*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc. Bản đồ Buache, 1737
Phillippe Buache là một nhà địa lý Pháp của thế kỷ 18, ông đã vẽ một bản đồ cho thấy rõ ràng Nam Cực, ngoại trừ là bản đồ của Buache cho thấy Nam Cực là hai mảnh đất riêng biệt, với bờ biển chi tiết. Trong nhiều năm, bản đồ được coi là sai bởi vì khi Nam Cực được phát hiện ra nó thật sự không nhìn giống như những gì Bauche đã vẽ. Sau đó, vào năm 1958, một cuộc khảo sát địa chấn ở Nam Cực đã được thực hiện đáng, ngạc nhiên nó cho thấy rằng Nam Cực thực sự là hai quần đảo được bao phủ bởi một lớp băng dày làm cho nó xuất hiện như là chỉ có một vùng đất rộng lớn, và không chỉ vậy địa hình chung của các vùng đất dưới lớp băng còn giống với bản vẽ trên bản đồ Buache đến từng chi tiết. Làm thế quái nào mà chuyện này có thể xảy ra? Tấm bản đồ này có nghĩa rằng Buache đã từng sở hữu một bản đồ chính xác cho thấy Nam Cực 100 năm trước khi nó được phát hiện, và không chỉ vậy, khi nó còn không có bất kỳ băng tuyết nào. Nam Cực đã không còn trong tình trạng không băng tuyết ít nhất 10.000 năm, nhiều nhà khoa học tin rằng thời điểm đó có lẽ là vài triệu năm thì đúng hơn. Bản đồ Franco Rosselli, 1508 Franco Rosselli là nhà đồ bản nổi tiếng ở Florentine của thế kỷ 15 đã tạo ra một khắc bản đồng tương đối nhỏ nhưng có minh hoạ phong phú, được sơn màu thủ công trên giấy thuộc (giấy da bê),kích thước 6 x 11 inches (15.25 x 28 cm). Tác phẩm được lưu giữ trong Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Greenwich. Tại thời điểm Rosselli tạo ra bản đồ, nó vẫn còn là một nghệ thuật thử nghiệm tương đối mới, điều này càng làm cho những tiết lộ trong bản đồ thế giới của ông thậm chí còn tuyệt vời hơn. Bản đồ mô tả về Nam Cực, nó là một công trình đòi hỏi độ chính xác cao và thậm chí nó còn đặt tên các khu vực khá cụ thể như Antarticus. Các chi tiết trên bản đồ của Rosselli được vẽ vô cùng chính xác, và cũng như những tấm bản đồ trước đây, các đặc điểm địa lý như biển Ross và Wilkes Land đặc biệt dễ dàng để nhận dạng. Một lần nữa, điều rắc rối về tấm bản đồ đặc biệt này là năm nó được vẽ năm 1508. Căn cứ theo lịch sử của chúng ta đây là trọn vẹn ba thế kỷ rưỡi trước khi Nam Cực được phát hiện. Và ở đây một lần nữa chúng ta có Nam Cực được mô tả chính xác trên bản đồ vào thế kỷ 15 ở Florentine. Bản đồ Mercator, 1538 Và thậm chí còn có một bản đồ hấp dẫn khác nữa là một cái được vẽ trong năm 1538 bởi Mercator, một nhà đồ bản rất được kính trọng sống ở thế kỷ 16. Những công trình của ông khá nổi tiếng và bạn vẫn có thể mua một tập bản đồ Mercator trong các tiệm sách ngày nay. Mercator nổi tiếng với công việc cập nhật định kỳ bản đồ và sản xuất ra những tập bản đồ thế giới mới rõ ràng hơn khi những bờ biển đã được vẽ và khi ông ta có được những biểu đồ chính xác hơn. Trong khi làm một bản nâng cấp như vậy, bản đồ thế giới năm 1538 đã được thay thế bằng một bản mới trong năm 1569. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta biết rằng không những tấm bản đồ năm 1538 trước đó thật sự đã chính xác hơn nhiều cái sau này, mà còn một điều tuyệt vời hơn nữa đã được chứng minh rằng nó cũng bao hàm luôn các phép đo lường kinh độ chính xác.
Để gom lại tất cả những gì đã được đề cập về kinh độ thành một nhận định chung: Kinh độ là khoảng cách tính bằng độ giữa một điểm phía đông hay tây tới Kinh Tuyến Gốc. Vì trái Đất xoay quanh trục, tính toán kinh độ khó hơn nhiều vĩ độ, để tính được vĩ độ thì chỉ cần xác định vị trí những ngôi sao hay quan sát mặt trời. Nhưng để tính toán kinh độ, ta cần tới công thức: ‘Khoảng cách = Vận Tốc x Thời Gian’ và quan trọng nhất là, một cái đồng hồ chính xác. Khám phá ra kinh độ đã từng một lần được xem là “vấn đề hóc búa nhất trong hải quân”, và trong những năm 1700, có một Ban Kinh Độ (Board of Longitude) ở Anh đã được thành lập để giải quyết vấn đề này. Năm 1714, Ngài Isaac Newton đã đứng trước Ban và giải thích rằng vấn đề thực sự là “một cái đồng hồ cần thiết với độ chính xác cao chưa từng được chế tạo.” Hoàng Hậu Anh sau đó liền treo giải thưởng 20,000 pounds cho bất kì ai có thể sáng chế ra được thiết bị này và cuối cùng, vào năm 1761, một người tên là Harrison đã thắng được giải với bản mẫu niên kế (chronometer) của ông, thiết bị này về sau đã mở ra một kỉ nguyên mới về ngành hàng hải cho thế giới. Trong suốt thế kỷ 19, những tấm bản đồ đã bắt đầu được cập nhật với kinh độ chính xác. Tuy nhiên bản đồ Mercator năm 1538 được đánh dấu với kinh độ chính xác trọn 223 năm trước khi nó được phát hiện. Ông có thể có được thông tin đó từ đâu? Rõ ràng rằng Mercator đã không có kiến thức thực sự về kinh độ vào thời điểm đó và phải vay mượn hoặc nhận được thông tin từ một nguồn khác, bởi vì sau đó ông ta đã cập nhật các bản đồ tiếp theo của mình không chính xác với những thông tin được xem là mới hơn và đáng lý là phải đáng tin cậy hơn. Các bản đồ này hợp lại thành những bằng chứng thực sự cực kì quan trọng, nếu người cổ xưa chưa bao giờ đi vòng quanh trái Đất hoặc từng sở hữu bất kỳ kiến thức về kinh độ thì làm thế nào mà bất cứ một trong những tấm bản đồ này tồn tại?
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải. Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]