Chương trước
Chương sau
Hai người bắt đầu nói về sách đã đọc gần đây, Vương Anh Tư nói:

- Gần đây đọc “ Tứ thanh viên “ - tạp kịch của Từ Văn Trường, trong đó có hai cảnh “Con gái Mộc Lan tòng quân thay cha” và “Nữ Trạng Nguyên từ hoàng được phượng”, kịch bản xem thì rất thú vị nhưng thực ra là không làm được. Hôm đó ở xa muội đã nhìn thấy sư huynh bị lục soát ở Long Môn.

Nói đến đây nàng phì cười một tiếng.

Trương Nguyên có chút ngượng ngùng, nói:

- Sư muội hôm đó cũng đến sớm như vậy sao?

Vương Anh Tư nín cười nói:

- Muốn xem rõ mà, như vậy xem ra muội hoàn toàn hết hẳn ý nghĩ làm nữ trạng nguyên rồi, chỉ có trông chờ sư huynh lên đường thôi.

Trương Nguyên cười cười, chợt nghe Vương Anh Tư hỏi:

- Nghe đi, tiếng gì đó?

Bộ dạng lắng tai chú ý nghe.

Trương Nguyên tập trung lắng nghe, có tiếng mõ cầu kinh tiếng Phạn của tăng nhân chùa Hạnh Hoa, có lời nói, tiếng động lớn của láng giềng say rượu, có tiếng gió đêm phạt qua ngọn cây, trong lòng lại lắng xuống, còn có thể nghe thấy âm thanh thuyền bè trên sông ngoài một dặm, không biết Vương Anh Tư nghe thấy tiếng gì?

Đêm dần buông xuống, Vương Anh Tư nhìn bộ dạng tập trung suy nghĩ của Trương Nguyên mà không khỏi nhoẻn miệng cười, hỏi:

- Sư huynh nghe thấy cái gì?

Trương Nguyên nói kiểu tài lanh:

- Nghe thấy cái mà huynh có thể nghe được.

Đây đúng là lời nói thật.

Vương Anh Tư thầm nghĩ:

- Có những tiếng động không thể dùng tai để nghe được.

Hỏi:

- Sư huynh có nghe thấy tiếng tàn lụi của hạnh hoa, tiếng hạnh hoa rơi trong tiếng mõ?

Trương Nguyên thầm nghĩ:

- Đây là sự đồng cảm rồi, Anh Tư sư muội là nữ thi nhân, cảm giác này người thường khó mà có được.

Rồi mỉm cười nói:

- Hoa trong mộng biết rơi bao nhiêu, hòa thượng sao để ý tới được, chỉ biết gõ mõ thôi.

Vương Anh Tư gọi hắn là sư huynh, chùa Hạnh Hoa ở gần bên trái, Trương Nguyên cảm thấy cả người mình trống rỗng, rất có thiền ý.

Vương Anh Tư cười nói:

- Sư huynh nói lời này rất có vần, giống như ‘bán khuyết hoán khê sa’. Giới Tử sư huynh, huynh có khả năng nghe nhớ rất tốt, những âm thanh huynh vừa nghe thấy độ mấy năm nữa huynh còn nhớ không?

Tâm Trương Nguyên lúc này rất tĩnh, đang mênh mông bát ngát tận đâu đâu, nói:

- Nhiều năm sau này, nếu có người nhắc thì ta sẽ nhớ, nếu không có ai nói, vô duyên vô cớ thì khó mà nhớ được.

Vương Anh Tư “ừ” một tiếng nói:

- Người khéo léo thì phải làm nhiều mà người có trí tuệ thì lo nghĩ. Sư huynh là người có tham vọng, có quá nhiều việc, e rằng sau này khó mà nhớ nổi giờ khắc này, để muội nhớ giúp huynh.

Không biết tại sao, trong lòng Trương Nguyên lập tức hiện lên hình ảnh năm ngoái ở rừng trúc Tị Viên, Vương Anh Tư ôm cây trúc khóc lớn. Bây giờ Anh Tư sư muội bình thản nói rằng nàng đã dứt bỏ ý muốn làm nữ trạng nguyên, nhưng lại càng khiến người khác động lòng, Vương Anh Tư nói:

- Muội biết sư huynh có chí lớn, bây giờ đã có công danh tú tài, như giao long ra biển lớn, không ở lại thành Sơn Âm lâu nữa, sau này gặp sư huynh cũng khó, đúng là buồn quá.

Vương Anh Tư rất thẳng thắn, trong lòng nàng nghĩ như vậy nên cảm thấy phải nói ra.

Trương Nguyên nói:

- Huynh sẽ thường xuyên đến thăm chỗ thầy.

Bỗng nhiên nghĩ tới Anh Tư sư muội cùng tuổi với hắn, năm nay đã mười bảy tuổi, cũng nên bàn chuyện hôn sự rồi. Sư muội tối nay nói chuyện có chút kì lạ, giống như cáo biệt vậy, đúng là như vậy sao?

Một tỳ nữ đi ra cửa, nói:

- Nhị tiểu thư, phu nhân tìm người.

Vương Anh Tư nói:

- Sư huynh, vậy muội đi vào đây. Chúc sư huynh thi hương thi hội thắng lợi liên tiếp.

Sau đó vén áo thi lễ, nhanh nhẹn đi vào cổng.

Trương Nguyên đứng một mình dưới cây hòe trước cổng nhà thầy Vương một lúc rồi xoay người bước đi. Lão gác cổng của Vương phủ mang một chiếc đèn lồng đi ra nói:

- Trương công tử, trời tối rồi, công tử lấy một cái đèn lồng mà soi đường đi, nhị tiểu thư dặn như vậy.

Lão nhìn quanh rồi hô:

- Tiểu Vũ, Tiểu Vũ, lại đây cầm đèn.

Vũ Lăng chạy tới nhận đèn lồng, hỏi:

- Thiếu gia, người đi núi Bạch Mã ư?

Vũ Lăng gọi đi Thương phủ là đi núi Bạch Mã. Vũ Lăng tuy chờ mong trình diễn “ Tây Sương kí “ nhưng vì

tiểu tì Vân Cẩm ở bên cạnh Thương Đạm Nhiên nên Vũ Lăng bây giờ rất sốt sắng được đi núi Bạch Mã.

Trương Nguyên nói:

- Sáng mai mới đi, bây giờ muộn quá rồi.

Vũ Lăng “ồ” một tiếng, có chút thất vọng, cầm chiếc đèn lồng soi đường. Chủ tớ ba người đi qua chùa Hạnh Hoa, Trương Nguyên dừng bước trước chùa. Vũ Lăng thấy thiếu gia đứng lại liền đem đèn lồng soi qua chỗ cây hạnh hoa, nói:

- Thiếu gia, hạnh hoa này rụng hết rồi, hoa rụng trắng cả mặt đất, trông như tuyết vậy.

Hạnh hoa lúc nở có cả màu đỏ và trắng, đến lúc tàn thì đều là màu trắng, cứ như tháng tư tuyết bay vậy, thơ của Vương An Thạch viết:

“Nhất bi xuân thủy nhiễu hoa thân, hoa ảnh yêu nhiêu các chiêm xuân. Túng bị xuân phong xuy tác tuyết, tuyệt thắng nam mạch niễn tác trần”(Có nghĩa là: Nước mưa xuân tưới lên hoa, bóng hoa đẹp đẽ đại diện cho mùa xuân, hoa bị gió xuân thổi tung bay như tuyết, đẹp hơn là bị nghiền làm bụi ở Nam Mạch).

Bài kinh muộn của tăng nhân chùa Hạnh Hoa đã kết thúc. Tiếng tụng kinh im bặt, tiếng mõ cũng chỉ còn âm vang ra xa. Trương Nguyên quay đầu nhìn trước cổng nhà thầy Vương, cổng đã đóng. Ánh hoàng hôn hắt ra đương nhiên cũng biến mất. Trương Nguyên lắc đầu cất bước đi, thoắt cái đã tới cầu Việt Vương.

Đêm đầu hạ, thời tiết mát mẻ dễ chịu, từ trên cầu nhìn xuống, nước sông chảy nặng nề, ánh đèn trên thuyền đêm hắt xuống dòng nước đang chảy.

Năm nay vụ lúa mì mùa hè ở Thiệu Hưng thu hoạch tạm được, thiên tai đã qua, tiếng ca dìu dặt và ánh đèn hắt liên tục ở hai bên bờ sông Phủ thể hiện Giang Nam giàu có đúng là cảnh tượng thái bình. Trương Nguyên bước chậm, tiểu Tam Nguyên hăng hái lúc này trầm lại, cảm thấy có quá nhiều việc mình cần phải làm, lại ra đi vội vàng liệu có bỏ lỡ cái gì đó chăng? Hạnh hoa năm nay đã tàn, sang năm, lúc hoa nở rộ vào mùa xuân, e là Anh Tư sư muội không còn đứng đối diện nói chuyện với hắn ở cổng tường này nữa rồi?

Đau lòng!

Đầu giờ thìn ngày hai mươi lăm tháng tư, tại đại sảnh trường thi, Đề học quan Vương Biên của kỳ thi đạo Chiết Giang tiếp kiến 520 sinh đồ mới vào phủ Thiệu Hưng. Để chống quay cóp gian lận, những sinh đồ này còn phải làm một bài chế nghệ đề tứ thư ngay tại đó, thời hạn một canh giờ. Lần thi này gọi là đại phục. Đồng thời, bài thi huyện và thi phủ trước đây của 520 sinh đồ này đều được mang đến để đối chiếu với bài thi đạo và đại phục lần này, xem nét chữ có tương xứng hay không. Bát cổ văn đề tứ thư của đại phục lần này chỉ cần không quá kém thì thường không bị đánh trượt.

Đại phục, đối chiếu kết thúc trước giờ ngọ, trong năm trăm hai mươi thí sinh, không có ai bị đánh trượt vì nét chữ không tương xứng, tất cả đều vui vẻ. Vì vậy, Đề học quan đưa nhóm tân sinh đồ này phân cho phủ học và huyện học ở các huyện. Trương Nguyên không muốn chờ ở phủ học. Vị giáo thụ của phủ học Thiệu Hưng đó dường như còn thủ cựu hơn cả Tôn giáo dụ của huyện học Sơn Âm, Vương Đề Học liền phân Trương Nguyên đến cho Tôn giáo thụ dạy bảo. Đây là ưu đãi đối với sáu người đứng đầu kỳ thi khoa, có thể chọn ở phủ huyện hay là huyện học, hơn nữa, khi nhập học là cùng cấp với lẫm sinh, mỗi tháng có một lượng bạc trợ cấp tiền đèn sách, cũng chính là sinh hoạt phí. Ngoài lẫm sinh ra, còn có thể miễn trừ sai dịch cho hai đinh (hai người đàn ông) trong nhà, sinh đồ mới nhập học viết tờ khai thân nhân rồi đưa giáo thụ quản lý mình đóng dấu xác nhận ngay tại chỗ.

Sau khi nộp hồ sơ cho đề học quan, thủ tục hoàn tất thì Vương Đề học làm lễ gắn hoa cho các tân sinh đồ. Năm trăm hai mươi sinh đồ này ai cũng khăn vuông áo đơn, cài chéo hai bông hoa vàng, ai nấy đều mãn nguyện, vẻ mặt hưng phấn.

Sau giờ Ngọ, tám mươi sinh đồ của huyện Sơn Âm do Trương Nguyên dẫn đầu đến huyện học bái Khổng Tử. Trương Nguyên dẫn đầu mặc chiếc áo đơn mới toanh, đội khăn vuông gài chéo hoa vàng, hắn cưỡi con bạch mã mà tam huynh Trương Ngạc cho mượn, đằng trước có cờ màu mở đường, đằng sau có Hoàng Cái đi theo, từ nha phủ vòng tới giáo trường, rồi đến nho học Sơn Âm ở bên ngoài cầu Quang Tương. Ven đường, dân chúng đua nhau xem tân tú tài. Thần đồng Kỳ Bưu Giai đứng thứ hai kì thi đạo lần này cũng cưỡi ngựa bạch mã dưới sự giúp đỡ của hai tên người hầu hai bên. Diễu hành trên phố thì cưỡi bạch mã là phong quang nhất. Đương nhiên, thành Sơn Âm không thể có nhiều ngựa trắng như thế nên ngựa vàng, ngựa đỏ, ngựa đen, ngựa các màu đều được đưa ra để cưỡi. Những sinh đồ không biết cưỡi ngựa thì đành phải đi bộ.

Lúc đi qua Thập Tự phố, Trương mẫu Lã thị và đám người Trương Nhược Hi từ sáng sớm đã chờ ở bên hiệu xem tướng của người miền núi Thanh Mặc, ngoài Y Đình, Mục Chân Chân, Thỏ Đình thì còn có một nữ lang trẻ tuổi mang mạng che mặt đứng bên cạnh Trương mẫu Lã thị, nói chuyện nhẹ nhàng với Trương mẫu Lã thị.

Lý Thuần, Lý Khiết nhìn thấy cậu Trương Nguyên cưỡi bạch mã từ đằng xa, khoác lụa hồng đến, vui mừng đến dướn cổ dướn chân lên mà gọi:

- Cậu ơi, cậu ơi, con muốn cưỡi ngựa.

- Con muốn cưỡi ngựa, cậu ơi, cho con cưỡi trước.

Trương Nhược Hi dìu mẫu thân, nhìn đệ đệ Trương Nguyên cưỡi trên con bạch mã, vô cùng vui mừng, nói với Lý Thuần.

Lý Khiết:

- Cậu của con bây giờ là tú tài rồi, mới có bạch mã mà cưỡi, không học, không biết chữ thì không thể cưỡi bạch mã được đâu.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.