🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau
Tam hiệp về được nửa đường thì gặp quản trang Vương Bình đi tìm. Vương Bình nói :

- Tôi định lên huyện mời ba vị về. Đức Võ Thượng Nhân, sư trưởng Thiếu Lâm tự và bên Âu Dương nhạc gia mới về tới nơi.

Chu Đức Kiệt hỏi :

- Sao quản trang không ở nhà tiếp đãi, phái trang đinh đi báo có hơn không?

- Tôi sửa soạn phòng ốc xong xuôi mới ra đi. Thượng nhân thận trọng không muốn sai tráng đinh e có điều gì sơ suất.

Về đến trang, Tam hiệp ra mắt chào mừng các bề trên. Thấy Chu Đức Kiệt bê bọc Phật tượng, Đức Võ hỏi :

- Bọc gì thế này? Quà của Huyện quan phải không?

Đức Kiệt mở bọc, bày Phật tượng lên án cho mọi người xem, Thượng nhân ngạc nhiên :

- Ủa! Tượng ngọc Lam Vân của Bình Sơn tự đây mà! Sao lại đến tay con?

Đức Kiệt thuật lại vụ án Hỏa Nhãn Hầu, Âu Dương Bích Nữ nói với Chiêu Đức thiền sư.

- Chính vì vụ mất Phật tượng này nên Minh Chiếu hòa thượng có ýyêu cầu sư phụ phái người lên Bình Sơn tự truyền võ nghệ cho chư tăng và xin Người thâu nhận hai vị thiếu tăng nhập học Thiếu Lâm tự.

Chiêu Đức ưng thuận ngay :

- Đó là một việc ích lợi cho Phật giáo, lẽ nào ta từ chối? Chừng nào các con trả tượng cho Bình Sơn tự, chúng ta sẽ đi vãn cảnh.

Mấy hôm sau đến kỳ húy nhật Chu Đức Văn, Đức Kiệt làm tiệc lớngia đình tụ họp đông đủ thiệt là ấm cúng. Trại Mạnh Thường và Âu Dươngphu nhân thấy Chu gia trang rộng rãi khang trang, ngăn nắp thì lấy làmmừng cho con gái, không những lấy được người chồng anh hùng mà gia phong còn bề thế đáng trọng.

Trong thời kỳ nửa tháng trời, mọi người ở chơi Chu gia trang.Đức Võ Thượng Nhân đích thân hướng dẫn các vị thân khách có tuổi đi thăm thú cảnh sắc Bình Dương, trong khi Tam hiệp tổ chức các cuộc săn bắnthú rừng để Âu Dương Bích Nữ, Tòng Cát, Tòng Đức, Nhạc Lan Anh giải trí.

Sau đó gia đình Âu Dương từ biệt con gái, con rể cùng mọi ngườitrở về Nam. Đức Võ Thượng Nhân muốn nhân dịp đó đi Lao Sơn nên còn nánlại.

Vợ chồng Đức Kiệt và Lam Y tiễn họ Âu Dương ra khỏi Bình Dương thành đến năm dặm đường.

Âu Dương Bích Nữ xoắn xuýt lấy thân mẫu bịn rịn chẳng nỡ rời tay.

Trại Mạnh Thường thấy vậy liền bảo vợ con :

- Tiễn đưa biết mấy cũng phải chia tay, hai mẹ con nên tự nhiênmới được. Bắc Nam đôi ngả tuy xa xôi thiệt, nhưng vó câu rong ruổi saunày các con rảnh rỗi về thăm thì dặm trường cũng chẳng là bao. Phận gáitheo chồng, con cư xử cho đủ bổn phận của một người vợ hiền gương mẫutức là nhớ đến song thân đó. Thôi các con khá trở bước hồi trang cho vợchồng lão phu an tâm lên đường.

Bích Nữ lạy song thân, đứng lại cùng Đức Kiệt, Lam Y nhìn theo tới lúc đoàn người khuất bóng ngàn cây mới đủng đỉnh trở về.

Chu Đức Kiệt vẫn thắc mắc về vụ Mai Lâm bên Hình Thai huyện bènhỏi Đức Võ Thượng Nhân về thanh đơn đao Thất Tinh mà chàng đang dùng làcủa Thượng nhân ban cho Lam Y chuyến thứ nhất nàng hạ sơn.

Sau trận đánh với Lôi Vân Long trên đường Bình Sơn tự trước kia, Lam Y nhận thấy cần phải trao Thất Tinh đao cho Đức Kiệt, đến đợt thứnhì nàng cùng Đức Kiệt lên Cửu Huyền sơn, Đức Võ Thượng Nhân đúc xongThái Dương kiếm mới ban thanh trường kiếm đó cho Lam Y để thay thế câyđao nàng nhường lại cho anh.

Thượng nhân nói :

- Thất Tinh đao là của một thuật gia họ Thường tên Chung mà tagặp ở Yên Kinh. Y tặng ta thanh báu đao ấy không ngoài lý do ta đã nhậnxét được đó là một bảo vật hiếm có và thảo luận cùng y về phương phápluyện thép đúc bảo kiếm. Thường Chung có nói sơ rằng y cư ngụ tại MaiLâm đất Sơn Đông nhưng không muốn chỉ định rõ nơi nào thành thử ta trọng sự kín đáo của y chẳng hỏi thêm. Ngờ đâu y ở Hình Thai huyện thì cũngchẳng bao xa. Theo lời con, ta chắc chắn rằng một trong mấy bộ hài cốtbấy trong khu Mai Lâm là Thường Chung rồi. Y đã bị kẻ nào đó tham tâmsát hại vì ta biết rõ Thường Chung tuy là thuật gia chuyên nghiệp luyệnthép tốt, nhưng hoàn toàn không biết võ nghệ. Chuyến này ở Lao Sơn về,ta sẽ vào Mai Lâm xem sao. Con khá họa một bản đồ chỉ dẫn lối đi, đỡ lầm đường mất công tìm kiếm.

Gia đình Âu Dương Bích Nữ đi được vài ngày, Thượng Nhân cũng lên đường thẳng ra miền duyên hải Sơn Đông du ngoạn Lao Sơn.

Lúc ra đi người nói :

- Chừng nào ở Lao Sơn trở về, ta sẽ đi vòng theo duyên hải phíaBắc qua Hình Thai huyện, các con bất tất phải mong chờ. Thời kỳ này nhàn rỗi, các con nên khảo cứu mấy cuốn sách ta đã trao cho, ích lợi lắm đó.

Một hôm Tam hiệp thảnh thơi ngồi đàm luận trên ghế đá bên ngọngiả sơn trong hoa viên, Bích Nữ chợt nhớ đến chuyện Đường Trại Nhi liềnhỏi chồng và Lam Y :

- Triều đình vẫn có lệnh cho các quan địa phương truy nã đảngviên Bạch Liên giáo, cớ sao vụ Hỏa Nhãn Hầu, Tế Nam phủ được phúc trìnhrất rành mạch về hoạt động của bọn Hắc Vân Long mà không hề động dụngthi hành các biện pháp diệt trừ nhỉ?

Lam Y đáp :

- Chắc có đấy chớ. Từ hôm khám phá ra vụ án Tống Giao chúng takhông được nhàn rỗi, bỏ không theo dõi nên không biết tin đó thôi. TếNam phủ bỏ qua vụ Hắc Vân Long chẳng hóa ra kỳ lạ lắm sao?

Bích Nữ nói :

- Hay là chúng ta du ngoạn Ngao Sơn Đầu rồi nhân dịp theo dõi Đường Trại Nhi xem sao?

Đức Kiệt mỉm cười hiểu ý Bích Nữ vẫn muốn diệt trừ Đường Trại Nhi, chàng nói :

- Người ta ở xa xôi còn cố công đến Sơn Đông du ngoạn các vùngNgao Sơn Đầu, Lao Sơn nữa là chúng ta là người xứ này. Ta sẽ du ngoạnquanh vùng nhưng chẳng nên tự ý theo dõi một việc thuộc phạm vi hànhđộng của quan quân. Đường Trại Nhi và đồng bọn sống trái ngược với đạotrời tồn tại sao được? Dù chúng ta không diệt trừ, chúng sẽ tự tiêudiệt. Bận trí làm chi những chuyện ấy mà hiền thê.

Lam Y tủm tỉm cười kín đáo nhìn hai người. Thấy chồng không tánthành việc tìm đánh Đường Trại Nhi, Hắc Vân Long nhưng thuyết của chàngrất vững chắc hữu lý, Bích Nữ đành lặng thinh.

Chu Đức Kiệt vội săn đón :

- Ngu huynh không cố ý trái ý hiền thê đâu, nhưng lý lẽ phải như vậy, hiền thê chớ buồn nhé.

Bích Nữ tươi cười :

- Nói phải thì nghe biết nghe chớ, sao lại buồn? Có điều bựcmình rằng con yêu nữ dám lên tới đất Sơn Đông hoạt động, khinh thường cả mọi người.

Chu Đức Kiệt cười vang :

- Nó vô tình đó thôi. Nếu khi đặt chân lên đất Sơn Đông mà họĐường biết là chúng ta ở Bình Dương chắc không phải bảo nó cũng tự caochạy xa bay.

Ba người đang trò chuyện thì gia nhân vào báo :

- Thưa Trang chủ. Thẩm đại nhân đến thăm.

Đức Kiệt đứng lên :

- Sao không mời ngay vào khách sảnh?

- Thưa, Thẩm đại nhân hiện đang chờ ở khách sảnh.

Chu Đức Kiệt dặn Lam Y, Bích Nữ :

- Ngu huynh vào trước nhé. Hai chị em cũng nên sửa soạn lên sảnh xem Thẩm Ngọc Thụ đến thăm có chuyện gì.

Đức Kiệt vào tới sảnh thấy huyện quan Thẩm Ngọc Thụ đang khoanhtay ra sau lưng ngắm bức cổ họa "Triệu Tử Long phò A Đẩu" đơn thươngnhất mã xông xáo giữa đám quân Ngô đông đảo, treo ở giữa sảnh.

Hai người thi lễ xong cùng ngồi xuống kỷ. Thẩm đại nhân chỉ bức họa mà rằng :

- Nét họa của Tần Mẫn Giang tuyệt đẹp. Càng nhìn càng linh độngđến nỗi tôi tưởng như Triệu Vân đang xung đột thật sự với toán Ngô binh. Hừ! Người xưa anh dũng như thế mà sao quân tướng thời này kém quá, dẹpđám giặc cỏ không xong.

Chu Đức Kiệt không hiểu :

- Đại công liên tưởng tới chuyện gì mà nói rằng quân tướng thời này kém?

Thẩm Ngọc Thụ gật gù đáp :

- Thật vậy đó Trang chủ ạ! Quân Đức Châu hèn yếu thực sự. ĐánhNgao Sơn Đầu từ ngót hai mươi hôm nay rồi, mà không những không xong lại còn bị bọn Hắc Vân Long vây khốn đến nỗi phải gọi thêm viện quân.

Lam Y, Bích Nữ vào khách sảnh. Chu Đức Kiệt bảo vợ và em :

- Thẩm đại công vừa cho biết rằng quan Tuần phủ Tế Nam đã phát quân Đức Châu chinh phạt bọn Bạch Liên giáo ở Ngao Sơn Đầu.

Lam Y hỏi :

- Xuất quân mau lẹ lắm nhỉ? Giao tranh thế nào? Có lẽ đó là cuộc hành quân nhỏ diệt trừ giáo đảng không đến nỗi khó khăn? Bắt được mấytên đầu đảng chúng tự khắc tan rã.

Chu Đức Kiệt lắc đầu :

- Khởi đầu ngu huynh cũng nghĩ như hiền muội vậy nhưng Thẩm đạicông vừa cho biết rằng binh lực Đức Châu hành chinh bị thất trận và bịbao vây.

Lam Y Bích Nữ cùng ngạc nhiên nhìn nhau. Hai nàng không thể ngờ được cớ sao trái ngược lại.

Lam Y hỏi Thẩm Ngọc Thụ :

- Tướng nào mở cuộc hành quân vào Ngao Sơn Đầu. Bị hại nhiều không?

- Sau khi nhận được phúc trình của Bình Dương về vụ Hỏa Nhãn Hầu Tống Giao. Tuần phủ Tế Nam là Trịnh Tấn Trung lập tức hạ lệnh cho Triphủ Đức Châu là Quán Bội Chấn chỉ huy trừ đảng khấu. Cho đến nay tử trận mất ba viên tướng, đại quân lâm nhược địa bị bọn giáo loạn ấy bao vâykhá hiểm nghèo.

Chu Đức Kiệt nói :

- Bao vây khá hiểm nghèo mà tướng nào thoát nổi trùng vi về được Tế Nam xin viện binh kể cũng khá đấy.

Thẩm Ngọc Thụ đáp :

- Viên tướng thoát khỏi Ngao Sơn Đầu là Đan Quý. Y về thẳng Đứcphủ phát phi mã quân ngày đêm về Tế Nam cấp báo xin viện binh. Tuần phủTrịnh Tấn Trung đã phái tham tướng Trương Bỉnh Hoa cứu viện. Bỉnh Hoa là biểu đệ nên khi kéo quân qua địa phận Bình Dương có sai phi mã quân cầm thư về đây cho tôi biết tình hình.

Lam Y lắc dầu, chép miệng mà rằng :

- Tôi hoàn toàn không thể lượng đoán được lý do bất lợi của cuộc hành quân này. Tên giáo đạo Tống Liêm cung khai rõ ràng Hắc Vân Long có Lục Thủy trại. Tại sao quan quân không dùng nó chỉ đường và bao vây hẳn Lục Thủy trại thì bọn tặc đạo ấy thoát sao nổi sức đàn áp của quanquân? Ngao Sơn Đầu...

Nói đến đây, Lam Y bỗng ngưng bặt ra chiều nghĩ ngợi. Chu Đức Kiệt hỏi :

- Hiền muội nghĩ về địa thế thiên hiểm của Ngao Sơn Đầu, mà trước kia ta đã có lần qua chơi phải không?

Lam Y gật đầu :

- Hiền huynh nói đúng. Nếu được một bức họa đồ thuộc khu ấy, ta có thể nhận thấy rõ ràng hơn.

Thẩm Ngọc Thụ lấy trong tay áo ra một cuộn giấy trải lên án :

- Tôi có bản đồ ấy đấy sơ lược thôi.

Huyện quan và Tam hiệp đứng cả lên châu đầu nhận xét các điểm ghi trên họa đồ.

Lam Y rút cây kim trâm gài tóc chỉ theo các nét họa :

- Ngao Sơn Đầu tiếng là một hải khẩu, kỳ thiệt từ khu có dân cưbuôn bán đông đảo ra tới bãi biển còn xa đến hai mươi dặm đường đi khátốt. Trái lại, ở khu bên tả, mô đá lớn, nhỏ nhiều vô kể rải rác khắp tảkhu này ra đến tận bờ biển, nếu Hắc Vân Long dựng Lục Thủy trại ở trongkhu mô đá trùng điệp này quả cũng khó đánh thật. Có lẽ Lục Thủy trại ởtrong khu đó?

Bích Nữ hỏi :

- Các mô đá dàn ra tới bờ biển rồi nhưng còn phía đất liền dựa vào đâu?

Lam Y giải thích :

- Rải rác trong khu vực khá rộng lớn rồi dựa vào Ngao Sơn thànhđá gập ghềnh xen lẫn rừng cây rậm rạp. Xét như thế thì đủ hiểu Hắc VânLong không dại gì mà không lập Lục Thủy trại trong khu này, vừa ăn thông vào Ngao Sơn, trong tình trạng nguy hiểm, toàn bọn có thể rút chạyđược. Một mặt thông ra biển liên lạc bằng thuyền với Linh Sơn đảo.

- Linh Sơn đảo ở phía nào?

- Không thấy ghi trong bức họa đồ này, nhưng tiểu muội chắc chắn là đảo ấy ở hướng các mô đá này. Sở dĩ Hắc Vân Long lập căn cứ trên đảo không ngoài mục đích sống một cuộc đời vương giả riêng biệt, một trờimột nước. Như vậy tất y có thủy quân phòng khi động dụng.

Nghe Lam Y giải thích, Thẩm Ngọc Thụ khen phải luôn miệng, rất phục vị kỳ nữ ấy. Nàng nói tiếp :

- Huy động lục quân đánh không đủ. Không hiểu Tế Nam phủ có hạlệnh cho thủy quân đóng ở Chí Đạo góp sức không? Nếu chỉ dùng lục quânkhông thì vào Linh Sơn đảo sao nổi?

Thẩm Ngọc Thụ nói :

- Về phía thủy quân tôi không thấy trong thư của Trương Bỉnh Hoa nói tới.

Lam Y lắc đầu hậm hực :

- Sơ suất nhiều thế, thất trận cũng đích đáng lắm! Ngán quá!

Thẩm Ngọc Thụ vội nói :

- Trong bức thư tuy không đả động gì đến thủy quân nhưng không có nghĩa Trịnh Tấn đã sơ suất đến như thế.

Chợt nghĩ là mình nóng tánh, vô lý, Lam Y dịu giọng vui cười :

- Xin lỗi đại công, mỗi khi bàn tán đến chiến cuộc mà sơ hở, tôi hay tưởng như đó là việc của chính tôi nên hóa ra bực tức những chuyệnkhông đâu. Đó là một tật xấu, đại công vui lòng thứ lỗi, nhé?

Thẩm Ngọc Thụ niềm nỡ :

- Tiểu thư trực tánh, trực nết đấy chớ! Trái lại, tôi nhận đó là một đức tánh đáng khen. Trong vụ xuất quân tiễu trừ đảng Bạch Liên ởNgao Sơn Đầu, trước nhất khởi xuất bằng việc bắt Hỏa Nhãn Hầu và ngườicó công khám phá ra vụ án quan trọng đó là Tam hiệp. Vậy dù muốn haykhông, ba vị đã gián tiếp mở đường cho vụ đảng khấu ở Ngao Sơn Đầu rồi.

Từ nhiều năm nay, trên đường hành hiệp, quý vị cáng đáng khôngbiết bao nhiêu là việc thiệt hại. Nay nói ngược lại, việc thiên hạ quývị còn đem hùng tâm hào khí ra giúp đỡ huống chi là vụ Ngao Sơn Đầu nàythuộc địa phận Sơn Đông, không xa nơi quán trú của Chu gia bao nhiêu, và nhất là lúc này Chu gia Tam hiệp đang có mặt tại chỗ, lẽ nào quý vị làm thinh được? Hai người trong các chánh phạm thoát lưới Kim Lăng - ĐườngTrại Nhi và Tôn Hoàn không xa lạ gì với quý vị.

Lam Y mỉm cười đưa mắt nhìn Đức Kiệt, Bích Nữ đoạn hỏi Thẩm Ngọc Thu :

- Đại công là một thuyết khách gia đại tài. Người muốn chúng tôi kết thúc vụ Đường Trại Nhi, phải không?

Thẩm Ngọc Thụ điềm đạm.

- Sau khi suy xét cân nhắc kỹ lưỡng, tôi nghĩ rằng chỉ có ba vịmới đủ khả năng đưa quan quân đến kết quả hoàn hảo trong việc trừ đảngkhấu Ngao Sơn Đầu. Bạch Liên giáo chuyên về bàng môn tả đạo, luồn luinguy hiểm như rắn độc. Cuộc hành quân hiện tại có tánh cách địa phương,tôi nhận thấy khó thành công trước một đối phương không dám trận giao mà chỉ chập chờn xuất hiện bất kỳ. Chư tướng phục vụ dưới cờ chuyên dànquân chiến đấu không thạo ngón tẩu bích phi thiềm theo lối võ giang hồ.Ba vị thừa hiểu việc ấy.

Bởi vậy, tôi mới dám quả quyết rằng không có sự trợ giúp của quý vị giang hồ hiệp khách, việc đảng khấu chắc chắn khó thành toại. Tôinhấn mạnh hai tiếng "Địa phương" trong cuộc hành quân hiện tại. Nếu trận đảng khấu này do bộ binh Yên Kinh xuất chinh thì không khi nào tôi dámthúc đẩy, bàn tán phiền quấy quý vị trong khi nghỉ ngơi tại quê nhà.

Nghe câu chuyện Lam Y và Thẩm huyện quan, Chu Đức Kiệt bấy giờ thấy cần phải lên tiếng, chàng nói :

- Chúng tôi cũng bàn tán việc đi Ngao Sơn Đầu đây, Đại công antâm. Bất cứ việc gì xảy ra trong địa phận Sơn Đông, anh em tôi dĩ nhiêncoi như là việc nhà. Hiện thời, việc cần hành động trước như là uốngrượu, lẽ nào quý khách đến nhà chỉ uống trà suông?

Thẩm Ngọc Thụ từ chối :

- Nhận được thư của bằng hữu Trương Bỉnh Hoa, tôi bỏ cả côngviệc đến quý trang hầu chuyện về tình hình Ngao Sơn Đầu. Quả thiệt hômnay không có thì giờ, Trang chủ hãy vui lòng hoãn bữa rượu đó để uốngmừng chiến thắng.

Nói đoạn, huyện quan từ tạ về huyện nha, Tam hiệp tiễn khách ra đến cổng trang. Lúc trở vào, Chu Đức Kiệt nói :

- Trước, sau cũng một chuyến đi Ngao Sơn Đầu. Hôm nào chúng ta khởi hành?

Lam Y nói :

- Lúc nào cũng được, tùy ý huynh, tẩu. Lam Y này son sẻ lắm.

Bích Nữ bảo chồng.

- Ta đi Sơn Đầu không ngoài mục đích tìm bọn Đường Trại Nhi ngầm giúp quan quân trừ đảng khấu, vậy cứu binh như cứu hỏa, nên sửa soạnmai đi ngay. Tiếc quá! Mới rảnh rang được vài hôm, đang định cải cáchtàu ngựa nhà cho hợp ý muốn. Hiện thời có hai con cái sắp đẻ, tiểu muộiđang định đóng vai bà mụ.

Đức Kiệt nói :

- Việc gì hiền thê phải bận tay. Người phụ trách tàu ngựa là Tào Chấn thạo lắm mà. Hồi nhỏ họ Tào theo bọn lái ngựa mãi nên quen tay.

Bích Nữ lắc đầu :

- Tào Chấn khá thật nhưng chưa hoàn hảo. Cách gây giống ngựa của y là phương pháp luyện mã chỉ là một việc làm lâu năm quen tay, vì vậycòn nhiều điểm bị bỏ sót. Chuyến này xong vụ Ngao Sơn Đầu trở về, việclàm trước nhất trong trang là tàu ngựa.

Lam Y đồng y :

- Tẩu tẩu nói phải. Chính tiểu muội cũng rất ưa phương pháp xâydựng tàu ngựa của Âu Dương trang. Còn nhớ một hôm tẩu tẩu săn sóc mộtcon cái sắp đẻ mà đoán trước được rằng con ngựa con sẽ hai màu trắng đỏ. Thế mới tài tình chớ!

Bích Nữ nhìn Lam Y giải thích :

- Đó, không phải là xem tướng ngựa mà biết được con ngựa con sẽnhư thế nào, nhưng là cả một phương pháp tìm ghép hai con đực, cái, lựachọn màu sắc, vấn đề thời gian. Trưởng huynh, nhị huynh và tôi chuyên về phương pháp gây và luyện mã. Sau tàu ngựa Âu Dương trang có tàu ngựacủa Thiên Lý Mã Tào Chí bên Dương Châu là đáng kể. Tào đại ca cũng rấtthông thạo nghề nuôi ngựa. Rồi đây, Chu gia trang cũng sẽ có một tàungựa hoàn hảo.

Lam Y nói :

- Tẩu tẩu truyền bí quyết gây giống ngựa, nhé!

- Dĩ nhiên rồi. Tôi sẽ thay đổi phương pháp nhà nghề cho TàoChấn để y có thể đảm nhiệm công việc của y một cách thiệt hoàn hảo, lỡchúng ta đi vắng còn có người khả dĩ tin cậy được.

Chu Đức Kiệt phàn nàn :

- Có nhiều con ngựa xấu tướng không dùng được mà cứ vẫn phảinuôi chúng từ nhỏ đến già, chật cả tàu. Bỏ thì thương, vương thì tội.

Bích Nữ nói :

- Đáng lẽ phải coi tướng ngựa ngay từ khi nó còn nhỏ. Những connào có tướng phản chủ hoặc vì lẽ gì khác mà ta không muốn nuôi, thì dồnchúng vào một nơi riêng. Cách thức bày trí khu riêng này cũng phải theophương pháp khiến những con vật được nhốt ở đây sống như bầy ngựa rừng,người ta không cần trông nom tới chúng nữa. Chừng nào chúng lớn cứ thảlần vào trong núi thành ngựa hoang. Như vậy, trong thời gian vài năm,bầy ngựa rừng ấy sẽ tăng gia lớn dần và cấu tạo được nhiều con tự nhiêntuyệt đẹp mà ta có thể bắt được, dùng rất hay.

Lam Y hỏi :

- Chúng sống hoang dã, bỏ vùng này dông sang các vùng khác đi mất thì sao?

Bích Nữ lắc đầu :

- Không có thế đâu. Cô muội không thạo về môn gây ngựa nên nghĩlầm đó. Thế này nhé: tôi nhận xét thấy ruộng đất ngoại thành của ta, cómột nơi chưa khai khẩn giáp ngay một bên là rừng, một bên là núi, cỏxanh mướt đúng là mã thảo, cây cao bóng mát, lại có suối chảy gần đó.Thiệt là một thiên đàng cho bầy ngựa rừng. Tôi muốn lập một biệt khuhoang mã ngay tại đó. Đàn ngựa hoang dù băng rừng, vượt núi, nhiều ngàysau chúng sẽ trở về khu khởi xuất như thường. Tuy nói là "hoang", thiệtra chúng vẫn thuộc quyền ta vì chúng không bao giờ bỏ nơi đất quen thuộc ấy. Đó là đặc tánh của giống ngựa. Nếu bây giờ ta thả những con ngựa vô dụng trong tầu ra biệt khu ấy, chắc chắn chúng sẽ làm mồi cho hổ báo,không đủ khôn sống biệt lập. Trái lại, những con ngựa xấu tướng được tabỏ phóng từ nhỏ ở một "phế khu" trong trang, tới khi chúng ngót năm được bỏ vào khu đất hoang ngoại thành, chúng sẽ đủ tánh khôn của bầy ngựarừng, đủ sức tự vê, hổ báo nào dám gần bầy ngựa hung lớn ấy? Rừng núihoang vu nuôi, gây đám ngựa ấy cho ta một cách rất thiên nhiên. Chà!Không còn gì đẹp bằng, hùng bằng cảnh đàn ngựa hoang phi như gió trongkhu rừng núi hiểm tuấn. Chừng nào gây nổi đàn hoang mã rồi, muốn bắt con nào, ta không cần lựa chọn nhiều. Những con nào hay, luôn luôn làm "chủ đoàn" và tới bốn năm con cái và các con của nó. Các đoàn nhỏ ấy ở tậphợp lại với nhau dưới sự "chỉ huy" của một con tuấn mã "anh hùng" nhất.

Lam Y cười ròn rã :

- Nếu thế thì trong một đàn lớn có nhiều tuấn mã, chắc chúng phải tranh đấu giành ngôi "chỉ huy" cao cả ấy, phải không?

- Cô muội suy đoán rất trúng. Chúng tranh hùng mãi cho tới khinào nẩy ra một con "vô địch" mới chịu thôi và phục tòng. Sự phục tòng ấy không lâu dài. Khi nào trong đàn có một con "kiệt liệt", nó sẽ khôngngần ngại khởi trận tranh hùng cùng con Vô địch. Nếu con vô địch thuathì con mới chiến trắng đương nhiên thay thế chỉ huy toàn thể và nhận"gia đình" của con thua như chiến lợi phẩm.

Đức Kiệt hỏi :

- Tô Châu là xứ ít rừng núi, hiền thê quan sát ở đâu mà thuộc nhiều về giống hoang mã vậy?

Bích Nữ đáp :

- Trước kia, khi phụ thân định lập một tầu tuấn mã, có đem theomột nhà chuyên môn về giống thú ấy vào vùng Vũ Sơn trong Hồ Bắc, là nơicó nhiều mã trại chuyên bán các loại giống ngựa và gây ngựa rừng. Nhịhuynh Tòng Cát, Tòng Đức, tiểu muội cũng được theo phụ thân để quan sáthọc hỏi. Thuộc cuốn Mã Đồ Thư lại nhờ người chuyên môn giảng dạy căn cứvào các bầy hoang mã trông thấy trong Vũ Sơn, tiểu muội mới hiểu đượcnhư thế.

Lam Y nói :

- Tẩu tẩu chăm chỉ đấy, chẳng như Chu huynh và tiểu muội khôngchịu nghiên cứu về giống ngựa, tuy rằng trong địa hạt Sơn Đông nhiều nơi có ngựa rừng. Giống ngựa Sơn Đông nổi tiếng lắm.

Bích Nữ suy nghĩ giây lát :

- Đất đai của ta ở ngoại thành dựa vào thế núi, rừng đẹp đẽ đủtư cách để ta lập một mã trại theo ý muốn. Buôn giống thú ấy có lờinhiều lắm, và hơn nữa, đó là một môn thể thao thích thú. Cô muội và ChuLang có đồng ý lập một mã trại không?

Chu Đức Kiệt đáp :

- Trước kia ở nhà thì không chú ý về vấn đề ấy lắm. Sau đó theohọc thúc thúc, khi hạ sơn, Lam Y và ngu huynh chuyên du hiệp thành thửkhông mấy khi rảnh rang tính đến việc gây giống tuấn mã. Thường thườngchỉ trông thấy ngựa đẹp tốt là mua dùng thôi.

Hiện thời, nếu chúng ta chịu ở nhà nghỉ ngơi, tùy ý hiền thêđịnh liệu. Lập mã trại hoặc gây giống hoang mã, điều cần nhất là chúngta phải luôn luôn ở nhà. Hiền thê thử bàn tính với Lam Y xem. Đi cùngđi, ở nhà cùng ở mới được.

Nghe vợ chồng Đức Kiệt nói chuyện, Lam Y thầm tính: tuy mới lấynhau, vợ chồng huynh trưởng rồi cũng sẽ có con nối dõi. Chu gia nếu luôn luôn du hiệp như nhiều năm nay thì bao giờ mới có "điệt nhi" mà bế, màbồng? Ta nhiều lần thúc giục Chu huynh lập gia đình cũng không ngoài mục đích "nối dõi tông đường". Nay huynh trưởng có bạn rồi, ta nên nghĩ thế nào chớ?

Nghĩ đoạn Lam Y nói với Bích Nữ :

- Tẩu tẩu bàn công việc rất trúng ý với tiểu muội. Thế nào sángmai chúng ta cũng phải lên đường đi Ngao Sơn Đầu. Xong vụ Ngao Sơn sẽhay. Ta cần nghỉ ngơi một thời gian dài mới có "chú bé" kháu khỉnh bồngbế chớ?

Bích Nữ mắc cỡ, mặt đỏ bừng bừng, im lặng. Lam Y chăm chú nhìn chị dâu với cặp mắt thật dịu hiền.

° ° °

Nhắc lại Đường Trại Nhi và Tô Hoàng sau khi thoát khỏi Kim Lăng liền rủ nhau đi Tô Châu.

Sẵn tiền bạc, hai người ở nhà trọ sống đàng hoàng tựa thể cặp vợ chồng mới cưới một thời gian cốt ý quên những việc mới qua.

Tôn Hoàn bàn :

- Bây giờ ta về Hồ Nam ở cùng Cố giáo chủ?

Đường Trại Nhi suy tính hồi lâu :

- Không được. Sau vụ Kim Lăng đổ bể chắc có nhiều chuyện dứt dây động rừng lắm. Về nơi căn cứ hiện tại chưa chắc đã an thân, lỡ vừa phải đầu lại trúng tai thì sao? Ta cần đi xa, tránh các cuộc truy nã, nhưlên Bắc chẳng hạn.

- Lên Bắc biết ở vào đâu, chẳng lẽ cứ lang thang phiêu bạt mãiru? Chi bằng, sẵn tiền đây, chúng ta mau tạm một nơi nào đó ẩn dật, sausẽ hay. Hiện thời không nên lộ dạng.

- Tiểu muội nói tới lên Bắc đâu có phải để phiêu bạt đó đây! Sư huynh còn nhớ đến Náo Hải Thần Hắc Vân Long không?

Tôn Hoàn gật đầu :

- Nhớ chớ. Y được Cố giáo chủ phái lên Sơn Đông lập cơ sở truyền giáo từ lâu rồi. Hắc Vân Long vốn là hải tặc xuất thân, truyền giáo chi nổi? Chắc gì ta tìm nổi chốn dong thân ở đó?

- Sư huynh nhầm! Có lẽ vì sư huynh bỏ đi nhiều năm thành thửkhông hay tin tức về Hắc Vân Long. Y lập được cơ sở lớn lắm ở vùng duyên hải cực Đông bên Ngao Sơn, sống tiếp giáp ngay với biển cả. Nếu ta đếnvới y chắc an thân hơn mọi chỗ khác.

Thiệt ra, Tôn Hoàn không muốn Trại Nhi đến với họ Hắc là vì trước kia y nghi ngờ hai người dan díu với nhau.

Trại Nhi cũng thừa đoán như vậy, nàng nói :

- Sư huynh vẫn ngờ vực Vân Long? Dầu ngu si đần độn đến đâu, tôi cũng không khi nào bỏ được sư huynh để theo một kẻ dữ tướng như y.Ngoài việc lợi dụng căn cứ chắc chắn của Hắc Vân Long lấy chỗ tạm trú,tôi "thề" không có ý khác. Sư huynh cần suy xét cho rõ ràng mới được.Hiện thời không gì hơn bằng sự ẩn náu nơi vùng duyên hải.

Tôn Hoàn cầm tay Trại Nhi mà rằng :

- Sư muội tính thế nào, tôi cũng chiều ý, miễn là chúng ta được bền chặt bên nhau.

Tuy ngoài miệng nói vậy, trong tâm Tôn Hoàn vẫn không vui, khốnnỗi họ Tôn không dám phản dối Trại Nhi sợ nàng lại như chiếc chim ngànbay đi nơi khác.

Tôn Hoàn nói :

- Vụ khởi quân ở Kim Lăng tuy bất thành nhưng sự đổ vỡ hoàn toàn không phải tại tôi. Tôi đã chiều ý sư muội về đủ phương diện, mong rằng sư muội chớ quên lời hứa cùng tôi chung sống?

Đường Trại Nhi bá vai Tôn Hoàn, ngước mắt lẳng lơ nhìn chàng :

- Sư huynh thắc mắc mãi vấn đề ấy! Bằng cớ hiển nhiên là hiệntại tôi đang theo sư huynh đây này. Nếu phụ lời chung sống, tất tôi phải bàn và nhất quyết về Chí huyện với Cố giáo chủ chớ?

Tôn Hoàn âu yếm gật đầu :

- Tôi muốn nói tới hai chữ "lâu dài". Đi đâu cũng được, miễn là sư muội luôn luôn ở bên tôi.

Đường Trại Nhi mỉm cười duyên dáng :

- Tôi biết rằng Hắc Vân Long vẫn dựa vào giáo thế Bạch Liên,tuyên truyền đám dân chài lưới làm hậu thuẫn, thật ra y vẫn hành nghềhải tặc hoạt động dọc theo bờ biển Sơn Đông, Hoàng Hải, Giang Tô.

Căn cứ Linh Sơn đảo của y kiên cố lắm, sư huynh mặc tôi tùy thời ứng biến lợi dụng căn cứ ấy làm chốn dong thân, há không phải là mộtđiều hay?.

Tôn Hoàn tặc lưỡi, ghì Trại Nhi vào sát bên mình :

- Tôi biết sư muội vẫn cao đoán hơn tôi nhiều. Ờ, thì ta qua Sơn Đông. Nhưng sư muội định đến Ngao Sơn Đầu với tư cách gì? Dầu ngu si,Hắc Vân Long không là kẻ dễ để ta sai khiến y đâu!

- Sư huynh nói hữu lý nhưng vẫn chưa hoàn toàn. Hắc sư huynhthừa biết rằng mỗi khi Cố giáo chủ sai phái người nào đi đâu, đều quatay tôi hết. Do đó bọn tín đồ đều cảm tưởng người điều khiển là tôi. Cốgiáo chủ chỉ hữu danh vô hiệu. Tôi chắc chắn Hắc Vân Long tin tưởng tôinhư một Nữ giáo chủ Bạch Liên. Sư huynh đừng lo.

Đường, Tôn bàn bạc cẩn thận rồi thuê xe ngược đường lên Bắc.

Một hôm đi tới địa giới Giang Tô, Sơn Tây, hai người bỗng gặphai nữ đệ tử của Đường Trại Nhi là Khuất Tấn Nhi và Viên Thu Nhi trongmột tửu điếm bên đường. Khuất, Viên mừng rỡ chào hỏi, Trại Nhi ngạcnhiên :

- Hai đồ đệ đi đâu mà qua đây?

Viên Thu Nhi nói :

- Đệ tử nhân rỗi lên Giáo sở thăm Khuất Tấn Nhi nên bàn nhaucùng về Chí huyện thăm Nữ chủ. May mắn gặp nhau ở khúc đường này, nếukhông thì chúng đệ tử sẽ mất công xông pha ngàn dặm.

Trại Nhi nói :

- Hiện thời ta cùng Tôn sư bá qua Sơn Đông thăm Hắc Vân Long đây. Hai người có rảnh rang thì cùng đi cho vui?

Khuất Tất Nhi nói :

- Được như vậy càng hay. Hiện thời đệ tử cũng không có việc gì khác là về thăm Nữ chủ. Cố giáo chủ được mạnh không?

Đường Trại Nhi suy tính rất lẹ, nàng đáp ngay :

- Chẳng nói giấu diếm gì hai người, ta được lệnh của Giáo chủqua Kim Lăng hành động, chẳng ngờ vụ Kim Lăng bị đổ bể, nhân lúc này takhông muốn về Chí huyện vội, e trụ sở bị động nên đi Sơn Đông quan sátcông việc Hắc Vân Long tại Ngao Sơn Đầu. Theo ý ta, hai người cũng chẳng nên về Hồ Nam trong lúc này.

Khấut Tấn Nhi nói :

- Đệ tử và Viên Thu Nhi phong thanh vụ Kim Lăng nhưng không ngờgiáo giới ta nhúng tay trong vụ đó. Nếu biết trước, chúng đệ tử tấtkhông về Hồ Nam vội.

Đường Trại Nhi hỏi :

- Xe ngựa đỗ trước tửu điếm kia của hai người phải không?

- Dạ.

- Trả tiền cho xa phu trở về đi. Xe ta còn rộng chỗ. Đi đườngtrường mà liên tiếp hai xe thường xuyên bị lục lâm đại đạo dòm ngó.

Thế là bọn Đường Trại Nhi vào địa hạt Sơn Đông. Tới Tế Nam Phủ,Trại Nhi thay xe khác. Lúc qua Bình Dương, xa phu bép xép ra mặt thôngthạo kể sự tích Bình Sơn vãn cảnh thiền viên và khi thấy pho Phật tượngLam Vân ngọc, nàng nẩy ý định chiếm đoạt báu vật ấy.

Ngày đi, đêm nghỉ, chẳng bao lâu đồng bọn đến Ngao Sơn Đầu tìmHắc Vân Long ở Lục Thủy trại. Vốn đã thầm mến Đường Trại Nhi từ trước,Hắc Vân Long tiếp đón mọi người thật nồng hậu và để phô trương thanh thế của mình. Vân Long dẫn Đường Trại Nhi cùng Tôn Hoàn đi quan sát khắpLục Thủy trại, Linh Sơn đỉnh, giới thiệu nàng là nữ lãnh tụ Bạch Liên từ Hồ Nam lên Ngao Sơn Đầu thuyết giáo. Đường Trại Nhi trang phục theokiểu đạo cô, giữ nét mặt đóng kịch thiệt nghiêm chỉnh, giảng giáo nhiềurất hấp dẫn nên các tín đồ Ngao Sơn Đầu hoàn toàn tin tưởng quý mếnnàng, rủ nhau thọ giáo Bạch Liên đông hơn trước.

Tôn Hoàn đổi tên là Tôn Triệu Lương, vận đạo bào cốt cách tiêusái thần tiên, luân phiên cùng Trại Nhi truyền giáo cũng được toàn thểhoan nghênh. Họ Tôn quan sát cách tổ chức Lục Thủy trại và Linh Sơn đảo, thấy còn nhiều chỗ sơ hở liền khéo léo bày tỏ ý kiến giúp Vân Long điều chỉnh, thành thử chiếm cảm tình của Vân Long rất dễ dàng.

Hắc Vân Long là người có bản lãnh độc chiếm Linh Sơn đảo làm căn cứ, tụ tập được các bọn hải tặc lẻ loi, chỉ huy phân phát công tác hoạt động ngoài khơi, điều hòa đúng chỗ. Y không tham lam, chia chiến phẩmcho các đầu lãnh quy tụ theo y thiệt công bình, nên không những chẳngmích lòng ai mà còn được mọi người tôn phục.

Khi Đường Trại Nhi tới Ngao Sơn Đầu, lực lượng thủy lục chiếncủa Hắc Vân Long đã rất quan trọng, vòng hoạt động ở phía bắc lan rộngtới vịnh Trực Lệ, Liêu Đông, phía nam đến khắp miền hải phận Kiều Châuvà một đôi khi tràn tới ngoài khơi Giang Tô. Riêng ở mũi Ngao Sơn Đầu và ngoài Linh Sơn đảo, Hắc Vân Long đã đụng độ hai lần với bọn Nụy khấu từ xa đến "ăn hàng" trong hải phận Sơn Đông. Nụy khấu không những thạothủy chiến mà còn khỏe mạnh can đảm. Bọn chúng có những chiến thuyền lớn mạnh mẽ, nhưng bất lợi ở chỗ từ xa đến, thành thử hai lần tranh giànhthương thuyền ở ngoài khơi với Hắc Vân Long, hai lần chúng đều bị thấtbại nặng nề.

Thời ấy, Minh triều có một căn cứ hải quân lớn ở Thanh Đảo, lựclượng hùng hậu, tại sao lại để Hắc Vân Long lộng hành đến như vậy?

Trước hết, từ Thanh Đảo, đến Ngao Sơn Đầu, hai địa điểm ấy cáchnhau xa. Các quân thuyền tuần tiễu dọc theo duyên hải gần bờ chớ khôngliều mạng ra xa ngoài khơi như khấu thuyền. Sau là Hắc Vân Long ra lệnhcho bộ hạ mỗi khi chẳng may có gặp quân thuyền thì phải liệu đường lảngtránh ra ngoài biển xa tựa thế ngư thuyền vượt khơi đánh cá, chớ khôngđược ngang nhiên đụng độ giao phong.

Một đôi khi tránh không kịp, quan quân áp mạn lên khấu thuyềnkhám xét thì cũng không có gì lạ. Các nhân viên trên khấu thuyền trangphục kiểu ngư phủ, trong thuyền có đủ dụng cụ chài lưới, ngoài ra còn có các vũ khí không đáng kể, vì thuyền nào cũng cần phải tự vệ.

Nhắc lại Đường Trại Nhi ở Ngao Sơn Đầu và Linh Sơn đảo được hơn một tháng, liền vờ vĩnh từ biệt Hắc Vân Long ra đi.

Họ Hắc tưởng thật cố yêu cầu nàng và Tôn Hoàn ở lại ít lâu nữa :

- Các tín đồ đang tin tưởng, số người nhập giáo tăng thêm mỗilúc một nhiều, nhị vị về Hồ Nam bây giờ là cả một sự tai hại lớn lao.Việc về Hồ Nam cũng không gấp, yêu cầu nhị vị ở lại Ngao Sơn lâu baonhiêu hay bấy nhiêu...

Đường Trại Nhi vốn muốn thử xem Hắc Vân Long có tha thiết thậttình với sự hiện diện của nàng và Tôn Hoàn ở Ngao Sơn không, nên bàychuyện ra đi như vậy. Thiệt ra, tại khu vực này, hai người cùng đượctrọng vọng, an ninh, lẽ nào còn muốn đi đâu hơn nữa?

Nàng nói :

- Tôi ở lâu e không tiện, quấy rày đầu lãnh thôi.

Hắc Vân Long vội đáp :

- Sao Nữ chủ lại nói vậy? Tôi còn mong rằng nhị vị ở mãi nơiđây, lâu bao nhiêu hay bấy nhiêu. Nhị vị cần thứ gì xin cứ ra lệnh, HắcVân Long này chiều ý ngay.

Được lưu giữ ấy, Đường, Tôn hai người từ đó ở hẳn lại Ngao Sơn và Linh Sơn đảo.

Trại Nhi còn tiến xa hơn nữa. Những khi Tôn Hoàn ở Ngao Sơn,nàng vẽ vời chuyện nọ chuyện kia, về Linh Sơn đảo tư thông cùng Hắc VânLong. Hoặc khi Tôn Hoàn ở ngoài đảo, nàng lại vào Ngao Sơn vui vầy cùngVân Long.

Chiếm được Vân Long tức nàng đã ngự trị toàn khu thuộc ảnh hưởng của y.

Phần Hắc Vân Long tuy có đôi khi nghi ngờ mối liên lạc mật thiết giữa Trại Nhi và Tôn Hoàn, song y không đòi hỏi gì hơn nữa. Thỉnhthoảng được gần mỹ nhân là đủ rồi, ngoài ra nàng muốn sao y cũng mặc,không hề quan tâm.

Những khi họp mặt đông đủ bộ ba, Đường Trại Nhi, Tôn Hoàn, HắcVân Long, họ Đường khéo giữ nét mặt nghiêm nghị thuở ban đầu nên TônHoàn yên trí Đường Trại Nhi hoàn toàn thuộc về mình, không lẳng lơ nhưhồi còn chung sống ở Chí huyện nữa.

Một hôm Trại Nhi chợt nhớ lại pho tượng Lam Vân ngọc ở Bình Sơntự, nàng bèn ngỏ ý với Hắc Vân Long việc muốn "đem" báu vật về Ngao Sơn.

Vân Long nói :

- Bấy lâu nay, tôi vẫn muốn kiếm một bảo vật quý giá tặng hiềnnương, hiềm vì thứ gì hiền nhi cũng có thừa rồi nên đành chần chờ. Naynói tới Lam Vân ngọc tôi mới chợt nhớ ra. Vậy hiền nương an tâm, tôi sẽphái người lấy kỳ được bảo vật đó về đây.

- Hắc lang nên thận trọng lựa chọn viên tướng nào thiệt đắc lựchãy sai phái. Nếu vụ đoạt Phật tượng này bị đổ bể có thể nguy hại đếnchúng ta ở Ngao Sơn. Hiện thời có người nào khả dĩ đảm nhiệm được việcấy không?

Hắc Vân Long suy nghĩ giây lát :

- Có. Có một người bản lãnh khá cao, tin cậy được. Nếu hiền nương muốn gặp hắn, tôi truyền gọi y đến đây tức khắc.

- Y là ai?

- Hỏa Nhãn Hầu Tống Giao.

Thường ngày Đường Trại Nhi vốn hay quan sát, giao tiếp với cáchàng thuộc hạ ở Ngao Sơn Đầu và Linh Sơn đảo nên đã gặp Tống Giao vàilần. Nghe đến tên y, nàng nhận ra ngay. Nàng nói :

- Phải chăng Tống Giao là viên đầu lãnh dong dỏng cao nước da ngăm đen?

Hắc Vân Long gật đầu :

- Chính gã đó. Vụ Lam Vân ngọc này, cần một người không những có bản lãnh mà còn thạo nghề phi thiềm tẩu bích, Phái Tống Giao đi, tôi an tâm lắm.

- Đầu lãnh không chú ý đến tật xấu của họ Tống ư?

Vân Long ngạc nhiên :

- Gã làm sao?

- Khi hai đệ tử Khuất Tấn Nhi, Viên Thu Nhi còn ở đây, tôi để ýthấy Tống Giao bỏ cả công việc để ve vãn chúng. Tôi e Bình Dương là mộthuyện lớn nhiều ca nhi kỷ viện, Tống Giao sẽ ham chơi bê bối chăng?

- Nói thế thì không biết thế nào cho cùng. Gã là người có tài, nên phái đi chắc chắn được việc.

Nếu Hắc Vân Long nghe lời Đường Trại Nhi thì vụ Bạch Liên giáo ở Ngao Sơn Đầu chưa đến nỗi tới thời kỳ bại lộ, nguy hiểm hơn nữa cho bọn tặc đạo là công cuộc của chúng bại lộ giữa lúc Tam hiệp hiện diện tạiBình Dương.

Hỏa Nhãn Hầu Tống Giao đi đến bốn tháng không về, Đường TrạiNhi, Tôn Hoàn cho rằng hoặc y đã bị bắt hoặc y lấy Phật tượng báu ngọcsanh tâm tham lam đi thẳng nơi khác.

Hắc Vân Long nóng ruột phái Đồng Mãnh, Cao Liêm đi tìm, chẳng dè hai người ấy cũng bị bắt nốt, biệt vô âm tín.

Giữa lúc đồng bọn Ngao Sơn Đầu hoang mang chưa toan tính hànhđộng ra sao thì Tri phủ Đức Châu là Quán Bội Chấn đem binh bản bộ đếnchinh phạt.

Quán tri phủ án binh lại Ngao Sơn trấn, phái thám tử đi dò la tung tích giặc.

Hắc Vân Long, Tôn Hoàn, Đường Trại Nhi biết ngay là quan quânĐức Châu kéo tới Ngao Sơn không ngoài mục đích chinh thảo, nên dự bị sẵn sàng, phái bộ hả giả làm dân chài trực tiếp với các thám tử quan quâncho tin tức sai chỉ đường cho họ vào nơi hiểm địa.

Quả nhiên Quán Bội Chấn mắc mưu, cậy quân số đông kéo rốc binh tướng vào khu có nhiều hốc đá ăn thông với Ngao Sơn tìm giặc.

Chờ quan binh vào sâu hiểm địa, Hắc Vân Long và Đường Trại Nhiđích thân điều khiển bộ binh núp sẵn ở bờ biển đánh tập hậu dồn toàn thể số tướng binh Đức Châu vào sâu hơn nữa chặn hẳn đường ra.

Một mặt Tôn Hoàn cũng kéo phục binh từ Ngao Sơn ùa xuống sát phạt vây tròn lấy bộ binh Đức Châu.

Với trận phục kích ấy, bọn tặc đạo hạ được non phân nửa lựclượng của Quán Bội Chấn. Họ Quán bèn liều mạng xua quân đánh luôn mộttrận nữa tìm đường ra nhưng vô ích thất trận đầu binh tướng Đức Châuhoang mang, mất tinh thần, bị thiệt hại thêm một phân nửa.

Quán Tri phủ đành hạ lệnh đóng trại thủ hiểm, một mặt phái ĐanQuý là người độc nhất biết thuật phi hành, chờ đêm tối lẻn ra khỏi trùng vi về Đức Châu điều động binh cứu viện.

Số quân Đức Châu chẳng còn được bao nhiêu, Đan Quý liền cấp tốc phi mã nhật dạ về Tế Nam báo cáo.

Tuần phủ Tế Nam là Trịnh Tấn Trung tức khắc phái Tham tướngTrương Bỉnh Hoa đem binh cứu viện. Mặt khác, Trịnh tuần phủ thông đạtcho Thị Bạc Ty quan là Diêu Thái Khanh đôn đốc hải thuyền đến Ngao SơnĐầu hiệp lực với Trương Bỉnh Hoa đảng diệt thủy khấu.

Nguyên đời Nguyên triều, nước Phù Tang hiềm khích với TrungQuốc, cấm nhân dân không được giao thương với nước này. Tuy cấm lệnh rất ngặt, vẫn có một hạng dân nghịch lén lút ra khơi làm thủy khấu. Bởi vậy người Trung Quốc mới gọi là Đông hải Nụy khấu (bọn cướp biển người lùn ở biển Đông).

Bọn Nụy khấu ngày một bành trướng, nước Phù Tang chia ra làmhai, Nam, Bắc triều. Về sau hợp tinh, một số dân quật cường đi ra cácvùng duyên hải theo Nụy khấu hành nghề thủy tặc, luôn luôn quấy pháTriều Tiên và duyên hải Trung Quốc.

Bởi lẽ ấy ngoài hai căn cứ Hải quân lớn ở Trấn Giang, Thanh Đảo, Minh triều còn đặt các căn cứ thủy quân nhỏ dọc theo miền duyên hảidưới danh hiệu là "Thị Bạc ty" bề ngoài là để thâu thuế thương thuyền,kỳ thiệt không ngoài mục đích chế ngự thủy khấu hoành hành ghê gớm.

Bọn nghịch dân ở ven biển cũng phụ với cướp biển hành hai nghề:ngư phủ và thủy khấu. Chúng phụ họa với cướp cho dễ bề hoạt động vì lẽnếu nghịch với thủy khấu thì khi ra khơi cũng bị chặn cướp như thường,thà rằng theo hẳn thủy tặc cho dễ bề sanh nhai.

Những tay kiệt hiệt hơn chiêu tập thành đảng lấy hiệu hẳn hoi,chiếm các hải đảo lập căn cứ, đói thì đột nhập lục địa cướp phá, khibiển lặn thuận buồm ra khơi lưới được nhiều cá no nê, chúng lại trởthành dân chài hiền lành.

Trung Quốc đất rộng mênh mông, người như kiến cỏ, nên dù triềuđình hoặc thịnh hoặc suy quan quân cũng không thể nào chế ngự nổi lụclâm, thủy tặc nhan nhản khắp nơi.

Hắc Vân Long là một khấu tướng hữu danh hoành hành dưới hiệu kỳmàu đen chữ trắng "Náo Hải Thần" độc chiếm hải khu Ngao Sơn Đầu giữathời bấy giờ. Uy thế Hắc Vân Long rất lớn, quân lực mạnh mẽ, dĩ nhiêntoán quân bản bộ Đức Châu chống sao lại.

Thị Bạc Ty Diêu Thái Khánh trước kia đã phục vụ dưới quyền chỉhuy của Thủy sư Đề đốc Đàm Bá Phục dưới Trấn Giang, là thủy tướng có tài được họ Đàm đề cử và được triều đình ủy nhiệm việc thị bạc đôn đốc mộtchi phái Thủy quân ở Kiều Châu trên Sơn Đông.

Nhận được thông tư của Tế Nam phủ, nơi y trực thuộc, Diêu TháiKhánh lập tức huy động binh tướng đôn đốc chiến thuyền ngược miền duyênhải Sơn Đông lên Ngao Sơn Đầu.

Nói về Tam hiệp dung ruỗi ra Ngao Sơn.

Ba hiệp khách ấy không có việc chi thúc bách nên đủng đỉnh nhàn du.

Một hôm vừa vượt khỏi địa giới Văn Lý huyện, Tam hiệp buông lỏng tay cương đang đi dưới chân đồi cây rậm, thì bỗng nghe có tiếng vó ngựa phi từ phía sau vọng tới.

Ba người tạ ngựa sang bên đường nhường lối.

Kỵ sĩ phóng ngựa như bay đến nơi, và Tam hiệp nhận ngay là giáo đầu Vân Bưu. Vân giáo đầu ghì ngựa lại chào.

Chu Đức Kiệt hỏi :

- Vân giáo đầu đi công tác gì mà cấp bách vậy?

- Tôi đuổi theo ba vị đây.

- A! Có chuyện gì vậy?

- Thẩm đại nhân phái tôi đến quý trang hỏi ngày ba vị lên đườngđể gởi phong thơ cho Tham tướng Trương Bỉnh Hoa, không dè các vị lạikhởi hành rồi, nên huyện quan cho tôi cấp tốc đuổi theo để trao thơ, may quá gặp nhau nơi đây, nếu không tôi phải thẳng đường ra Ngao Sơn.

Nói đoạn Vân Bưu mở nút áo lấy ở ngực ra hai phong thư trao cho Đức Kiệt.

Chàng tiếp thơ nhìn qua thấy ngoài bì đề tên Trương Bỉnh Hoa, còn một bì đề tên mình liền mở ra đọc.

Chàng đưa thơ cho Lam Y, Bích Nữ :

- Thẩm huyện quan yêu cầu chúng ta tiếp xúc với Trương tham tướng và liệu bề giúp việc chinh phạt bè lũ Hắc Vân Long đây.

Lam Y bảo Vân Bưu :

- Nhờ giáo đầu thưa lại với Thẩm công rằng người khá an lòng.Chúng tôi sẽ tận tâm giúp. Được việc càng hay bằng như trái lại, thìkhông vì lẽ chúng tôi không cố gắng đâu, nhé?

- Tôi tin rằng quý vị sẽ mã đáo thành công, giờ đây tôi xin phép trở về phục lệnh.

Tam hiệp gật đầu rồi cùng họ Vân chia tay, chờ viên giáo đầu khuất bóng ngàn cây mới giục ngựa tiến bước.

Lam y nói :

- Trông thấy Vân giáo đầu, tiểu muội lại hồi tưởng tới hôm Chuhuynh giao đấu với Lôi Vân Long tại võ đường Bình Dương. Ngày tháng thoi đưa, thấm thoắt đã nhiều năm qua rồi.

Ngày đi đêm nghỉ, không bao lâu Tam hiệp đã tới Ngao Sơn.

Đoàn quan binh Tế Nam còn đang hạ trại ngổn ngang cả ngoài tiểu trấn.

Tam hiệp gò ngựa lưng đồi quan sát. Gió biển từ xa thổi tới mát mẻ dễ chịu.

Bích Nữ nói :

- Gần biển có khác, gió đượm mùi muối khác hẳn với không khí lục địa.

Lam Y gật đầu :

- Từ đây đến bến nước còn một ngày đường đi lẹ. Chúng ta vào phố tìm tửu quán dùng bữa đã rồi hãy tới trung quân.

Ba người rẽ ngựa xuống đồi đi vòng tránh khu quan quân vào trấn. Tại đây, dân cư buôn bán khá sầm uất mái tranh, mái ngói lẫn lộn. Đường sá rộng rãi nhưng mỗi gió lùa, cát bụi lại bốc cuốn mịt mù.

Lựa một tửu quán lớn hơn cả, Tam hiệp xuống ngựa bước vào.

Thấy gian ngoài nhiều bụi, Bích Nữ dùng tiếng Sơn Đông hỏi chủ quán :

- Ngoài này bụi quá có nơi nào sạch kín hơn không?

Chủ quán nhìn ba người mới tới nơi, đoạn đáp :

- Thưa bổn quán có sẵn gian trong dành riêng cho viễn kháchkhông quen với cảnh Ngao Sơn bụi bậm. Mời quý vị vào cho. Thực đơn có đủ các thứ hải vật tươi tốt.

Tam hiệp vén rèm cửa ngăn ngoài với căn trong sạch sẽ hơn nhiều.

Đặt hành lý xuống kỷ bên, ba người kéo ghế ngồi.

Bích Nữ bảo tiểu nhị lựa mấy món cá, mực và rượu ngon.

Lam Y chúm chím cười :

- Tẩu tẩu học lẹ thiệt. Dùng tiếng Sơn Đông y hệt dân bổn xứkhiến người trong quán cũng không phân biệt nổi ai là nữ khách Tô Châu.

Bích Nữ đưa mắt nhìn chồng :

- Hừ! Cô muội khen thật hay khen giả đấy! Chu lang vẫn chê tôinói ngọng. Mang tiếng lấy chồng người Sơn Đông mà không thạo giọng SơnĐông, kể cũng bực thật.

Đức Kiệt lắc đầu bảo Lam Y :

- Bích Nữ chỉ thạo gọi món ăn thôi đấy, và nhân lúc đấy trổ tàilòe hiền muội. Thật ra những lúc diện đối diện, Bích Nữ nói ngọng líungọng lịu không thành câu nữa!

Lam Y điềm nhiên :

- Hiền huynh nhìn người ta chằm chằm thế kia, ai mà không ngượng?

Tam hiệp bỗng im lặng vì chủ quán đi vào niềm nở hỏi xem khách hàng có cần dùng thứ gì thêm nữa không.

Chu Đức Kiệt hỏi :

- Quán khá lắm mà sao vắng khách thế này?

- Thưa quý khách, không riêng gì một hôm nay, đã nhiều ngày ế ẩm rồi. Tiểu trấn này nằm trong khu vực hành quân nên việc thương mại bịảnh hưởng rất nhiều. Hẳn lúc mới vào trấn, quý khách thấy quân binh hạtrại ngổn ngang cả ngoài đầu trấn?

- Tuy vậy, ngoài đường phố người ta qua lại vẫn tấp nập lắm.

- Thưa, quý khách mới đến nên không hiểu đó, mỗi ngày dân chúngcứ đến gần trưa là ra phố, ra chợ mua bán các thứ cần dùng. Quá trưa, ai về nhà nấy không đi đâu nữa. Họ lo binh biến có thể xẩy ra bất cứ lúcnào.

- Tôi tưởng có quân binh đóng ở đây thì sức tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm của trấn này tăng gia mới đúng lẽ chớ?

- Thưa không, quân lính không được phép ra khỏi trại. Trấn này tiếp giáp với khu vực chiến đấu rồi.

Hỏi qua cho biết tình hình Ngao Sơn, Tam hiệp trả tiền hàng lên ngựa ra đi.

Chủ quán nói đúng. Trong phố lúc này người qua lại thưa thớt.Nhà nào nhà ấy đều đóng cửa, ngoại trừ nhà buôn cửa chỉ hé mở mong vớtvát được chút ít nào chăng.

Tam hiệp vòng qua mấy số quan sát tình hình. Dân chúng nghe thấy tiếng vó ngựa đi lộp cộp ngoài đường, liền hé cửa ra nhìn.

Họ tưởng là quan binh và không khỏi lấy làm lạ khi thấy hai côgái xinh đẹp hùng dũng đi với một tráng sĩ cao lớn. Cả ba võ trang đầyđủ nhưng không phải là quan quân.

Rẽ ngựa ra khỏi đầu Trấn, Tam hiệp đến thẳng cổng trại bảo quân canh rằng có người xin yết kiến Tham tướng.

Viên đội trưởng nhìn ba người nhận xét, rồi hỏi :

- Quý vị cho biết quý tánh cao danh và từ đâu tới, tôi phái người vào báo được.

Đức Kiệt đáp :

- Đội trưởng cứ nói rằng chúng tôi từ Bình Dương đến và có mật thư của Thẩm huyện quan gởi cho Tham tướng.

Viên đội trưởng phái quân vào báo, hồi lâu trở ra mời ba người vào trại.

Các lều vải san sát dựng thành hàng lối rất quy củ, bộ nào đội ấy nghiêm chỉnh.

Lều vị chỉ huy dựng ngay ở trung quân. Nóc lều có cắm lá danh kỳ thêu chữ "Trương", kế bên là cờ chỉ huy.

Trước lều hai ngàn quân dàn nghiêm chỉnh. Lính vào báo là kháchđã tới, Trương tham tướng phái đội trưởng ra mời vào, nhưng Tam hiệpngồi yên trên ngựa. Đức Kiệt đưa phong thư cho viên đội trưởng mà rằng :

- Nhờ đội trưởng cầm thư này vào cho quan Tham tướng.

Lát sau, một vị tướng quân giáp trụ đoàng hoàng, vóc dáng chầm hẩm, tuổi trạc tứ tuần, đai đeo kiếm bước ra khỏi lều.

Tam hiệp xuống ngựa. Trương Bỉnh Hoa cúi chào.

- Tôi không ngờ là ba vị hiệp khách cố công tới bản danh. Xinlỗi không ra đón ngay từ nãy. Kính mời quý vị vào tạm trong lều này.

Tam hiệp đáp lễ đoạn theo Trương Bỉnh Hoa vào lều chia ngôi chủ khách cùng ngồi.

Trương tham tướng niềm nở :

- Nghe đại danh quý vị đã lâu, nay nhờ Thẩm bằng hữu giới thiệu, tôi mới được hân hạnh diện kiến. Chẳng hay quý vị có điều chi cần dạybảo cần ích cho cuộc hành quân này không?

Chu Đức Kiệt nói :

- Chúng tôi có thể biết chương trình hành quân của Tướng quân không?

Trương Bỉnh Hoa trải bức họa đồ lên mặt án, đoạn nói :

- Bản tướng đem quân ra đây để tiếp cứu bộ binh Đức Châu hiệnthời bị hãm trong vòng hiểm địa. Giải vây xong, hai bộ binh sẽ hiệp lựctiếp tục nhiệm vụ trừ đảng khấu.

- Quân ta hạ trại được bao nhiêu lâu rồi.

- Vừa được hai ngày.

- Tướng quân đã liên lạc với bộ chỉ huy Đức Châu chưa?

- Có. Tôi đã phái Đan Quý là người thoát trùng vi về Tế Nam xin cứu viện. Y đi ngay từ hôm kia, bây giờ chưa thấy trở về.

Chu Đức Kiệt nói :

- Nếu Đan Quý vào thoát trùng vi thì sớm lắm cũng chiều nay haysáng mai mới về đến đây. Từ đây đến bờ biển còn ngót ngày đường khôngthể lẹ hơn được.

- Ngoài việc phái Đan Quý liên lạc với bộ binh Đức Châu, tôi đãphái thám mã quân dò xét tình hình địch thế nào. Việc tôi kéo quân cứuviện đến đây tất không tránh được mắt do thám của chúng.

Đức Kiệt gật đầu.

- Việc đó hiển nhiên quá rõ. Khi địch biết viện binh tới khônglẽ chúng giữ nguyên vị trí để bị thế trong đánh ra, ngoài đánh vào.

Nghe hai người nói chuyện đến đây, Lam Y liền hỏi Trương Bỉnh Hoa :

- Sao khi kéo quân đến đây, tướng quân không thẳng ra chiến địabất ngờ đánh dốc một trận vào hậu quân địch, may ra một trận thành côngcó hơn không?

Trương tham tướng đáp :

- Tôi đã nghĩ tới điểm đó song le có hai điều tối kỵ cho cuộchành quân. Thứ nhất quân ta từ xa kéo tới người mệt, ngựa mỏi, không đủsức xung trận. Thứ nhì: Địch quân không lẽ nào không biết ta đến, chúngsẽ phục binh trong một khu vực quen thuộc với chúng, nhưng xa lạ vớiquân ta. Án quân tại đây trước khi khởi chiến được hai lợi điểm. Một làđịch quân không rõ lực lượng quan quân ra sao, chúng tưởng còn có nhiềuđạo quan quân sẽ lục tục kéo đến dự chiến. Hai là chúng ngờ vực khônghiểu ta đánh ngả nào tiến ngả nào; số quân giặc có hạn, quan quân đôngvô chừng, địch quân sợ bị bao vây nên có lẽ sẽ tự rút lui, không dámcùng ta ngang nhiên giáp chiến. Riêng phần tôi cũng không thể khởi chiến ngay được khi chưa liên lạc với thủy quân.

Lam Y hoan hỉ :

- A! Có huy động thủy quân! Chiếc thuyền thuộc khu vực nào.

- Căn cứ Kiều Châu gần hơn cả. Tướng chỉ huy là Diêu Thái Khánh, cựu thuộc hạ của Thủy sư Đề đốc Đàm Bá Phục Trấn Giang.

Chu Đức Kiệt nói :

- Có thế chớ, chúng tôi đang lo Tế Nam không huy động thủy quân.

Trương tham tướng hỏi :

- Quý vị có chương trình hành động gì khác hơn là giáp chiến đại quy mô với thủy khấu không?

Đức Kiệt đáp :

- Theo sự hiểu biết của chúng tôi, tên đại đầu lãnh thủy khấuNgao Sơn Đầu và cũng là đảng viên Bạch Liên giáo là Hắc Vân Long. Y cóbao nhiêu bộ hạ chúng tôi không rõ, nhưng còn có hai người cộng sự đắclực, lợi hại với y là Đường Trại Nhi và Tôn Hoàn mà chúng tôi đã biếtkhi trước ở Kim Lăng. Vào tận sào huyệt chúng diệt được ba tên Hắc,Đường, Tôn thì chúng đông và mạnh đến mấy cũng phải tan.

- Đại hiệp định nói căn cứ sào huyệt của bọn Hắc Vân Long là Linh Sơn đảo, Lục Thủy trại?

Đức Kiệt gật đầu :

- Chính thế. Phải mạo hiểm vào hang cọp mới bắt được cọp con.

Trương tham tướng suy nghĩ hồi lâu :

- Theo lời Đan Quý, người đã từng ở trong trùng vây của địchquân, Lục Thủy trại hình như chỉ là một chuyện hư vô. Chính vì quan Triphủ Đức Châu kéo dốc quân tướng vào khu có nhiều hốc đá lớn định đánhphá Lục Thủy trại nên mới bị giặc phục binh tứ phía đánh cho một trậnthiệt hại vô kể và bị bao vây luôn cho tới nay. Tôi nghi ba tiếng "LụcThủy trại" lắm.

Âu Dương Bích Nữ chú ý nghe chuyện từ nãy bèn lên tiếng :

- Lục Thủy trại tất phải có thật, nếu không Hắc Vân Long lấybinh tướng ở đâu ra để phục kích, bao vây đoàn quân của phủ quan ĐứcChâu? Có thể như thế này: Khu có nhiều hốc đá thông tới Ngao Sơn, và nơi khu tiếp giáp ấy có đường bí mật xuyên qua Ngao Sơn dẫn tới phía bênkia núi giáp ngay với biển. Lục Thủy trại ở phía ấy.

Mọi người đều khen phải.

Trương Bỉnh Hoa dò trên bức họa đồ, đoạn chỉ vào một điểm mà rằng :

- Chu phu nhân đoán trúng đấy. Phía đông nam, Ngao Sơn Đầu giápvới biển và đất liền. Chính bắc, Ngao Sơn Đầu giáp với biển không thôi.Lục Thủy trại có lẽ ở phía ấy, ngoài sự hiểu biết của mọi người.

Lam Y nói :

- Có thủy quân tiếp sức thì không khó khăn gì cả. Chừng nào được tin thủy đoàn tới, Tham tướng kéo bộ quân ra Ngao Sơn Đầu giải vây chobộ binh Đức Châu, sau đó yêu cầu thủy quân ra phía bắc Ngao Sơn xem xét. Nếu quả nhiên phía ấy có Lục Thủy trại thì Tham tướng kéo quân từ phíanúi xuống, đồng thời Diêu Thái Khánh đổ bộ thủy quân, Hắc Vân Long sẽthọ địch hai mặt. Phá tan Lục Thủy trại, quan quân sẽ tính đến việc Linh Sơn đảo sau. Quan Tham tướng nghĩ phải không?

- Chu tiểu thư dạy chí phải, tôi đồng quan điểm. Hiện thời, bavị đại hiệp đã ra tới đây, tôi yêu cầu Người ở ngay trong quân để tôiđược tiếp cận hỏi ý kiến.

Tam hiệp ưng thuận.

Trương tham tướng liền hạ lệnh cho quân hầu dựng một căn lều lớn có đủ tiện nghi mời Tam hiệp ở lại.

Sáng hôm sau, Đan Quý trở về cho biết rằng địch quân vẫn bao vây chặt chẽ và bộ binh Đức Châu đã gần cạn lương thực. Quan Tri phủ ướchẹn trong ba hôm nữa sẽ trong đánh ra ngoài đánh vào. Trước khi khởichiến, bộ binh Tế Nam sẽ đốt pháo hiệu cho đoàn quân bị bao vây biết.

Sẩm tối hôm ấy, trong khi Tam hiệp đang dùng bữa cùng Trươngtham tướng thì quân canh vào báo có người của Diêu tướng quân xin vào ra mắt.

Tham tướng truyền lệnh dẫn người đó vào.

Viên hạ thuộc của Diêu Thái Khánh xưng tên là Dương Thao và xuất trình công văn do họ Diêu gửi tới hẹn ngày gặp nhau của hai cánh quânthủy bộ.

Trương Bỉnh Hoa đọc xong đưa công văn cho Tam hiệp coi đoạn hỏi Dương Thao :

- Thế giặc ngoài ấy ra sao? Người đi đường có thấy chi lạ không.

- Thưa tướng quân, tôi không rõ vì không đi đường chính. Chiếcthuyền không ghé bến Ngao Sơn Đầu nhưng neo ngay ở bờ biển cách đó bahải lý.

Lam Y nghi ngờ hỏi Dương Thao :

- Là người mới tới, sao người biết đường tắt mà đi?

- Thưa, trước kia tôi ở tiểu trấn Ngao Sơn mấy năm rồi. Vì thuộc đường nên Diêu tướng quân mới sai phái lên đây.

- Chừng nào ngươi trở về phục lệnh?

- Thưa, sáng sớm mai. Bây giờ tối rồi, đi đường e nguy hiểm và mệt lắm chắc chịu không nổi.

Trương tham tướng gọi bộ hạ dẫn Dương Thao ra cho ăn nghỉ, hẹnsớm mai đầu giờ mão phải trở vào lấy công văn phúc đáp để lên đường.

Dương Thao ra khỏi hổ trướng, Lam Y nói chung với mọi người :

- Tờ công văn của thủy tướng Diêu Thái Khánh rành mạch thế nàyđây nhưng không chắc Dương Thao có thật là thuộc hạ họ Diêu hay không?Hay lại có chuyện Thiềm Thừ Thoát Xác như vụ Hỏa Nhãn Hầu Tống Giao đưaquân ta vào ổ phục kích. Không hiểu Hắc Vân Long thế nào, nhưng ĐườngTrại Nhi và Tôn Hoàn là hai kẻ túc kế đa mưu, quan tham tướng nên thậntrọng.

Trương Bỉnh Hoa gật đầu :

- Chu tiểu thư nói phải. Tôi sẽ phái bốn thuộc hạ cùng đi vớiDương Thao, hẹn Diêu Thái Khánh ba ngày nữa chính ngọ tiến quân đánhliền. Nếu Thao là gian tế, chúng cứ việc hạ và đem thẳng công văn đếnhải đoàn cho Diêu tướng quân.

Chu Đức Kiệt nói :

- Khỏi phải sai phái ai, việc liên lạc này hệ trọng lắm. Trươngtham tướng trao công văn cho chúng tôi và biên thư giới thiệu, chúng tôi tự khắc ra Ngao Sơn Đầu gặp Diêu Thái Khánh. Đi ngựa không tiện, vậy để cả ở đây nhờ trông nom cẩn thận.

Trương tham tướng mừng rỡ :

- Được quý vị đại hiệp giúp cho thì còn chi bằng. Tôi xin thảo thư ngay.

Sáng sớm hôm sau, Tam hiệp đeo hành lý nhẹ, lương khô theo Dương Thao khởi hành ra Ngao Sơn Đầu.

Ra khỏi tiểu trấn, được độ ba dặm, Dương Thao chỉ tay ra phía trước mặt, y nói :

- Đi thẳng con lộ này sẽ tới chính Ngao Sơn Đầu. Lại nữa phíatay hữu có một tiểu lộ chênh chếch hướng đông nam, theo đường ấy thì đến bờ biển nơi chiến thuyền buông neo.

Bốn người đi một quãng đường nữa, quả nhiên thấy con đường mòn bên phía hữu đại lộ.

Trong khi đi đường, mỗi khi đi một khúc nào nhiều hốc đá hoặccây cối rậm rạp, Tam hiệp đều chú ý phòng bị phần vì tự vệ, phần vì nghi ngờ Dương Thao. Mãi sau nhận xét thấy Thao thật tình Tam hiệp mới phóng tâm tiến bước.

Xế chiều, Tam hiệp đi tới một khu toàn đất cát. Bốn người đi hàng một, len lỏi vòng qua các mô đá cao bằng đầu người.

Tiếng sóng biển dạt dào vọng tới.

Dương Thao nói :

- Đi hết quãng nhiều mô đá này thì tới bãi biển.

Chu Đức Kiệt hỏi Thao :

- Thủy đoàn neo ở đâu?

- Ở ngay bên phía hữu sau vách đá lớn, mà quý vị trông thấy xa xa kia kìa.

- Thuộc bờ biển Ngao Sơn thế này, Dương đại ca có biết phía bên kia núi có gì không?

- Tôi không vào sâu trong núi bao giờ nên không được rõ.

Lát sau, Tam hiệp theo Dương Thao tới bãi biển cát trắng, trước mặt là đại dương xanh rờn mênh mông xa tắp ngàn trùng.

Tiếng sóng ào ào hòa với gió thổi vi vu lùa vào những rặng thông cao ngất.

Xa xa, phía bên tả mũi Ngao Sơn Đầu nhô hẳn ra ngoài khơi.

Dương Thao chỉ ra phía ấy :

- Qua mũi đất kia, đi độ hai dặm thì tới chiến trường. Nào mời quý vị đi theo tôi.

Dương Thao đi trước vòng chân vách đá sang phía hữu.

Một đoàn mấy chục chiến thuyền sơn đen sì, neo thành hàng lối chỉnh tề ngay ven biển.

Dương Thao rút trong túi áo ra một tấm khăn lụa lớn, màu xanh giơ cao vẫy đi vẫy lại nhiều lần ra hiệu.

Tức khắc, một chiến thuyền tam bản do hai thủy thủ chèo vào bờ, ghếch hẳn lên bến cát.

Dương Thao nói :

- Mời quý vị theo tôi ra soái thuyền.

Bốn người lẳng lặng xuống thuyền. Hai thủy thủ đẩy thuyền ra hẳn mặt nước mới nhảy lên mũi và đuôi chiếc tam bản, chèo mạnh.

Càng tới gần, Tam hiệp càng thấy các chiến thuyền lớn đồ sộ. Mũi thuyền nào cũng chạm trổ, gắn mắt y hệt như con kình ngư khổng lồ đangnằm lù lù trên mặt nước. Mỗi mạn thuyền có sáu bơi chèo cặp dọc thànhthuyền.

Chiếc tam bản nhỏ bé luồn lỏi giữa đám chiến thuyền khổng lồ ấyvào tới soái thuyền neo ở trung tâm. Các thủy thủ đua nhau xô ra mạnthuyền nhìn bọn người mới tới.

Thủy thủ trên soái thuyền bắc thanh cây xuống tam bản cho mọi người leo lên.

Thấy lềnh kềnh bất tiện, Tam hiệp nhảy vút lên thành soái thuyền. Dương Thao leo thang sau cùng.

Năm vị tướng quân võ phục đồng đều đứng ở mũi thuyền. Người nàocũng khỏe mạnh trạc ngoại tam tuần, riêng người đứng giữa lớn tuổi hơncả trạc ngoài bốn chục. Ai nấy đều chăm chú nhìn Tam hiệp.

Dương Thao tiếp bì thư do Đức Kiệt trao cho, tiến lên trước đứng nghiêm chỉnh cúi đầu chào năm viên Thủy tướng rồi hai tay nưng bức thưđưa cho người đứng giữa.

Tướng đó vội bóc bì đọc công văn kèm theo bức thư ngắn do Trương tham tướng giới thiệu Tam hiệp. Nét mặt hân hoan, người đó tiến tới mạn thuyền nơi Tam hiệp đang đứng vòng tay vái chào :

- Diêu Thái Khánh tôi hôm nay được hân hạnh đặc biệt tiếp ba vịđại hiệp. Bấy lâu nay nghe đại danh và ước mong diện kiến, nay gặp nhaumới biết danh quả bất hư truyền.

Tam hiệp đáp lễ, Chu Đức Kiệt nói mấy lời khiêm tốn.

Diêu Thái Khánh giới thiệu bốn tướng tùy thuộc với Tam hiệp vàmời mọi người vào trong khoang thuyền rộng rãi trang hoàng sơ sài nhưnggọn ghẽ, quân hầu dưng trà nóng và lên đèn.

Diêu Thái Khánh nói :

- Theo lệnh Tế Nam phủ, tôi điều khiển thủy quân đến đây giúpTrương tham tướng về mặt biển và theo lệnh công văn đây trưa mai chínhNgọ phải đổ bộ lên Ngao Sơn Đầu.

Chu Đức Kiệt hỏi :

- Tướng quân đã phái người do thám quanh đây và lựa địa điểm đổ bộ chưa? Lực lượng đối phương thế nào?

- Hắc Vân Long có phân phái quân canh phòng lác đác dọc theo bờbiển mé bên kia Ngao Sơn Đầu. Từ mũi Ngao Sơn vào tới chỗ địch quân baovây lực lượng Đức Châu còn những hai dặm đường nữa. Có lẽ vì thế, đốiphương mới bỏ lỏng phía bờ biển bên này.

- Chiến thuyền neo ở đây liệu chúng có biết không?

- Có lẽ không. Vách đá thiên nhiên kia che khuất hẳn cả đoàn thuyền. Tôi đã phái người đứng ở mũi Ngao Sơn nhận xét rồi.

Diêu Thái Khánh mời mọi người dùng trà, đoạn nói :

- Suốt ba hôm nay không có một ngư thuyền nào ra khơi và lạ hơnnữa là mé bên kia Ngao Sơn Đầu không có lấy một chiếc thuyền địch. Trong trường hợp thua chạy hay cần rút quân, chúng sẽ kéo đi đâu? Chúng còncăn cứ ở Linh Sơn đảo vậy liên lạc bằng cách gì?

- Tướng quân đã dùng đường biển vòng ra phía sau ngọn Ngao Sơn chưa?

Diêu Thái Khánh lắc đầu.

- Chưa và không dám đi e địch quân trông thấy thêm khó cuộc đổbộ bất ngờ. Ngay như việc lên đèn tôi cũng phòng bị cẩn thận, trongkhoang kéo rèm đen cho kín bế, thổi nấu thì ở dưới gầm thuyền.

Chu Đức Kiệt nói :

- Đối phương còn có Lục Thủy trại. Trại này ở trong một khu kíùn đáo mé bên kia Ngao Sơn. Có thế Hắc Vân Long mới xua quân vây đánh bộbinh Đức Châu dễ dàng mau lẹ như vậy chớ? Anh em tôi đến đây không ngoài mục đích tìm kiếm ra khu trại đó và nhờ Tướng quân cho mượn một chiếnthuyền nhỏ dùng trong công tác ấy.

Diêu Thái Khánh đáp :

- Bây giờ tối rồi, đêm cuối tháng không trăng, tối kỵ cho sự đithuyền. Từ đây đến phía bên kia Ngao Sơn đi vòng đường biển ít nhất cũng bốn năm hải lý một chuyến đi. Chờ đến sáng mai thì thời giờ ngắn ngủiquá vì cuộc đổ bộ phải được khởi sự trước giờ Ngọ mới kịp giao tiếp vớibộ quân của Trương tham tướng kéo tới phá trùng vây địch. Chi bằng đằngnào cũng trễ rồi sau trận đánh, chúng ta sẽ liệu kéo toàn thể chiếnthuyền tìm kiếm, truy nã địch quân ở phía bên kia Ngao Sơn luôn thể.

Chu Đức Kiệt suy tính giây lát, chàng nói :

- Tôi định thế này tiện lợi cho cả tướng quân và chúng tôi. Đầugiờ Sửu, anh em tôi lên thuyền ra khơi, như vậy chỉ độ cuối giờ Thìnthuyền về được đến đây rồi không trở ngại gì đến cuộc hành quân. Tráilại, nếu chúng tôi dò biết được sự gì thì có lợi cho việc tiến quân maulẹ hơn thôi.

Diêu Thái Khánh ưng thuận :

- Ba vị đại hiệp cần mấy tay chèo?

- Hai người đủ rồi.

- Tôi cho họ đem theo cả hỏa pháo lỡ khi cần kíp nguy hiểm, đại hiệp cứ việc báo động.

Chu Đức Kiệt mỉm cười :

- Cám ơn tôi mong rằng công việc tôi làm sẽ đem lại đôi chút ích lợi cho việc hành quân.

Tối hôm ấy, Tam hiệp dùng bữa với Diêu Thái Khánh bên soái thuyền và an nghỉ ở trong khoang chiến thuyền kế bên.

Lam Y hỏi Đức Kiệt :

- Cứ trong công văn Trương tham tướng có ghi mấy câu (...),cớ sao hồi nãy Diêu Thái Khánh lại quyết định trưa nay đổ bộ?

- Không có gì lạ cả. Khi Trương Bỉnh Hoa biết chắc chắn là chúng ta nhất định ra Ngao Sơn Đầu trước, y có ghi lại ngày giờ tiến đánh ấnđịnh vào trưa mai.

- A! Có thế chớ! Nếu Trương Bỉnh Hoa để dài thì giờ như trước, tiện chợt dự tính hành động của anh em ta biết chừng nào!

Đêm hôm ấy vào quãng cuối canh tư, Tam hiệp đai nịt gọn ghẽ xuống chiếc tam bản cỡ trung bình neo ngay mạn chiến thuyền.

Diêu Thái Khánh dậy sớm đứng trên mạn soái thuyền vẫy tay vui vẻ chào Tam hiệp :

- Chúc ba vị thành công. Mọi thứ cần dùng đều để cả trong ngăn khoang thuyền. Như đã nói hồi hôm, nếu cần xin cứ đốt pháo hiệu.

Chu Đức Kiệt đáp :

- Tướng quân cứ yên tâm, chúng tôi sẽ báo hiệu nếu cần.

Hai thủy thủ khỏe mạnh hạ chèo xuống nước. Chiếc thuyền len lỏilách qua các chiến thuyền lớn hơn dọc theo bờ biển tiến ra hướng NgaoSơn Đầu.

Sương đêm buông mỏng. Các vì tinh tú lấp lánh trên không gian.Biển lặng, nhưng những làn sóng nhỏ gần bờ cũng đủ sức đội thuyền lêncao.

Khi biển lặng, bơi thuyền gần bờ không được êm bằng ngoài khơi, nên hai thủy thủ lái thuyền tách xa ra khỏi bờ.

Chu Đức Kiệt bảo họ :

- Khi nào các đại ca thấy mệt, chúng tôi chèo thay cho, nhé!

Thủy thủ phía mũi thuyền nói :

- Thưa, không sao. Chúng tôi quen rồi.

Con thuyền lướt nhẹ trên mặt nước, mái chèo khua bì bõm.

Vượt qua mũi Ngao Sơn Đầu, viên thủy thủ đằng lái hỏi :

- Ba vị đại hiệp đổ bộ hay đi đâu để chúng tôi lựa chỗ.

Đức Kiệt chỉ ra phía Ngao Sơn lãnh :

- Không vào bờ đâu. Làm thế nào vòng được ra phía núi bên kiathăm thú xem trên bờ có gì không. Chân ngọn Ngao Sơn nhô ra đến tận mặtnước, nếu tôi không lầm thì khu đầu núi trong đất liền xa xa kia làchiến trường hiện tại.

Thủy thủ hỏi :

- Thưa chiến trường ở trúng ngay hướng có nhiều mô đá. Căn cứvào Sao Mai, đó là hướng Tây bắc nhìn ra từ biển vào. Chúng tôi chưa raphía sau Ngao Sơn bao giờ, nhưng thử coi. Mỗi khi chân núi đá tiếp giáphẳn với biển thế này, chắc chắn thế nào cũng có một khu nhiều mỏm đángầm.

Hai thủy thủ bảo nhau chèo thuyền tách khỏi bờ hơn nữa.

Thuyền thuận gió, chèo mạnh lướt nhanh, tờ mờ sáng thì tới một khu có nhiều mô đá lớn nhỏ nhô hẳn lên trên mặt nước.

Hai thủy thủ chậm tay theo lệnh Chu Đức Kiệt, rẽ thuyền vào khu ấy quan sát.

Tam hiệp nhìn lại phía sau. Không những con thuyền nhỏ đã vượthẳn Ngao Sơn Đầu mà còn vượt cả mỏm Ngao Sơn lãnh mới vào khu vực này.

Bích Nữ bảo Lam Y :

- Căn cứ vào mỏm Ngao Sơn lãnh nhô ra mặt nước phía sau ta xa xa kia che khuất cả Ngao Sơn Đầu, tức là thuyền ta đã vượt một đường vòngkhá rộng.

- Hiền tẩu nói đúng, Không hiểu sau những mô đá này có gì đây.

Bích Nữ chỉ ngọn Ngao Sơn mà rằng :

- Cô muội và Chu lang nhận xét thử coi. Từ đây vào tới thành núi còn khá xa, vậy quãng trống từ các mô đá này vào đến chân núi là gì?

Lam Y nói ngay :

- Hoặc là các mô đá liên tiếp vào tới đó, hoặc là có bãi cát sau các mô đá này cũng chưa biết chừng. Bây giờ tiểu muội tính thế này. Tanên neo thuyền ở đây chuyền qua các mô đá lần vào phía trong xem sao đã, huynh tẩu đồng ý không?

Đức Kiệt gật đầu :

- Được! Hành động luôn đi, sáng rõ thêm khó cho bọn ta.

Chàng bảo hai thủy thủ :

- Neo thuyền chờ chúng tôi ở đây, nhé!

Lam Y nhún mình phi thân lên mỏm đá gần thuyền nhất. Bích Nữ Đức Kiệt theo sau trước sự kinh ngạc của hai thủy thủ.

Qua được mười mỏm đá, Lam Y đừng dừng lại chỉ phiến đá cao nhất nói :

- Lên đỉnh phía kia chắc nhìn suốt được vào trong bờ. Thử coi!

Dứt lời, nàng tiếp tục tiến trước. Cũng may các mô đá dẫn tớimỏm đá cao nhất đầu lần lượt cao hơn chút đỉnh, thành thử Tam hiệpchuyền tới rất dễ dàng.

Ngồi mọp xuống trên mỏm đá nhẵn lì ấy, ba người chăm chú quan sát khắp từ phía.

Nhìn lại phía sau là biển khơi. Hai bên tả hữu đều là dãy mô đáliên tiếp chạy dài như một bức hàng rào ngăn hẳn bờ biển bên trong vớimặt khơi.

Ba người mừng rỡ khi nhận thấy ngay trên bờ biển một trại rấtlớn dàn từ bãi biển đến tận chân núi, nhà cửa như bát úp, ngói tranh lẫn lộn.

Lúc đó, trời chưa sáng hẳn nên trông toàn khu đại trại, đây đó còn le lói ánh đèn.

Cách trại độ bốn mươi trượng, về mé biển phía hữu, đoàn chiến thuyền lớn nhỏ neo thành hàng chữ nhất rất tề chỉnh.

Lam Y chỉ vào phía trại giáp núi :

- Bên kia núi là nơi bộ binh Đức Châu bị bao vây. Quân lực củaHắc Vân Long đóng cả ở đây tất có hiểm lộ thông qua núi mà chỉ riêng cóchúng biết thôi. Quân binh Đức Châu lọt trùng vi là phải lắm. Còn đoànchiến thuyền kia nữa. Ở đầu dãy đá phía xa kia tất có lối vào. Cũng maychúng ta neo thuyền nơi đây, nếu đi ra chút nữa thấy lối tất rẽ vào cóthể bại lộ hành tích.

Chu Đức Kiệt nói :

- Lục Thủy trại của Hắc Vân Long chỉ lợi hại trước mộït kẻ địchkhông biết đường thôi. Bọn thủy khấu đóng quân ngay trong lòng chảo thếkia, nếu bị bao vây chạy đâu cho thoát.

Bích Nữ góp ý kiến :

- Chưa chắc. Đối phương có bao vây thì cũng chỉ lấp trọn lối mặt biển của giặc. Phía núi vách dựng đứng như trường thành thế kia, quanquân vào sao được. Các hiểm lộ chắc chắn không được rộng rãi cho sự tiến quân và thủy khấu thế nào cùng đặt nhiều chặng canh phòng. Đột nhậpkhó, chớ không dễ dàng đâu. Ngoài con lộ ăn thông với mé núi bên kia,nơi bộ binh Đức Châu bị bao vây, biết đâu không còn các hiểm lộ kháckhiến thủy khấu có thể do các lối đó rút lui khi cấp bách? Cắm Lục Thủytrại nơi đây, Hắc Vân Long tất đã tính toán kỹ lưỡng rồi. Xem như cáchthức y lừa bộ binh Đức Châu lọt trùng vây thì đủ hiểu.

Lam Y và Đức Kiệt khen phải.

Ba người nhận xét bao quát địa thế toàn khu, rồi trở bước về chỗ cũ, nhưng không thấy thuyền đâu cả.

Đức Kiệt khẽ lên tiếng gọi.

Chợt có tiếng trả lời ở phía tả :

- Chúng tôi núp sau mô đá này.

Tam hiệp theo hướng tiếng nói chuyền tới và lần lượt nhảy xuống thuyền.

Lam Y hỏi :

- Tại sao núp cả vào đây thế này?

Thủy thủ đáp :

- Ba vị đi được một lát thì có một thuyền nhỏ từ đầu phía đằngkia ra khơi. Sợ người trên thuyền trông thấy, nên chúng tôi tạm núp vàođây.

- Quái, sao chúng tôi đứng trên mô đá cao mà không trông thấy gì?

- Quý vị không trông thấy là phải vì con thuyền ấy khởi đầu lướt theo dãy mô đá này nên bị khuất, mãi sau mới tách ra khơi.

Trời đã sáng rõ, Tam hiệp về đến nơi thì trên các chiến thuyền, cơ nào đội ấy đều sẵn sàng, chờ giờ khởi công đổ bộ.

Diêu Thái Khánh cùng các tướng thuộc hạ tập hợp cả trên soái thuyền. Họ mừng rỡ tiếp đón Tam hiệp lên chiến thuyền.

Diêu Thái Khánh hỏi :

- Ba vị đại hiệp nhận xét thấy điều gì lợi cho chúng ta không.

Chu Đức Kiệt thuật lại việc Lục Thủy trại của thảo khấu đóng ở phía sau Ngao Sơn.

Họ Diêu nói :

- Nếu vậy thì can chi quân ta đổ bộ lên Ngao Sơn Đầu? Kéo quânđánh bất ngờ Lục Thủy trại trong khi bộ quân Tế Nam phủ phá trùng vây.Hiện thời, mỗi chiến thuyền lớn có bốn thuyền nhỏ, toàn quân kéo đến khu có nhiều mô đá, xuống thuyền nhỏ lên bờ xông trận ngay chớ không nêncho chiến thuyền lớn vào khu lòng chảo, lỡ cần tháo lui thì khó bề xoaychuyển.

Chu Đức Kiệt nói :

- Tướng quân tính vậy được rồi, nhưng ai lãnh trách nhiệm liênlạc với đoàn quân Tế Nam báo cho Trương Bỉnh Hoa biết để đồng loạt tấncông? Giờ này, có lẽ bộ binh ấy đã tới một địa điểm nào chờ giờ xuấtchiến.

Thái Khánh đáp :

- Việc này, lại phải nhờ đến Dương Thao vì Trương tham tướng biết mặt y rồi.

Đức Kiệt lắc đầu :

- Tính thế không xuôi. Sau vụ tên Hỏa Nhãn Hầu Tống Giao dùng kế Thiềm Thừ Thoát Xác, Trương tướng quân nghi ngờ dữ lắm. Bữa nọ y tinDương Thao, là nhờ có chúng tôi cùng đi với Thao, nếu không thì cuộctiến quân trễ tới mấy ngày vì cần phải kiểm soát.

- Nếu thế thì hành động sao được. Lúc này thủy quân chúng tôi cũng cần nhờ quý vị dẫn đường giúp sức.

Chu Đức Kiệt điềm tĩnh :

- Tướng quân an tâm hành động được.

Nhìn Lam Y, Bích Nữ, Đức Kiệt nói tiếp :

- Hiền muội đi cùng tẩu tẩu cho Dương Thao dẫn đường lên đại lộNgao Sơn Đầu tiếp xúc với bộ binh Tế Nam được không? Ngu huynh đi cùngthủy quân đánh Lục Thủy trại.

Hai nữ hiệp gật đầu đồng ý.

Diêu Thái Khánh nói :

- Chúng tôi phiền ba vị đại hiệp quá nhiều.

Lam Y mỉm cười :

- Anh em tôi hành động đây là nhân danh Thẩm tri huyện Bình Dương!

Nàng đẩy ghế đứng lên :

- Hành động ngay kẻo trễ. Chúng ta chỉ còn đủ thì giờ thôi.

Tức thì, Diêu Thái Khánh truyền các lệnh cần thiết.

Chư tướng thuộc hạ họ Diêu trở về thuyền chờ lệnh tiến.

Tam hiệp đem hành lý gởi sang bên soái thuyền.

Khi Lam Y, Bích Nữ cùng Dương Thao chống thuyền nhỏ vào bờ, Chu Đức Kiệt nhắn :

- Nếu gặp Đường Trại Nhi nên bắt sống thôi nhé, đừng giết nàng tội nghiệp!

Lam Y mỉm cười nhìn chị dâu.

Bích Nữ ừ hứ, bảo Đức Kiệt :

- Sẽ đem thủ cấp nó về cho Chu lang coi. Trái lại nếu bắt đượcnó ở Lục Thủy trại, Chu lang phải giữ nó lại chờ chúng tôi định đoạt.

Đức Kiệt phản đối :

- Nói thế sao được? Trong trường hợp ấy, Đường Trại Nhi sẽ là tù binh của quan quân chớ đâu của riêng chúng ta?

Bích Nữ cứng cổ :

- Miễn là Chu lang giữ nó lại. Thuộc ai, sau này sẽ hay.

Chu Đức Kiệt hạ giọng nói khẽ cho Lam Y, Bích Nữ đủ nghe :

- Hai người nên tiểu tâm nhé. Bọn Bạch Liên hay dùng tà thuật, có lẽ yêu nữ Đường Trại Nhi thạo môn đó lắm.

Lam Y gật đầu :

- Chuyến này là lần thứ nhất, chúng ta mới hoạt động riêng, mong hiền huynh cũng thận trọng. Tiểu muội muốn để tẩu tẩu đi cùng hiềnhuynh quá, nhưng lại e hiền huynh không bằng lòng.

- Hai chị em đi với nhau phải rồi. Bọn Hắc Vân Long kéo rốc lựclượng ra bao vây bộ binh Đức Châu có lẽ Lục Thủy trại chỉ còn đủ quâncanh phòng thì sức kháng chiến của chúng không có gì đáng kể. Trái lại,ngu huynh thấy mặt trận Ngao Sơn Đầu nặng nề hơn.

Lam Y, Bích Nữ xuống thuyền, cùng Dương Thao vào bờ.

Diêu Thái Khánh cũng hạ lệnh cho đoàn chiến thuyền tiến.

° ° °

Nói về Hắc Vân Long, Tôn Hoàn, Đường Trại Nhi xuất toàn lực thảo khấu vây đánh tỉa dần bộ binh Đức Châu.

Lực lượng của Quán Bội Chấn yếu dần dần không chịu đựng được bao ngày nữa, thì quân cứu viện xuất phát từ Tế Nam phủ kéo tới Ngao Sơntrấn.

Hắc Vân Long được thám tử cấp báo, bèn họp bàn với Tôn, Đường hai người lựa phương kế chống trả.

Tôn Hoàn nói :

- Sở dĩ ta bao vây được bộ binh Đức Châu cũng nhờ ở sự chúngkhông ngờ quân lực của ta đóng ở Lục Thủy trại. Nay quan quân phái việnquân tới, trong đánh ra, ngoài đánh vào, lượng đầu thọ địch lẽ nào tachịu như vậy? Hắc đại ca nên phái người dò xét cho kỹ càng, chừng nàoviện quân kéo ra Ngao Sơn Đầu mà ta chưa hạ xong bộ binh Đức Châu, thìta sẽ lặng lẽ rút quân qua hiểm lộ về Lục Thủy trại hoặc ẩn núp trongrừng Ngao Sơn. Quan quân tất tập hợp với nhau và đang khi chúng hoangmang, ta sẽ xuất kỳ bất ý đánh một trận, chắc chắn phải thắng.

Hắc Vân Long nói :

- Sao quân sư không phục kích bộ binh cứu viện ngay trên đường từ tiểu trấn ra Ngao Sơn Đầu?

Tôn Hoàn lắc đầu :

- Tướng chỉ huy viện quân có là trẻ nít đâu mà lừa y được dễdàng như vậy! Trước khi tiến quân, tất y phải thăm đường, chia quân rathành ba đội tiên phong, trung quân, hậu tập. Quân ta đánh một đầu tấtbị hai đầu kia xả tới, có phải là tiến thoái lưỡng nan không? Chi bằngrút quân bao vây vào núi khiến đối phương nghi nghi hoặc hoặc, khôngbiết ta biến đi đâu, hiện lúc nào. Nếu chúng rút đi, ta sẽ tập kích bấtngờ. Địch không lượng đoán được quân số của ta sẽ hoang mang sợ hãi, chỉ đánh một trận chúng bị tơi bời không kịp chạy ngay.

Đường Trại Nhi nói :

- Nếu Tôn quân sư và Đại đầu lãnh nhất quyết bỏ trùng vây, đểphục kích đối phương trong núi, tôi sẽ lãnh trách nhiệm về giữ Lục Thủytrại, vì biết đâu địch quân không tiến cả hai mặt thủy lục?

Hắc Vân Long suy nghĩ giây lát :

- Nữ chúa muốn về Lục Thủy trại cũng được, nhưng không chắc đốiphương sử dụng Thủy quân. Khả dĩ tin như vậy là vì các căn cứ thủy quâncủa Triều đình đều xa Ngao Sơn Đầu. Nhưng để phòng vệ, tôi yêu cầu nữchủ đi lối lủm xuyên sơn về ngay Lục Thủy trại huy động một phần lớnchiến thuyền và lực lượng đó trấn đóng trong vịnh Ngao Sơn. Chẳng hayTôn quân sư có đồng ý với tôi về quan điểm này không?

Tôn Hoàn khen ngợi :

- Đại đầu lãnh phân xuất như vậy quả rất hợp ý tôi, phàm con nhà tướng, ai cũng phải hành quân theo phương pháp binh thư.

Bởi vậy cho nên, hôm Trương tham tướng kéo đại quân từ tiểu trấn ra Ngao Sơn Đầu chỉ thấy có bộ binh Đức Châu đang hoang mang ngờ vựcchỉnh đốn lại hàng ngũ sau nhiều ngày bị lọt trùng vây.

Trương Bỉnh Hoa tức khắc hội kiến cùng Quán Bội Chấn và hỏi rằng :

- Tặc binh rút cả đi đâu rồi?

Quán Bội Chấn đáp :

- Chập tối hôm qua, địch quân còn bao vây chặt chẽ, sáng hôm nay chúng biến đi đâu mất cả rồi. Có lẽ chúng nghe tin đại quân cứu việncủa Tế Nam phủ tới, nên sợ hãi thừa dịp đêm tối rút đi hết để khỏi bịnội kích, ngoại tập.

Giữa lúc ấy thì các tiếng pháo lệnh đì đoành nổ từ xa vọng tới xen lẫn với tiếng reo hò văng vẳng của ba quân.

Quán Bội Chấn và Trương Bỉnh Hoa còn đang ngơ ngác thì thám tửphi mã quân về cấp báo rằng hai đoàn thuyền, quan quân và thủy khấu đang sát phạt dữ dội ngay tại duyên hải Ngao Sơn Đầu.

Quán Bội Chấn chưa kịp hỏi tin tức về đường thủy quân triều đình thì Trương tham tướng nói :

- Đó là thủy đoàn Kiều Châu thuộc quyền chỉ huy của Diêu TháiKhánh. Thủy đoàn ấy định đổ bộ nhưng có lẽ gặp thủy quân hải khấu nênhai bên giáp chiến.

Nói về Diêu Thái Khánh đang chỉ huy các chiến thuyền vượt qua mỏm đất Ngao Sơn Đầu thì bị thủy quân địch chặn đánh.

Đứng trên soái thuyền của Diêu Thái Khánh, Chu Đức Kiệt thấy dựtính đổ bộ lên Lục Thủy trại bị địch quân phá ngang, chàng bèn bảo DiêuThái Khánh :

- Tôi ước lượng thủy quân địch đã kéo cả ra đây chặn đường tiếncủa ta, vậy Tướng quân hãy chỉ huy trận đánh này, và giao cho tôi vàichiến thuyền lớn để đến khu Lục Thủy trại xem sao.

Diêu Thái Khánh ưng thuận ngay và lập tức truyền lệnh cho ba chiến thuyền theo Chu Đức Kiệt tiến vào phía trại giặc.

Đứng từ soái thuyền, Đức Kiệt nhảy vút sang chiến thuyền của mình hạ lệnh cho đoàn thủy binh chèo mau.

Không bao lâu, ba chiến thuyền ấy đã lướt tới dẫy có nhiều mô đá.

Vừa hay lúc đó có năm chiến thuyền giặc lướt sóng tới như bay, chúng dàn thành hình chữ nhất sẵn sàng nghênh chiến.

Chu Đức Kiệt cũng dàn thế xung phong. Chàng hạ lệnh cho đoànthuyền mình bơi hàng dọc vòng sang bên hữu và bắn tên vào tả dực địchquân. Từ trên ba chiến thuyền quan quân, tên bay vun vút như mưa rào,khiến bọn thủy tặc trúng tên khá nhiều.

Viên nữ tướng chỉ huy thuyền giặc cũng hạ lệnh cho cung thủ bắnlại nhưng ba chiến thuyền quan quân, đã lướt vòng ra phía sau áp mạn vào thuyền giặc.

Chu Đức Kiệt cầm Thất Tinh đao đứng ở mũi thuyền chỉ huy.

Chàng nhận ngay ra viên nữ tướng trên soái thuyền giặc là Đường Trại Nhi kiều diễm.

Đứng trên thuyền, Đường Trại Nhi cũng nhận ngay ra địch tướng là trang hảo hán tuấn kiệt mà nàng đã gặp ở Kim Lăng hồi nọ. Nàng liền vẫy tay gọi :

- Này, tráng sĩ Kim Lăng còn nhớ tôi không?

Chu Đức Kiệt trừng mắt nói lớn :

- Đường Trại Nhi! Người thoát chết nơi Kim Lăng, tưởng phải xachạy cao bay, ngờ đâu lại trú ẩn nơi Ngao Sơn Đầu làm nữ hải tặc! Biếtđiều hãy buông kiếm lai hàng, nghịch với ta thì thủ cấp của ngươi khó bề đứng vững trên vai!

Đường Trại Nhi cầm ngang trường kiếm cười vang :

- Chà! Oan gia nói dễ dàng nhỉ? Biết điều theo ta thì muốn gìcũng được. Bằng như cố chấp tranh đấu, có giỏi sang đây cùng ta đấu trăm hiệp chơi?

Chu Đức Kiệt cười khẩy :

- Đừng có chạy nghe! Trừ khi ngươi trốn xuống thủy tề họa chăng mới thoát thân!

Dứt lời, chàng phi thân sang thuyền địch nhẹ nhàng như chiếc énmùa thu đáp xuống cuối thuyền địch. Từ đó chàng toan phi thân lên mũithuyền nơi Đường Trại Nhi đang đứng, nhưng Đường Trại Nhi đã nhảy sà tới lia một nhát trường kiếm vào ngang sườn địch thủ.

Đức Kiệt hoa Thất Tinh đao gạt mạnh.

Đao qua kiếm lại vừa được vài hiệp, chợt Đường Trại Nhi vung tay tả liệng một vật gì trắng xóa vào mặt Đức Kiệt.

Tưởng có ám khí, Đức Kiệt đưa Thất Tinh đao gạt mạnh, chẳng dèvật trắng đó rách bung ra, một làn phấn trắng theo gió biển tạt hẳn vàomặt Chu Đức Kiệt.

Làn phấn ấy có mùi thơm dễ chịu nhưng Chu Đức Kiệt bị phấn tạtvào mũi vào mắt, ho sặc sụa. Chàng đưa tay tả lên dụi mắt nhưng, kỳthay, chàng bỗng thấy đầu óc nặng trĩu, mắt hoa, sự vật quanh mình chàng đảo lộn, hai chân bủn rủn. Đức Kiệt té nhào ra sàn thuyền, thanh ThấtTinh đao rớt hẳn sang một bên.

Đường Trại Nhi cả mừng hô quân sát phạt dữ dội.

Đoàn chiến thuyền thủy tặc theo lệnh nữ chủ tướng vây chặt bachiến thuyền quan quân vào giữa, nhưng ba chiến thuyền quan quân khôngngười chỉ huy, như rắn mất đầu vội vàng bơi chạy.

Đường Trại Nhi hạ lệnh cho bốn chiến thuyền đuổi theo.

Trong khi đó, nàng bế sốc Chu Đức Kiệt và cầm Thất Tinh đao vào trong khoang thuyền.

Nàng nhẹ nhàng đặt Đức Kiệt xuống nệm gấm, vén mấy sợi tóc lòa xòa trên trán chàng tuấn kiệt Chu gia.

Đường Trại Nhi ngây ngất nhìn khuôn mặt đáng yêu đang thiêmthiếp mê man. Bỗng chợt nghĩ ra điều gì, Đường Trại Nhi lấy một cuộn dây da có tẩm dầu trói gô tứ chi Chu Đức Kiệt lại. Đoạn nàng cởi bao ThấtTinh đao, tra đao vào bỏ và đeo luôn vào ngang hông.

Đường Trại Nhi lấy trong túi ra gói thuốc bột khều chút ít ra bàn tay rồi thổi vào mũi Đức Kiệt.

Sau đó, Đường Trại Nhi trở ra mũi thuyền truyền lệnh thâu quân,mặc cho chiến thuyền quan quân bơi chạy về phía Ngao Sơn Đầu họp với đại đoàn lúc đó còn đang hỗn chiến tơi bời với chiến thuyền thủy tặc.

Có hơn mười chiến thuyền bị cháy, hoặc đâm phải nhau bể hôngđắm. Nơi đó, mực nước không sâu lắm nên các cột thuyền còn trồi lên khỏi mặt nước. Chiến binh đôi bên lóp ngóp bơi về chiến thuyền nhà, hoặccũng có toán bơi tán loạn vào bờ.

Đầu lãnh thủy khấu là Lục Định Kính thấy đoàn thủy thủ lục quanquân thiện chiến và bên mình thiệt hại nhiều bèn ra lệnh thâu quân bơithẳng ra khơi.

Thừa thế, Diêu Thái Khánh truyền lệnh đuổi theo truy kích nhưngkhông kịp, thuyền giặc nhỏ hơn bơi lẹ hơn, nên thâu quân về Ngao SơnĐầu.

Lúc ấy, viên thuyền trưởng chiếc thuyền chở Chu Đức Kiệt hồi nãy mới sang được soái thuyền báo cáo vụ áp mạn năm chiếc thuyền giặc vàĐức Kiệt nhảy sang thuyền giặc giao đấu cùng nữ hải tặc trúng "Mê Hồnphấn" bị nữ tặc bắt mang đi. Thấy nữ tặc dùng thuật lợi hại, quan quânkhông dám nghinh chiến nữa bỏ chạy về cấp báo.

Diêu Thái Khánh không hiểu bộ quân Tế Nam phủ xung trận kết quảthế nào vì mặt trận ở sâu trên lục địa, nên hạ lệnh cho viên thuyềntrưởng neo thuyền của y lại bến Ngao Sơn Đầu, và y lên bờ liên lạc vớibộ quân tìm Lam Y nữ hiệp và Chu phu nhân báo cho biết việc Đức Kiệtthất trận bị bắt.

Diêu Thái Khánh nghĩ thầm chắc Đức Kiệt bị giặc đem về Lục Thủytrại bèn truyền lệnh cho hai thủy thủ đã đi với Chu gia hồi sáng sớmsang soái thuyền chỉ đường, rồi đốc xuất đại đoàn rẽ sóng tiến về hướngtrại giặc quyết đổ bộ tiếp cứu.

Khi vừa tới khu có nhiều mô đá, thì đoàn thuyền của Lục Định Kính đã neo đầy cả trước lối vào Lục Thủy trại.

Hai bên cùng nổ pháo lệnh xung phong giao chiến một trận thật kinh khủng.

Nhờ ở sức thuyền lớn, chắc chắn hơn thuyền giặc nên quan quânxông mạnh, áp mặt đánh giáp lá cà giữa tiếng trận thúc giục vì tiếng lahò xung phong dậy cả một góc trời.

Chiến thuyền bơi qua lại ngả nghiêng gây sóng lớn, nước bắn tung tóe như giữa cơn bão táp thiên nhiên.

Đầu lãnh thủy tặc Lục Định Kính là một tên rất gan dạ thấy quânmình yếu thế thiệt hại nhiều nhưng nếu không liều mạnh xung trận tấtquan quân sẽ vào Lục Thủy trại.

Nghĩ vậy, Lục Định Kính hạ lệnh cho thủy thủ thuyền mình tiếnthẳng vào soái thuyền quan quân áp mạn quyết đấu với tướng chỉ huy. Hạđược viên chỉ huy, quan thuyền tất tan vỡ.

Hai mạn thuyền quan và địch va phải nhau chuyển động.

Lục Định Kính tay mộc tay đao, nhảy sang soái thuyền. Bọn thủyquân thấy chủ tướng xông xáo, cũng hô nhau nhảy bừa sang theo bị quanquân chống trả kịch liệt.

Diêu Thái Khánh thấy tướng chỉ huy lợi hại cũng cầm dùi sắt nhảy tới đón đánh.

Hai tướng đồng sức đồng tài soắn lấy nhau, chiến đấu ngay trênsàn mũi soái thuyền, bên nào cũng hầm hè như hổ đói quyết hạ lẫn nhau.Cả hai cùng biết rằng nếu thất trận tức là cả đoàn chiến thuyền cùng bịđối phương đàn áp cho tan rả theo. Vậy trận đấu ấy tuy chỉ có hai ngườinhưng là trận định đoạt số mệnh cả một đoàn chiến thuyền.

Lối đánh đoản đao và lá chắn của Lục Định Kính lợi hại baonhiêu, thì phép sử dụng ngọn dùi sắt của Diêu Thái Khánh cũng linh diệubấy nhiêu.

Trận đấu tuy diễn ra thật khủng khiếp, hai món khí giới va vào nhau chát nảy lửa. Hai chiến tướng càng hăng hái dữ tợn.

Quân hai bên xung phong loạn xạ trên hai chiến thuyền lớn áp mạn. Trận hỗn đấu tiếp diễn khắp mọi nơi.

Bỗng có một chiếc quan thuyền từ phía Ngao Sơn Đầu lướt tới nhưbay xông thẳng vào vòng chiến. Chiến thuyền ấy nhằm soái thuyền tiếntới.

Trên mũi thuyền, hai cô gái võ phục màu lam và đỏ thẫm, tay cầm trường kiếm sáng ngời phi thân sang thuyền nhẹ như én liệng.

Đó là Lam Y nữ hiệp và Âu Dương Bích Nữ nghe báo tin Chu ĐứcKiệt lâm nạn vội vàng bỏ quân ra bến Ngao Sơn Đầu bảo thuyền trưởng hạlệnh cho thủy thủ dùng toàn lực chèo nhanh tiến sang phía Lục Thủy trạilà nơi mà hai nàng cho là Đường Trại Nhi đem Chu Đức Kiệt về giam cầm.

Hai nữ hiệp cùng nóng ruột đi lại trên mũi thuyền.

Lam Y khó chịu :

- Phải chăng là đất liền, ta dùng thuật phi hành lẹ hơn nhiều! Thủy chiến dở quá, xoay sở khó khăn!

Âu Dương Bích Nữ máu bốc lên mặt đỏ nhừ, mắt phượng xếch ngược dữ dội. Nàng cau có :

- Hừ! Con yêu nữ Đường Trại Nhi này ghê gớm thật! Dám bắt Chulang! Chuyến này ta quyết gặp mi và xé tan xác mi ra thành từng mảnh!

Nàng quay lại hỏi Lam Y :

- Bản lãnh con đó thế nào?

- Có giáp chiến với nó chuyến nào đâu mà biết? Dù sao cũng cóthể dự đoán được. Tỉ dụ công phu luyện tập của nó đạt mức cao siêu nhưng dâm loạn như nó thì giữ mức siêu việt sao được. Chu huynh vô tình bịbắt chớ đâu vì kém nó! Tiểu muội đã nói trước là bọn Bạch Liên giáo haydùng yêu pháp mà!

Âu Dương Bích Nữ nói :

- Trong trường hợp mà Chu lang bị Trại Nhi bắt đây không phải là vì yêu thuật. Viên thuyền trưởng nói rằng Chu lang đưa đao gạt bụi phấn hay mù, chàng bị sặc sụa và lảo đảo té quỵ xuống sàn thuyền địch. Tứclà Trại Nhi dùng "Mê Hồn phấn" chi đó chớ không phải là yêu thuật bàngmôn tả đạo.

Dứt lời, nàng vẫy viên thuyền trưởng đứng ở cuối thuyền chỉ huy thủy thủ gắng chèo.

Viên thuyền trưởng tới nơi, Âu Dương Bích Nữ gặng hỏi :

- Thuyền trưởng chắc chắn rằng Chu hiệp trúng bụi phấn té nằm lịm ngay chớ?

- Thưa tôi theo dõi trận đấu nên trông rõ lắm. Vừa giao đấu chưa được vài hiệp, thì nữ hải tặc liệng thẳng vật gì nhằm mặt Chu hiệp. Chu hiệp đưa đao gạt trúng vật đó và bị mê man luôn. Chỉ có thế thôi. Chúng tôi muốn tiếp cứu nhưng phần thủy tặc đông hơn, bên ta có người bị bắtnên quân binh hoang mang có đánh chắc chắn cũng bất lợi, chúng tôi đànhrút về báo. Xin phu nhân an tâm, tôi chắc chắn nữ tặc chỉ bắt sống Chuhiệp chớ không hạ sát đâu.

Âu Dương Bích Nữ hỏi thêm :

- Căn cứ vào đâu thuyền trưởng nói là con yêu nữ ấy cố ý bắt sống Chu hiệp?

Thuyền trưởng cả quyết :

- Tôi ngoái nhìn xem nữ tặc hành động thế nào, thì thấy nó cúixuống lượm thanh đơn đao đoạn bế bổng Chu hiệp lên ngực đi thẳng vàokhoang thuyền...

Âu Dương Bích Nữ ngắt lời :

- Nó bế thẳng vào khoang thuyền?

Thuyền trưởng gật đầu :

- Quả đúng như thế. Tôi trông thấy rõ ràng.

Âu Dương Bích Nữ gần như gắt gỏng :

- Thôi, cảm ơn, tôi biết thế đủ rồi.

Viên Thuyền trưởng ngơ ngác không hiểu gì cả vì lẽ gì Chu phunhân hay hỏi gặn và chuyến nào tới đoạn này là cũng tỏ ý khó chịu gắtgỏng.

Y trở về cuối thuyền tiếp tục thúc thủy thủ chèo lẹ.

Âu Dương Bích Nữ lẩm bẩm :

- Trong nhiều trận đánh, Chu lang thường hay né tránh ám khíđịch chớ không bắt hay gạt. Cớ sao chuyến này lại gạt để trúng mẹo củaĐường Trại Nhi? Nghĩ càng thêm bực!

Lam Y nói :

- Chu huynh không né tránh cũng dễ hiểu lắm: hoặc vì sàn thuyềnchật chội hoặc vì Trại Nhi dụng ý liệng túi "Mê Hồn phấn" rất gần. Chuhuynh vô tình tưởng ám khí đưa lưỡi đao chặt túi phấn bị tung ra. Trúngđộc, Chu huynh choáng váng mê liền. Tiểu muội nghe thứ "Mê Hồn phấn" của bọn Bạch Liên giáo còn mạnh hơn cả "Mông Hãn dược" rất nhiều. Bực quá!Lần thứ nhất hành động xa nhau thì trúng ngay buổi không may mắn này.

Chiến thuyền lướt như bay, không mấy chốc đã tới khu mô đá và trận thủy chiến đang diễn ra ở phía trước.

Âu Dương Bích Nữ nghiến răng kèn kẹt :

- A! Có lẽ yêu nữ Trại Nhi có trong trận chăng? Bắt được nó là thấy Chu lang.

Nàng rút phắt Trảm Lư trường kiếm ra, chém gió mấy lát, kiếm quang chớp nhoáng, rít lên như tiếng lụa xé.

Nàng quay về phía cuối chiến thuyền nói lớn :

- Thuyền trưởng lái thẳng vào trận, nhằm soái thuyền tiến tới!Phải chăng thuyền giặc có kỳ hiệu chỉ huy kia là thuyền nữ hải tặc?

- Không phải! Mũi thuyền kia chạm hình đầu rồng và hiệu kỳ màuđỏ. Tôi nhận kỹ không thấy chiến thuyền đó trong đoàn đang xung phongnày.

Lam Y lên tiếng :

- Được! Ta cứ nhập trận, sau sẽ hay.

Chiếc chiến thuyền của hai nữ hiệp lướt thẳng vào giữa trận nhằm thuyền chỉ huy của giặc áp mạn.

Lam Y, Âu Dương Bích Nữ nhìn qua trận đấu giữa Diêu Thái Khánhvà tướng giặc Lục Định Kính khen thầm hai người cùng khá, đối thủ ngangtay.

Lam Y nhất quyết :

- Chờ hai tay ngang này thua được còn lâu lắm, ta phải giúp Diêu Thái Khánh cho lệch trận chiến đi mới được!

Dứt lời, Lam Y rút trong túi Bát bảo ra một ngọn Liễu Diệp phi đao chờ đúng tầm tay phóng mạnh.

Mũi phi đao sáng loáng bay sang chiến thuyền địch như một vếtchớp cắm phập vào bọng chân tả tặc tướng khiến y đau quá la lớn, rồi lăn kềnh ra sàn thuyền vừa vặn tránh được mũi dùi sắt của Diêu Thái Khánhđâm nhằm cổ y.

Không hiểu tại sao Lục Định Kính lại bỗng dưng té như vậy tronglúc y còn giao tranh mãnh liệt, Diêu Thái Khánh lợi thế, ham đòn, quậtluôn mũi ngọn dùi vào ngang vai tặc tướng. Lục Định Kính đau đớn quá rời hẳn tay đao.

Thái Khánh mừng rỡ giơ cao khí giới định kết quả đời tặc khấu, thì Lam Y, Âu Dương Bích Nữ đã nhảy vút sang thuyền.

Lam Y vội hô lớn :

- Diêu tướng quân ngưng tay! Bắt sống nó hơn là giết nó!

Diêu Thái Khánh vội quay lại nhận ra là người nhà, bèn hô quân xô tới trói tròn Lục Định Kính lại.

Bọn thủy khấu như rắn mất đầu vội vàng nhảy ào xuống biển bơi chạy.

Âu Dương Bích Nữ lẹ tay nhảy tới tóm gáy một tên bóp mạnh. Tênấy đau quá như kẻ bị gọng kềm sắt cặp trúng gáy liền van lạy xin tha.

Âu Dương Bích Nữ quát :

- Con nữ chủ Đường Trại Nhi đâu?

Tên thủy khấu run rẩy :

- Con theo chủ tướng dư trận ở Ngao Sơn Đầu, sau bơi ra khỏivòng về đây chỉnh đốn lại chiến đoàn định kéo về Ngao Sơn Đầu dự chiếnnữa, chẳng ngờ gặp quan thuyền ngay ở khúc này. Thực thà con không biếtchiến thuyền riêng của Nữ chủ hiện thời ở đâu.

Âu Dương Bích Nữ điên tiết siết mạnh hơn khiến tên thủy khấu đau quá kêu rống lên như heo bị chọc tiết :

- Ngươi dám chối! Lẽ nào không biết Đường Trại Nhi ở đâu?

Tên giặc biển hoảng quá :

- Thực là con không biết xin nữ tướng kiếm thử trong Lục Thủy trại xem sao.

- Được, ngươi sẽ biết ta, nếu nói sai!

Nàng quay lại phía Lam Y :

- Ta trở về thuyền để vào Lục Thủy trại đi, cô muội? Có lẽ con yêu nữ ở trong đó.

Diêu Thái Khánh nói với hai nữ hiệp :

- Vừa nghe báo Chu đại hiệp trúng "Mê Hồn phấn" của nữ tặc, tôivội cho thuyền trưởng đổ bộ đi báo với nhị vị, và kéo rốc chiến thuyềnđến đây tìm Lục Thủy trại định ý cứu Chu hiệp thì gặp ngay thuyền địchvà khởi trận giao tranh tại chỗ. Nhị vị chờ chốc lát kết thúc nốt trậnnày rồi cùng đổ bộ Lục Thủy trại cho chắc chắn.

Lam Y nói :

- Chúng tôi cần vào đó trước tìm chiến thuyền Đường Trại Nhi,trì trể bất lợi. Vậy Diêu tướng quân cứ tiếp tục phá tan thủy quân tặckhấu đi rồi đổ bộ Lục Thủy trại sau.

Nói đoạn, Lam Y cùng Âu Dương Bích Nữ xách tên giặc nhảy vềthuyền mình bảo thuyền trưởng điều khiển thuyền vào Lục Thủy trại theosự hướng dẫn của tên tù binh.

Con thuyền lướt nhanh rời hẳn khu thủy chiến hỗn loạn độ sáu,bảy trăm sải tay nữa là tới một khúc thưa hẳn các mô đá. Quãng trống khá rộng, chiến thuyền lớn có thể điều khiển ra vào dễ dàng ở khúc đó được.

Sở dĩ thủy khấu không đặt vọng lâu canh phòng ngay trên mô đágần chỗ ra vào là vì đoàn chiến thuyền của chúng đóng ngay gần đấy.

Lam Y hỏi tên tù binh :

- Lục Thủy trại hiện còn bao nhiêu quân giặc?

- Thưa, hiện tại chỉ có vài nơi canh phòng, mỗi nơi có độ mươingười là cùng. Còn toàn lực là thủy quân và bộ quân. Bộ quân thì đã điđường hiểm qua núi đánh trận ở phía bên kia rồi.

Lam Y quắc mắt :

- Lẽ nào bọn giặc chúng bây lại bỏ trống khu trại ấy sao?

Tên tù binh sợ hãi :

- Thưa nhị vị nữ tướng, con không nói thế. Nơi đây là chỗ đóngquân, có nhà riêng của các đầu lãnh. Người nào có gia đình cũng ở luôncả đây. Hiện thời, đại đầu lãnh tuy kéo hết quân qua bên kia Ngao Sơnxuất trận nhưng trong Lục Thủy trại vẫn còn nhiều gia đình binh sĩ ở.

Thấy trong bến chỉ có vài chiến thuyền nhỏ neo bờ cát, Âu Dương Bích Nữ nóng ruột bảo Lam Y :

- Đoàn chiến thuyền của Đường Trại Nhi có năm chiếc lớn, hiệnthời không neo ở đây tức là con yêu nữ ấy không về trại này, ta vào làmchi thêm mất thì giờ?

Nghe vậy, Lam Y nhìn trừng trừng tên thủy khấu khiến tên này ngại nói quá luôn :

- Nếu năm chiến thuyền đó không neo ở Lục Thủy trại và cũngkhông đóng ở Ngao Sơn Đầu tức là kéo cả về Linh Sơn đảo rồi. Nhị vị nữtướng cần ra đảo ấy con xin dẫn đường.

Lam Y bảo tên tù binh :

- Từ đây ra Linh Sơn đảo còn bao xa nữa?

- Thưa, còn non sáu hải lý, chênh chếnh với mé biển chớ không xa tít ngoài khơi.

Âu Dương Bích Nữ quay lại hỏi thuyền trường :

- Ta có đủ sức chèo như vậy không? Lương thực thế nào?

Viên thuyền trưởng đáp :

- Lương khô đầy đủ chuẩn bị dư tới mấy ngày. Lượt đi, lượt vềgọi dư ra là mười lăm hải lý, mười tay chèo của thuyền ta thừa sức, nhịvị đại hiệp yên trí. Ngại một điều là ta không hiểu lực lượng của giặcngoài đảo ấy thế nào, đi một thuyền ra đó lỡ chúng cậy đông đón đánh thì sao?

Lam Y nói :

- Không lo! Thuyền trưởng lái thuyền trở ra, tôi nhắn Diêu tướng quân tiếp ứng.

Trận thủy chiến đã chấm dứt. Đoàn quân thuyền đang dồn theo hàng lối dàn trên mặt biển, chiếc soái thuyền đứng hàng đầu.

Thấy thuyền của Lam Y, Âu Dương Bích Nữ trở ra, Diên Thái Khánh đứng trên thuyền hỏi lớn :

- Nhị vị cần thêm chiến thuyền? Tôi sửa soạn đổ bộ Lục Thủy trại đây.

Lam Y đáp :

- Chúng tôi không thấy đoàn năm chiến thuyền của Trại Nhi nênkhông lên bờ. Bây giờ tôi ra Linh Sơn đảo nên muốn hỏi ý kiến Tướng quân về việc tiếp ứng?

- Không khó! Tôi phái ngay mười chiến thuyền theo nhị vị ra Linh Sơn đảo bây giờ. Phần tôi đổ bộ xong Lục Thủy trại sẽ theo ngoài đảo ra tiếp ứng sau?

Lam Y nhận lời, Diêu Thái Khánh hạ lệnh tức thì cho mười mộtchiến thuyền cộng với chiếc Lam Y đang dùng là mười hai, trao quyền chỉhuy đoàn hải hạm ấy cho Cao Kiến Tường theo giúp hai nữ hiệp ra Linh Sơn đảo.

Chiếc thuyền Lam Y bơi trước chỉ đường.

Đoàn thuyền ngạo nghễ lướt nhẹ trên mặt đại dương như đoàn kình ngư đạp sóng.

Cao Kiến Tường kéo cờ hiệu ban lệnh dương buồm.

Gió biển xuôi chiều thổi phùng mười hai cánh buồm lớn sơn đen đẩy thuyền lướt sóng như bay nhằm nẻo Linh Sơn đảo.

Lam Y, Âu Dương Bích Nữ chưa cứu được Chu Đức Kiệt, lòng dạ bồn chồn, đứng ngồi không yên.

Hai nàng dựa khuỷu tay xuống đầu mũi thuyền, đăm chiêu nhìn chân trời xa tắp ngàn trùng mây nước lẫn lộn một màu xanh thẳm.

Luôn mấy năm nay Chu Đức Kiệt, Lam Y, Âu Dương Bích Nữ hợp thành khối Tam hiệp hoạt động chung trên bước đường du hành, lúc ở nơi thịthành hoa lệ, khi nhập chốn thâm sơn rừng núi chập chùng.

Ba người luôn luôn sát cánh thế thiên hành đạo vào sanh ra tửcũng đã nhiều phen, lưỡi gươm kiếm sĩ, vì công lý đã từng uống máu không biết bao nhiêu tham quan ô lại, ác bá cường hào, lục lâm cường tặc trăm trận đánh trăm trận được, vậy mà giờ đây Đức Kiệt có lẽ đang mê man bất tỉnh dưới quyên sanh sát của Đường Trại Nhi.

Hai nữ hiệp chung lo âu nhưng mỗi người một tâm sự khác nhau.

Lam Y là em ruột của chàng hiệp sĩ tài ba tuấn kiệt. Nàng hiểu rõ hơn ai hết tài nghệ của anh nàng.

Sức bạt sơn cử đảnh của Đức Kiệt đang buổi hoa niên, thêm vàosức dũng mãnh phi thường ấy, chàng hiệp sĩ hào hoa còn thọ hưởng đượclối đao pháp gia truyền danh vang đất Bắc và công phu điêu luyện. Chàngđã từng so tài cùng không biết bao nhiêu hảo hán giang hồ, lục lâm cường đạo, mỗi lần trổ công phu giao đấu là một lần đối phương của chàng phải thất đảm kinh hồn.

Vậy mà giờ đây chàng hiệp sĩ bách chiến bách thắng ấy đang nằmgọn dưới quyền sanh sát của Trại Nhi một thủ lãnh lợi hại của Bạch Liêngiáo.

Bản lãnh của Đường Trại Nhi thế nào, Lam Y chưa có dịp cùng nàng ta so kiếm nên không biết, nhưng không phải vì thế mà Lam Y nghĩ rằngTrại Nhi đủ sức đương đầu cùng Đức Kiệt.

Trại Nhi đã dùng "Mê Hồn phấn" bắt Chu Đức Kiệt.

Bắt để hành hạ, để thủ tiêu trả thù việc chàng nhúng tay vào vụ Kim Lăng chăng?

Thiệt ra giữa Trại Nhi và Đức Kiệt không có gì đáng gọi là thù.Vụ Kim Lăng không đủ hiệu lực để Trại Nhi phải theo đuổi cố tình bắt Đức Kiệt để trả thù.

Chữ "thù" đã bị loại ra thì chỉ còn sự kiện thứ hai nữa là Đường Trại Nhi - vốn tánh lẳng lơ - mê luyến Đức Kiệt hơn là ghét bỏ chàng.

Bởi vậy, Trại Nhi mới dụng ý bắt sống người mà nàng hằng mê luyến, hằng ước mong được ở bên để trao đổi tâm tình.

Trại Nhi cậy có sắc đẹp tưởng Đức Kiệt cũng như các chàng traikhác dễ bị nàng chinh phục. Khi hết say phấn mê hồn. Trại Nhi sẽ biết rõ Đức Kiệt là con người thế nào.

Chưa biết chừng, chàng sẽ dùng tài sức tùy cơ ứng biến bắt Đường Trại Nhi đem về Ngao Sơn Đầu.

Dù sao, suy tính kỹ càng, Lam Y chắc chắn Đường Trại Nhi chưatới lúc muốn sát hại hoặc để cho kẻ khác sát hại anh nàng. Họ Đường cònrất đỗi mê luyến Đức Kiệt. Vậy trong thời gian gần đây còn cần phải dụdỗ thì chưa dám hại chàng.

Cũng nghĩ ngợi lo âu về Đức Kiệt, Âu Dương Bích Nữ băn khoăn giữa trạng thái: lo và ghen.

Nàng lo vì người chồng mà nàng tôn kính yêu thương đang bị đối phương giam hãm.

Đối phương đó là ai? Là thiếu phụ đã bao lâu nay mê luyến chồng nàng.

Âu Dương Bích Nữ tuy không nói ra miệng nhưng hiểu rằng Đường Trại Nhi dám bỏ hết mọi sự để theo Đức Kiệt.

Nàng ghen chẳng phải vì không tin ở mối tình đằm thắm thủy chung của người chồng quân tử như Chu Đức Kiệt, nhưng nàng vốn đã ghét sẵnĐường Trại Nhi là hạng dâm đãng nên không ưa việc Trại Nhi để ý tớichồng nàng.

Giờ đây, Đức Kiệt bị Trại Nhi dùng "Mê Hồn phấn" bắt, thì cũngcó thể chàng sẽ bị kẻ kia lừa dỗ cho uống thứ thuốc nào đó đến nỗi mấthết lương tri, chiều theo sự đòi hỏi của Trại Nhi.

Họ Đường là một nhân vật quan trọng của một giáo phái nổi danhvề bùa thuốc, tất phải biết đủ nội, ngoại khoa. Nàng ta sẽ không ngầnngại dùng đủ mọi phương pháp để thỏa mãn tà tánh.

Âu Dương Bích Nữ e ngại là vì lý do tà đạo của Trại Nhi, thiệtra nếu họ Đường dụ dỗ một cách đàng hoàng thì nàng lại không lo. Nànghiểu Đức Kiệt rất quân tử chính khí. Trại Nhi đẹp quyến rũ đa tình, khéo léo cũng không nghĩa lý gì.

Căn cứ vào việc Đường Trại Nhi quyến rũ Hoàng Bách Thắng ở KimLăng, buộc y quyết tâm dấy quân mau lẹ khởi phản, sau đó nàng thấy tìnhthế biến chuyển bất lợi cho phe Ngũ Hổ Tướng, nàng không hề do dự rủ Tôn Hoàn bỏ đi ngay từ lúc khởi chiến trong Vương phủ.

Nhờ sự suy tính xác đáng, mau lẹ và cả quyết, Trại Nhi đã cứuthoát Tôn Hoàn và cả hai cùng thoát khỏi lò lửa Kim Lăng rất dễ dàng.

Nàng dùng phấn mê hồn bắt được Đức Kiệt là người mà Trại Nhi say mê ham muốn, nhưng cũng là kẻ thù không những riêng vì về vụ Vương phủKim Lăng mà còn của toàn phái Bạch Liên, một khi thấy dụ dỗ không đượcTrại Nhi dám cả quyết sát hại Đức Kiệt ngay để tránh hậu họa.

Âu Dương Bích Nữ lo nhất về điểm này. Nàng đứng ngồi không yên,ước mong chiến thuyền đang lướt sóng kia mọc thêm cánh bay cho mau lẹtới Linh Sơn đảo tìm chồng nàng. Mà có chắc rằng Trại Nhi ra Linh Sơnđảo không? Hay sẵn thuyền lớn, lương thực tiền bạc đầy đủ, Trại Nhi dọctheo bờ biển xuôi thẳng về Nam đem Đức Kiệt đi khỏi đất Sơn Đông?

Nghĩ tới đây, Âu Dương Bích Nữ không khỏi rùng mình lo ngại.

Nàng thấy Lam Y đang đăm chiêu nhìn trời biển mênh mông bèn hỏi :

- Cô muội! Nếu yêu nữ Trại Nhi không ra Linh Sơn đảo thì ta làm thế nào?

Lam Y uể oải quay lại, dựa tay vào đầu chiến thuyền nhìn chị dâu :

- Ở Ngao Sơn Đầu, Lục Thủy trại ta đều không thấy thuyền củaĐường Trại Nhi. Nay ra Linh Sơn đảo nếu cũng không thấy nốt, tiểu muộidám tin rằng Trại Nhi bỏ đi nơi khác. Nó cả quyết, suy tính mau lẹ lắm.

Âu Dương Bích Nữ ngại lo :

- Trong trường hợp Trại Nhi bỏ đi như vụ nó bỏ Vương phủ Kim Lăng, cô muội tính nó xuôi thuyền về phương nào?

- Chắc xuôi Nam. Tiểu muội tính nó chỉ sống nổi ở miền Nam thôi. Theo dọc biển này lên Bắc vào đất Trực Lệ hay Liêu Đông, Đường Trại Nhi khó bề hoạt động. Lát nữa tới Linh Sơn đảo, nếu không thấy Trại Nhi, ta sẽ tra xét xem nó đi đường nào và sẵn thuyền đây, chị em ta đuổi theoluôn. Trại Nhi không đi trước ta bao nhiêu đường đất đâu mà lo!

Trước sự quyết định của Lam Y, Âu Dương Bích Nữ cảm thấy an tâm được phần nào.

Nói về Đường Trại Nhi khi bắt được Chu Đức Kiệt thì tính toán ngay những công việc phải làm.

Nàng thổi thêm Mê Hồn phấn vào mũi Đức Kiệt, hạ lệnh thâu quânkéo đoàn thuyền thuộc quyền nàng cai quản lướt sóng chỉ nẻo Linh Sơnđảo.

Trại Nhi suy tính rất chặt chẽ. Sở dĩ nàng cùng Tôn Hoàn lên đất Sơn Đông ra tận miền duyên hải Ngao Sơn Đầu cũng không ngoài mục đíchtìm nơi dong thân.

Nàng đã lựa đúng chỗ và từ địa vị một người khách, nàng trởthành Nữ chủ Bạch Liên giáo, lung lạc Hắc Vân Long gây bề thế vững chãitại đó.

Nếu cuộc đời cứ kéo dài như vậy thì Trại Nhi cũng mãn nguyệntiếp tục ở mãi tuy đã nhiều lần Tôn Hoàn tính với nàng ra đi kiếm mộtnơi nào khả dĩ an thân nhàn trí. Tôn Hoàn tính như vậy là vì y yêuthương nàng, cũng muốn nàng biệt lập. Nhưng Trại Nhi không nghĩ vậy.

Lúc ở Vương phủ Kim Lăng, nàng hứa sẽ biệt lập riêng sống vớiTôn Hoàn không ngoài mục đích dụ dỗ họ Tôn bàn tính cùng Hoàng BáchThắng mau lẹ khởi phản để Bạch Liên giáo lợi dụng tình thế mà lan tràntruyền giáo, củng cố vị trí.

Tôn Hoàn không phải là con người nàng mong muốn cùng nhau chungsống đời đời. Trại Nhi sẽ bỏ Kim Lăng về Hồ Nam tiếp tục giúp Cố giáochủ sau khi Thuận Vương khởi phản được thuận lợi, nghĩa là lợi dụng xong Tôn Hoàn là bỏ đi không hề luyến tiếc.

Nhưng cơ sự đã biến đổi trái ngược hẳn lại.

Lực lượng Kim Lăng bị tan vỡ. Trại Nhi tính trở về Hồ Nam cũngvị tất đã an thân, nên rủ Tôn Hoàn chạy trốn cho có bạn đồng hành đỡ côquạnh. Và cũng trong thời gian cùng nhau luân lạc ấy, Đường Trại Nhi mới thực thà thân thiết với Tôn Hoàn.

Lên địa hạt Sơn Đông, Trại Nhi gây được bề thế cho chính nàng và cho Tôn Hoàn, nàng lại cảm thấy ham muốn cuộc đời hỗn loạn luôn đượcthỏa mãn và thay đổi như trước.

Tới khi quan quân Đức Châu kéo tới chinh phạt. Tuy bày mưu tínhkế chống chọi, thắng lợi, Trại Nhi đã thấy ngay sự khó bề ở vĩnh viễnnơi Ngao Sơn Đầu và Linh Sơn đảo.

Hiện thời lực lượng quan binh nguy khốn thiệt, nhưng rồi đây TếNam phủ đâu có chịu nhận cuộc thất bại ấy? Tế Nam sẽ phái trại quân cứuviện bộ binh Đức Châu và khởi cuộc quân tiễu khấu đại quy mô, thì dù lực lượng của Hắc Vân Long mạnh mẽ đến đâu cũng không ra vòng thảo khấu,một ngày kia sẽ tan rã như thường.

So với binh lực của Thuận Vương khi trước, lực lượng của họ Hắcquả không có gì đáng kể trước số quân vô tận của triều đình một khi đãnhất quyết chinh phạt.

Tôn Hoàn, Hắc Vân Long không thể nào dự đoán được ý định thầmkín của Đường Trại Nhi trong cuộc chống chọi với quan quân. Tuy vẫn cùng mọi người bày mưu tính kế chống lại đối phương, nhưng nàng tin rằng"vận mệnh" của Hắc Vân Long ở Ngao Sơn Đầu sắp chấm dứt, bởi vậy lúc nào nàng cũng sẵn sàng bỏ đi nếu xảy ra đại biến.

Ngay từ khi mới đến Ngao Sơn Đầu, Trại Nhi củng cố xong địa vịlà nàng bắt đầu sửa soạn đường lối, cách thức phương tiện rút lui nếuNgao Sơn Đầu hay Linh Sơn đảo ở trong tình trạng nguy hiểm.

Theo lời nàng yêu cầu "Thủy thừa thuyền, Bộ kỵ mã". Hắc Vân Long để nàng sử dụng một chiến thuyền lớn chạm trổ đầu rồng sơn đen, thuyềnlấy tên là Hắc Long, ngụ ý rằng do Hắc Vân Long tặng nàng.

Chiếc Hắc Long không những đã lớn mà còn được trang bị thiệt đầy đủ, ngăn nắp có thể ra khơi được nhiều ngày và không sợ sóng to giólớn.

Khoang thuyền bày trí thành một thư phòng rộng rãi, thanh nhãdành riêng cho Đường Trại Nhi. Các thủy thủ và hỏa đầu ở dưới hầm thuyền trang bị ngăn nắp đàng hoàng.

Chính trên chiếc Hắc Long này, trong một cuộc ra khơi thăm thúđại dương cùng Hắc Vân Long, Đường Trại Nhi đã thừa dịp tư thông cùng họ Hắc trong khi Tôn Hoàn bận giảng giáo tại Lục Thủy trại.

Linh Sơn là một đảo nhỏ có cây xanh, nước ngọt. Dân trên đảotoàn là gia đình ngư phủ di cư đã mấy đời nay rồi, từ Ngao Sơn ra đảo ấy họp thành hai làng chài lưới khá đông đúc.

Làng Tây Hải Đầu được xây dựng sau một mũi đá lớn nhô ra ngoàibiển. Nhờ mũi đá thiên nhiên này hàng năm đến mùa bão táp dân ngư phủTây Hải Đầu không bị tai hại, luồng gió chuyển thổi từ phương Bắc tới,mà phương ấy đã có mũi đá cao sừng sững như tấm bình phong che chở choTây Hải Đầu vô sự.

Trái lại với Tây Hải Đầu, làng Đông Hải Đầu được xây dựng ngaytrên bến cát, nơi đó biển ăn sâu vào đất liền thành vịnh nhỏ, hai mỏmđất cây cối xanh tốt nhô ra mặt nước như hai cánh tay ôm vòng lấy vịnhấy.

Hắc Vân Long gốc người Liêu Đông xứ Bắc, học võ Thái Cực, langbạt kỳ hồ nhập Bạch Liên giáo thuộc khu vực Sơn Đông. Chàng thấy cảnhsắc Ngao Sơn Đầu đẹp một cách man dại nên ngừng gót giang hồ theo thuyền thủy khấu ra khơi "ăn hàng".

Bọn hải khấu thấy Vân Long võ dũng có tài thủy chiến nên sau mấy trận đại thắng Nụy khấu, tôn Hắc Vân Long lên làm đại đầu lãnh.

Giữa khi ấy, nhân viên truyền giáo Bạch Liên ở khu vực Ngao Sơntrở về Hồ Nam có việc bị lục lâm cướp và hạ sát luôn khi y mới ra khỏiranh giới Sơn Đông, Giáo chủ Cố Dục Thanh liền chỉ định Hắc Vân Long lên thay thế cầm đầu luôn giáo giới Bạch Liên trong khu vực hoạt động củachàng.

Vốn có nhiều sáng kiến, Hắc Vân Long len lỏi thăm thú khắp trong vùng Ngao Sơn mà chàng thuộc từng tấc đất một, xây dựng Lục Thủy trại,chiếm Linh Sơn đảo, biến đảo ấy thành căn cứ riêng.

Trước kia dân chài hai làng Tây Hải Đầu, Đông Hải Đầu đã nhiềulần bị Nụy khấu đến quấy nhiễu. Từ Hắc Vân Long chiến thắng Nụy khấu,dân ngư phủ làng đó được an thân, nên khi Hắc Vân Long chiếm Linh Sơnđảo, dân làng theo luôn, phái các con, em gia nhập bộ binh của bị đầulãnh hữu danh hữu tài ấy.

Vân Long đi khắp đảo xem xét địa thế lập căn cứu thủy đoàn ởphía Nam Linh Sơn đảo, xây dựng một ngôi nhà riêng ngay trên một diệntích phẳng thiên nhiên gần căn cứ, phía sau là rừng cây rậm rạp.

Không ưa việc lập gia đình, Hắc Vân Long thờ chủ nghĩa độc thân, nhưng không phải vì thế mà chàng xa lánh nữ giới đâu! Trong ngôi nhàriêng rộng rãi, bày trí thanh nhã của chàng, nhân viên hầu hạ toàn làphụ nữ... thanh sắc vẹn toàn.

Từ ngày đến Ngao Sơn Đầu, Đường Trại Nhi, Tôn Hoàn được Hắc Vân Long trọng vọng quý mến mời cùng ở nơi nhà riêng với chàng.

Trước khi ở Vương phủ Kim Lăng, Trại Nhi uốn éo lợi dụng TônHoàn nên có hứa với anh hùng si ngốc họ Tôn là sẽ cùng y, sau cuộc phảnloạn, đi xa chung sống ca khúc bạch đầu. Tính thế đã biến đổi hẳn. Cuộckhởi loạn thất bại. Trại Nhi, Tôn Hoàn cùng phải trốn tránh một thờigian. Nay Tôn Hoàn đã gây lại được địa vị khả quan, Trại Nhi muốn nhândịp ấy xa y lần lần.

Sau một thời gian ngắn cùng ở tại ngôi nhà riêng của Hắc VânLong ngoài Linh Sơn đảo. Trại Nhi hành động hướng dẫn Hắc Vân Long đặtTôn Hoàn vào địa vị Quân sư kiêm luôn trách nhiệm truyền giáo điều khiển Lục Thủy trại.

Hắc Vân Long mừng rỡ tưởng nàng muốn cùng mình chung sống nên tìm cách đẩy Tôn Hoàn vào đất liền bèn nhận lời ngay.

Phần Tôn Hoàn không muốn xa rời Trại Nhi thì dĩ nhiên y khônghoan nghinh quyết định ấy, nhưng chẳng lẽ đi nương nhờ người mà ăn không ngồi rồi ư? Thành thử họ Tôn đành vui vẻ nhận lời.

Trại Nhi nói riêng với Tôn Hoàn hôm y xuống thuyền vào lục địa :

- Tôn huynh đừng buồn, cứ an tâm lãnh đạo Lục Thủy trại đi, tôi sẽ tìm cách ở gần và hiện thời sẽ tới... thăm nom luôn luôn.

Tôn Hoàn còn tin tưởng :

- Thật nhé, đừng để ngu huynh mỏi mắt trông chờ.

Trại Nhi giữ lời hứa thật. Thỉnh thoảng nàng đến Lục Thủy trạihỏi thăm Tôn Hoàn, cũng như thỉnh thoảng nàng... gần Hắc Vân Long.

Nhưng từ khi được Vân Long tặng cho chiếc chiến thuyền Hắc Long, Trại Nhi đã có ý khác, sang sửa chiến thuyền ấy cho thiệt đủ tiện nghivà rời xuống ở ngay dưới thuyền.

Vân Long ngạc nhiên hỏi tại sao, Trại Nhi giải thích dễ dàng :

- Tôi vốn ưa lối sống trên thuyền. Với chiếc thuyền Hắc Long đầy đủ tiện nghi kia tôi muốn được neo khắp mọi chỗ quanh đảo Linh Sơn thần tiên này, đại đầu lãnh khá an tâm. Công việc, tôi sẽ làm đầy đủ theobổn phận và riêng với đầu lãnh tôi cũng chẳng... xao lãng mối tình.

Biết Trại Nhi ngang bướng, Hắc Vân Long cũng chiều theo ý nàngmiễn là thỉnh thoảng nàng không... quên mình là được. Thiệt ra, Vân Long cũng không muốn luôn luôn bị câu thúc.

Trại Nhi không phải là một phụ nữ có tánh chất bình thường đểsống trong nền nếp gia đình. Từ vật chất đến tinh thần, nàng không duynhất, luôn luôn cần thỏa mãn và đổi mới.

Trại Nhi là con người tài sắc song toàn nhưng vô hạnh. Từ địa vị một đồ đệ Bạch Liên giáo, nàng trở thành Nữ giáo chủ khi Cố Duy Thanhviên tịch và rất hoạt động dưới thời Minh Thành Tổ.

Cuộc đời của nàng là cả một thiên tình sử lãng mạn, gay cấn sôinổi trong đó có mấy lần dính líu đụng độ với Tam hiệp. Sau này, nếu tiện dịp, chúng tôi sẽ phiên dịch tiểu sử nữ lang họ Đường ấy hiến quý vịđộc giả thân mến nhàn lãm trong khi trà dư tửu hậu.

Từ khi có chiến thuyền riêng, Đường Trại Nhi không ở nhất địnhmột nơi nào. Lúc nàng neo thuyền ở làng Tây Hải đầu, khi ở Đông Hảikhẩu. Nàng vào ở hai nơi ấy liên lạc, giao dịch gây cảm tình được vớitoàn thể mọi người. Gặp được một ngư phủ nào trúng ý, nàng bịa đặt racách nọ việc kia, giàn xếp gặp riêng người ấy quyến rũ thỏa mãn rồi lạicho thuyền đi nơi khác.

Trại Nhi có tài dùng người. Như trường hợp hai thể nữ Mỹ Vân, Mỹ Phụng và các thủy thủ dưới chiến thuyền Hắc Long chẳng hạn người nàocũng trở thành nô lệ tuyệt đối của nàng. Chúng im lìm phục vụ nữ chủxinh đẹp, rộng rãi nhưng nghiêm khắc ấy, không hề ta thán nửa lời hoặctiết lộ bất cứ chuyện gì. Ngay đến Hắc Vân Long, Tôn Hoàn nhiều khi cố ý dò dẫm hỏi han về đời sống bình bồng của Trại Nhi, bọn thủ hạ chiếnthuyền Hắc long đều một mực trả lời không biết.

Nói về hôm Đường Trại Nhi nhận ra tráng sĩ tuấn kiệt trên thuyền địch là người mà nàng đã từng diện kiến trên tửu lầu Kim Lăng, ngày nọ.

Binh lực Kim Lăng tan rã, Trại Nhi phải bôn đào nhưng không lúcnào là nàng quên được hình dáng nét mặt trang dũng sĩ hào hoa gặp trênHoa Viên lầu thành Kim Lăng hoa lệ kia.

Trong khi bôn tẩu đó đây, nàng luôn luôn chú ý những mong được cùng chàng tái ngộ trên chốn hải hồ.

Thế rồi bỗng dưng hôm nay gặp nhau, gặp trong trường hợp mà haingười nghiễm nhiên là đối thủ. Nàng không hiểu tại sao chàng biết đíchdanh nàng là Đường Trại Nhi, quát tháo, hung hãn xông đánh ngay như haikẻ tử thù!

Hồi nọ, chàng xưng danh là Vân Bưu, hành nghề tiêu sư, sao bâygiờ lại chỉ huy chiến thuyền quan quân trong duyên hải Ngao Sơn Đầu?

Đường Trại Nhi suy nghĩ rất lẹ làng. Phải rồi, hay hồi ở KimLăng tráng sĩ họ Vân kia là võ tướng của triều đình trang hóa vào KimLăng thăm dò tình hình trước khi khởi trận? Thuyết này có lẽ đúng.

Trong thời kỳ ấy, nàng nhớ có vài lần Tôn Hoàn kể chuyện bọn anh hùng hảo hán thuộc giới giang hồ đối lập với Thuận Vương đã từng chiếnđấu tại kỵ mã trường, trong bọn có anh em Chu gia và Tôn Hoàn tả hìnhdáng họ cho nàng nghe. Cho nên sau khi gặp Chu Đức Kiệt tại Hoa Viênlầu, Đường Trại Nhi có phần nghĩ ngợi nghi ngờ không khéo con ngườitrúng ý nàng nhất kia lại là anh nàng Lam Y, kẻ thù số đông thủ hạ Thuận Vương cũng chưa biết chừng. Nghĩ thôi, nàng không chủ tâm gì hết, vìthiệt ra hai người chưa bao giờ đụng độ với nhau để trở thành thù địch.

Gặp nhau đây tuy ở trường hợp đối phương, tráng sĩ tuấn kiệthành động hoàn toàn vô tình, quên hẳn nàng là người đã từng ngồi chungthồi cùng chàng trên Hoa Viên lầu! Không những vậy chàng coi nàng nhưmột kẻ bỏ đi, đáng ghét cần phải tiêu trừ!

Thái độ ấy rất mích lòng Trại Nhi, sau khi nàng đã kêu gọi vài lời mà tráng sĩ anh kiệt kia vẫn lãng quên chẳng biết hồi tâm.

Trại Nhi nghĩ thầm: "Hừ! Oan gia này vô tình thật! Ngờ đâu conngười đẹp đẽ nhường kia lại vô tình đến mức ấy. Người ta vẫn nói ngườiđẹp vô tình, có lẽ đúng thế chăng? Được lắm, oan gia đã xông xáo muốngiao tranh, ta sẽ giao tranh cho mà coi!"

Nhận xét thấy kiểu cách tráng sĩ thiệt lợi hại, Trại Nhi khôngcoi thường nhưng cũng không sợ hãi, ngang nhiên đón đánh, khi Chu ĐứcKiệt nhào tới. Nhưng chỉ một vài hiệp khởi trận, nàng tự hiểu không phải là địch thủ của tay đao lợi hại này, và suy tính ngay đến cách bắt sống anh chàng.

Đường Trại Nhi bao giờ cũng mang trong người túi "Mê Hồn phấn" chế hóa theo phương pháp của Giáo chủ Cố Duy Thanh.

Đã có nhiều lần, nàng sử dụng thứ phấn mê hồn này, và nghiệmthấy chế theo phương pháp của Giáo chủ có phần hơi nhẹ nên tự ý nàng hòa thêm bột "Mông Hãn dược" để tăng sức mê man mau lẹ hơn của liều thuốc.Nàng hiểu rằng khi tăng chất Mông Hãn dược, nguy hiểm cho kẻ bị mê hơn,nhưng nàng không có quyền lựa chọn. Sự an ninh của nàng ở trên hết.

Bởi vậy khi tráng sĩ anh kiệt kia bản lãnh rất lợi hại, ĐườngTrại Nhi không dám kéo dài hiệp đấu và lựa cách sử dụng Mê Hồn phấn.

Nàng biết tâm lý của đối phương mỗi khi giao tranh với một nữ đối thủ, việc cần phòng bị trước nhất là ám khí.

Cho nên vừa đấu được vài hiệp, Trại Nhi thò tay vào túi lấy túiphấn Mê Hồn cố ý cho đối phương trông thấy cử chỉ của nàng, rồi lẹ nhưchớp, nàng liệng túi phần mê hồn vào thẳng mặt đối thủ. Đức Kiệt vô tình đưa lưỡi dao chặt ám khí địch chẳng dè phấn tung ra ngay trước mặt.Chàng hít phải độc dược, hắt hơi luôn mấy cái, thuốc mạnh liền vào bộthần kinh khiến Đức Kiệt bủn rủn tứ chi, mắt hoa té liền trên sàn chiếnthuyền địch.

Đường Trại Nhi mừng rỡ như bắt được báu vật, bế sốc chàng vàokhoang thuyền đặt chàng xuống giường nệm êm ấm của nàng. Nhưng biếtchàng lợi hại hữu dũng, Đường Trại Nhi cẩn thận dùng dây da tẩm dầu cộtchặt tứ chi anh chàng vô tình lại.

Nàng sợ trận đánh còn tiếp diễn thêm sau khi bắt được tướng địch nên thổi thêm bột thuốc nữa vào mũi Đức Kiệt phòng khi chàng tỉnh dậythì toàn thân cũng bị bải hoải không hành động quấy rối được.

Các quân thuyền mất tướng bỏ chạy.

Trại Nhi hạ lệnh thâu quân và không cần tính toán lâu dài, nàngphái một thủy thủ về Lục Thủy trại theo đường hiểm qua Ngao Sơn báo choHắc Vân Long và Tôn Hoàn biết việc bắt được tướng địch, đoạn nàng chothuyền chỉ nẻo Linh Sơn đảo.

Việc đem Chu Đức Kiệt về thẳng Linh Sơn đảo không phải là một hành vi mà Trại Nhi không tính toán.

Trái lại nàng đã tính rất kỹ.

Hiện thời, Tế Nam phủ phái viện binh đến Ngao Sơn Đầu cứu bộbinh Đức Châu, tức là nhà chức trách thượng cấp đã để ý đến hành độngcủa Hắc Vân Long và nhất định tảo trừ.

Ngao Sơn Đầu chống sao nổi với lực lượng hùng hậu của Tế Nam phủ? Chẳng chóng thì chầy, quân lực Hắc Vân Long sẽ tan rã.

Đường Trại Nhi tính rằng trong trường hợp ấy sẽ trốn vào lục địa Sơn Đông cũng rất khó khăn nếu nàng cứ theo đuổi mãi cuộc chiến đấuhiện tại.

Nhưng không lẽ bỏ Hắc Vân Long và Tôn Hoàn giữa lúc hai người ấy đang chiến đấu mà cán cân thắng bại chưa ngã hẳn về bên nào?

Dù sao sự thắng bại sẽ hoàn toàn do trận đánh đêm nay định đoạt.

Nàng đã nói với Hắc Vân Long rằng nàng về Lục Thủy trại, mặttrận Ngao Sơn hoàn toàn do Hắc Vân Long, Tôn Hoàn và các đầu lãnh khácchỉ huy, vậy giờ đây sau khi bắt được tướng địch, nàng có ra Linh Sơnđảo cũng là một sự thường, không hại đến lực lượng chiến đấu của Hắc Vân Long.

Về mặc thủy quân, việc chỉ huy đã có đầu lãnh Lục Định Kính. Nếu đoàn chiến thuyền ấy và bộ quân Ngao Sơn Đầu thất trận, thì dù nàng có ở lại Lục Thủy trại hiện thời trống rỗng cũng không ích gì cho cuộc diện.

Chiếc chiến thuyền mà Hắc Vân Long tặng nàng không phần thủylực. Còn bốn chiến thuyền theo nàng thuộc đoàn phòng vệ Linh Sơn đảo,nay trở về căn cứ thiết tưởng rất hợp tình lý.

Đường Trại Nhi suy tính, cân nhắc cẩn thận, thấy hàng động củanàng không phương hại cho cuộc diện chiến tranh hiện tại, nên nàng cảquyết ra Linh Sơn đảo.

Nàng không được ích kỷ hèn nhát làm hại Hắc Vân Long hay TônHoàn, nhưng nàng có quyền sắp đặt công cuộc tự vệ, phòng sự Ngao Sơn Đầu thất trận.

Dĩ nhiên, trong hành vi hiện tại, Trại Nhi mê luyến Chu Đức Kiệt muốn đem chàng đi nơi khác ngay, nên suy luận viện lẽ nọ cách kia tựbào chữa hành động đột ngột của nàng. Dù sao đối với Hắc, Tôn hai người, nàng không phải là người đáng trách.

Còn sự kiện Trại Nhi cấp tốc đem Chu Đức Kiệt đi là việc cá nhân nàng.

Khi bắt được Đức Kiệt, nàng e là các đoàn quân thuyền sẽ đuổi theo nên hạ lệnh cấp tốc rút ngay về Linh Sơn đảo.

Trong thời gian chiến thuyền rẽ sóng về đảo, Đường Trại Nhi ngồi trên kỷ say đắm nhìn tráng sĩ tuấn kiệt bị trói nằm co trên nệm gấm.Nàng sung sướng thỏa lòng mong ước được ở bên chàng hảo hán mã thượngphong lưu, nhưng nàng cũng không khỏi phập phồng lo sợ chẳng hiểu rồiđây chàng có tha thứ cho nàng, chịu nàng cùng tay ấp má kề...

Trại Nhi đứng lên toan đến bên giường cởi bớt nút áo cổ ra chotráng sĩ dễ thở thì thanh đơn đao của tráng sĩ, mà nàng tháo bao ra hồinãy đeo tạm vào lưng, nặng trĩu xuống.

Nàng bèn tháo dây đeo, tay cầm thanh đao tuốt hẳn lưỡi ra xemxét. Lưỡi đao long lanh xanh lè, đao khí bốc lạnh như băng rợn người.

Trại Nhi tấm tắc khen thầm báu vật. Nàng lật đi lật lại lưỡi đao xem kỹ, chợt thấy nơi gần cán đao có bảy điểm tròn và hai chữ "ThấtTinh" đúc nổi.

Trại Nhi lẩm bẩm :

- Thất Tinh đao! Chắc đặc biệt lắm đây. Chưa bao giờ ta trông thấy một bảo đao quý nhường này!

Dứt lời, nàng bứt sợi tóc lòa xòa sau gáy để bao đao xuống cuốigiường, rồi kề sợi tóc vào gần lưỡi đao thổi mạnh. Sợi tóc đó bị đứt làm đôi.

Trại Nhi thử lại một lần nữa, sợi tóc vẫn đứt, rớt xuống sàn thuyền như thường.

Tấm tắc khen ngợi luôn miệng, Trại Nhi đến bên giường tra đaovào vỏ và vừa lúc ấy thì nhận thấy trên cái bao, nơi gần tay nàng cầm,có dát ba chữ nhỏ bằng vàng:

"Chu Đức Kiệt".

Trại Nhi giật mình thốt lên như tiếng vang của tâm trí nàng :

- Chu Đức Kiệt!

- A! Thế ra chàng hảo hán giang hồ mã thượng kia, mà bao lâu nay nàng hằng ao ước được cùng chàng sánh má kề vai, lại là Chu Đức Kiệt,anh nàng Lam Y nữ hiệp.

Bao lâu nay nàng từng nghe danh hai nhân vật giang hồ kỳ tài ấy nay mới được diện kiến và đích danh có một người.

Tôn Hoàn chư tướng trong Vương phủ Kim Lăng trước kia thường đồn rằng Nữ hiệp Lam Y không những là một kiếm khách đại tài mà còn là giai nhân tuyệt sắc. Lời đồn ấy chắc không ngoa. Dáng dấp, diện mạo chàngoan gia họ Chu còn như thế kia - khiến chính nàng cũng mê mẩn tâm thầnước ao được cùng chàng vui duyên loan phượng - thì nhan sắc của cô emphải như thế nào!

Chợt nhớ đến một câu nói của Tôn Hoàn, Đường Trại Nhi bỗng cảmthấy hồi hộp thắc mắc lạ lùng: Anh em Lam Y nữ hiệp thường đi với mộtthiếu nữ võ dũng tuyệt vời và thinh sắc chẳng nhường tiên tử.

Nàng nhớ rằng câu chuyện ba nhân vật ấy phá Nam môn Kỵ mã trường cho mọi người bị Thuận Vương nhốt trong đó thoát thân.

Vậy thiếu nữ dũng mãnh diễm kiều, nhân vật thứ ba đó là ai?

Bạn của Lam Y chăng? Ý trung nhân của chàng Lã Ôn Hầu tái thế này chăng? Có thể lắm!

Dù rằng thiếu nữ kia chỉ là bạn của Lam Y nữ hiệp, nhưng nàng ta luôn luôn gần Chu lang, thì tránh sao được sự thầm kín yêu đương giữahai người!

Hạnh phúc thay cô gái đó. Chẳng như nàng - Trại Nhi - phải đứng xa mòn mỏi ước ao một mối tình vô vọng.

Lần thứ nhất gặp Chu lang ở Kim Lăng dưới giả danh Vân Bưu, Trại Nhi chỉ thấy lòng xao xuyến ao ước được cùng chàng vui thể xác tậnhưởng mối tình vật chất tầm thường. Lúc này, biết chàng là Chu Đức Kiệtmột nhân vật tạm gọi là đối lập của nàng, Trại Nhi bỗng cảm thấy một cảm giác lạ lùng đang ngự trị trong tâm trí nàng.

Đó là thứ cảm giác yêu đương, yêu thật sự với tất cả một tâm hồn của Trại Nhi, thiếu nữ đôi tám xuân xanh, trong mối tình đầu.

Nàng thiệt không ngờ với cả chính nàng.

Một thiếu phụ từng trải lãng mạn, dạn dầy với tình nhục dục bỗng dưng lúc này tim nàng tràn ngập yêu đương, yêu với cả mối tình chânthật của thiếu nữ trinh trắng thơ ngây.

Nàng ao ước được cùng Chu lang chỉ non thề biển, đồng ca khúcbạch đầu. Nàng muốn rời bỏ cả thế giới loài người đem chàng đến một nơihoang đảo đầy cây xanh quả lạ, bông dại ngàn tía muôn hương giữa vùngtrời mây nước mênh mông.

Trong khung cảnh man dại ấy chỉ riêng có Chu lang và nàng là hai người yêu nhau tha thiết tận hưởng ái ân...

Nhưng chàng oan gia họ Chu kia liệu có chịu như vậy không? Hay là chàng vẫn hằn học nhìn nàng là một kẻ thù bất cộng đới thiên?

Nghĩ tới đây, Trại Nhi tự vấn. Nàng không thấy giữa Chu lang vànàng vẫn gợn một mối thù nào hết. Đường ai nấy đi, sự vô tình đã đặtnàng đứng phải phe đối lập với anh em Chu Đức Kiệt, thì lần thứ nhấtđụng độ tại Vương phủ Kim Lăng, nàng trốn đi ngay đến nỗi không biết mặt anh em họ Chu ra thế nào cả. Vậy, chẳng lẽ Lam Y nữ hiệp và anh chàngoan gia kia ghét bỏ nàng?

Hiện tại con Tạo xoay vần cho hai người gặp nhau lần nữa cũngtrong hoàn cảnh đối lập. Đường Trại Nhi đã bắt được Chu Đức Kiệt nhưngkhông có ý hãm hại. Trái lại, nàng còn muốn tha cho nếu chàng ưng chịutình... bạn của nàng.

Giữa lúc đang tha thiết, mải mê say đắm nhìn Chu Đức Kiệt, TrạiNhi suy luận có những hảo ý dịu hiền không phải là việc lạ lùng.

Nhưng nàng đã quên rằng tôn chỉ Bạch Liên giáo hoàn toàn tráingược với lẽ phải, hay nói cho trúng hơn nữa là phần lớn nhân viên đạogiới Bạch Liên - không hiểu vì cố ý hay lầm lẫn - hành động nghịch vớigiới Giang Hồ Kiếm Khách trong đó có anh em Chu gia.

Một việc mà giáo giới Bạch Liên đã khiến Chu gia Tam hiệp côngphẫn hơn hết là vụ Từ Thúy Nhi, đồ đệ của Đường Trại Nhi - theo Tiêuchân nhân và Hắc Đầu Đà sát hại Phàn Mộng Liên. Sau đó, ba người nàytòng đảng lừa bị dân chúng Tiên Long trấn cho thuốc lấy tiền và sống dâm bôn ti tiện.

Đường Trại Nhi ngồi xuống mé giường, chăm chú nhìn Chu Đức Kiệt. Nàng nhẹ tay vuốt mấy sợi tóc mai xõa tên má chàng. Toàn thân nàng rung động đê mê, mặt bốc nóng khó chịu khiến nàng vội đứng phắt dậy đi thẳng ra cửa khoang thuyền, vén rèm hoa cho gió biển lùa vào mặt nàng.

Tỉnh táo hơn, Trại Nhi chợt nghĩ đến Lam Y nữ hiệp và vị giainhân tài sắc nhưng dũng mãnh tuyệt vời vẫn đồng hành với anh em Chu gia. Đức Kiệt đã ở trong Ngao Sơn Đầu mà hai người kia cũng quanh quẩn trong khu và thế nào chẳng dùng chiến thuyền đuổi theo giải cứu?

Một lần nữa anh em Chu gia giúp sức quan quân và cầm chắc sự thắng trận trong tay.

Đường Trại Nhi đang nghĩ liên miên thì tiếng thở dài nhắc nàng quay lại.

Gió biển mát lạnh lùa vào khoang thuyền giúp Chu Đức Kiệt tỉnh sớm hơn thời khắc mà nàng Trại Nhi đã định.

Nàng mỉm cười nhìn cặp mắt đen láy lờ đờ vì chưa tỉnh hẳn của chàng tuấn kiệt giang hồ. Đức Kiệt phều phào :

- Khát quá! Lấy hớp nước đây!

Trại Nhi ngoan ngoãn, như vị nội trợ chăm nom cho người chồngyêu quý, rót ly nước trà nóng cầm đến bên giường, vòng tay xuống gáy đỡđầu cho Chu Đức Kiệt uống nước.

Trông thấy tứ chi chàng bị trói gò, nàng ái ngại muốn cởi ra, nhưng lại sợ tan thuốc tỉnh hẳn, chàng trở mặt chăng?

Đoàn thuyền được gió lướt sóng không bao lâu ra đến căn cứ LinhSơn đảo. Đường Trại Nhi lấy thêm thực phẩm thêm xuống chiến thuyền riêng của nàng dự bị đi biển nhiều ngày rồi tức khắc nhổ neo, hạ lệnh chothủy thủ ra bến Đông Hải Khẩu là nơi xa căn cứ hơn hết.

Thiệt ra, Trại Nhi định tâm xuống miền Nam ngay, nhưng lúc đóngày đã gần tàn, đi đêm không tiện. Nàng rời căn cứ Linh Sơn đảo phòngkhi Lam Y nữ hiệp có đuổi kịp thì cũng khó mà kiếm được bến Đông HảiKhẩu trong đêm tối.
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.