🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Thật điên rồ khi cho rằng Kim Tự Tháp phát ra năng lượng dạng sóng? Hay việc người ta di chuyển những khối khá nặng trên 100 tấn bằng cách sử dụng những khúc gỗ lăn tròn tại… nơi chẳng có một cái cây nào? Liệu có bao giờ bạn nghĩ đến người cổ đại đã dùng đến năng lượng để làm tất cả chuyện này.

Nền văn minh của chúng ta tiên tiến đến mức độ nào? Với những thành tựu đạt được liệu chúng ta có thể mạnh miệng khẳng định, nhân loại hiện nay tiên tiến hơn so với người Ai Cập cổ hay thậm chí là người Sumer.

Các nhà khoa học giải thích như thế nào về việc họ nâng và di chuyển những tảng đá lớn giống như The Trilithon (gồm 2 tảng đá lớn dựng đứng đỡ một tảng đá nằm ngang) nặng trên 2250 tấn ở đền thờ Jupiter, thị xã Baalbek, Liban? Hay tảng đá ở phía Tây nặng 600 tấn tại thành phố Jerusalem, Israel và bức tượng ở đền thờ Ramesseum nặng trên 1.000 tấn tại thành phố Thebes, Ai Cập? Dĩ nhiên, lý thuyết về con lăn và đòn bẩy gỗ đã không còn hợp thời khi mà con người hiện đại không thể áp dụng. Nguồn điện? Máy móc? Và tia la-de cùng công cụ công nghệ cao để cắt và tạo hình? Người cổ đại chắc hẳn phải sở hữu Nguồn năng lượng cổ đại hay một công nghệ tiên tiến nào đó.



Những tảng đá nặng hàng trăm hàng nghìn tấn như thế này chỉ được di chuyển bằng đòn bẩy và con lăn gỗ?

Những công trình cự thạch khổng lồ nằm khắp nơi trên thế giới, từ đền Puma Punku, di tích khảo cổ Ollantaytambo đến Đại Kim Tự Tháp ở Ai Cập, tất cả đều là thành tựu đáng kinh ngạc của người cổ đại. Một câu hỏi duy nhất vẫn được đặt ra là, ai đã cung cấp cho họ công nghệ để hoàn thành những dự án này? Một số người cảm thấy buồn cười vì có vài nhà khảo cổ học tin rằng tất cả những thứ này được làm bởi những người nô lệ và công cụ thô sơ.

Có những ngôi đền trên khắp thế giới được làm từ những tảng đá nặng từ 50 đến 200 tấn, thậm chí có những tảng đá nặng hơn, vì vậy chúng quá lớn đối với con người nếu không sử dụng bánh xe và ròng rọc để di chuyển đá từ nơi khai thác đá đến địa điểm xây dựng.

Vào tháng 1/2012, ở thung lũng khai thác đá tại thành phố Riverside, Califorina, một tảng đá granite nguyên khối nặng 340 tấn được chuẩn bị cho hành trình di chuyển khoảng 160 km, thuộc khuôn khổ cuộc triển lãm ở Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles. Một cần cẩu nặng 700 tấn, và một xe vận tải cỡ lớn, với 44 trục xe, 2.400 mã lực, được dùng để di chuyển tảng đá. Dầm thép cũng được xây dựng với sự hỗ trợ của 208 bánh xe đặt bên dưới. Một thiết bị trợ lực được dùng để kéo và một cái khác để đẩy. Sau tất cả những nỗ lực và hỗ trợ cần thiết, tảng đá granite nguyên khối bắt đầu di chuyển với tốc độ khoảng 5 dặm một giờ.



Công tác di chuyển “khối lơ lửng”

Tảng đá trong cuộc triển lãm này có tên là “Levitated Mass” (khối lơ lửng) so vải trọng lượng vẫn còn nhỏ hơn những tảng đá khổng lồ được dùng trong các công trình kiến trúc của các nền văn minh cổ đại. Hầu như người ta không thể nâng và di chuyển một tảng đá 340 tấn mà không sử dụng công nghệ hiện đại, thậm chí với công nghệ hiện đại, việc di chuyển một tảng đá khổng lồ như thế cũng rất “vất vả”. Vậy mà người cổ đại có thể di chuyển không những một mà nhiều khối đá nguyên khối nặng gấp 5 lần “khối lơ lửng” mà không cần máy móc công nghệ cao?

Di tích khảo cổ Ollantaytambo ở Peru có lẽ là một ví dụ tốt nhất của việc sử dụng công nghệ cao trong thời kỳ cổ đại. Những bức tường của ngọn núi cổ xưa này là một bằng chứng thép để đối thoại với những chuyên gia tin rằng hàng ngàn thợ thủ công đã tạo hình và đẽo gọt tảng đá đặc với sự chính xác chỉ có thể làm bởi những máy móc hiện đại. Nguồn năng lượng cổ đại có tồn tại?

Ở Ollantaytambo chúng ta có những khối đá mặt chữ nhật đã được di chuyển từ một ngọn núi đá mác ma Andesit cách đó hơn 9 km, con đường di chuyển là rất khó khăn, còn những mặt cắt của tảng đá lại chính xác đến độ không tìm thấy vết trầy xước hay đường vân nhọn trên bề mặt. Nguồn năng lượng nào mà người cổ đại có thể sử dụng ở Ollantaytambo để cung cấp cho những “máy móc” có thể cắt, tạo hình và di chuyển những tảng đá mắc ma Andesit.



Những tảng đá nặng hàng trăm hàng nghìn tấn như thế này chỉ được di chuyển bằng đòn bẩy và con lăn gỗ?

Liệu có khả năng những nền văn minh cổ đại có khả năng tạo những thứ kinh ngạc với những công nghệ tiên tiến? Và nếu đúng vậy thì nguồn năng lượng này ở đâu?

Năm 1938, Giám đốc Viện Bảo tàng quốc gia Irag phát hiện những bình đất nung với trụ bọc đồng trong kho lưu trữ, có thể nó được sử dụng như pin điện galvanic. Các thiết bị 2.000 năm tuổi này được gọi là “Pin Baghdad” trước sự ra đời của pin hơn 1.000 năm. Ngày nay, những nhà khảo cổ học nghĩ rằng những “pin” này được dùng để mạ vàng lên các đồ trang trí bằng bạc. Theo các nhà nghiên cứu, “pin Baghdad” có thể sản xuất ra 4 vôn, và đây là những hiện vật có kích thước tương đối “nhỏ”. Nếu “pin Baghdad” này có kích thước khoảng 1,5 mét hoặc hơn? Chúng có thể tạo ra nhiều năng lượng hơn, 30, 40 hay trên 50 vôn, và sẽ cung cấp đủ năng lượng cho một số loại máy móc.

Cách 595 km về phía nam của cao nguyên Giza, đứng trên đền Hathor, chúng ta có thể tìm thấy nhiều bằng chứng về công nghệ cao ở thời cổ đại.

Khoảng 4.000 năm trước, những hình vẽ kì lạ đã được họa trên tường, nổi bật nhất là một bức tranh mà nhiều người cho rằng, đó là bằng chứng chứng minh người cổ đại đã sử dụng năng lượng. Họ gọi nó là “bóng đèn Dendera”.



Bóng đèn Dendera.

Điều thú vị nhất trên bức tranh này là hình ảnh chiếc bóng điện dường như được cắm vào một thứ trông giống như nguồn điện. Liệu nó có nói lên rằng, người Ai Cập cổ đại có công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tạo ra điện, và sử dụng để thắp sáng và cung cấp năng lượng cho những máy móc có thể di chuyển những thứ rất nặng.

Có thể các kim tự tháp Giza đã được xây dựng để phục vụ như là một nhà máy điện, chứ không phải là một ngôi mộ hoàng gia như một số nhà nghiên cứu và khảo cổ đề xuất? Đó là những tòa nhà với độ chính xác đến từng cm, không thể thuộc về một nền văn hóa nông nghiệp thô sơ, không có công nghệ và kiến thức tân tiến.

Vào năm 2000, kỹ sư hàng hải John Cadman đưa ra giả thuyết rằng người Ai Cập đã bơm nước từ sông Nile gần đó vào các buồng nhỏ dưới Kim Tự Tháp. Những buồng nhỏ này sau đó có thể tạo ra áp lực nước lớn làm Kim Tự Tháp rung động.

Trong những buồng nhỏ dưới mặt đất có một số dấu hiệu xói mòn chứng tỏ sự hiện diện của nước. Vì vậy, kim tự tháp có thể là một cái máy phát thủy lực. Sự rung động sóng nước tạo thành một áp lực nhỏ, đập vào trần tạo ra vết nứt. John Cadman đã thực sự tìm thấy những vết nứt này.

Trong gian phòng Nữ hoàng của Đại Kim Tự Tháp, dấu vết của kẽm và axit hydrochloric đã được phát hiện. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, những hóa chất từ hầm Bắc là kẽm hyddrat hóa cùng còn hóa chất khác từ hầm Nam đi vào một phòng có axit hydrochloric được pha loãng, bằng chứng và vết tích còn lưu lại trên tường. Dunn đặt giả thuyết rằng hai loại hóa chất được cho vào từ những căn hầm rồi hòa trộn vào nhau tại gian phòng Nữ hoàng, gây ra phản ứng cháy.

Link view:

Khi trộn hai chất lỏng này lại với nhau, một phản ứng hóa học xảy ra, và sinh ra sản phẩm là khí Hiđrô. Dunn cho rằng khi di chuyển từ phòng Nữ hoàng sang phòng Vua, nguyên tử khí Hi-đrô được cấp năng lượng bởi sự rung động từ những hồ dưới mặt đất và chuyển hóa thành năng lượng dạng sóng ngắn.

Phải chăng đó là cách người Ai Cập cổ đại tạo ra năng lượng để thực hiện các công trình, và các loại thiết bị như bóng đèn Dendera? Nhưng điều quan trọng nhất là ai đã cung cấp cho họ kiến thức và công nghệ đó? Câu trả lời là người ngoài hành tinh? Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Bạn có thể nói “thật viễn vông”, nhưng có bằng chứng nào chứng minh thuyết “Người ngoài hành tinh cổ đại” là sai?

Tại Abu Gorab Memphis, Ai Cập, chúng ta tìm thấy Đền Mặt Trời. Năm 1898, một nhóm khai quật cùng với Bảo tàng Berlin phát hiện nền móng của một đài tưởng niệm khổng lồ ước tính cao trên 48 mét. Theo những ghi chép của người Ai Cập cổ đại từ thành phố Edfu, đền thờ Abu Gorab được biết đến là “Nơi ở của các vị Thần”. Các nhà Ai Cập học cho biết đó là nơi mà con người cổ đại kết nối với năng lượng thần thánh.



Những công trình kiến trúc tháp cổ này có phải là nơi thu nhận hoặc phát đi nguồn năng lượng tự nhiên của Trái Đất. Nguồn L’archéologie égyptienne, Gaston Maspero, 1907

Có bằng chứng cho thấy các đài tưởng niệm trên khắp thế giới đang nối với nguồn năng lượng tự nhiên thuộc về Trái Đất. Khái niệm này đề cập đến việc thu nạp năng lượng tự nhiên và sử dụng. Đây là một dạng năng lượng mỏng manh, nhưng nếu có thiết bị và công nghệ, người ta hoàn toàn có thể tìm thấy và đo lường năng lượng này. Điều thú vị khác là các đài tưởng niệm này có phần lớn được xây dựng từ đá granit chứa hàm lượng tinh thể thạch anh rất cao. Trong khi đó, cấu trúc tinh thể pha lê, thạch anh có khả năng chuyển sóng điện của Trái Đất thành dạng năng lượng hữu dụng nhờ vào một đặc tính gọi là hiện tượng áp điện (piezo-electricity).

Tinh thể thạch anh là một vật liệu công nghệ thiết yếu trong việc chuyển hóa năng lượng. Thuyết phi hành gia cổ đại tin rằng những nền văn minh cổ đại đã dựng nên đền hình tháp, đã sở hữu một số kiến thức công nghệ cao về tinh thể thạch anh và họ đã sử dụng chúng để truyền năng lượng đi một khoảng cách xa.



Tháp Wardenclyffe, công trình phát điện không dây do Tesla xây dựng.

Nhưng năng lượng thực sự có thể truyền đi trong không khí? Theo Nicola Tesla, vào tháng 7/1899, ông đã công bố về việc phát minh ra phương pháp truyền điện không dây trên khắp thế giới bằng cách lợi dụng tính dẫn điện tự nhiên của Trái Đất… hay cái mà Tesla xem là “sóng thẳng”. Tesla nói về những thiết bị truyền điện khổng lồ có thể gửi và nhận số lượng vô hạn điện tử, trôi lơ lửng như những dòng nước vô hình. Một trong những thành phần chính của hệ thống của ông là tinh thể thạch anh.

Tesla cố gắng để xây dựng một hệ thống năng lượng không dây là tháp Wardenclyffe ở đảo Long của New York, ông sẽ lấy cái tháp này làm một trạm phát điện. Theo ông, thiết bị tiếp nhận có thể thu nhận năng lượng sạch từ tháp.

Nhưng Tesla là người đầu tiên nghĩ ra loại năng lượng không dây này? Hay con người đã khám phá ra loại năng lượng này hàng ngàn năm trước ông? Có thể Đại Kim Tự tháp là một thứ tương tự như tháp Wardenclyffe của Tesla? Một tháp truyền năng lượng tự do và cung cấp năng lượng cho máy móc và thiết bị?

Chúng ta biết ngày nay Đại Kim Tự Tháp chứa một lượng lớn tinh thể thạch anh, câu hỏi đặt ra là phải chăng các đài tưởng niệm và Đại Kim Tự Tháp trên khắp thế giới làm nên một mạng lưới năng lượng toàn cầu?

Những kim tự tháp thực chất là những máy cơ học “gắn liền” với Trái Đất và chúng tạo ra một thứ có thể rung động theo tần số của Trái Đất và chúng biến đổi năng lượng của Trái Đất thành năng lượng điện tử.

Con người cổ đại đã thực sự sở hữu những công nghệ này từ hàng ngàn năm về trước? Chúng ta không thể hiểu được cách họ sử dụng chúng? Có rất nhiều bằng chứng trên khắp địa cầu và chúng ta chỉ có thể bắt đầu tìm hiểu về khả năng của nền văn minh cổ đại.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.