🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Hôm nay là thứ hai và cũng là buổi học đầu tiên của tôi tại học viện Athanor. Sáu giờ bốn mươi lăm là giờ vào trường.
- Nhóc! Nhóc! Dậy mau! Biết bây giờ là mấy giờ không hả? - Sinestrea đập cửa ầm ầm.
- Gì vậy? - Tôi đáp lại với một cái giọng ngái ngủ.
- Dậy nhanh lên, bảy giờ rưỡi rồi đó!
Nghe tới trễ học, tôi ngồi bật dậy vội chạy ra:
- Cái gì? Trễ ... AAA~~ - Tôi ngã lộn cổ xuống cầu thang nằm dài dưới đất - Ui da ...
- Làm gì mà gấp gáp dữ vậy?
- Trễ học đó!
Sinestrea cười mỉm:
- Chị đùa thôi, mới có sáu giờ mười lăm thôi à. Thôi vệ sinh cá nhân nhanh đi, hai chúng ta ăn sáng.
- Trời ... đau phết. - Tôi đặt tay ra phía sau cổ lắc mấy cái như thể mấy người bị bệnh đau xương khớp lâu năm.
Vệ sinh xong, tôi vào bếp ngồi xuống bàn ăn sáng. Bữa sáng hôm nay là một bữa sáng rất giống người Mỹ, bánh pancake, trứng lòng đào cùng với thịt xông khói chiên giòn cùng với một ít trái cây.
- Hôm nay ăn đồ Mỹ à?
- Nhóc không thích sao?
- Đâu có, em đâu có chê gì đâu. - Nói rồi tôi cắt một ít bánh cho vào miệng - Công nhận chị nấu ăn ngon quá.
Sinestrea cười:
- Chuyện này là chuyện tất nhiên rồi.
Bữa sáng hôm nay thật vui. Ăn xong, cả hai rửa miệng rồi đi bộ đến trường. Đến nơi thì cũng là lúc mà chuông reng, cả hai chạy thục mạng lên lớp cất cặp rồi chạy xuống dưới sân chào cờ.
Theo như tôi nhận định, lần chào cờ này không phải sinh hoạt cờ nên chỉ ra hát quốc ca rồi lại dọn vào trong. Nhờ tham dự World Cup mà tôi biết quốc ca Athanor chỉ đơn thuần là tiếng nhạc trong game, song nhạc kì này lại nghe phiền não phết.
Buổi lễ chào cờ diễn ra nhanh chóng, học sinh lại trở vào lớp. Tôi ngồi vào bàn và hỏi thằng Nam:
- Mày nhận thời khóa biểu chưa?
- Hỏi ngu vậy, Lumica gửi đó. Lumica gửi thì chắc chắn phải gửi cho tụi tao trước rồi. Đừng có nói mày chưa xem nha.
- Xem rồi!
Lumica vào lớp, cả lớp đứng lên chào nhưng cô ấy bảo rằng cứ ngồi xuống.
- Do thời gian không có nên giờ cô phân tạm vai trò như sau: Sinestrea làm lớp trưởng, Dextra làm lớp phó học tập, Kriknak làm lớp phó kỉ luật, Keera làm lớp phó văn thể mỹ. Còn lớp phó lao động ... hừm ... Nam, em làm đi.
Tôi khá bất ngờ khi thằng Nam được bọn, nó gật đầu:
- Em sẽ đảm nhận.
- Tốt, tạm thời chia như vậy. Cuối tuần này chúng ta sẽ bầu lại, giờ tạm vậy đi. Đến tiết 1 rồi.
RENG, tiếng chuông báo tiết vang lên làm tôi giật cả mình. Nam hỏi:
- Mày làm sao vậy?
- Chuông nó nổ.
- Nó kêu chứ nổ gì, hồi xưa mày nói trống nổ, giờ lại tới chuông nổ. Khó hiểu mày thật.
Tôi quay ra đằng sau, Sinestrea và Zata đã lấy sách Ngữ văn ra. Tôi hỏi Sinestrea:
- Chị ơi, ai dạy văn vậy?
- Ai biết.
Zata chen vào:
- Ai dạy không quan trọng, quan trọng là ông có chịu học hay không thôi.
Tôi quay lại rồi chờ đợi. Giáo viên văn bước vào, tôi ngạc nhiên khi đó là Liliana.
- Lớp, nghiêm! - Sinestrea đứng dậy. Cả lớp đứng dậy chào. Liliana gật đầu, cả lớp ngồi xuống.
Liliana ngồi xuống bàn giáo viên và nói:
- Tên thật của cô là Liliana, nhưng do ở Athanor có người trùng tên và giống y như cô nên cô lấy tên Lill để tránh nhầm. Mấy em thấy bông tai của cô có chữ L không? Đừng nhầm nha.
- À, bà Lill trông quán net ấy mà. - Tôi lẩm bẩm.
- Cô phụ trách mấy em môn ngữ văn, giờ thì mở tập sách ra đi, chúng ta bắt đầu bài 1.
Chợt tôi nghe tiếng than trách của Sinestrea:
- Chán thật, mới đầu tuần đã mở đầu bằng môn buồn ngủ.
Lill dùng ma thuật điều khiển viên phấn viết lên bảng khiến tôi hơi ngạc nhiên, đám bạn của tôi đứa nào đứa nấy há hốc mồm. Riêng những người còn lại thì không mấy ngạc nhiên, trái lại còn rất bình thản.
- Ghê ha mày? Ma thuật luôn á.
- Có gì đâu mà ghê, tao làm cũng được. Xem nè! Chinkara Hoi!
Viên phấn trong hộp đựng phấn bay đến chỗ tôi. Nam trầm trồ:
- Hay mày!
- Nè, phấn không phải để em nghịch đâu. - Lill nhìn tôi rồi lấy lại viên phấn bằng ma thuật. Tôi chỉ biết cười trừ.
Vào phủ chúa Trịnh, tên của văn bản đầu tiên hiện lên trên bảng cùng với cái tên Lê Hữu Trác. Lill hỏi:
- Em nào đứng lên nói qua về tác giả Lê Hữu Trác nào.
Tôi quay tới quay lui, không một cách tay nào giơ lên. Lill ngạc nhiên:
- Gì vậy? Đọc trong sách ra mà không ai đọc hả?
- ... - Tôi không nói gì và giơ tay. Cô ấy gọi, tôi đứng lên đọc mọi thứ trong sách.
Trong phần tác giả, sách giáo khoa ghi Lê Hữu Trác (1720 ? - 1791). Lill tiếp tục đặt câu hỏi:
- Tại sao lại có dấu chấm hỏi trong phần năm sinh của tác giả vậy mấy em?
Cả lớp không một ai giơ tay. Lill ngơ ngác:
- Lớp gì thụ động dữ vậy? Lại là em à Hùng?
Chỉ có mình tôi giơ tay. Nam khều tôi:
- Tại sao vậy mày?
- Thì tại ...
- Hải! Mời em! - Lill bất ngờ lên tiếng. Thì ra thằng Hải nó giơ tay. Chơi với nó, tôi cũng biết được nó là một đứa giỏi văn, để xem nó trả lời được câu hỏi này không.
Hải rất tự tin:
- Thưa cô, có dấu chấm hỏi là vì người ta chưa xác định rõ năm sinh của ông, đây chỉ là dự đoán của các nhà nghiên cứu văn học.
- Tốt lắm.
Sau khi tìm hiểu qua tác giả, Lill chuyển sang phần tác phẩm rồi bắt đầu phân tích. Nhìn chung thì không khác gì phương pháp dạy học ở Trái Đất. Hai tiết văn đầu tuần khiến đầu tôi nặng trịch, không tỉnh nổi. Tiếng của Lill như tiếng tụng kinh, tôi phải cố căng người để không gục xuống bàn.
- Oáp ... - Tôi ngáp nhưng ngậm miệng lại, nước mắt chảy ra hai bên.
VÚT, viên phấn bay sượt ngang qua tôi và thằng Nam khiến cả hai thằng giật mình. Tôi quay ra đằng sau, Sinestrea đã ngủ gục từ bao giờ, tôi còn nghe được cả tiếng ngáy nữa. Nãy giờ cô ấy ngủ mà tôi không biết.
- Nếu em không nghe giảng thì ra khỏi lóp cho cô! - Lill quát.
Sinestrea tỉnh dậy, cô gãi đầu rồi lại nhìn lên bảng. Lill tiếp tục giảng bài. Nam lay tôi:
- Mày hiểu gì không?
- Hơi lùng bùng.
Tuy là lùng bùng, song tôi vẫn thu được một ít kiến thức là đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh vẽ lại cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
RENG, tiếng chuông kết thúc hai tiết Văn vang lên. Đã đến giờ ra chơi. Lill ghi sổ đầu bài rồi ra khỏi lớp. Tôi đi xuống căn tin với thằng Nam và Hải.
- Mới hai tiết Văn mà tao lag quá mày ạ. - Tôi mở đầu câu chuyện.
- Tao thấy bình thường mà.
Tôi quay sang:
- Một thằng giỏi văn như mày không thể so sánh với một thằng văn 6.5 như tao.
- 6.5 là đủ xài rồi.
Xuống tới căn tin, tôi mua một bịch sinh tố, hai đứa kia mua nước ngọt. Căn tin học viện bán không đắt lắm, vừa túi tiền của tôi. Hải hỏi:
- Mày có đi làm tiệm net buổi nào từ khi trở lại đây chưa?
- Chưa, có gì sao?
- Chiều nay mày đi làm thay tao đi, chiều nay tao phải đi tập luyện.
Tôi ngạc nhiên:
- Nhưng tao cũng ...
- Tao xin Lumica rồi, cô ấy đồng ý.
- Đệt ... Thôi kệ, tao làm luôn.
Bất chợt cả ba đứa nhìn thấy Sinestrea đang ngủ gật trên bàn ăn, trên tay là cái bánh mì ăn dở. Hải và Nam đẩy tôi tới:
- Chơi với ghệ mày đi.
- Ơ bọn mày ... Lạ thật! Có khi nào bọn nó muốn ám chỉ mình vì gái mà bỏ anh em không nhỉ?
Tôi lay Sinestrea:
- Chị ơi, dậy đi.
- Hở ... gì vậy ... chị đang ngủ mà.
- Dậy đi, giờ ngủ gì nữa. Đêm qua chị thức khuya lắm hay sao?
Cô ấy thở dài:
- Không phải ... chị bị thiếu máu nên buồn ngủ.
- Vậy lấy máu của em đi.
- Chị cũng nghĩ vậy nhưng ngại hỏi nhóc lắm. Thôi thì cho chị xin một ít. - Nói rồi cô ấy bảo tôi ngồi xuống.
Hàm răng của Sinestrea cắn vào cổ tôi, tôi rên:
- Ư ư ...
- Chịu đau xíu thôi, chị không hút hết đâu mà sợ.
Hút chừng một phút thì cô ấy buông ra, tay quệt lên miệng:
- Máu của nhóc coi vậy mà ngon đấy.
- Thế à? - Tôi cười.
- Chị thấy đỡ đỡ rồi này. Nào, đi chơi với chị nào.
Máu của tôi không biết có thành phần gì mà Sinestrea trông tỉnh táo hơn hẳn, cả hai vừa đi quanh trường vừa nói chuyện trên trời dưới đất với nhau.
- Chinkara Hoi!
- OÁI! Sao nhóc cứ tốc váy chị hoài vậy! - Sinestrea hét lên.
- Cái gì vậy? Em lấy tờ giấy dưới đất mà.
Tờ giấy đó cũng chẳng có gì đặc biệt, chắc là giấy lộn vừa bị vứt ra thôi. Sinestrea hỏi:
- Nhóc học ma thuật ở đâu vậy?
- Trong mấy quyển sách của chị đó.
- À ...
RENG, tiếng chuông báo hiệu tiết học thứ ba. Cả hai bước vào lớp. Tiết thứ ba là tiết Hóa học, môn mà tôi là trùm. Sinestrea bảo:
- Cả lớp di chuyển xuống phòng thí nghiệm Hóa.
- Chà, không biết phòng thí nghiệm như thế nào nhỉ? Ai dạy hóa ta?
Cả lớp di chuyển xuống phía bên dưới, xếp hàng rồi ngồi vào chỗ. Có bốn bàn cho bốn nhóm, song chưa phân ra đơn vị lớp nên cứ ngồi đại.
- Capheny là giáo viên môn hóa à? - Tôi khá ngạc nhiên.
- Có gì lạ đâu, năm ngoái chế cũng học hóa cô Capheny mà. - Linik khều tôi.
Trên bàn của mỗi nhóm có một bộ dụng cụ điện nối với ba cái bình, trên đó có ghi H2O (nước cất),C6H12O6 (glucozo),NaCl (Natri Clorua hay còn gọi là muối ăn). Capheny ra hiệu tập trung cả lớp lại:
- Các em gom lại hai bàn đi, lớp 13 em thì bàn số 1 bảy em, bàn số 2 sáu em. Nhanh lên.
Cả lớp gom lại hai bàn. Capheny nói tiếp:
- Cô là Capheny, phụ trách dạy môn Hóa học cho mấy đứa, và đây là phòng thí nghiệm của cô.
- Đúng rồi! Tao nghe nói Capheny có một cái phòng thí nghiệm á, giờ mới tận mắt chứng kiến.
- Mấy em học ban cơ bản mà đúng không?
Cả lớp đáp dạ. Capheny mỉm cười:
- Được, vậy ta sẽ dạy một cách đơn giản. Giờ lấy sách vở ra đi, bắt đầu bài 1: Sự điện li.
Minh hỏi:
- Điện li là gì vậy mày?
- Chưa đọc sách à?
- Phải.
Tôi bảo:
- Cứ nghe giảng đi rồi biết.
Capheny bảo:
- Mấy đứa thấy trên bàn có bộ dụng cụ đúng không? Ta đã nối dây điện đến các bóng đèn, hai sợi dây trong lọ là hai đầu cực, phần chất lỏng tựa như sợi dây điện. Trong đó lần lượt là nước cất, đường glucozo và natri clorua. Mấy đứa bật điện lên đi.
Dextra chồm lên bấm nút điện, kết quả là đèn bên phía natri clorua sáng, những chỗ còn lại không sáng. Capheny hỏi:
- Sao nào, bóng đèn chứa dung dịch nào dẫn điện?
- NaCl ạ.
- Vậy thì ta nói dung dịch NaCl có tính dẫn điện, hai dung dịch còn lại (nước cất và glucozo) không có tính dẫn điện.
Tiếp theo đó, Capheny giải thích rằng các dung dịch hữu cơ không dẫn điện, ngược lại các chất như axit, bazo hay muối mới là những chất dẫn điện.
Nam hỏi tôi:
- Sao dẫn được vậy mày?
- Nghe giảng đi.
- Trong các dung dịch dẫn điện có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do, gọi chúng là các ion. Các chất lúc nãy cô đã kể khi hòa tan trong nước tạo ra các ion, do đó chúng dẫn điện.
Phần này không quá khó hiểu đối với tôi, dù sao tôi cũng đã học trước. Giờ tôi giống như là nghe giảng lại vậy. Cả lớp chép bài vào tập.
Capheny chuyển sang phân loại các chất điện li bằng thí nghiệm bóng đèn bằng hai chất HCl và CH3COOH. Qua thí nghiệm dẫn điện, bóng đèn ở cốc đựng HCl sáng hơn, chứng tỏ HCl dẫn điện tốt hơn.
- Ta nói HCl phân li ra nhiều ion hơn, do đó HCl là chất điện li mạnh. CH3COOH phân li ít, ta nói đó là chất điện li yếu. - Capheny giảng.
Về cơ bản, chất điện li mạnh là chất phân li hoàn toàn. Ví dụ: NaCl là chất điện li mạnh, khi trong dung dịch có 100 phân tử NaCl thì 100 phân tử đều phân li, giống như bạn có 100k mà bạn tiêu hết 100k. Ngược lại, các chất điện li yếu chỉ phân li một ít, giống như bạn có 100k nhưng chỉ tiêu 2k.
Nam nói với tôi:
- Capheny giảng bài dễ hiểu quá mày.
- Tao cũng công nhận.
Sinestrea nãy giờ ngồi nghe rất chăm chú chứ không ngủ gật như hồi tiết Văn nữa, Dextra khá thắc mắc:
- Ủa em, sao em tỉnh vậy?
- À, mới vừa uống máu xong, với lại bài giảng dễ hiểu nữa.
Capheny chuyển sang phần phương trình điện li, nó không khó nhưng lại dễ sai, tôi không muốn nói nhiều về phần này trong truyện.
Giảng bài chỉ trong hai mươi phút, khoảng thời gian còn lại Capheny cho cả lớp làm khá nhiều bài tập.
- Linik, lên bảng viết phương trình điện li.
- Vâng! - Cậu ta đứng dậy và lên bảng.
- Để xem tên LGBT này làm được không.
Chất của cậu ta là SO2. Cậu ta viết: SO2 -> S2+ + O2-
Tôi cười tủm tỉm. Nam hỏi:
- Có gì cười vậy?
- Linik mắc bẫy rồi. SO2 đâu thuộc axit, bazo hay muối mà đòi dẫn điện.
Quả đúng như tôi nói, Linik ăn một trứng hột vịt với câu trả lời vừa rồi.
- Chế sai, chế buồn.
RENG, tiếng chuông ra chơi lại vang lên. Cả lớp gom sách vở về lớp rồi lại tiếp tục đi chơi.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.