Đồng tốt ra lò liên tục nhưng vấn đề khuôn đúc lại nhức đầu.
Chế khuôn đúc không hề dễ mặc dù tiền Đại Việt thì chỉ có một mặt chữ, một mặt lì, còn tiền Đại Tống thì hai mặt chữ khó hơn.
Khuôn đúc bằng gang, vì chỉ có gang nóng chảy mới đủ lỏng nhớt để đúc khuôn tạo nên những chi tiết.
Đầu tiên phải chế tạo khuôn cho gang từ đất sét. Các khuôn đất sét chỉ dùng một lần và thực tế là mấy chục lần làm khuôn đất sét chưa chắc đã đúc nổi một cái khuôn gang thành công. Bởi khuôn gang đúc tiền là một loại khuôn cần độ tinh mĩ, chính xác một cách siêu cấp.
Khắc khuôn đất sét hình đồng tiền tinh tế thì không khó. Nhưng từ khuôn đất sét thành khuôn gang là may rủi. Đất sét không chịu nổi gang nóng chảy mà nứt. Gang đổ vào khuôn đất sét bị rỗ, không đủ sắc nét v.v….
Một ngàn lý do để khó sản xuất khuôn đúc tiền.
Đùa với Ký hả… thời buổi này ai còn làm khuôn kiểu đó?
Lại đi ăn cắp thép ở xưởng họ Ngô đem về cho mấy tên thợ rèn khéo tay nhất của Ký. Bắt đầu chế con dấu.
Đầu tiên con dấu thép được ung nóng và Ram ấm để thành thép Ram rất mềm và dẻo dễ gia công.
Kế đến là tìm thép cứng tôi dầu để tạo thành đột sắc dùng để khắc con dấu.
Đây là quá trình điêu khắc con dấu nổi hình mặt tiền của Đại Tống và Đại Việt.
Tuy khó khăn nhưng vẫn khắc được vì thép ram rất mềm.
Con dấu thành hình thì lại bị tôi cứng lên với dầu.
Các mặt khuôn thép được nung nóng đỏ. Sau đó bị con dấu ép xuống tạo thành khuôn. Cách ép đơn giản là dùng đòn bẩy dài tạo thành lực ép cực mạnh in rõ con dấu lên khuôn thép nóng đỏ.
Sắc nét, muốn in bao nhiêu thì in. Tạo thêm khe rãnh để đồng chảy khuôn là xong. Chỉ cần căn chỉnh tốt thì hai mặt khuôn bị in con dấu rất chính xác và kép kín nhau khi áp lại….
Mấy trăm khuôn cứ thế ra đời. Mỗi khuôn mười tiền.
Bắt đầu từ tháng 5 thì tiền đúc đã tràn ngập cái Xưởng Tạm này của Ngô Khảo Ký. Tiền Thuận Thiên Đại Bảo có, Tiền Tống lại càng nhiều.
Mỗi ngày 100 quan là chuyện thường. Ký không muốn làm quá khiêu ngạo thôi, mấy nay rảnh tay ba thăng thợ chuyên gia làm dấu cả ngày độ đột đẽo đẽo ra cả mấy chục con dấu thép… đủ loại tiền đều có. Thậm chi nếu Ngô Khảo Ký muốn thì mộ ngày đúc mấy trăm quan cũng được rồi…
Thân binh Ngô Khảo Ký 200 người đã đóng quân canh chặt nơi này. Nội bất suất ngoại bất nhập.
Tháng năm đã đến, cũng là lúc chuẩn bị đi Bố Chính rồi. Hai tháng này toàn ở ngoài cũng phải về nhà thăm cô vợ nhỏ.
Ký đại gia mang một rương tiền về định bụng mua quà cho vợ cùng mấy em gái. — QUẢNG CÁO —
Nói chung quặng đồng xấu nó rẻ, thậm chí Ký chọn loại siêu xấu không ai thèm dùng để mua. Tính ra cứ bỏ ra 20 quan mua quặng sẽ đúc được 50 quan tiền đẹp… làm gì cho nhiều tiền vậy… sướng sướng.
Ký dẫn theo nhóm thân binh năm mươi thằng cưỡi ngựa muốn về An Xá. Nhưng bất chợt hắn nghi ngờ dừng lại….
Ngắm nhìn ngã ba tam giang….
Ký chợt thấy cái gì đó sai sai…
Rất sai….
Á đù…
Về Tân Bình Lộ mà không có hải quân, không có thuyền bè thì lấy cái quái gì để sống?
“ Quay về mau quay về…”
Ngô Khảo Ký thúc ngựa quay về Xưởng tạm ở Phong Châu.
Đúc tiền … đúc hết cỡ cho cậu…. làm cho cậu một ngàn bộ khuôn… đúc hết ngày hết đêm… đúc không được nghỉ.
Cậu cần tiền , cần rất rất nhiều tiền để mua thuyền.
“ Hộc hộc… đại bá… đại bá….”
Một con gấu hùng hục lao vào nhà ngang của cụ Kiệt, binh sĩ canh cũng không xiên mấy nhát cho con gấu này , vì hắn chính là Cậu hai phong vân kinh thành Thăng Long này.
Chuyện luyện thép, chuyện phật sách không lộ, nhưng việc rượu mạnh đã lộ. Giới văn quan không mặn mà , nhưng võ tướng thì thèm dỏ dãi, bọn họ tìm mọi cách liên hệ để có được một bình rượu mạnh nếm thử. Có điều khó, thứ này chủ có Ký và Huy biết làm. Ký thì bận ở Phong Châu. Huy thì cắm đầu “ phát minh” làm gì có thời gian chưng cất rượu Hương Vân?
Còn mấy vò trong nhà, anh chồng Khảo Tích qua lấy một lần, bố chồng Ngô Tú qua lấy một lần. Bác Chồng cũng chẳng cẩn mặt mũi qua lấy thêm một lần.
Còn một bình uống dở, thằng bạn rượu của chồng là Lý Chiêu Văn qua năm nỉ xin…
Mấy ngày sau bác chồng lại xin, nói là cho bạn, bố chồng lại qua xin nói là tiếp khách. Lý Từ Huy ko cách nào khác đành lôi đồ nghề của chồng ra chưng rượu....
Ôi thôi ai mà biết thứ này sẽ say...
Vậy là cô nàng chưa chưng được bao nhiêu đã say bí tỉ ca múa nhảy nhót tùm lum , hạ nhân phài giữ mãi mới được.
Tỉnh dậy thì bình chưng cất cháy cạn lủng luôn đáy... — QUẢNG CÁO —
Như vậy là toi rồi....
Chỉ còn lại ba vò cuối cùng... đấy bố chồng với bác chồng đi mà chia nhau.
Con dâu bé nhỏ khóc bù lu bù loa, làm dâu nhà này mệt quá nè...
Lại nói về Ngô Khảo Ký lúc này lao ầm ầm vào khu vườn mà cụ Lý Thường Kiệt nếu ở nhà sẽ thư giãn uống trà nơi đây...
Á ù....
Nhậu....
Cụ Kiệt cũng nhậu ạ khá đông bạn bè nhé.
“ À ... thằng nhóc Khảo Ký... mau lại đây chào các thúc bá...”
Vẫn là mấy người quen biết cũ thôi , toàn là hoàng tộc gặp hai tháng trước đây.
Giới thiệu chào hỏi lứu cả lưỡi một hồi thì phát hiện ở đây có bố thằng bạn nhậu.
Lý Kế Nguyên cha của Lý Chiêu Văn ây da da… hỏi han một chút xem thằng Văn hôm đó làm sao thoá được về nhà trước.
Úi tà tà…
Cụ Kiệt bắt trói thằng này đưa về Thăng Long … bị cha hắn treo lên cây nguyên một ngày. Còn tội nghiệp hơn Ngô Khảo Ký bị ném ở sân.
“ Cái gì? Mọi người nhờ vả vợ cháu nấu rượu? bị say? Múa hát lung tung?”
Cả đám lão già cười khà khà, bọn họ đều là họ Lý, trưởng bối của Lý Từ Huy nhìn nàng từ bé lớn lên không tình cảm huyết thống mới lạ. Tất nhiên chuyện Dương gia thì mấy người này sẽ không đến mức đổ lên đầu Lý Từ Huy rồi cho nên nói chuyện thật thoải mái.
“ Phải rồi, về thì tranh thủ nấu một nồi tửu mới cho chúng ta, thằng nhãi con ngươi chết dí ở Phong Châu làm gì hai tháng làm mấy lão già này phải ăn uống tằn tiệm sợ hết rượu…” cụ Kiệt hôm nay phá lệ thoải mái vỗ vỗ vai Ngô Khảo Ký nói lớn tiếng.
“ Dạ dạ…. mai cháu nấu , đưa đến mỗi người năm.. à không mười vò…” Ngô Khảo Ký hứa chắc nịch.
“ Thế nào? Vì sao hớt hải xông vào đây?” Lúc này Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung mới lên tiếng hỏi Ký, hai người năm sau phải ăn chung mâm đánh quân Chiêm từ lúc này cần quen thuộc.
Đây vẫn là thông tin nội bộ thôi, lượng quân điều động không quá nhiều cho nên cũng không kinh động bên ngoài tránh Dương gia biết chuyện.
“ Dạ vương thúc. Là vậy, cháu rể đang luyện quân thì chợt nghĩ Tân Bình lộ cần lắm thuỷ quân thì mới làm chủ chiến trường vào năm sau. Khổ nỗi muốn mua chiến hạm mà không biết triều đình có bán hay không?” — QUẢNG CÁO —
Ngô Khảo Ký len lén nhìn biểu hiện mấy người ngồi đây ….
Cả đám im lặng một chút sau đó nhìn nhau rồi cười ha ha .
“ Ngươi thằng nhóc này có bao nhiêu tiền đòi mua chiến hạm. Nghe nói thân binh của Từ Huy ngươi đòi 500 thuy quân của triều đình. Đi kèm đã có mười chiến hạm Mông Đồng 40 tay chèo , ba lâu thuyền cỡ trung ngươi biết chỗ đó đã là bao nhiều tiền không?” Lý Kế Nguyên vờ quát hỏi.
Ngô Khảo Ký đúng là có đòi 500 thủy quân từ triều đình thật, nhưng hắn không biết triều đình cho thuyền. Mông Đồng là đặc sản chiến thuyền Đại Việt và cũng chí có Đại Việt sử dụng loại thuyền chiến này. Lâu thuyền thì chẳng khác gì thuyền Tống hay Hán. Hộp vuông hơi vát mũi có hai hay nhiều tầng vừa có buồm vừa có mái chèo.
“ Cứ tính trung bình một ngàn quán một thuyền đi, đây là thuyền chiến không phải thuyền hàng nên đắt đỏ...” Lý Kế Nguyên dọa dẫm....
Nhưng Ngô Khảo Ký hai mắt lại sáng chưng lên...
“ Triều đình có bán sao?” Hắn vừa hỏi vừa quay đầu ngang dọc nhìn từng người xung quanh....
“ Có bán, sẽ bán một số lượng lớn cho các thế gia dọc duyên hải... nhưng nói là mua bán khó nghe, nói đúng hơn đó là triều đình địa phương, địa phương triều đình..” Lúc này Lý Hoằng Chân lên tiếng, người này nói hẳn là rất chuẩn bởi lẽ ông ta chính là thủy sư đô đốc thủy trại Vạn Xuân, trong tay là 400 chiến thuyền lớn bé cùng một vạn thủy quân Đại Việt. Tất nhiên trong này Ngô gia thẩm thấu rất nhiều, đến phân nửa chỉ huy là người Ngô gia.
Nhưng nói đến đanh thủy chiến thì không thể không nhắc đên Hoằng Chân, tương truyền “Hoằng Chân nuôi riêng 500 thân quân đặc biệt, cấm mọi thị dục, dạy cho trận pháp rất nghiêm. Đội quân riêng đó rất tài giỏi, hiệu lệnh rất nghiêm. Người nào cũng cầm một cái “Kìm Bài” (thẻ màu vàng) làm hiệu lệnh riêng cho nhau”.
Như vậy chuyện ông ta nói Triều đình muốn “bán” chiến hạm rất có thể là sự thật.
Thấy Ngô Khảo Ký vẫn còn lơ ngơ thì lão Lý Nhật Trung nể tình sắp “ hợp tác” chiến đấu mà nói với Ngô Khảo Ký.
“ Không cần kinh ngạc, chuyện này cũng liên quan đến ngươi , như ngươi biết, chiến hạm mông đồng chỉ có thể chèo , khó đi biển xa. Muốn đi xa cần lâu thuyền có sức trở lớn”
Ký gật đầu, cái này hắn biết. Thuyền Mông Đồng của Đại Việt là chuyên thiết kế để húc nhau, đi nhanh như gió, áp sát cùng leo mạn chém giết. Nó khá tương tự lớp thuyền Galley ở Địa Trung Hải.
Nhưng chính vì chỉ có chèo cho nên rất khó đi biển xa.
Còn lâu thuyền hộp diêm của Đại Việt thì tương tự tàu truyền thống của Đông Á như Tống- Nhật- Cao Ly. Đây là thuyền đáy bằng điển hình vì nó cực bằng .
Kết cấu khung hình hộp chữ nhật với hai thanh gỗ gớm dài song song…hai thanh này hơi cong vát về mũi và đuôi. Các tấm ván thuyền được lợp ngang kết nối hai thanh đòn chịu lực này. Nói chung đây là thuyền hộp diêm điển hình, di chuyển chậm vì cản nước . Nhưng rất ổn định có thể đi cả biển lẫn sông , tải trọng cực lớn. Có điều kết cấu không quá bền, nếu gặp bão lớn thì dễ toi mạng.
“ Liên quan đến cháu ?” Ngô Khảo Ký không hiểu, hắn thì liên quan quái gì đến chuyện Đại Việt bán tàu?
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]