh đã đuổi kịp hậu quân của Tống. Tính ra quân Tống của Trương Thủ Tiết chỉ đi trước Kỵ binh của Ngô Chí Vinh tầm 3 ngày. Ba ngày thì quân Tống tiên phong còn chưa đi được 60k vào thung lũng Giang Cái- Liên Sơn. Bị quấy nhiễu bởi Miêu, bị lương thực vận chuyển kéo chân. 3 ngày đi đủ 60km đã là rất cừ rồi. Đối với Cao Chí Vinh 3000 kỵ thì 50-60 km trong ngày là hắn đuổi được rồi. Nhưng Cao Chí Vinh vốn tính cẩn thận cho nên hắn phóng nhanh 40k nghỉ ngơi cho ngựa có sức, cử thám báo , liên hệ Miêu Nhân. Thung lũng Liên Sơn là khó với đại quân di chuyển nhưng với 3000 kỵ lại không quá hạn chế. Cho nên lần này quân Tống phiền hà chắc chắn. Trận chiến Hành Dương. Ngay khi đoán hết kế hoạch của Địch Viễn thì Ngô Khảo Ký cảm thấy không ổn. Sơn Pháo M2 đã công kích thuyền Tống trên Hưng Giang khiến chúng tiến vào không được. Điều này rất nguy hiểm vì Địch Viễn chắc chắn biến trận. Thằng này nếu biết có pháo ở trận doanh công trại sẽ thực hiện một trận chiến thắng cục bộ. Đó chính là xua kỵ binh đồ sát quân đang công trại. Đến lúc đó tuy hắn không diệt được trận địa pháo chính của Đại Việt nhưng sẽ đánh hao mòn 1/3 binh lực Đại Việt đủ để hắn có ưu thế tiếp tục vây ráp cho dù Đại Việt vẫn nguyên trận địa pháo. Cho nên dù Sơn Pháo M2 có gây bất ngờ cho Địch Viễn nhưng nếu hắn phản ứng nhanh thì quân Đại Việt vẫn bất lợi. Ký quyết định bỏ trận địa pháo mạo hiểm tiến lên hội quân với nhánh công trại. Phải công được trại, có cứ điểm mới có thể tốt sống sót. Thật ra Ngô Khảo Ký đang mạo hiểm dụng binh. Muốn thực hiện hội quân với nhóm đang công trại cần cả hai điều kiện cần và đủ - khách quan và chủ quan. Khách quan điều kiện đó chính là vị trí bố trí sơn pháo đang đối chiến cùng chiến hạm Đại Tống là ở phía Tây khuất trại nếu nhín từ hướng Hành Dương. Hoặc là càng khuất nếu nhìn từ sau Hoành Dương hay sau Trại. Kế đó trời đã tối. Cho nên muốn biết được pháo binh Đại Việt có bố trí ở bờ sông thì cần thám báo về báo cáo hoặc chính chiên hạm lui về báo cáo. Đây là khoảng thời gian quý báu mà Đại Việt phải tận dụng để đẩy nhanh tiến quân. Điều kiện chủ quan đó là chất lượng quân Đại Việt. Nếu quân đội không đủ tinh nhuệ Bộ Binh di chuyển nhanh sẽ lọa đội hình, như vậy đã từ bỏ trận địa pháo còn loạn đội hình thì chết chắc. Đây gần lư là lực lượng tinh nhuệ cùng kỷ luật nhất Đại Việt rồi, cho nên Ngô Khảo Ký hội tụ đủ cả hai điều kiện để liều mạng. Bỏ trận địa pháo thế mạnh của Đại Việt để bộ binh tiến nhanh hội quân thành một khối, chống đỡ qua đêm nay.
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]