Chương trước
Chương sau
Cái gì, phân chim, phân người, tảo biển làm thuốc nổ?

Nói dăm ba câu phù phiếm tưởng là dễ, đụng vào chỉ có học máu mà không chế tạo được gì.

Nói về phân chim có lẽ chỉ một mình ông Tống Kiệt là không biết về nó, còn lại các thằng xuyên khác đều biết về sự quan trọng của loài này.

Ở Đại Việt từ lâu đã cấm săn bắt các loại Hải Âu cùng Mòng Biển, cấm hoàn toàn, cấm tiệt, việc săn bắt loài này sẽ đồng nghĩa với phạm tội cực nặng và có thể dẫn đến án hình sự.

Nghe có vẻ vô lý, nhưng đây là sự thật, việc dùng mỏ KNO3 của Kattabun hay mua Diêm tiêu của Medang, khai thác Diêm Tiêu ở Tống, Bắc Mân, Quảng Đông, và Bắc Việt hoàn toàn đủ cho nhu cầu sản xuất phân bón và phục vụ quân sự ở Đại Việt. Nhưng vấn đề là đủ trong bao lâu, năm năm? Mười năm?

Lượng phân bón mà Đại Việt cần để phủ khắp cho ngàn công nghiệp là quá lớn, nếu lấy KNO3 từ các mỏ diêm tiêu mà dùng thì đảm bảo 20 năm sau Đại Việt có pháo cũng chẳng có thuốc súng để dùng.

Cho nên vấn đề đi Châu Mỹ tại sao Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy điên cuống vậy.

Nguyên nhân không có gì ngoài lương thực và lương thực. Việc khoai tây hay khoai lang từ từ tính, muốn xâm nhập vào cộng đồng thổ dân để có những thứ như cao su, ớt, bí ngô, khoai tây đòi hỏi thời gian.

Nhưng lửa xém lông mày đó là làm sao đủ phân cung cấp cho toàn bộ diện tích canh tác đang điên cuống mở rộng. Làm sao đủ phân đạm để nâng năng suất cây lúa lên 2 tấn/ ha để đối phó tình hình dân số tăng chóng mặt.

Trên bản đồ của đám thám hiểm

có một dấu x đỏ lớn nhất mà Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký đánh dấu. Đó chính là những hòn đảo chim ở vùng Chile và Peru ngày nay. Đồng thời cũng ước lượng mà đánh dấu luôn một chấm tròn ở vùng có thể là xa mạc Atacama.

Nhưng vì sao Ngô Khảo Ký -Lý Từ Huy phải điên cuồng đến vậy. Mấy cái phân chim thôi mà?

Vâng mấy anh siêu nhân pro đánh đông dẹp bắc súng bắn ầm ầm mà cóc hiểu nguồn cung thuốc súng của các anh đâu ra. Đã thế lại còn phát triển đủ nông nghiệp để nuôi mấy trăm triệu dân với độ ảo tưởng cao vô cực.

Ngô Khảo Ký hay nói đúng hơn là linh hồn của Ngô Huy Tuấn hiểu rõ sự quan trọng của loại tài nguyên này đối với sự phát triển của Đế chế, không có thuốc súng, không có phân bón thì chắc chắn Đế Chế sẽ sụp đổ. Không nói chua ngoa đâu , đừng tưởng có tiền là mua được lương thực, vì quốc gia nào cũng tăng dân số cả, đến một lúc nào đó cả khu vực sẽ cùng thiếu lương, và Đại Việt là kẻ tăng dân số nhanh nhất thì sẽ là kẻ thiếu lương nhiều nhất. Đến lúc đó chỉ có một lựa chọn đó là chiến tranh cướp lương cướp lãnh thổ và cũng là để chết bớt người. Không có lựa chọn thứ hai.

Ở đây đang nói đến vì sản lượng không cao cho nên cần một lãnh thổ canh tác cực lớn để nuôi một số dân nhỏ. Đây là nguyên nhân khá phổ biến cho chiến tranh thời này- lương thực.

Cứ yên ổn được một thời gian, dân số sẽ tăng, áp lực lương thực gia tăng, bắt buộc phải hướng ánh mắt ra bên ngoài, tìm kiếm lãnh thổ, tìm kiếm nơi màu mỡ sau đó tiến hành bóc lột rồi đem lương thực về nuôi dân. Đây là sự thật không thể chối cãi.

Cho đến thời hiện đại thì lương thực không quá thành vấn đề vì các thành tưu về cố định N đã, các giống lương thực lai tạo sản lượng cao thì con người lại chiến tranh vì các loại tài nguyên khác như dầu mỏ, than đá, khí đốt, khoáng sản v.v....

Nhưng ở thời này phần lớn nguyên nhân chiến tranh vẫn xoay quanh lương thực, muối trong đó có đan xen yếu tố tôn giáo cùng yếu tố dân tộc chủ nghĩa mờ nhạt.

Ý thức được điều này dĩ nhiên Ngô Khảo Ký phải giải quyết tận gốc vấn đề phân bón để tránh cho Đại Việt hay cả khu vực lâm vào khủng hoảng. Bên cạnh đó vấn đề thuốc súng để đảm bảo sức mạnh an ninh quốc gia lại càng cần đặt nặng. Nhất là khi súng hỏa mai đã ra đời thì lượng thuốc nổ tiêu tốn trong các cuộc chiến sẽ là con số vô tận... Không lo trước khỏi họa đến lúc các mỏ diêm tiêu cạn kiệt thì đó chính là xong đời.

Lúc này phân bón của Đại Việt không có dùng diêm tiêu, diêm tiêu chỉ là thử nhiệm ban đầu hiệu quả để tính toán lượng phân cần cho diện tích hecta.

Đại Việt chưa ngáo đến độ lấy diêm tiêu đi bón phân nông nghiệp.

Nguồn phân bón N của Đại Việt dựa vào phân chuồng ủ từ gia súc gia cầm và cả người, ước tính có thể đạt được 25% tổng nhu cầu nông nghiệp hiện tại.

Khai thác phân rơi từ các hang rôi sản lượng quá nhỏ lẻ và khó khăn. Ước tính chỉ đạt 10% nhu cầu.

Nhưng ở Medang và Lavo thì đúng là phân rơi đã gần như chiếm đến 20% tỉ trọng phân bón hữu cơ cho ngành nông nghiệp. Họ không có sự lựa chọn khác. Cho nên rất cần mẫn cử những đội khai thác phân rơi như vậy.

Cuối cùng chiếm nhiều nhất tỉ trọng phân bón nông nghiệp của cả Đại Việt- Medang- Bangmakok đó chính là từ chim biển. Đương cử như ở Đại Việt vào năm 1087 phân chim đã chiếm đến 35% sản lượng phân bón hiện tại. Chính vì đều này mà Đại Việt từ lâu đã cấm săn bắn chim biển, và việc săn bắn chúng sẽ là tội hình sự. Bangmakok và Medang cũng học theo tương tự nhưng có muộn hơn một vài năm.

Số lượng chim biển đang tăng lên từng ngày, có thể chúng có ảnh hưởng đôi chút đến sản lượng đánh bắt cá của ngư dân, nhưng thực tế thì Ngư dân đánh bắt xa bờ cho nên không quá tranh chấp nhau.

Ngô Khảo Ký dự tính nếu số lượng chim biển của Đại Việt đạt được 10 triệu con dọc theo bờ biển Đại Việt thì có thể cung cấp đủ 50% lượng phân bón cho toàn cõi Đại Việt ngay cả khi Đại Việt tăng diện tích canh tác lên gấp 3 lần. Nhưng đó là chuyện của tương lai.

Vả lại phân chim ở Đại Việt chất lượng không cao, vì tính chất rửa trôi với lượng mưa nhiều.

Nhưng ở các Đảo Chim ở Peru hay Chile thì khác. Nơi này sơ sơ theo sử sách sẽ có tầm 80-100 triệu con chim, thời tiết lại ít mưa không có hiện tượng rửa trôi, nơi này các đảo chim là một kho nitrat khổng lồ có thể liên tục cung cấp phân bón cũng như thuốc súng, bởi không bị rửa trôi cho nên hàm lượng N ở phân chim nơi này tới 20%. Quá trình chế tạo thuốc súng từ chúng là không tốn công sức. Sản lượng nơi này lại khổng lồ, có những năm Peru có thể xuất khẩu đến 700.000 tấn(1870). Cho nên tài nguyên này là Ngô Khảo Ký không bao giờ làm ngơ được. Hay nói đúng hơn đây là nguồn tài nguyên quan trọng nhất mà chẳng có ai tranh chấp hay gây khó rễ để khai thác cả. Cử đội tàu lập căn cứ, cắm cờ hết đảo chim. Trước khi cố định được N từ không khí thì con cháu an tâm ngon giấc không cần nghĩ.

Với việc thuốc nổ thằng nào cũng biết như thế này thì mỏ diêm tiêu ở Châu Á hết nhanh thôi, đến lúc đó người cười chỉ có Đại Việt, bất bại.

Tất nhiên nếu tìm được mỏ diêm tiêu ở sa mạc Atacama mà tìm ra thì Đại Việt càng phất, nhưng cái này hi vọng hơi xa vời, cần phải cư rất nhiều đoàn thám hiểm và tốn rất nhiều thời gian dò tìm mới ra dù Ngô Khảo Ký đoán đoán được khoanh vùng được cũng khá khó chính xác tìm thấy. Trước cứ cắm cờ đã, sau này tình toán sau.

Nói như vậy ở Đại Việt mỏ diêm tiêu chỉ được sử dụng cho mục đích quân sự. Còn mấy cái trò ủ phân làm thuốc nổ thì thôi đi... tốn quá nhiều công sức mà thu hoạch điều chế tốn thời gian.

Nên nhớ phân người, gia súc và phân chim-rơi khác nhau, cho nên không dễ đâu mà có thể làm thuốc nổ từ phân người và gia súc được.

Phân chim chứa một lượng Nitơ, Phốt phát và Kali đặc biệt cao, làm cho nó trở thành một loại phân bón hiệu quả, ngoài ra còn là một thành phần của thuốc súng ngay cả khi chưa được ủ với vi khuẩn . Phân chim chưa lọc chứa tới 20% Nitơ.

Sở dĩ có sự chênh lệch này bởi vì Chim và dơi trải qua các quá trình trao đổi chất hơi khác so với con người, con người bài tiết chất thải ở hai dạng (rắn và lỏng) trong khi chim và dơi bài tiết chất thải của chúng qua phân chim.

Con người, dơi và chim đều bài tiết các hợp chất giàu Nitơ Axit Uric và Urê trong chất thải của chúng, tuy nhiên, dơi và chim chỉ có một cách để loại bỏ chất thải của chúng là làm cho nó đậm đặc hơn, điều này có lợi để giảm mất nước.

Con người bài tiết Uric axit từ quá trình dị hóa axit nucleic và Urê từ quá trình dị hóa protein thông qua nước tiểu , chiếm khoảng 95% là nước. Bằng cách chỉ có một phương pháp loại bỏ chất thải cơ thể, dơi và chim có nồng độ cao hơn nhiều của các hợp chất giàu Nitơ này, tạo ra phân của chúng một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và phân bón.

Đây chính là lý do mà chất lượng của phân chim, rơi cao hơn hẳn cho việc dùng làm thuốc nổ và phân bón.

Còn về các loại gia súc thì lượng N trong chất thải lại càng xếp sau cả con người.

Tất nhiên Benjamin Huy Tuấn và Richard khổ sở hơn Ngô Khảo Ký nhiều , bọn này làm gì có đảo chim, làm gì có quyền lực cấm toàn dân săn bắn chim biển, làm gì có mỏ diêm tiêu, cho nên bọn họ chỉ còn một cách đó chính là dùng chất thải của người để làm thuốc nổ.

Benjamin và Richard đều phải ủ chất thải theo phương pháp France để có được thuốc nổ.

Trong đó Benjamin đã tiến xa hơn và bắt đầu có thu hoạch vì hắn xuyên không trước Richard. người ta trộn phân với đất và đợi các vi khuẩn trong đất chuyển đổi amino-nitơ thành nitrat bằng quá trình nitrat hóa. Nitrat được chiết xuất từ đất bằng nước và sau đó được tinh chế thành muối tiêu bằng cách thêm tro gỗ. Đây là phương pháp mà Benjamin Huy Tuấn đã mô phỏng quy trình của Pháp ở thế kỷ 15, và thực tế quy trình này được sử dụng rất rộng rãi cho đến khi người Châu Âu tìm thấy các mỏ khoáng sản ở Chile. Quá trình này rất bẩn, hôi thối vì cần tưới nước tiểu thường xuyên lên những “ổ canh tác” và đảo chúng liên tục để tăng quá trình lên men của vi khuẩn. Mỗi ổ canh tác này phải từ 6 tháng đến 8 tháng mới cho được kết quả.

Có một câu truyện đó là, Năm 1561, Elizabeth I của Anh trong cuộc chiến với Philip II của Tây Ban Nha, không thể nhập khẩu diêm tiêu (thứ mà Vương quốc Anh không sản xuất trong nước),và phải trả "300 bảng vàng" cho thuyền trưởng người Đức Gerrard Honrik hướng dẫn "Instructions for making saltpeter to grow" ( Phương pháp sản suất diêm tiêu - the secret of the "Feuerwerkbuch" -the nitraries). Điều này đủ để thấy phương pháp trên không hề đơn giản.

Richard thì có hơi khác một chút so với Benjamin, hắn dùng phân với vữa hoặc tro gỗ, đất thông thường và các vật liệu hữu cơ như rơm để tạo độ xốp cho đống phân trộn thường cao 4 foot, rộng 6 foot và 15 foot dàiĐống này thường được che mưa, giữ ẩm bằng nước tiểu, đảo thường xuyên để đẩy nhanh quá trình phân hủy, sau đó cuối cùng được lọc bằng nước sau khoảng nửa năm , để loại bỏ canxi nitrat hòa tan, sau đó được chuyển thành kali nitrat bằng cách lọc qua kali.

Tóm cái váy lại hai thằng này vật lộn mội hồi cuối cùng cũng có đươc thuốc nổ, thật là đau khổ quá trình nhưng có một điểm rất hay, đó chính là hoàn cảnh hiểm nghèo khiến sức sáng tạo của linh hồn Huy Tuấn linh hoạt hơn, tận dụng toàn bộ những gì chúng có để tạo nên lợi thế.

Có thể Tống Kiệt chiếm ưu thế lúc này với lượng thuốc súng nhiều từ các mỏ diêm tiêu Ấn Độ, nhưng đó là nhiều so với Richard và Benjamin hiện tại. Nhưng nếu cạn kiệt mỏ diêm tiêu thì sao? nên nhớ các mỏ diêm tiêu ở Ấn Độ rất nhỏ và dự trữ thấp.

Cho nên mới nói, Richard và Benjamin vẫn mạnh hơn Tống Kiệt một bậc, bởi bản chất bọn hắn vẫn là một Ngô Huy Tuấn với kiến thức tự nhiên vững mạnh. Thứ mà mấy ông đọc sử hay nghiên cứu xã hội học như Tống Kiệt khó bắt kịp.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.