🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Lịch sử văn minh mà loài người đã biết chẳng qua chỉ mấy ngàn năm. Từ chỗ đốt rẫy cắm cọc gieo tia đến khi có văn tự, rồi từ chỗ dùng đóm dùng đuốc để soi sáng đến chỗ đùng điện chiếu sáng,... Người ta có lý do để tin rằng văn minh của loài người bắt đầu từ chỗ thấp mà phát triển dần lên, rồi mới đến bước cao. Loài người còn có thể tự hào mà nói rằng, những nền văn minh tiên tiến hơn còn đang chờ loài người khám phá sau này.
Thế nhưng, nếu như nền văn minh của loài người đúng là phát triển từ thấp lên cao, vậy thì hiện tượng những di chỉ văn minh cổ đại liên tục phát hiện thấy được hiểu thế nào đây, phải giải thích ra sao đây? Bí mật về xây dựng kim tự tháp, bí mật về những bức đồ hoạ phi thuyền vũ trụ trên bích họa sa mạc... phải giải thích thế nào? Ngày càng có nhiều học giả suy luận rằng, từ thời rất xa xưa, trên Trái Đất đã nắm được những kiến thức khoa học như người hiện đại chúng ta. Có thể hàng triệu năm trước, loài người phát triển hơn cả bây giờ, nhưng trong quá trình lịch sử có sự đột biến, khiến cho nền văn minh của nhân loại cổ xưa bị huỷ diệt, rồi mới lại bắt đầu trở lại việc xây dựng và tái hiện. Cũng có nhiều học giả cho rằng, những di chỉ văn minh cổ đại là do người ngoài hành tinh nhúng tay vào mà có. Khả năng tồn tại của UFO khiến người ta cho rằng nền văn minh của người ngoài Trái Đất đã vượt xa nền văn minh của Trái Đất, họ có khả năng để lại trên Trái Đất những công trình kiến trúc không thể tưởng tượng được, như những quần thể đá tảng khổng lồ và những thứ khác.
Những di chỉ văn minh cổ, cho rằng đã vượt qua trình độ lúc bấy giờ cũng được, hay là có sự can thiệp của người ngoài Trái Đất cũng được. Nhưng chúng ta là người hiện đại, trước hiện tượng những di chỉ văn minh đó, vẫn một lòng day dứt, muốn tìm hiểu không thôi, muốn thăm dò tiếp tục.
I. BÍ MẬT NỀN VĂN MINH TRÍ TUỆ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH
1. Những bức tượng đá khổng lồ đã ra đời từ tay ai?

Vị trí đảo Phục Sinh.
Hòn đảo Phục Sinh ở Chi Lê, là một trong những nơi lẻ loi nhất trên thế giới. Nó nằm trên vùng biển Nam Thái Bình Dương mênh mông mờ mịt cách bờ biển Nam Mỹ khoảng 3.700dặm, cách quần đảo có người sinh sống gần nhất cũng 1000 cây số. Khi người ta phát hiện được đảo này, trên đảo đã có những thổ dân sinh sống và còn có những bức tượng, khổng lồ tiêu biểu cho một nền văn minh cao độ. Cư dân trên đảo hiện nay không có trình độ nghệ thuật điêu khắc những tượng đá khổng lồ này, lại không có tri thức hàng hải đề vượt hàng nghìn dặm trên biển, người ta không kìm nổi mà hỏi rằng, ai là người đã điêu khắc ra những tượng đá này, vì sao họ lại làm như vậy, mục đích là vì cái gì? Tất cả đã khiến hòn đảo này bị bao trùm một màu sắc thần bí. Nếu không có những bức tượng này thì đảo Phục Sinh cũng bình thường như những hòn đảo khác trên Thái Bình Dương.
Lịch sử phát hiện của đảo Phục Sinh không lâu. Năm 1722, Rô-giơ-ven người Hà Lan, đã đổ bộ lên hòn đảo này vào đúng ngày lễ Phục Sinh. Sau đó, các nhà thám hiểm người Tây Ban Nha và châu Âu, trong mấy chục năm đã lần lượt đổ bộ lên đảo này, điều hấp dẫn đối với các nhà thám hiểm không chỉ là những thổ dân sinh sống trên đảo mà quan trọng hơn là hàng trăm bức tượng đá khổng lồ.

Moai Rano raraku.
Trên đảo, Rô-giơ-ven đã phát hiện được hơn 600 bức tượng đá khổng lồ. Dân địa phương gọi tượng đá là ""Moai"". Tất cả các bức tượng đều được chế tạo từ đá nguyên khối, có nghĩa được tạc từ một tảng duy nhất. 

Một số moai được đội một cái mũ hình trụ bằng đá đỏ.
Sau những lời khen ngợi, người ta không thể không tự hỏi, những tượng đá ấy tiêu biểu cho cái gì? Vì sao thổ dân ở đảo phục Sinh này lại đùng những công cụ thô sơ để điêu khắc nên chúng? Hai trăm năm nay, vấn đề trên đã thu hút các nhà nhân loại học, nhà dân tộc học, nhà dân tộc chí học, nhà địa chất học và nhà khảo cổ học, họ ào ào kéo tới hòn đảo này, muốn vén bức màn bí mật.
Sau khi được những người thổ dân trên đảo chỉ dẫn, các chuyên gia đã rút ra những kết luận kỳ lạ, rằng cư dân trên đảo Phục sinh cũng không biết lai lịch của những bức tượng đá này; họ chưa từng tham gia tạo tượng. Như vậy có nghĩa là khái niệm của họ đối với những bức tượng này cũng giống như chúng ta, không biết một chút gì.
Những pho tượng này, cái nào cũng có khuôn mặt nhỏ dài, sắc vẻ đờ đẫn, tạo hình thống nhất. Chứng tỏ nó được chế tác theo một mẫu. Còn phong cách đặc biệt được biểu hiện ra trong tạo hình thì chưa thấy ở đâu, từ đó nói lên rằng nó là những tác phẩm của đảo này chưa chịu ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai. Nhưng, có một số học giả đã chỉ rõ rằng về mặt tạo hình nó có rất nhiều điểm tương đồng với những tượng người điêu khắc bằng đá của nền văn hóa In-đi-an - Ma-ya ở Đi-na-cơ-va, Mê-hi-cô xa xôi. Phải chăng văn hóa Mê-hi-cô cổ đại, đã ảnh hưởng đến nó, Mê-hi-cô ở cách xa đảo Phục Sinh mấy nghìn cây số, điều này hầu như là không thể?
Điều không thể ấy còn biểu hiện ở các mặt khác: Những pho tượng này nhỏ thì nặng 2,5 tấn, lớn thì hơn 50 tấn. Có tượng đá trên còn đội mũ đá, chiếc mũ đá cũng nặng đến hàng tấn. Rốt cuộc thì họ đã khai thác những khối đá ấy như thế nào từ bãi đá, đã gia công chế tác như thế nào? Rồi dùng biện pháp gì để chuyển chúng đến nơi bày đặt, khiến nó có thể dựng đứng lên. Cư dân trên đảo mấy thế kỷ trước còn chưa sử dụng đồ sắt, tất cả những điều đó khiến người ta không sao tưởng tượng nổi.
Người ta thống kê trên đảo có hơn 600 pho tượng đá khổng lồ. Họ còn điều tra diện phân bố của những pho tượng này; và phát hiện được mấy nơi khác thác đá trên dải núi La-nô-ra-cu. Những tảng đá cứng ở nơi khai thác đá, được người ta cắt chặt tùy ý như cắt miếng bánh ga-tô. Mấy chục vạn mét khối nham thạch đã được khai thác. Khắp nơi là những khối đá vỡ lổn nhổn. Những tượng đá khổng lồ đã gia công hoàn tất được chuyển đến một nơi xa để bày đặt. Ở nơi khai thác đá vẫn còn hàng trăm khối đá chưa được gia công và tượng đang làm dở nằm ngổn ngang. Có một khối tượng đá kỳ diệu nhất, mặt tượng đã được chạm khắc xong, nhưng sau gáy vẫn gắn liền với khối đá trên núi. Thực ra chỉ cần mấy nhát đục nữa thì pho tượng sẽ tách khỏi tảng đá núi, nhưng người chế tác nó lại không làm như thế, hình như anh ta chợt phát hiện thấy cái gì đó mà vội vàng bỏ đi.
Phóng tầm mắt nhìn, nơi khai thác với không khí sôi nổi, thực sự khiến người ta cảm thấy có một sự việc khó hiểu đã xảy ra, hàng loạt thợ đá không hẹn mà cùng bỏ đi. Những mảnh đá vỡ ngổn ngang loạn xạ trên bãi khai thác giống như những vết chân hỗn loạn lúc tháo chạy. Những vết tích hằn sâu trên những phiến đá cùng với những mảnh vụn bắn tung tóe bốn xung quanh, toát lên không khí lao động tràn đầy nhiệt tình và vui tươi.
Từng tác phẩm có những tiến độ công việc khác nhau trên công trường, như chiếc kim đồng hồ ngừng chạy, đồng thời đột ngột ngừng công việc, trên hòn đảo nhỏ đã xảy ra chuyện gì?
Phải chăng là núi lửa phun tràn? Chẳng phải đã nói là hòn đảo này do núi lửa tạo nên hay sao. Đúng, nhà địa chất cho chúng ta biết, đảo Phục Sinh cố nhiên là một hòn đảo núi lửa, nhưng là núi lửa câm. Trước khi con người đến đây cư trú tình hình luôn ổn định. Hay là đo tai họa bởi những trận cuồng phong khiến phải ngừng hoạt động nhưng đáng lý ra, cư dân trên đảo đã phải quen với những tai họa thường xuyên gây ra trên hòn đảo này, do đó không thể hốt hoảng sợ hãi như vậy. Hơn nữa sau khi thiên tai xảy ra thì có thể bắt đầu lại công việc bất cứ lúc nào, nhưng họ lai không làm nữa.
Vì sao vậy? Vì sao việc chạm khắc những pho tượng đá khổng lồ này đã thành một điều bí ẩn. Còn vì sao công trường khai thác đá đột ngột ngừng việc lại là điều bí ẩn trong bí ẩn. Rất nhiều học giả sau khi đã nghiên cứu sự phân bố hơn 600 pho tượng đá ở các nơi trên đảo, cũng như quy mô khai thác đá ở mấy nơi, cho rằng lượng công việc cần đến 5.000 người lao động khỏe mạnh mới có thể hoàn thành. Họ đã tiến hành một thí nghiệm, điêu khắc một pho tượng đá không to không nhỏ, cần mười mấy công nhân làm việc trong một năm. Sử dụng con lăn bằng gỗ hầu như là con đường duy nhất để người dân trên đảo giải quyết vấn đề vận chuyển, đồng thời, phương pháp vận chuyển nguyên thủy này, thực sự có thể đưa những vật to lớn đến mọi nơi trên đảo. Nhưng rõ ràng là phải chiếm dụng sức lao động rất lớn. Điều này tạm thời không nói, điều khiến người ta khó hiểu là khi A-cơ-bu Rô-giơ-ven lần đầu tiên bước chân lên đảo, ông nói là trên đảo hầu như không có cây cỏ gì. Như vậy là không tồn tại vấn đề dùng thiết bị con lăn để vận chuyển các pho tượng khổng lồ.
Vậy thì những pho tượng gỗ này được vận chuyển như thế nào? Còn nữa, trên đầu một số tượng đá còn đội mũ đá. Một cái mũ đá, cái nhỏ cũng nặng tới 2 tấn, cái lớn nặng tới mười mấy tấn. Điều này lại đem đến cho chúng ta một vấn đề, muốn đội những cái mũ này lên đầu tượng cần phải có thiết bị cần cẩu tối thiểu. Trên đảo không có cây cối mọc, ngay đến việc dùng con lăn bằng gỗ để vận chuyển cũng không thể tồn tại thì việc trang bị để trèo lên càng thành vấn đề.
Hơn nữa, 5.000 người lao động trai tráng khỏe mạnh ăn gì? Dựa vào cái gì để sống? Vào cái thời xa xưa ấy, trên đảo chỉ có vài trăm thổ dân, họ sống gối đất nằm sương, hầu như là đời sóng nguyên thủy, hoàn toàn không có khả năng cung cấp lương thực cho 5.000 người trai tráng khỏe mạnh. Đồ ăn mà thảm thực vật và đất đai canh tác trên hòn đảo nhỏ, cũng như trên bãi cát thỉnh thoảng có con tôm con cá dạt vào, càng khó thể thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cơ bản nhất cho số nhân khẩu đông đúc ấy.

Mới đây, các nhà khỏa cổ phát hiện ra đầu người trên đảo Phục Sinh còn có phần thân. Người xưa đã chôn chúng xuống như thế nào?
2. Nền văn minh trên đảo Phục Sinh từ đâu đến?
Theo quy luật thông thường, sự xuất lộ của nền văn minh là một chỉnh thể phức hợp. Điều này có nghĩa là, trên đảo Phục Sinh không thể chỉ có những pho tượng người đá khổng lồ, mà phải bao gồm tôn giáo tín ngưỡng, truyền thuyết thần thoại, cũng như những sản phẩm văn minh như chữ viết v.v...
Theo Rô-giơ-ven giới thiệu trong hồi ký, khi họ đổ bộ lên đảo Phục Sinh đã từng phát hiện thấy rất nhiều mộc bản khắc đầy chữ viết hình tượng hình dáng kỳ dị, ở gần tượng người bằng đá.

Chữ viết được tìm thấy trên đảo Phục Sinh.
Chữ viết hình tượng này thực sự là vô cùng kỳ dị, nó khác với văn tự tượng hình thời cổ ở Trung Quốc, cũng khác với văn tự tượng hình cổ của ấn Độ và Ai Cập. Đồ án tượng hình của nó có xu thế đặc trưng của phù hiệu hơn. Độ to nhỏ, nông sâu trong bút pháp của nó hình như đều biểu thị hàm ý nào đó, hơn nữa toàn bộ giống như phương pháp sắp xếp viết như mật mã, hình như thể hiện cảm xúc nhịp điệu của làn sóng nào đó.
Sau này do các giáo sĩ Phương Tây đến, những mộc bản có chữ viết đặc biệt trên đảo Phục Sinh bị đốt cháy hàng loạt. Các giáo sĩ này nói rằng chữ viết trên các mộc bản là những ""bùa phép ma quỷ"". Những hành vi thiếu hiểu biết đó, khiến những nhà nghiên cứu hôm nay cảm thấy tiếc vô cùng. Vì những mộc bản có chữ viết chỉ còn lại tất cả không quá 10 thanh được các bảo tàng trên thế giới thu thập. Nội dung viết trong các mộc bản đã được các nhà nghiên cứu của nhiều nước dùng mọi biện pháp tiên tiến kể cả việc sử dụng máy tính điện tử nhưng vẫn không hiểu được. Đảo Phục Sinh một hòn đảo đơn độc do núi lửa tạo nên nằm giữa biển khơi xa lục địa, hình như không thể có nền văn minh ở lục địa lớn đến thăm nó, những chữ viết cổ quái do cư dân trên đảo sáng tạo ra khiến con người ngày nay không dịch được, không thể không làm cho người ta cảm thấy kỳ lạ. Theo cách hiểu thông thường một dân tộc có thể sáng tạo ra chữ viết, thì sẽ có những văn minh khác cùng xuất hiện, đáng tiếc là ngoài những pho tượng người bằng đá khổng lồ ra, không ai tìm được những dấu vết của các văn minh khác phù hợp với chữ viết.
Màu da của cư dân trên đảo cũng rất phức tạp. Chứng tỏ đây là một hòn đảo tụ cư nhiều dân tộc. Khi Rô-giơ-ven ghi lại những điều tai nghe mắt thấy thì trên đảo tổng cộng chỉ có vài trăm người. Với mấy trăm người mà lại hỗn tạp nhiều giống người, quả thật đã khiến người ta sinh ra nghi ngờ.

Tượng người ở Tiwanaku
Qua những pho tượng đá khổng lồ rải rác trên đảo Phục Sinh, rất dễ khiến người ta nghĩ đến Tiwanaku ở đãy núi Andes, vì ở đó đã phát hiện được những tượng người khổng lồ bằng đá, tạo hình của nó không kém phần kỳ vĩ, với nét mặt giản dị trong sạch, giống hệt điêu khắc trên đảo Phục Sinh. Nhưng hai nơi cách ngăn bởi núi cao biển rộng tới bốn trăm cây số. Làm thế nào để trao đổi văn hóa trong không gian cách trên ấy?
Năm 1531, thực dân Tây Ban Nha, Phơ-ran-xít-xcô Pi-cha-rô, đã đem quân tiến công đế quốc In-ga (trong lãnh thổ Pê-ru ngày nay),khi ông ta hỏi thăm người In-đi-an ở đây về tình hình Tiwanaku, họ đã nói với ông ta rằng không ai nhìn thấy thành cổ văn minh huy hoàng Tiwanaku trước khi nó bị hủy diệt, vì khi nó được xây dựng thì toàn thể loài người đang sống trong thời đại hồng hoang đêm tối dằng dặc.
Từ đầu mối còn sót lại, khiến người ta nghĩ đến một vấn đề, nếu những tượng người khổng lồ bằng đá chịu ảnh hưởng của Tiwanaku, thì ai đã đem sơ đồ thiết kế, phương pháp gia công và thiết bị lắp đặt đến một hòn đảo hoang nhỏ bé giữa Thái Bình Dương xa xôi ấy?
Rất rõ ràng, dân tộc bản địa nguyên thủy không thể hoàn thành được công việc ấy. Vậy ai đã truyền bá văn hóa ấy? Trên đảo Phục Sinh chỉ có hơn một nghìn cư dân sinh sống, trước khi Rô-giơ-ven đến, trên đảo chỉ có vài trăm người, trên đảo không có cây cối, không có cách gì để hái lượm kiếm ăn qua ngày, săn bắn cũng không thể, vì trên đảo ngoài vài loài chim ra, thì những đàn chuột là động vật duy nhất trên đảo. Cư dân bản địa trên đảo lám nghề bắt vớt hải sản, trong tầm nhìn có thể của họ, ngoài biển, mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú ra, thì không có vật gì khác.
Người dân trên đảo Phục Sinh tự gọi nơi họ sinh sống là ""cái rốn của thế giới"". Nếu chúng ta có thể đi ra khỏi trái đất, khi nhìn xuống trái đất, chúng ta sẽ kinh ngạc phát hiện ra rằng, cách gọi của người dân trên đảo về nơi ở của mình là hoàn toàn đúng. Đảo Phục Sinh nằm giữa Thái Bình Dương, chính là cái rốn của thế giới. Lẽ nào, cư dân trên đảo đã từng đứng ở trên không trung cúi nhìn xuống nơi cư trú của mình? Rõ ràng đây là điều không thể. Vậy thì, khẳng định phải có người từ trên không trung cúi nhìn xuống hòn đảo nhỏ bé này và bảo cho những người thổ dân ở hòn đảo này biết. Vấn đề là ở chỗ những người ấy là ai?

Pito te o Te Henua có nghĩa là “cái rốn của Trái Đất”. Cái tên này đề cập đến một hòn đá thú vị nằm ở đảo Phục Sinh. Hòn đá này không chỉ có hình tròn hoàn hảo mà còn phát ra từ tính rất mạnh.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.