Chương trước
Chương sau
Nghị Triều điện, đây là tên mới của Thị Triều điện.
Cái này vẫn là Lý Từ Huy đổi tên, nói chung ý nghĩa cũng không quá thay đổi nghe lại có vẻ khá hợp lý hơn cho nên cũng chẳng có ai ý kiến.
Nội Thành hay nói đúng hơn là Hoàng Thành Thăng Long rất rất rộng, vì bản thân nó vốn dĩ là Đại La Thành nay lại được mở rộng thêm hai khu Đông Cung cùng Thái Miếu cho nên rộng lớn vô cùng.
Nếu nói về quy mô diện tích thì Hoàng Thành Thăng Long xếp đầu tiên trong các Hoàng thành, Nội Thành ở Đông Á. Cái gì Nội thành Trường An, Nội Thành Biện Kinh, tất cả đều xếp sau cái hoàng thành rộng đến 90 ha này. Ngay cả về sau mấy trăm năm, Tử Cấm Thành nổi tiếng to lớn quy mô bậc nhất của TQ cũng chỉ có 72 ha mà thôi.
Đó là bàn về quy mô, bàn về chất lượng thì còn nhiều điều phải nói.
Thành thăng long hoàng thành bản chất là thành đất đắp từ thời Trương Bá Nghi, Cao Biền, bọn này đều có ý xưng vương ở nơi này nên bóc lột xương máu nhân dân Đại Việt mà cho xây Đại La thực sự hoành tráng.
Có sự nền này Các đời Vua Lý có thể dựa vào đó xây dựng lớn lên thêm.
Rất nhiều cung điện vật liệu từ Hoa Lư đã bị rỡ bỏ rời đến Thăng Long xây dựng, cũng có nhiều là vật liệu mới kiến tạo mà thành.
Nhưng nói chung thừ Lý Thái Tổ đến Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông chưa một lúc nào dừng lại việc xây dựng Thăng Long Hoàng thành cùng hoàn thiện một lớp dài trường thành bên ngoài bao bọc lấy Hoàng Thành được gọi là lớp La Thành chạy dọc sông Tô Lịch.
80 năm liên tục cố gắng xây đựng Hoàng Thành Thăng Long đã có quy mô, nhất là 6 năm ngắn ngủi gần đây, Lý gia tiềm lực, tài lực cực mạnh nên việc xây dựng càng rầm rộ.
Những thợ giỏi cả nước, thợ thủ công Hán, Chăm bị bắt tù binh, mấy vạn người không ngưng nghỉ lao động xây dựng Hoàng Thành, La Thành.
Như đã thấy, La Thành thậm chí còn toàn gạch chắc vôi rôi, cấu trúc lại là Vauban khó xây dựng. Có thể chắc đe 6 vạn thợ thụ công người Chăm bị Lý Thái Tông bắt bớ góp không ít công sức trong việc này, người Chăm giỏi xây dựng vô cùng.
Nói thế không phải chê người Kinh không biết xây dựng, mà nói là người Kinh còn nhiều việc phải làm, việc xây dựng lao động khổ sai có tù binh cớ sao không dùng. Người Kinh còn phải cày cấy, luyện binh luyện tướng bảo vệ quốc gia đâu. Nói cho cùng Kinh Việt vẫn là dân tộc chuộng võ công quân sự, cho nên bắt họ toàn tài sao được. Vừa muốn cái này giỏi, cái kia cũng hay… nói đùa à.
Thẳng thừng lúc này nội thành Thăng Long vẫn ngổn ngang xây dựng, các công trình các điện các vẫn chưa phải hoàn thành. Nói thẳng một câu nhà Lý sau đó đến Trần bỏ ra bốn trăm năm với vô vàn những lần khởi công xây dựng cùng tu sửa, tu sửa rồi tái xây dựng mới có được một Hoàng Thành Thăng Long hoàn chỉnh.
Lúc này Thăng Long nội thành chỉ là bước đầu đã quy hoạch thành các khu, một số công trình trọng điểm được xây dựng tốt phục vụ Hoàng tộc Lý gia cùng khu làm việc cho quan viên. Rất nhiều diện tích còn ngổn ngang chưa xây dựng hoặc dở dang xây dựng.
Các công trình đáng chú ý nhất mà Lý gia trong gần trăm năm đã hoàn thành đó chính là Cửa Đoan Môn phía Nam, đi vào sẽ là Điện Phụng Thiên, mở rah ai gác chuông trái phải to lớn đẹp đẽ vô cùng. Nối thông thẳng đến Thiên An Điện, Thiên Phúc Điện, Tuyên Đức Điện đây chính là trung tâm Hoàng Thành cũng là nơi các đời vua Lý ngự ở.
Tất nhiên điện Thiên Khánh nhỏ hơn phía sau vẫn đang được xây dựng. Tất nhiên khu này không chỉ là nơi ở nơi làm việc của Vua mà còn là trung tâm của Hoàng Thành, là nơi hoành tráng nhất Thăng Long.
Thiên An cũng có thể dùng làm nơi tiếp đón quan viên, hay tiếp đón ngoại quốc phái đoàn ngoại quốc, tất nhiên Thiên An chỉ mở ra khi trong những dịp lễ cực lớn mà thôi.
— QUẢNG CÁO —

Thật ra khu Thiên An – Thiên Phúc- Tuyên Đức chỉ là mang tính chất biểu tượng nơi Vua ở, thật ra Vua sẽ ở một nơi khá gần đó chính là Trường Xuân Cung nằm ở mé Đông Bắc Thiên An.
Tất nhiên Từ Trường Xuân Cung đi thẳng lên phía bắc khu chính là Hậu Cung chỗ rồi thông qua cửa Diệu Đức có thể nhìn thấy Tây Hồ.
Thằng khốn Kiều Thạc chính là thông qua cái cửa này chạy trốn, không ai nghĩ hắn dám loạn Hậu cung đường mà chạy, cho nên hắn thành công rồi.
Hậu Cung nằm chính Bắc, bên phải Hậu Cung chính là Đông Cung nằm phía Đông Bắc, Đông cung không quá lớn, chỉ là một góc nhỏ Đông Bắc mà thôi, từ đây rất dễ đi ra cửa Đông có tên Trường Phủ.
Hậu Cung lúc này chưa xây dựng nhiều cũng chỉ lèo tèo có vài ba cung điện nhỏ, đáng chú ý có cung Long Thụy cùng Thúy Hoa là còn coi được quy mô. Hẻo lánh bên góc nhỏ hồ Long Cảm chính là cung Thượng Dương nhỏ bé nhưng đầy tai tiếng.
Chính Tây Hoàng thành là nơi rất quan trọng. Đây là nơi tập trung các kiến trúc cho quan lại làm việc, triều nghị thường nhật chính cũng từ nơi này ra.
Cửa Tây chính là Cửa Quảng Phúc nơi mà Lý Từ Huy nhắm công thẳng vào. Vì là nơi để quan viên làm việc cho nên… Lý gia chưa hẳn đã quan tâm về mặt tinh xảo, nói chung các công trình ở đây chỉ thuộc vào mức tạm đủ dùng.
Có hai hơi phía Tây đáng chú ý đó là Phủ Nội Vụ cùng Kính Thiên Điện, cấu trúc còn có vẻ coi được mắt, còn lại các kiến trúc vẫn chỉ dừng lại ở mức tạm dùng.
Chính Nghị Điện, tên gọi khác là Thị Triều điện,( còn có tên Càn Nguyên Điện) hay nay đổi là Nghị Triều điện chính là nằm ở khu vực này.
Như đã nói, vua quan Lý không mấy khi nghị triều ở Thiên An cả, đa số thường nhật nếu nghị chính đều là ở nơi này.
Hôm nay Nghị Triều Điện đặc biệt đông, đông vô cùng, Cửa Quảng Phúc bên ngoài sáng sớm đã đầy đầy người bán hàng rong, đông là phải rồi, cái cửa này có Chợ Tây Nhai ( Ngọc Hà) nổi danh lại có cả Chùa Một Cột danh thắng thời này. Không đông mới lạ đấy
Bên ngoài Nghị Triều điện chính là hai dãy hành lang dài thật dài có tên Long Trì, nơi này gạch lát sạc sẽ, mái che tốt đẹp chinh là nơi các quan đứng chờ vào trầu, mà cũng phải kể đến bên trong Nghị Triều chỉ đủ chỗ cho quan trọng quan viên, số không quan trọng phải đứng ở Long Trì chờ tuyên. Ngày thường không sao nếu phải ngày đông gió rét hay ngày nắng gắt thì…. ối zời ơi.
Lần này Nghị Triều Điện sao đông vậy ta?
Đơn giản vì ngày hôm nay có Vương khác họ duy nhất trên đất Đại Việt này tham dự. Bình Nam Vương Ngô Khảo Ký.
Nói đến Ngô Khảo Ký thì hắn đang mặt méo xẹo nhàm chán ngồi trên thành lan can một góc hành lang nhìn trời ngó đất ngắm cây soi gà… nhầm là soi chim chóc nhàm chán. Thật ra trong lòng hắn đang thở dài thườn thượt.
Ngày hôm qua hắn về tới Thăng Long, dĩ nhiên ai dám ngăn cản Ngô Khảo Ký Phụ Quốc Thái Úy, Bình Nam Vương, Quang Lộc Đại Phu, Phụ Quốc Đại Tướng Quân bla bla?
Ngựa không dừng vó hắn phóng thẳng đến Vương Phủ, nay đã đổi tên là Minh Phượng Vương Phủ ( quận Hoàng Mai ngày nay). Lý Từ Huy không ở trong Hoàng cung mà ở Vương phủ này.
Ngáo luôn, có nhà không thể về, Ngô Khảo Ký bị ăn bế môn canh, các thị vệ ở đây nén bụng cười mà cản lại Vương gia Ngô Khảo Ký. Ngô Khảo Ký tức giận vô cùng nhưng không dùng sức mạnh để vượt qua chỉ đành ngồn lỳ cùng thân binh bên ngoài Vương Phủ một đêm. Cũng may người bên trong vẫn không quá vô tình, nửa đêm cử người mang ra lều trại, chăn ấm lại có thức ăn nóng chuẩn bị. Nhưng nói chung vẫn là phải nằm ngủ bên ngoài chính cửa nhà mình.
— QUẢNG CÁO —

Lại nói về Vương phủ này, đây là một tòa thành diện tích không kém quá nhiều Hoàng Thành Thăng Long.
Cái thành này tiền thân chính là Phủ Trịnh thời Lý Nguyên Gia (824) xây lên, diện tích cũng lên tới 60 ha không hề nhỏ. Nơi này không có kiên trúc gì đẹp mắt vì nó chính là một tòa thành quân sự điển hình. Bên trong cũng có mấy Vương điện cung điện nhưng không quá hoành tráng. Nhưng Lý Từ Huy ngự ở nơi này, và nói chung Thăng Long lúc này 3 ngày một buổi nghị thì hai buổi ở Vương Thành một buổi mới đến Hoàng thành Nghị Triều Điện.
Tấu sớ quan viên, những việc hệ trọng quốc gia là chạy hướng Vương Thành trước sau đó Vương Thành phê duyệt mới đưa về Hoàng Thành cho Sùng Đế đong dấu ký tên. Nói chung Sùng đế đúng là cái máy đóng dấu danh phùng kỳ thực.
Một tháng qua con đường đất 4,3 km từ Vương Thành nối đến Hoàng Thành đã được ….. đổ nhựa đường, 1 vạn người làm việc, trung bình một ngày làm được 150m đường. Tốc độ siêu bá đạo. Hoàng Thành vẫn còn đến bốn vạn thợ thủ công Chăm Pa con số này nếu sử dụng tốt có thể làm được rất nhiều chuyện.
Các chuyến hàng vận chuyển nhựa đường xi mang liên tục từ Bố Chính chạy đến Long Thành, chủ yếu dùng để xây đường là chính. Cái này dự định Lý Từ Huy đã yêu cầu Bố Chính chuyển hàng từ 2 tháng trước lúc nàng ở Hoa Lư, có nghĩa là Lý Từ Huy đã biết mưu trước vài bước mới động.
Nối liền tuyến đường huyết mạch Vương Thành Hoàng thành, xe ngựa có thể bon bon chạy không quá tốn thời gian liên hệ hai nơi, cho nên Lý Từ Huy cũng lười vào Hoàng Thành làm việc. Lẽ dĩ nhiên lúc này nàng mới là chủ quốc gia cho nên Lý Từ Huy ở đâu quan viên phải bu theo đó.
Có rất nhiều kẻ nịnh nọt dâng tấu xin cải tạo Vương thành có một khu chuyên biệt cho quan viên làm việc mô phỏng phía Tây Hoàng Thành. Lý Từ Huy cũng thấy động tâm. Chính lúc này thì Ngô Khảo Ký hồi kinh ăn bế môn canh, ngủ bờ ngủ bụi bên ngoài Vương Phủ.
Chuyện của Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký nào dấu được ai, cả cái Thăng Long này đều biết cả rồi. Có điều họ không tin một kiêu hùng phong vân tứ phương như Ngô Khảo Ký sợ hãi Lý Từ Huy. Nên nhớ Ngô Khảo Ký lật tay làm mưa úp tay làm mây. Khi Lý gia còn hùng mạnh vẫn phải nhẫn nhịn phong Vương cho hắn.
Sự tích Ngô Khảo Ký có mấy chục vạn hải quân hải tặc ở biển Đông cũng chẳng ai dấu được.
Lại nói Ngô Khảo Ký một tay giúp Ngô Khảo Tước xây dựng nên một nhà nước Bắc Nguyên hùng cứ phương Bắc ai ai cũng phải sợ, đã có xu thế vạn quốc bái triều vượt qua Đại Tống. Một kẻ như vậy mà sợ Lý Từ Huy thì không ai tin.
Lý Từ Huy được quan viên, sĩ nho, ngay cả thế tộc đánh giá rất cao, những ngày qua nàng đã chứng tỏ khả năng chính trị siêu việt của mình, việc chính sự Đại Việt xử lý gọn gàng. Cân bằng thế lực không chê vào đâu. Về quân sự lại đã có định luận, mưu lấy Thăng Long mốc son chói lòa. Nhưng những sự việc đó không thể nào so sánh được với Ngô Khảo Ký một tay lập nên Bắc Nguyên hùng cứ tứ phương.
Nhưng sự việc tối qua đã đánh đổ hết nhận thức của toàn bộ Thăng Long người.
Không biết thằng khốn nào miệng rộng loan tin Bình Nam Vương bị ngủ ngoài đường ăn bế môn canh Vương Thành khiến cho cả Thăng Long một ngày đều biết. Khốn nạn thật chuyện xấu đồn xa.
Nói thật triều nghị hôm nay có chuyện quan trọng để bàn mới đông như vậy, nhưng mà một số lượng không nhỏ quan lại đến đây vì hiếu kỳ, vì muốn xem kịch vui. Bát quái người đâu đâu cũng có.
“ Bình Nam Vương thiên tuế, tôi là …”
“ Bình Nam Vương …”
“ Tôi là…”
— QUẢNG CÁO —
Ngô Khảo Ký ngồi cũng không yên, quá nhiều người đến vấn an hắn, ai cũng xưng tên báo họ như muỗi vo ve bên tai, hắn không bình tâm cho được, mỗi người hắn đều hòa nhã trả lời một câu. Mười người . hai mươi người… Ngô Khảo Ký chuẩn bị phát khùng rồi.
“ Bình…” lại một vị quan viên tầm 30 tuổi, tóc râu gọn gàng mặt mũi thông minh đầu đội mũ cánh chuồn, quan phục viên lĩnh chân đi hia da dáng người trung đẳng nhưng thanh hoát nhẹ nhàng chào hỏi.
Nhưng hắn chưa mở miệng đã bị Ngô Khảo Ký chặn lại, Ngô Khảo Ký quá phiền rồi.
“ Ngươi ngồi xuống… lúc ta chưa nói thì đừng mở miệng”
Ngô Khảo Ký chỉ vào một chỗ lan can cạnh mình.
Thiên nộ.
Bố bảo thằng này không dám ngồi ngang hàng cùng Binh Nam Vương.
“ Ha Ha…” tên này bối rối cười trừ, hắn nhanh chí ngồi bệt xuống nền gạch bên cạnh lan can ngồi của Ngô Khảo Ký.
Hành động của tên này khiến Ký chú ý rồi.
Đang nhàm chán phiền lòng, hắn cũng không có gì hơn đành bắt chuyện.
“ Ngươi là ai, làm chức vụ gì trong triều?”
“ Dạ, bề tôi Lê Văn Thịnh, hiện đang là Lang Trung Hàn Lâm Viện”
Thiên nộ, phong vân nhân vật Đại Việt, giờ này làm cái Lang Trung quan hạt ngô trong Hàn Lâm Viện.
Ngô Khảo Ký bắt đầu lục trí nhớ về tên này.
Lê Văn Thịnh, Lê Văn Thịnh a…
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.