Chương trước
Chương sau
Quốc Tang.
Sau đó là Đăng Cơ Đại Điển.
Lịch đã lui về sau nhưng không thể quá lâu, bởi vì Lý Từ Huy không muốn Ngô Khảo Lý “bị” tham dự chuyện này.
Thường nhật chuyện ở Đại Việt, quan viên chỉ phải khom lưng cúi đầu làm lễ chào với Vua đủ rồi. Nhưng đại lễ chắc chắn phải có lễ quỳ, bái. Đó là nghi thức không thể bỏ.
Cho nên nàng không muốn chồng phải chịu cái khổ này. Vợ chồng đóng cửa “dạy nhau” tiểu tính tình, nữ quyền nữ bá nổi lên , bắt hắn quỳ một chút coi như hai vợ chồng đàn diễn hài đùa nhau.
Nhưng với bên ngoài Lý Từ Huy không thể nhục hắn như vậy. Nàng biết hắn vậy không phả vì sợ vợ như thiên hạ vẫn đồn đãi , thật ra Huy hiểu Ký hơn bất kỳ ai. Hắn chính kiến, hắn kiêu hãnh, hắn có tôn nghiêm bản thân. Những thứ hắn làm với nàng là thể hiện tình cảm không phải là sợ. Cho nên nàng để hắn thể hiện tình cảm lối riêng của hắn. Nàng chưa bao giờ nghĩ lợi dụng nó leo lên đầu lên cổ Ký cả. Vì nếu thực sự chuyện đó xảy ra, Ký cũng không có làm gì cả mà chỉ cần xa lánh nàng thôi đã đủ trừng phạt lớn nhất với nàng rồi.
Chuyện A Đóa – Ngô Khảo Ký sai thật. Nhưng dù sao chuyện đã rồi, nàng hiểu con người là thể sinh vật đôi khi hoocmon sẽ chi phối hành động, đó là bản năng vật trong mỗi người. Chuyện này thật ra có thể châm chước nhưng tuyệt không có lần hai. Bản thân nàng cũng không nghĩ làm gì A Đoá.
Không biết tình cảm Ngô Khảo Ký có A Đoá bao nhiêu nhưng trách nhiệm là có. Nàng hiểu Ký là người trách nhiệm, vậy mới khổ, mới khó xử. Thật nếu nang quá quắt làm gì A Đoá thì tình thế sẽ rất mệt. Nhưng Ảnh quấy phá quá căng nàng lại không thể không chiều lòng Ảnh, không có Ảnh bảo vệ thì nàng cũng khó mà sống nổi ở cái thế giới lạ lẫm này cho đến khi gặp Ký. Cho nên A Đóa lúc này đúng là tâm bệnh của Lý Từ Huy.
Đại Hồ chuẩn bị lấp rồi, học sinh quốc tử giám nước mắt lưng tròng khóc dài quỳ lạy ở Đoan Môn sì xụp.
Được thôi. Học sinh trung học cấp viết bài: chúng ta đi học để lấy kiến thức không phải đi phong hoa tuyết nguyệt ngắm cảnh ngâm thơ, tán gái giật le. Trường học nằm giữa hồ bao quanh, đến đi học vào trường còn vất vả thời gian học hành đã em hẹp còn phung phí.
Cái này đơn thuần là chửi đổng thôi.
Nhưng thật gây chú ý.
Nói thô nhưng rất thật.
Thăng Long hệ thống giáo dục mới chưa xây dựng. Quốc tử giám là “ tiền triều” xây cho nên vẫn chưa thể đụng vào vì hủ nho thề chết bảo vệ thánh địa cuối cùng của bọn họ.
Nhưng lần này va chạm đã triệt để khiến cho mới cũ giáo dục lao vào nhau một lần xé rách da mặt.
Cho nên Lý Từ Huy không ra mặt. Chỉ chuyển một ít sinh viên đại học suất sắc các ngành từ Bố Chính đi Thăng Long âm thầm chờ đợi . Y như rằng ở Thăng Long tự hai khối cũ mới giáo dục xung đột. Các học sinh trung học thấy mình cứng rồi thì bắt đầu công kích Quốc Tử Giám sinh viên đại diện nền giáo dục cũ.
Lần này chuyện lớn, sinh viên Quốc Tử Giám xấu hổt bỏ luồn việc hồ lấp quy qua thách thức tân học. Dám tranh biện cùng họ không?
Nào ai sợ. Tân học khối học sinh toàn bọn gà con không sợ ưng cho nên đáp ứng. Địa điểm bên Trấn Quốc Tự ra Giêng ngày 15 nông nhàn hẹn nhau tỉ đấu để cả thiên hạ cùng nhìn xem.
Được rồi lấp Hồ không phải kế hoạch ngày một ngày hai. Đây là Lý Từ Huy tỉ mẩn thiết kế quy hoạch Đô Thị cho Thăng Long, hạ tầng cơ sở cầu cống đường xá quan trọng nhất. Nhà cửa gì đó xây sau không sao.
Xây nhà xong mới làm đường, làm đường xong mới đào lên làm cống thì chẳng khác nào một nơi nào đó thời hiện đại.
Muốn quy hoạch ô bàn cờ thì phải san lấp nhiều hồ , kênh, rạch không có giá trị về mặt nhân sinh .
Thái Hồ Chia hai. Một phần gọi Đại Hồ rộng lớn, một phần bao lấy Quốc Tử giám rất tốn diện tích.
Cho nên Lý Từ Huy quyết quây cái Đại Hồ thành đập chứa nước chữ nhật vuông vi 2x3 km đủ cung cấp nước cho tầm 40 vạn người canh tác nông nghiệp mùa khô xung quanh đó không sợ hạn hán hay thiếu nước.
Cái này Đại Việt ít khi thiếu nước nhưng vẫn phòng, mùa khôn không có nhiều nước tuy có giống lúa chịu khô lấy được từ Chiêm nhưng nếu có đủ nước vẫn tốt hơn.
Thứ đó là một đống mương rạc trạch nhánh Tô Lịch ở đoạn tường thành phía Nam kéo dài mấy Km từ La thành chạy dọc bờ Tô Lịch đoạn thành này ngăn trở sinh hoạt dân cư đi lại. Phòng ngự cái quỷ tác dụng. Thăng Long giờ này chỉ đi đánh người không phòng gì cả. Đập bỏ mở rộng cho dân cư sinh hoạt.
Thăng Long rộn ràng sau quốc Tang, chuẩn bị lễ Đăng cơ của Nhiếp Chính Vương. Sau đó là đón tết rồi.
Thăng Long Thái bình nhưng đánh đổi cho cái an cư thịnh thế đó là mười mấy vạn con em Địa Việt không thể về quê nhà đón tết mà vất vả nơi tuyết trắng xứ người. Liều chết xây dựng một hành lang an toàn bảo vệ cho Đại Việt muôn đời sau.
Tuyết lất phất bay, thật khó chịu nó như mưa phùn vậy, mặt đất trở nên lày lội khó đi. Không khí thì lạnh đến xé da cắt thịt.
Cũng may Đại Việt đã dự trù tình huống này ở phương bắc cho nên không có thiếu ao bông dày đã chuẩn bị sớm từ trước.
Toàn là từ Bố Chính các xưởng dệt vải bông , sợi thô mà thành. Thăng Long làm gì có bao giờ phát triển mấy thứ này.
Cho nên quân Đại Việt tiên phong, hai cánh cùng trung quân là được trang bị khá tốt.
Nhánh hậu quân thì tất nhiên vẫn đang trong quá trình trang bị hoàn thiện lục đục được đưa đến từ Liễu Châu.
Chiến tranh là phí tổn, là hao tổn kinh hoàng, không chỉ trông chờ vào viện trợ từ Thăng Long xa xôi mà phải tổ chức sản xuất ngay tại chỗ những vùng đã chiếm đóng được. Lại thêm từ Đông Mân Thân Cảnh Phúc cảnh nội cũng sản xuất tại chỗ hỗ trợ. Tất nhiên mấy thứ này quân Đại Việt kinh thường cướp không của Thân Cảnh Phúc mà trả tiền tử tế.
Áo bông thì đơn giản vì ngay từ khi thấy Ngô Khảo Tích không thể thắng nhanh thì đã chuẩn bị , ngay cả dày dép găng tay mũ vải đều vậy.
Nhưng dày chính là thứ tiêu hao phẩm siêu cấp, không có đế nhựa tổng hợp, đế cao su, thì chỉ vài ba hôm hành quân, luyện tập thì đã hỏng hết cả.
Tất nhiên Bố Chính quân chính quy có dép da quai hậu đế dán đinh đồng chống mài mòn tạm thời bền chắc một chút nhưng mà các nhánh quân còn lại không đơn giản như vậy xử lý.
Đến lúc này mưa tuyết lắt phắt thì dép da của quân Bố Chính cũng không thể dùng được nữa. Đây chính lý do chẳng mấy khi thấy đánh nhau khi trời đông băng tuyết. Có hành quân được đâu mà đánh đấm?
Đừng nhìn thấy trên phim quân đội hành quân tròn tuyết nhìn ghê gớm. Thật ra là chém gió. Trung Hoa cổ đại giàu thật nhưng không đến cỡ trang bị đủ dày dép đẹp đẽ cho quân như vậy. Chỉ có bọn lính ở kinh thành mới sung sướng vậy thôi. Lính các vùng vẫn đói rách như ăn xin mà thôi.
Nên nhớ thời này giày mới là thứ tiêu hao nhiều nhất. Để hành quân trong điều kiện thời tiết như thế này chỉ có thể đi tầm 15-20km/ ngày đó là nhanh nhất rồi.
Giày thì tầm 2-3 ngày phải thay mới nếu di chuyển. Vì không có giày bộ binh không thể tác chiến trong điều kiện này nó là thiết luật.
Cho nên nếu di chuyển chiến đấu tầm 1 tháng. 1 đội quân 1 vạn người cần 10 vạn đôi dày. Một đội quân 10 vạn người như Đại Việt lúc này cần tới 100 vạn đôi giày… là một triệu đôi đấy.
Cho nên đừng nghĩ xem phim cứ thấy tuyết rơi đánh nhau ầm ầm. Giả giả giả. Tuyết là chỉ trốn trong thành cố thủ không ra ngoài, trừ ki sinh tử quan đầu không ai hành quân thời tiết này. Vì hành quân như vậy vừa hao tổn tiền bạc vừa không đảm bảo sức chiến đấu.
Nhưng quân Đại Việt lại đi ngược với quy luật này, họ xuất binh khi trời lất phất tuyết rơi.
Chẳng nhẽ chỉ huy quân Đại Việt không biết đánh trận? Không phải, Ký nhìn thế nào cũng không giống như kẻ ngu nhé.
Hay là người phương Nam không đánh trận quen phương bắc cho nên gặp sai lầm. Điều này khá đúng với các tướng quân khác nhưng Ký lại đánh không ít Trận phương Bắc nên hiểu rõ điều này.
Thảo nguyên mùa đông không đánh nhau vì thiếu lương thực thiếu cỏ cho ngựa thôi chứ sức chiến đấu của họ không giảm nhiều.. cưỡi ngựa mà có phải đi bộ đâu.
Người phương Nam như Đại Việt trước kia gặp tuyết là phải tìm cách nhanh nhất lui khỏi chiến trường. Họ làm gì có trang bị đánh trong điều kiện này. Áo ấm có thể cướp tạm nhưng dày dép mũ , găng tay là không có.
Ví như Lý Thường Kiệt trong lịch sử sau khi chém Trương Thủ Tiết cũng muốn công Liễu Châu nhưng gặp tuyết rơi là đi về hẳn luôn. 80-90% quân Đại Việt lúc đó đi chân đất hoặc dép cỏ bện. Lấy cái máu chịu nổi trời tuyết. Chân tê cóng rồi còn đánh cái gì.
Cho nên có cái gì Youtube làm về trận đánh Lý Thường Kiệt và Trương Thủ Tiết nào là tuyết bay trắng xoá một vùng, Voi hét ngựa hí khí thế Đại Việt hung hăng. Ông không có não vừa thôi ông ạ. Đi chân đất dẫm nền tuyết bố ông hung không nổi ở đó mà gào thét. Toàn tào lao. Là đánh xong Trương Thủ Tiết mới gặp tuyết rơi buộc phải quay về.
Nhưng đó là quân Đại Việt nào không phải Đại Việt này.
Thật Lý Từ Huy không quá giỏi đánh trận nhưng lại quen trù bị. Có lẽ làm việc với hai thằng Lê Văn Toản và Vũ Tường Yên lâu. Cho nên khi nàng trù bị vật tư quân trang cho chiến trận chỉ thừa ra chứ không thiếu.
Đầu tiên là vụ mua bán với Bắc Nguyên, khi đi về là người Bắc Nguyên không thiếu kẻ khóc lóc chân đất lấm lem. Nói đùa thôi, Bắc Nguyên công nghệ làm ủng da hơi khiếp. Cho nên đã mấy vạn đôi ủng da nơi này bị tịch thu gán nợ lương thực.
Số ủng này khi về được may thêm một lớp da dày có tán đinh đồng.
Đây là trang bị cho quân chính quy Bố Chính cùng Cẩm Y Vệ để tạo thành sức chiến đấu mạnh nhất cho họ và khiến họ thành xương sống quân Đại Việt.
Tiếp theo đó là quá trình bắt thợ. Nói chung Lưu Kỷ luôn ở Liễu Châu cho dù hắn vẫn theo nguyên văn cũ gọi Quế Lâm là thủ phủ. Cho nên nơi này Liễu Châu mới là đông nhất người Tráng.
Ở Quế Lâm là đông thứ Hai người Tráng. Hai nơi này cộng thêm Hạ Châu là Tráng Bắc sinh sống. Người Tráng Bắc bị nảnh hưởng rất nặng văn hoá Tống, thậm chí trong tiếng nói có rất nhiều từ mượn Tống khác hẳn Tráng Nam.
Tráng Nam tập trung nhiều đồng bằng Ung Khâm , Liêm, Ngọc Lâm Châu do đó số lương không thiếu dân này thuần Tráng.
Ngoài ra một bộ phận gốc Hán vẫn sống nhữg nơi này.
Cho nen Ngô Khảo Ký nắm những nơi đông dân nhất và hắn trong một tháng đó đã tập hợp hết người biết may vá, thợ thủ công lại Liễu Châu và tiến hành tại chỗ sản xuất cho quân Đại Việt.
Đa phần vẫn là dày dép, găng tay mũ.
Dày vải lót bông may lộn ngoài với đế da đóng đinh thép…( tiết kiệm đồng).
Này công nghệ may đơn giản nhất. Vì may lộn ben ngoài nên xấu. Nhưng chỉ cần biết may là có thể được.
Ngô Khảo Ký cho làm chân gỗ giả các kích cỡ đê may. Cho nên mấy vạn người may dày liên tục ngày đêm là có khả năng cung cấp cho quân.
Đấy chỉ vì cái dày tí nữa thì hỏng việc. Mấy bố cứ tưởng có pháo có súng là ào ào lên tranh thiên hạ, chân đá Châu Âu tay đấm Châu Á. Toàn nói láo.
Kể cả như vậy chỉ có trung quân ủng da găng tay vải lót da cầm nắm chắc chắn.
Tiên phong quân dày vải đế da đinh thép giáo kép gồm lưới và tấm ngực bụng. Tổng 50 khẩu Sơn Pháo đa nhiệm. 100 khẩu pháo cối sản xuất Thăng Long trung quân người bổ xung tạm thời một nửa hệ thống cối qua đó.
Đại quân tiên phong là tập hợp của Châu Phong Quân, Tam Giang quân ( Ngô Cẩm) và Lâm Tây quân.
Toàn các nhánh quân có thể đánh núi tốt, nhất là Mường quân của Ngô Cẩm là không tồi. Thằng này đã bị Ngô Khảo Ký gọi riêng chửi cho một trận như tát nước. Trong thời gian Ngô Khảo Ký bất tính cả đám thế gia sột xoạt thằng này không vê giúp Trung quân mà án binh bất động vì không hiểu chính trị cái gì, cả ngày hết ăn ngủ lại luyện binh như thường.
Ông Chú Tổ Ngô Khảo Ký mắng, đánh một hồi nó vẫn trơ ra khề khề khà khà, không còn cách nào khác căn dặn hắn khi về thì để Ngô Tam tạm giúp hắn quản Phong Châu, còn hắn thì đi Bố Chính học.
Loại này trấn thủ một phương lại họ Ngô, ngu quá sẽ bị người khác lơi dụng.
Từ Liễu Châu phát binh đi Hạ Châu có hai mốc khoảng cách, thứ nhất là đoạn thung lũng hẹp giữa Miêu Nhân Lĩnh và Lệ Phố Lĩnh dài 80km. Đoạn thứ hai là thung lũng rộng hơn kẹp giữa Lệ Phố Lĩnh và Giang Cái Lĩnh.
Giữa hai mốc này chính là điểm tập quân, nơi này đã thám thính đủ đóng tầm năm vạn có thể làm nơi chung chuyển để tiến vào Hạ Châu.
Quân Đại Việt tiến rất chậm, ngày chỉ đi tầm 15km tương đương 30 dặm thì dừng cắm trại nghỉ ngơi.
Không phải binh quý thần tốc sao?
Lý Hoằng Chân, Đỗ Thần, Lê Trùn Đạo, Đào Văn Long đều hết sức sốt ruột mà cầu kiến Ngô Khảo Ký muốn tăng lên tốc độ nhưng Ký chỉ mỉm cười không đáp thẳng mà nói tiến quân cẩn thận mới là thượng sách.
Thường thì Ký rất thích tập kích nhanh. Đánh bất ngờ phủ đầu, nhưng lần này đúng là tiến quân như rùa bò khiến mọi người rất khó hiểu.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.