Chương trước
Chương sau
Tuy dòng dõi kim chi ngọc diệp, sanh trưởng ở nơi lầu son gác tía, không như cha ông quen thói xa hoa, rượu ngon hầu đẹp, hai vị Thế tử Chu Trấn Quốc, Chu Bảo Quốc và Quận chúa Chu Lan Anh có tinhthần thượng võ từ lúc nhỏ.

Trấn Quốc, Bảo Quốc vốn là con sinh đôi, mi thanh mục tú, giốngnhau như hai giọt nước, khó mà phân biệt được ai là anh, ai là em.

Bởi vậy, Thuận Vương Phi mới xâu tai cho hai người, mỗi người mỗi bên tả, hữu cho dễ nhận.

Về y phục cũng vậy, Vương phi cho Trấn Quốc, vận màu vàng tíacòn Trấn Quốc, Bảo Quốc dùng màu trắng xanh. Thành thử ai cũng gọi làKim thế tử và Ngân thế tử.

Ngoài giờ học chữ, hai anh em chỉ ưa múa côn, đánh quyền, cùngcác trẻ khác trong cung điện đưa nhau ra vườn Ngự uyển tập trận, đánhgiặc suốt ngàn.

Thấy hai con có khiếu võ, Thuận Vương cho võ sư vào cung với giáo sư chia chương trình dạy học, truyền võ nghệ cho hai trẻ.

Được hai năm thì Vô Địch tướng quân Hoàng Bách Thắng về đầu bôn.

Họ Hoàng thấy Trấn Quốc, Bảo Quốc lanh lẹ thông minh, đem lòng yêu mến, truyền võ nghệ của phái La Phù sơn cho.

Dạy được hai năm, về sau Hoàng Bách Thắng bận nhiều việc vì quân đội Kim Lăng đang ở thời kỳ ấu trĩ cần phải bành trướng, họ Hoàng bènkhuyên Thuận Vương cho Trần Quốc và Bảo Quốc lên La Phù sơn theo họcThiên Không.

Thuận Vương ưng ý ngay, những mong hai Thế tử sẽ anh hùng xuất chúng như Hoàng nguyên soái.

Hoàng Bách Thắng đang sắp sửa cùng hai trẻ lên đường xuống cõiLĩnh Nam thì mau thay Thiên Không đại sư vân du qua Kim Lăng ghé thămhọc trò.

Thuận Vương tiếp đãi rất ân cần nhân vật hữu danh ấy và ngỏ ý muốn cho hai con theo lên núi học võ.

Thiên Không ưng thuận ngay. Sau ít ngày lưu lại chơi đất KimLăng, Thiên Không cho Trấn Quốc và Bảo Quốc theo thẳng về núi chớ khôngqua Dương Châu thăm Phi Không, cho nên đại sư không biết nếp sống hoangdâm vô độ của sư đệ ở Kim Cương tự.

Anh em Thế tử đã được Hoàng Bách Thắng lưu ý dạy bảo trong mộtnăm đầu nên lúc theo Thiên Không đại sư lên La Phù sơn, hai người tậpluyện rất mau lẹ.

Tới năm mười tám tuổi, tổng cộng theo học được đúng năm năm,công phu võ nghệ của Trấn Quốc, Bảo Quốc đã đạt mức độ cao siêu, ThiênKhông bèn cho hai đồ đệ hạ sơn.

Khi anh em Chu thế tử ở Kim Lăng theo thầy ra đi thì Lan Anhquận chúa còn nhỏ tuổi. Nay trở về không thấy em đâu liền hỏi tự sự.

Vợ chồng Thuận Vương sung sướng trông thấy hai con trai đã lớn,nghiễm nhiên trở thành hai tay hảo hán, mỹ mạo ngồn ngộn như đôi hạctrắng.

Thuận Vương hỏi :

- Hai con lên La Phù sơn được trên hai năm, thì bỗng dưng một sang nọ Lan Anh mất tích.

Cung nữ lượm được ở đầu giường mảnh giấy có ghi mấy chữ: "Bầnđạo đem Quận chúa đi truyền võ nghệ, chừng nào thành tài sẽ cho hạ sơnvề giúp Vương gia lập nghiệp Đế".

Vị tu sĩ nào đó không ký tên hoặc để địa chỉ, nên ta không thểcho người đi tìm kiếm được. Đành chờ xem sao. nay hai con trở về, ta vàmẹ con cũng đỡ buồn được phần nào tuy còn vắng mặt em con, chớ trướcđây, cung điện rộng thênh thang mà chỉ có hai vợ chồng già, buồn khôngkể xiết. Đã có lúc ta muốn cho người lên La Phù sơn xin phép Thiên Không đại sư cho các con trở về Kim Lăng, nhưng nghĩ đến tiền đồ của các consẽ thay ta, nên đành nén tâm rán chịu chờ đến ngày nay, hai con thànhtài trở về.

Trấn Quốc nói :

- Vương phụ và mẫu thân cũng chẳng nên buồn, vài năm nữa thế nào em con cũng trở về. Lúc đó sẽ nghiễm nhiên là một Quận chúa đã lớn, tài mạo song toàn có thể giúp Vương phụ trong cuộc trường chinh, thiếttưởng sự chờ đợi này cũng chẳng uổng công.

Thuận Vương khen phải, rồi đem tình hình quân đội hiện kể cho hai Thế tử nghe.

Công việc làm trước nhất của Trấn Quốc và Bảo Quốc là hạ lệnhcho viên quan phụ trách việc đúc võ khí, lựa chọn lấy mấy người thợchuyên môn thiệt giỏi để đúc hai cây thuyền thương theo phương phápriêng do Thiên Không sư phụ truyền lại, và lựa chọn mấy con chiến mã cực tốt vừa ý muốn. Sau nữa là việc sửa soạn mấy bộ khôi giáp cho thiệtvừa.

Trấn Quốc và Bảo Quốc còn tình nguyện hàng ngày làm việc dưới trướng Hoàng nguyên soái để thêm kinh nghiệm.

Hoàng Bách Thắng vốn sẵn lòng quí mến hai người nên dạy bảo chocả hai thấu triệt cách thức tổ chức quân đội, luyện tập chư tướng thếnào.

Chẳng bao lâu Trấn Quốc, Bảo Quốc đã trở thành hai viên thiếu niên hổ tướng thao lược gồm tài.

° ° °

Ở phía tây tỉnh Vân Nam, thuộc Quan Đồ huyện, rừngrậm núi cao có ngọn Long Sơn sừng sững, vách đám chơm chởm, suốt thángquanh năm lúc nào cũng có mây phủ lấp đỉnh núi nên chưa ai có ước lượngđược chiều cao của núi ấy là bao nhiêu.

Thoạt nhìn, ai cũng tưởng ngọn núi ấy đá thiêu hiểm ấy không cóđường lên, nhưng trái lại thỉnh thoảng vẫn có một vài cổ ngựa thồ do thổ dân miền ấy tải mấy thứ thực vật theo con đường nhỏ khúc khuỷu quanh co từ phái sau lên một ngôi chùa xây bằng gạch xanh ở lưng chừng núi.

Vị Thiền sư trưởng tự ấy là một vị lão ni cô, không ai ước lượng nổi đã bao nhiêu tuổi.

Chỉ biết vị Thiền sư ấy tóc đã bạc như cước, da dẻ hồng hào, ítnếp nhăn, cặp mặt sáng ngời lóng lánh như hai vị tinh tú, tai to má dầy, thùy châu trề xuống gần chạm vai. Vóc người tầm thước, nhưng đầy đặnkhỏe mạnh tỏ ra có một sức mạnh tiềm tàng đáng kể.

Vị lão ni cô ấy không phải ai xa lạ, chính là Thượng Thái đệ nhất môn đồ của Nhất Khánh thiền sư.

Nhất Khánh và Trí Dũng thiền sư (sư phụ của Chiêu Đức sư trưởngThiếu Lâm tự hiện thời) là bạn đồng môn, Trí Dũng đứng hàng trên.

Nhất Khánh đi chu du thiên hạ ưa thích cảnh Long Sơn lên thámhiểm thấy Long Sơn tự bỏ phế bèn bỏ tiền ra sửa chữa, trụ trì luôn tạiđó.

Nhất Khánh thiền sư thọ chín mươi mốt tuổi mới tịch.

Đệ nhất đồ đệ là Thượng Thái lên thay.

Các ni cô trong Long Sơn tự không có bao nhiêu, trên dưới mười người. Người nào cũng có võ nghệ chân truyền, tuyệt luân.

Tuy ở riêng chùa, nhưng cùng môn phái Thiếu Lâm tự nên cách thức luyện tập ở đéo nhất nhất y hệt bên Tung Sơn.

Theo thường lệ, sáng nào mọi người cũng tập luyện ở sân sau chùa.

Thượng Thái thiền sư ngồi trên bồ đoàn dưới hiên chùa quan sát toàn thể.

Bà chăm chú nhìn nữ đồ đệ trẻ tuổi và xinh đẹp nhất trên sân đang từ từ hô hấp luyện sáu mươi tư thế nội công.

Người này trạc tuổi trăng tròn, vận võ phục màu nâu, màu của nhà chùa, tóc để dài quấn ngược lên đỉnh đầu :

- Thượng Thái khẽ gật đầu mỉm cười, gọi bảo thiếu nữ.

- Lan Anh con! Thử phi hành thuật ta coi nào.

Vừa luyện xong bài tấn nội công, Chu Lan Anh vì chính nàng đượcThượng Thái thiền sư đem về truyền dạy võ nghệ - chắp tay phi thân lêncành cây lớn ở gần sân.

Thiền sư nhìn theo quan sát xem lá cây có bị rung động không?

Từ cành cây, Chu Lan Anh phóng người chuyền xuống mái ngói, rồitừ từ chạy lại trên mái ngói, có lúc nàng nhảy vọt lên cao rơi xuốngngói như chiếc lá rụng.

Thiền sư vỗ tay ra hiệu xuống.

Lan Anh đáp người xuống sân ngay trước thềm nhà.

- Được rồi. Một năm nữa con sẽ về Kim Lăng. Từ nay trở đi, bất cứ giờ giấc nào ta sẽ thử con. nên thận trọng.

Chu Lan Anh vâng lời lui ra, tiếp tục tập luyện các môn khác.

Đêm rằm tháng Tám, chị Hằng lơ lửng trên không trung giải ánhsáng vàng khắp vùng rừng núi nhấp nhô. Gió quanh quất lùa trong rừngthông bật lên tiếng vi vu buồn rượi...

Ngồi dựa lưng vào thành đá bên sườn núi nơi cách cửa phòng nàngđộ vài trượng, Chu Lan Anh say sưa ngắm cảnh non cao hùng vĩ, rừng biếcbao la đẹp như bài thơ dưới ánh trăng vàng lung linh.

Bấm đốt ngón tay, nàng lẩm nhẩm nói một mình.

- Thời gian trôi lẹ thiệt! Quanh đi, quẩn lại, mới ngày nào mà nay đã sáu thu tròn.

Bất giác nàng mỉm cười nghĩ lại sáu năm về trước.

Hồi đó mới lên mười, nàng chạy tung tăng đùa nghịch trong cungđiện rộng thênh thang giữa đám cung nữ hân hoan đêm Trung Thu VọngNguyệt.

Đêm ấy nàng thức khuya lắm, theo Vương phi ra Ngự Uyển, nơi cóbày cỗ thưởng trăng, đèn treo, hoa kết muôn hồng ngàn tía làm nổi bậtcung nữ áo màu xiêm trắng, giải lụa phất bay dưới làn gió nhẹ, xa trôngchẳng khác chi Tiên nga nơi cung quảng.

Thế rồi, nàng mỏi mệt ngủ thiếp đi lúc nào không biết trong taymẹ, để sáng hôm sau bừng mắt dậy hết sức ngạc nhiên, sợ hãi trong mộtcăn phòng thô sơ...

Kìa đây cũng đệm cũng mền đủ ấm, nhưng không phải những thứ gấm lụa nàng thường dùng quen mắt...

Quay sang bên định nhỏm dậy xem sao, thì thấy bên giường, một vị lãi ni sắc diện hồng hào, hiền từ như Đức Phật, đang mỉm cười âu yếmnhìn nàng :

- Lan Anh con đã dậy đó ư?

Nàng mếu máo muốn khóc, nhưng với một giọng ấm áp, lão ni vuốt tóc nàng :

- Đừng sợ hãi con ạ! Gần thầy cũng như cạnh mẹ... Ta là sư phụ của con đó.

Thấy lão ni hiền hậu nàng đỡ sợ trấn tĩnh lại, nhưng vẫn không khỏi láo liên nhìn khắp căn phòng.

Mở mền ra bế nàng vào lòng, lão ni nhẹ nhàng nói :

- Con sẽ mến nơi non cao am vắng thanh tịnh này như ở cung điện đất Kim Lăng.

Vững tâm hơn lúc mới tỉnh dậy, nàng thỏ thẻ :

- Thưa sư phụ đây là đâu? Mẫu thân đâu? Gọi mẫu thân hộ con đi...

Lão ni vỗ về :

- Mẫu thân ở Vương phủ không lên đây. Nơi đây là một ngôi thiềntự xa... xa lắm. Ta đem con về đây để truyền võ nghệ như các anh con vẫn học ấy mà.

Nghe lão ni nói đến võ nghệ, nàng chợt nhớ đến Trấn Quốc và BảoQuốc thường ngày tập luyện võ nghệ do một võ sư chỉ bảo... Chính nàngcũng tập theo hai anh, nhưng không được chuyên cần, buổi tập, buổi nghỉ.

- Đại huynh và sư huynh không lên đây sao hả sư phụ.

Lão ni mỉm cười lắc đầu :

- Không. Trấn Quốc và Bảo Quốc cũng lên núi như con, nhưng không ở đây. Con chịu khó ở lại học, chừng nào trở về sẽ giỏi... giỏi hơn cảsư phụ ở Vương phủ.

Nàng chợt nhớ một hôm võ sư nhảy lên mặt tường cao, và từ đó vẫn ước ao nhảy cao được như vậy.

- Thưa sư phụ, luyện võ nghệ ở đây con có thể nhảy cao lên mặt tường không?

- Con sẽ nhảy cao hơn thế nữa, bay nhẹ nhàng như con chim... Thôi, con đừng sợ nhé, ta thương quí con lắm.

Lão ni bế gọn nàng trong tay, vuốt ve làn tóc tơ. nàng nín thinh.

Giữa lúc ấy, một lão phụ vẻ mặt hiền lành bước vào. Người ấy nói :

- A, Lan Anh đã dậy đó à? Nào ra đây tôi rửa mặt cho và ăn điểm tâm kẻo đói.

Nàng lo lắng nhìn lão ni.

- Con đừng sợ. Đây là Lý mẫu sẽ trông nom con. Muốn gì con cứ hỏi nhé. Bây giờ, con theo Lý mẫu ra rửa mặt ăn sáng nghe?

Nàng ngoan ngoãn theo Lý mẫu ăn sáng xong rồi lại cùng lão ni tung tăng đi xem khắp trong chùa.

Vào tới sân trong, nàng thấy chín mười người ni cô già có, trẻ có, đang tập luyện võ nghệ.

Mọi người kính cẩn cúi chào Lão ni và xúm lại vui vẻ hỏi chuyện nàng.

Một ni cô bế nàng đứng lên, bảo :

- Sư muội ở lại chùa, tập võ vui lắm. À, có muốn lên kia nhìn chung quanh không?

Ni cô vừa nói vừa chỉ nóc mái chùa.

Nàng gật đầu, Ni cô bảo nàng nhắm mắt lại. Nàng làm theo, thấy gió vù bên tai rồi lại như thường.

- Nào, bây giờ, sư muội mở mắt ra coi.

Nàng mở mắt nhìn thì thất ni cô đứng chót vót trên nóc cao vời vợi. Cảnh núi rừng bát ngát hiện ra trước mắt nàng...

Dưới sân, mọi người vẫy nàng và vỗ tay cười :

- Ni cô hỏi :

- Sư muội thích không? Ít nữa, sư muội cũng nhảy được như ta và chạy khắp ngọn núi này. Ngọn núi lia.

Nàng thích quá gật đầu :

- Ni cô bế nàng đi từ đầu nọ sang đầu kia trên nóc cho nàng xem rồi bào nàng ôm chặt lấy cổ và nhắm mắt lại.

Lúc mở mắt ra thì đã thấy đứng dưới sân với mọi người rồi.

Từ đó, nàng ở lại chùa. Lâu dần, nàng bắt quen, vui vẻ như thường...

Ngoài thì giờ học võ, lão ni Thượng Thái còn dạy nàng học chữ và kinh kệ phổ thông.

Một năm sau, nàng thấy khỏe mạnh hơn khi còn ở Vương phủ nhiều, việc gì cũng tự làm lấy, chớ không ỷ lại như trước nữa.

Thấm thoắt sáu năm trường!

Từ một cô gái nhỏ bé, nay nàng đã nghiễm nhiên thành một thiếu nữ xinh đẹp khỏe mạnh, trong tay sẵn có bản lãnh tuyệt vời.

Cảnh vật nơi cung điện trong Vương phủ Kim Lăng đối với nàng,nay chỉ là một bóng hình phai lợt, tuy nàng vẫn canh cánh nhớ mẹ...

Nàng nhớ Vương phi vì ngay từ thuở thơ ấu, nàng gần mẹ, đượcchiều chuộng nhiều hơn là Vương phụ chỉ thỉnh thoảng mới hỏi tới nàng.

Hiện thời, cảnh Phật đường yên tĩnh giữa miền sơn cước hoang vu, bạn bầu với những tu sĩ tánh tình hiền đức, học thức uyên thâm, nàngcảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng sung sướng hơn trên lụa dưới là, nơi cungđiện lầu vàng các ngọc lộng lẫy nguy nga.

Chu Lan Anh nhìn cảnh trăng sơn cước, trí óc liên miên nghĩ ngợi :

- Sư phụ dặn ta nên thận trọng phòng khi người thử thách, mà quá nửa năm nay rồi cũng chẳng thấy gì. Lạ thiệt!

Bỗng cơn gió từ khe núi thổi tới, nàng rùng mình trở vào phòng lấy áo choàng.

Vừa đi được mấy bước thì chợt nghe có tiếng chân chạy nhẹ phía sau. Nàng vội quay phắt lại.

Hai người bịt mặt vận dạ hành đen tay kiếm tuốt trần, từ sườn núi chạy tới.

- Lan Anh! Hãy dừng bước, mi chạy đâu cho thoát! Coi kiếm ta đây...

Chu Lan Anh vội vàng nhảy vụt vào phòng với thanh kiếm treotường tuốt ra liệng bao kiếm lên giường, rồi đứng chắn ở cửa phòng :

- Các ngươi là ai, ta có thù chi mà tới đây gây chuyện?

Một trong hai người quát lớn :

- Tiện tì còn chối leo lẻo để tránh cái chết. Mau ra đây cho ta lấy thủ cấp về người đã bị cha ngươi sát hại!

Chu Lan Anh nghĩ thầm:

"Quái! Cha ta sát hại ai? Định báo thù sao chúng không xuống Kim Lăng, mà lại tìm ta ở nơi sơn cốc này! Mặc, hãy đánh cho chúng biết tay kẻo ngạo mạn quá!"

Nghĩ đoạn, nàng nhảy vụt ra khỏi hiên nhà.

Người kia nói :

- Nơi này chật hẹp quá! Có giỏi lên đây.

Hai người phi thân lên nóc nhà loang loáng như hai bóng ma.

Chu Lan Anh phi thân lên theo, hơ kiếm nhằm chân tình địch quơ mạnh.

Hai người lạ vừa đặt chân xuống đỉnh nóc nhà thì bị luôn nhátkiếm lẹ làng ấy. Không nhảy tránh, một người chống kiếm đỡ, còn ngườikia chém luôn một nhát xuống ngang vai.

Lan Anh thâu kiếm về gạt và nhân dịp đối phương hở trung bộ,thọc luôn một mũi kiếm vào bụng theo thế Bạch Xà Nhập Động khiến ngườiấy nhảy lùi mấy bước tránh đòn.

Nhưng người thứ hai đã áp tới co chân đạp vào sườn Lan Anh.

- Nàng hồi bộ, đưa tay tả gạt ngọ đạp ấy đồng thời tay hữu thích luôn mũi kiếm vào cổ hoạn đối phương. Đòn đánh vừa lẹ vừa nguy hiểm.Người kia vội đưa kiếm lên gạt. ba người ba cây kiếm quấy tròn lấy nhauchiến đấu rất hăng hái, không ai chịu nhường ai. Ba lưỡi kiếm hòa lênthành ba đạo hào quang rít lên như tiếng gió gào, va vào nhau chí chátlóe lửa. Trận tranh hùng ác liệt diễn ra dư trăm hiệp, bất phân thắngphụ.

Chu Lan Anh càng đánh càng dẻo dai, tả xung hữu đột đông kích tây công kiếm pháp vô cùng nhập điệu.

Nàng nghĩ.

- Quái lạ! Sư phụ và các vị sư tỉ đâu mà không lên trợ chiến.Khí giới gạt vào nhau vang dậy cả toàn khu, chẳng lẽ không một ai nghethấy sao?

Bỗng hai kẻ lạ mặt gạt kiếm Lan Anh :

- Khá lắm! Bấy giờ không thắng nổi nhưng lần sau chúng ta sẽ tới lấy đầu!

Dứt lời chúng phi thân sang nóc đại điện chuyền xuống sân trướcbăng cổng chạy vào bóng tối mất hút. Chu Lan Anh đuổi theo ra tới đóquanh quẩn tìm kiếm một hồi rồi mới phi thân vào chùa vô phòng riêng.Chị Hằng lơ lửng giữa không trung là nhân chứng độc nhất trận đấu ácliệt vừa qua. Sương rừng khí núi bốc lên đã cao hòa với ánh trăng xuốngtạo thành một lớp phần đục bao phủ khắp ngàn cây...

Chu Lan Anh đóng chặt cửa phòng lại, tra kiếm vào bao để xuống đầu giường. Nàng vừa thay áo vừa nghĩ.

- Hai kẻ lạ mặt nào nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ, tới tậnnơi đèo heo hút này kiếm ta để báo thù là nghĩa lý gì! Cả chùa đi đâuvắng ngắt? Đành rằng ngủ sớm, nhưng không lẽ ngủ say đến nước mê mệt thế ư?

Chợt nhớ ra điều gì, nàng lẩm bẩm.

- Hay là sư phụ thử ta đây? Ồ, kiếm pháp của hai người hồi nãyđặc Thiếu Lâm tự. Nhưng cứ gì đồng môn, đồng phái mà chẳng thì ghét lẫnnhau.

- Được rồi, mai chú ý xem thái độ sư phụ và các sư tỉ thế nào sẽ biết ngay khó gì!

Chu Lan Anh nghĩ đoạn mỉm cười, tắt đèn lên giường đi ngủ.

Hôm sau, nàng dậy sớm như thường, ra sân cùng mọi người tập luyện.

Thượng Thái thiền sư vẫn ngồi nghiêm chỉnh quan sát, điềm nhiên như không biết chi về trận tranh đấu đêm qua trên chùa.

Chờ mọi người luyện tập xong giải tán, Chu Lan Anh cũng xách kiếm, kích về phòng, Thiền sư gọi lại hỏi :

- Con có biết đêm qua đấu chiến cùng thù nhân nào không?

- Bẩm không, tự xét con lớn lên ở trên Long Sơn thì còn có thùhiềm với ai nữa! Hai tên thích khách đêm qua nói có thù với cha connhưng không hiểu chúng làm thế nào biết con ở Long Sơn mà tìm đến nơiđược.

- Con có nhận xét việc chi khác thường không?

Ngẫm nghĩ giây lát, Chu Lan Anh nói :

- Họ bịt mặt nên không nhận biết được ai cả, song lối đánh như người đồng phái vậy...

Nàng vừa dứt lời thì có tiếng quát ở phía sau.

- Chu Lan Anh hãy ra đây cùng ta tỉ thí.

Vội quay lại nhìn, Lan Anh thấy hai người vận dạ bành và bịt mặt đêm qua.

Hai người đó cười khanh khách, kéo khăn che mặt xuống. Lan Anh nhận ngay ra là đệ nhất và đệ nhị sư tỉ.

Bây giờ Lan Anh mới hiểu, nhìn hai người nguýt dài.

- Đêm qua thiếu chút nữa ngu muội táng mạng về tay kiếm của nhị vị.

Long Sơn tự đệ nhất môn đồ là Trí Thông cười khanh khách.

- Sư muội trả đòn khiến tôi đỡ gạt trối chết còn muốn gì nữa.

Đệ nhị môn đồ Trí Viễn nói :

- Thiệt vậy đó, đời ai lại đùa nhau mà đánh nhau toàn đòn chí tử. Hiếu sát thật.

Chu Lan Anh cũng mỉm cười :

- Nhị vị sư tỉ đến bất ngờ khiến ngu muội hết hồn còn trách ai hiếu sát nữa.

Thượng Thái thiền sư chậm rãi bảo Lan Anh :

- Chính ta cho nhị vị sư tỉ thử Lan Anh. Từ nay con có thể hạ sơn được rồi.

Nghe nói tới hai tiếng hạ sơn, Lan Anh ngẩn ngơ :

- Bẩm sư phụ, con lớn lên giữa nơi am thanh cảnh vắng, quen vớinếp sống thiền môn u tịnh, xin sư phụ cho con thế phát để sớm hôm đượctheo người tụng niệm trước Phật đài.

Thượng Thái vẫy tay ra hiệu cho Trí Thông, trí Viễn lùi bước, rồi bảo Lan Anh :

- Con ngồi xuống đây ta bảo.

Dựng cây phương thiên kích vào bên cột hè, Chu Lan Anh chống kiếm ngồi dưới chân sư phụ.

- Lan Anh con! Muốn gì cũng phải có duyên kiếp mới được. Duyênthiên tiên, nợ trần tục mà đối với con, nợ trần rất nặng nề thì con định khoác áo từ bi lánh trần ai sao được.

- Cuộc đời của con nay mới kể như bắt đầu, vậy nói chuyện yếm thế chắc không hợp lúc.

- Đành rằng nghĩa thầy trò khăng khít nhưng tình mẫu tử khóquên, thế nào con cũng phải về Kim Lăng, Võ thuật con đã thâu nhận đượcsuốt sáu năm trường trên Long sơn này, sẽ giúp con rất nhiều trong tương lai.

- Chồng con sẽ là một người quan cao lộc trọng cũng như con sẽ là mệnh phụ của triều đình, nếu con không trái mệnh trời.

Lan Anh chú ý nghe.

Thượng Thái thiền sư hỏi gặng.

- Con nghe không! Mệnh con rất lớn sau này nếu con không trái mệnh Trời.

- Dạ bẩm sư phụ, nghĩa là thế nào?

Thiền sư chậm rãi :

- Lẽ cố nhiên, ta đưa con về đây lúc con còn thơ ấu nên khônghiểu chi cả về Kim Lăng, Nay đã khôn lớn, con cố ghi nhớ những lời tadạy theo cho đúng và chẳng nên tiết lộ cùng ai.

- Trước hết, Thuận Vương cũng đang mưu phản Triều đình, cốt ýchiếm ngôi Hoàng đề. Về tới Kim Lăng, nhác nhìn qua tình hình, con sẽhiểu ngay...

Chu Lan Anh giật mình biến sắc.

- Cha con sẽ mưu phản Triều đình? Sống trong lụa là vàng bạckhông thiếu có khác chi Vua, mà Cha con mưu phản để ô danh lưu lại ngànthu.

Thiền sư gật đầu :

- Đúng vậy! Sự thật phũ phàng như thế đó, con ạ. Hành động nàycủa vị Vương gia sẽ gây nên cuộc huynh đệ tương tàn, âu đó cũng là vậnnước phải trải qua một thời kỳ điêu linh.

Chu Lan Anh lo lắng.

- Thưa, không có cách nào gián tiếp ngăn nổi cha con để tránh cuộc can qua tai hại đó sao?

- Kim Lăng ngày nay là cả một bức thành đồng vách sắt, binh hùng tướng mạnh. Cung điện chi chít, cơ quan đầy rẫy, đặt hết vòng trong,vòng ngoài phòng thích khách. Sự đột nhập cung điện ấy không dễ dàng.Phải qua năm cửa ải do Ngũ Hổ tướng trấn giữ mới vào tới trung tâm. Dưới quyền mỗi hổ tướng còn có nhiều viên tướng khác phụ tá vô cùng mạnh mẽ. Trừ phi...

Chu Lan Anh nghiêm trọng.

- Trừ phi... sao thưa sư phụ.

Thiền sư dịu nét mặt, để tay lên vai đồ đệ :

- Trừ phi có một người tay chân của Thuận Vương hiểu rõ bản đồnơi cung điện ấy làm nội ứng. Theo ta dự đoán, có mấy người khả dĩ biếthết đường đi, lối lại trong cấm thành. Đó là quân sư Tôn Hoàn, người đãlập thành bản đồ xây dựng ấy, anh em Thế tử Trấn Quốc, Bảo Quốc, Vô Địch tướng quân Hoàng Bách Thắng, và người cuối cùng nữa là... là con.

Chu Lan Anh giật mình.

- Rời Kim Lăng từ năm lên mười, cho tới nay vẫn ở đây hầu sư phụ, làm thế nào con biết được việc tối ư quan trọng ấy.

Thiền sư mỉm cười :

- Chừng nào hạ sơn, về tới Kim Lăng, Thuận Vương sẽ trao cho con nhiệm vụ canh phòng nơi trung tâm cung điện như Trấn Quốc và Bảo Quốc.Do đó, con sẽ biết bản đồ toàn thể năm cửa ải đó.

Chu Lan Anh lo nghĩ :

- Thưa sư phụ, bên Trung bên Hiếu con biết chọn bên nào? Trongtrường hợp khó khăn của con, hành động thế nào cũng là phải và cũng làtrái, khó nghĩ lắm. Chi bằng sư phụ cho con thế phát theo hầu người tạiđây để khỏi vướng sầu tụy lục... Như vậy, có lẽ hay cho đời con, hơn làtrở về Kim Lăng sống trong cảnh lưỡng nan.

Nói tới đây, Chu Lan Anh rơm rớm nước mắt khóc.

Thiền sư kéo nàng vào gần bồ đoàn.

- Số là ta chưa nói hết, nếu con biết rõ sự thật về tông tích của con, chắc con không buồn nữa.

Chu Lan Anh ngơ ngác không hiểu.

Thượng Thái thiền sư nói tiếp :

- Lan Anh! Con không phải họ Chu! Thuận Vương và Vương phi nuôi con từ khi còn bế ngửa, nhưng không sanh ra con.

Lan Anh nghi ngờ hỏi :

- Thế con họ gì? Cha mẹ con ở đâu?

Thiền sư buông xỏng.

- Họ Nhạc. Nhạc Lan Anh, dòng dõi Trung Hiếu Vương Nhạc Phi khi xưa...

Lan Anh úp tay vào mặt khóc òa lên.

Thượng Thái thiền sư vuốt tóc nàng, an ủi.

- Dòng máu trung thần chảy trong huyết quản con, con nên vui,chớ sao lại buồn! Ta mừng cho con đó... Con còn nhớ người nhũ mẫu ở KimLăng không.

Lan Anh chùi nước mắt.

- Con còn nhớ. Nhũ mẫu của con họ Vương và lúc còn nhỏ con thường gọi là Vương Má má.

Thiền sư gật đầu :

- Ừ. Tên người ấy là Vương Ý Lan. Hiện còn chờ con tại cung điện Kim Lăng. Hỏi người ấy con sẽ biết rõ hết lai lịch. Con nên bí mật vàhết sức thận trọng, kẻo bị hại bởi Thuận Vương đó... Sang xuân, ta sẽcho con hạ sơn. Mọi việc sau này, con nên tùy nghi hành động theo lươngtri.

Nhạc Lan Anh toan hỏi thêm nữa, nhưng Thiền sư đã nhắm mắt lại tham thiền.

Hiểu ý, nàng nhón nhén đứng lên xách kiếm và họa kích về phòng.

Tháng Chạp năm ấy, một hôm trời đã xế chiều. Nhạc Lan Anh đangcùng mấy sư tỉ đang thơ thẩn ngoài cổng chùa thì có một vị đạo trưởngtiên phong đạo cốt dong dỏng cao, tóc búi ngược, lưng đeo báu kiếm,thong thả theo đường mòn lên chùa.

Mấy ni cô vội bẩm Nhạc Lan Anh quỳ cả xuống lạy.

- Sư bá giáng lâm, chúng con không biết xuống đón, thiệt đắc tội muôn vàn.

Cất giọng tràm trầm, đại trưởng nói :

- Bất tất phải dùng đại lễ, đứng cả dậy mau! Sư trưởng có nhà không?

- Dạ có. Thiền sư ở hậu sảnh, kính mời sư bá vào.

Vị đạo trưởng vừa bước xuống cổng chùa thì Thượng Thái thiền sư đã từ trên đại điện bước xuống sân nói lớn :

- Lâu lắm mới gặp, chẳng hay đạo hữu từ đâu qua đây? Biết trước sẽ có khách phương xa, nhưng không đoán ra là ai cả.

- Bần đạo từ Thành Đô tới! Chuyến này định sang thăm Đông thăm Chiêu Đức sư trưởng, nên xuống thẳng đây đón đạo hữu cùng đi.

- Bần tăng cũng đang định sang giếng sẽ viếng Tung Sơn một phen. Âu là ta cùng đi. Đạo hữu nán lại bản tự nghỉ ngơi, qua tết lên đườngluôn thể.

- Bần đạo xin vâng lời. Chẳng mấy khi được qua Tết ở Long sơn... Hình như đạo hữu mới thâu nạp một đồ đệ nữ, phải không?

- Dạ sang giêng này tệ đồ cũng hạ sơn.

Dứt lời, Thiền sư gọi Nhạc Lan Anh tới, chỉ vị đạo trưởng nọ.

- Đây là Đức Võ Thượng Nhân ở Quan ngoại tới. Con có phước lắm mới được gặp đó.

Nói đoạn, Thượng Thái mời Đức Võ Thượng Nhân xuống thiền phòng kể lai lịch Nhạc Lan Anh cho nghe.

Thượng nhân ở lại Long Sơn sang hạ tuần tháng giêng năm sau mới cùng Thượng Thái và Nhạc Lan Anh xuống núi.

Thượng Thái trao việc điều khiển Long Sơn tự cho ni cô Trí Thông.

Phải rời nơi thiền am quen thuộc, nơi mà nàng đã trưởng thànhdưới bóng từ bi, để trở về sống nơi gò bó trong cung điện Kim Lăng,không họ hàng và khăn gói, tay cầm họa kích, nàng tần ngần nhìn cănphòng mộc mạc, xinh xắn, ấm cúng mà tại đó nàng đã sống sáu xuân trường. Kìa phiến thạch bàn nhẵn lì ở bên sườn búi, nọ gốc thông cổ thụ trướcphòng, nơi mà nàng vẫn ưa ngồi khi nhìn trăng vàng giải ánh khắp ngàncây hoặc lúc nghe làn gió nhẹ lùa trong lá thắm. Những thứ đó, nàng sẽrời nó để đi tới một nơi mà nay đã hoàn toàn xa lạ với nàng. Mấy ngàytrước khi hạ sơn, Lan Anh thơ thẩn khắp đó đây trong Long Sơn tự, như cố ý ghi nhớ lấy từng ly từng tí trong ký ức nàng. Chuyến này ra đi vạndặm, biết bao giờ nàng mới trở lại chốn thiền âm u nhã này.

Hôm theo thầy hạ sơn, mọi người ra tiễn đưa ngoài cổng chùa,Nhạc Lan Anh rưng rưng mắt lệ, nghẹn ngào nói chẳng lời từ biệt. Nàngcầm tay Lý mẫu tần ngần không muốn lên đường, đến nỗi Thượng Thái thiềnsư phải quay lại giục hai người mới rời tay hẹn ngày tái ngộ.

Kẻ đi muôn dặm quan san.

Người chờ khuất bóng, lòng man mác sầu.

Ngày đi đêm nghỉ ngao du, mấy tháng sau ba người mới tới Kim Lăng.

Thượng Thái bảo Lan Anh :

- Thầy trò ta chia tay nhau. Con cứ về thẳng Vương phủ và nhớlời dạy bảo tức là không phụ ta. Dòng dõi tướng quân, con nên cươngquyết, ủy mị theo thói nữ nhi thường tình làm chi. Thế nào thầy trò tacũng còn hậu hội. Đi đi con! Không biết đường, hỏi thăm, ai cũng biếtVương phủ ở đâu.

Nghe lời nghiêm nghị rắn rỏi của sư phụ, Lan Anh không dám lộhơn tình. Nàng quỳ lạy từ biệt Thượng Thái và Đức Võ, hăng hái vàothành.

Phố xá đông đúc, người đi kẻ lại sầm uất, nhà cửa san sát khác hẳn với cuộc sống u tĩnh trên Long Sơn.

Lan Anh nhất định không hỏi thăm. Nàng vác kích đi lang thang, ngây ngô định ý cứ nơi nào có dinh thự lớn nhất là đến.

Khách qua đường thấy thiếu nữ xinh đẹp vận võ phục, lưng đeokiếm và hành lý, vai vác kích thì ai cũng lấy làm lạ chăm chú nhìn. Họcho nàng là cô gái giang hồ mãi võ từ xa đến địa hạt Kim Lăng kiếm ăn.

Không chú ý, Nhạc Lan Anh ngó ngàng, ngó dọc, hết phố nọ quaphối kia. Hồi lâu, nàng đi đến một nơi tường cao, hào sâu các nóc điệnlầu các nguy nga nhô lên khỏi mặt đường, trùng điệp. Nhằm cổng chính,Lan Anh tiến thẳng tới đọc hai chữ "Vương phủ" đắp bằng đá xanh. Trướccổng, mấy tên lính cạnh vác dao đi đi lại lại nghiêm chỉnh. Nhưng cũngcó mấy tên không phải phiên canh, bắc ghế ngồi dưới chân tường.

Thấy Nhạc Lan Anh dòm dòm ngó ngó, một tên lính bả lả hỏi :

- Kìa, cô em, dòm ngó kiếm... ai thế?

Lan Anh cười thầm, giả đò không nghe thấy làm thinh...

- Cô em xinh đẹp nhường này mà điếc hả... Kiếm ai thế? Người nào được cô em kiếm, thiệt tốt phước quá! Ngoan nói thiệt anh nghe nào?

Dứt lời, tên lính xun xoe, suýt xoa, nuốt nước miếng ừng ực phát tức cười.

- Hỏi ai à? Tôi muốn hỏi một người lớn ở trong này này.

Tên kia run rẩy.

- Ai, ai thế... hả cô em?

Lan Anh cố nhịn cười :

- Tôi muốn hỏi người nào phụ trách đoàn lính canh ở đây... Làm ơn...

Ngắt lời, Lan Anh tên lính đó cười ngất.

- Thế thì phước cho tôi quá! Hì... hì. Chính tôi đây. Cô em cứ trông sắc áo của tôi cũng đủ biết... tôi là ai rồi. Hì... hì...

Thấy đôi mắt trợn tròn, rồi cười sằng sặc.

- Gớm cô em này ghê quá. Nhìn cao thế. Nhị vị Thế tử đâu có quen với cô em? Ai ngờ ăn mặc như vậy mà cũng nhiều tham vọng nhỉ.

Mấy tên lính đứng gần bức thành phá ra cười như nắc nẻ.

Nhạc Lan Anh nghiêm nét mặt.

- Thầy đội có trả lời tôi hay không? Nên cẩn thận kẻo có hậu quả xấu đó!

Thầy đội cười ngất.

- Gớm! Cô em này lại biết dạo nạt nữa! Ghê thiệt! Ghê thiệt! Đây nhé, nhị vị Thế tử ở cả trong cung, đang tiếp các tiểu thư thiên kim xa lụa là, vàng ngọc giắt đầy người. Cô em nghe rõ chưa?

Nhạc Lan Anh mỉm cười :

- Ồ, nghe rõ rồi, nhưng tôi vẫn cần gặp Thế tử, thầy đội vào báo giùm mau.

Thầy đội tiến tới gần lả lướt :

- Cô em lẵng nhẵng quá, ta đã bảo mà không biết nghe. Thế tử nào tiếp cô em? Họa chăng chỉ có ta... ưa cô em.

Dứt lời, thầy đội đưa tay vuốt má Nhạc Lan Anh...

"Bốp... bốp..."

Bàn tay thầy đội chưa đụng tới người đẹp, thì bị hai cái tát như trời giáng bật hẳn người lại phía sau. Thầy đội điếng người giây lâu,không nói lên lời, hai tay ôm máu ở hai bên rỉ rỉ chảy ra.

Mấy tên lính thấy thầy đội bị tát đau đều xô cả lại.

Nhạc Lan Anh quát :

- Đồ bọ, chúng bây muốn chết cứ trêu vào bản cô nương!

Thấy một thiếu nữ nhỏ nhắn mà dám động đến cổng Vương phủ dòm ngó rồi hành hung đội trưởng, tám tên lính cùng xô cả tới.

Viên đội trưởng tay bưng miệng đầy máu, la lớn :

- Các người bắt con tiện tì này cho ta mau! Hỗn xược quá! Đùa có một chút thôi, mà nó dám đánh thiệt.

Bọn lính dạ rân. Ba tên trong phiên canh vác giáo, còn năm tên kia tuốt đao xông cả tới, quát tháo om sòm.

Nhạc Lan Anh cười nhạt :

- Lính tráng như bọn bây chỉ là đồ giá áo túi cơm, đàn áp kẻ yếu hèn chớ cô nương đây không sợ đâu nhé. Nào, tên nào có giỏi thì vàođây. Ta chấp cả lũ! Cho vào trại gọi thêm người ra đây, mau!

Tức quá, tám tên lính nhảy ùa vào đánh thiếu nữ, khiến mọi người qua đường dừng bước lại xem cũng phải lo thay cho con người ngọc xinhđẹp nhường kia, thì chống sao nổi bọn lính tráng như hùm beo ấy.

Nhưng Nhạc Lan Anh đã hoa tròn họa kích phương thiên một vòng.

Bọn lính đứa té ngửa ra đằng sau, đứa bị văng mất khí giới, ôm đầu chạy vào Vương phủ.

Thấy thiếu nữ dữ dội quá, tên đội trưởng cũng chạy ùa vào trong cổng phủ theo bọn lính.

Giữa lúc ấy, có tiếng vó ngựa từ trong phủ vọng ra. Ai nấy chú ý nhìn, thấy có hai người phi ngựa tới, theo sau là hai tên lính hầu.

Bọn lính la lớn :

- Kìa, nhị vị Thế tử.

Các người đang đứng xem ở cổng phủ đều tản mát ra xa.

Chu Trấn Quốc, Chu Bảo Quốc phi ngựa tới nơi thấy bọn lính tênnào cũng y phục xốc sếch, khí giới văng bừa bãi trên mặt đất, thì lấylàm lạ...

Lạ hơn nữa là thấy một thiếu nữ xinh đẹp, khí sắc hào hùng, vậnvõ phục màu nâu, lưng đeo kiếm và khăn gói, tay chống kích đàng hoàngđứng nhìn.

Trấn Quốc hỏi lớn :

- Đội trưởng đâu! Các ngươi bỏ phiên canh sao vậy? Vì lẽ gì?

Bọn lính vội quỳ cả xuống đất tay chỉ thiếu nữ. Viên đội trưởng nói :

- Bẩm nhị vị Thế tử, con bé kia định xông vào trong cổng phủ, chúng con cản lại dè đâu nó dữ quá, chúng con địch không nổi...

Hai Thế tử nhìn quan sát.

Bảo Quốc cười lạt, bảo bọn lính :

- Chúng bây nói gian. Nếu người ta định đánh tan bọn bây để xông vào trong phủ thì khi bây thua chạy rồi, người ta còn đứng kia làm chi? Chắc có điều gì gian dối. Ta điều tra ra sẽ mất đầu cả lũ.

Bọn lính run sợ đứng cả lên. Trấn Quốc dặn nhỏ tên lính theo hầu. Tên này vâng lệnh quay ngựa trở vào.

Hai Thế tử thúc ngựa ra khỏi phủ môn, cả hai cùng đăm đăm nhìn thiếu nữ.

Nhạc Lan Anh nhận ngay ra Trấn Quốc và Bảo Quốc từ hồi nãy, vìhai chàng tuy có lớn nhưng nét mặt khống thay đổi quá nhiều đến nỗikhông nhận được. Vả lại vào La Phù sơn theo học Thiên Không hòa thượng,anh em Thế tử cũng lớn rồi, Lan Anh quen mặt nhận được ngay. Trái lại,khi hai chàng rời Kim Lăng vào núi, Lan Anh mới có bảy, tám tuổi mà naynàng lớn hẳn, từ nét mặt đến vóc người đều hoàn toàn thay đổi, thì không ai nhận ra được cũng phải.

Thấy hai người đăm đăm, chăm chú nhìn mình, Lan Anh cười thầm,nhưng vẫn hiên ngang đứng yên, nhìn lại. Nàng nghĩ: "Hai người này đãtrở thành hai thanh niên hảo hán trông bề ngoài rất có tư cách. Tiếcthay, họ đã đứng về phía phản bội triều đình!"

Trấn Quốc cất tiếng hỏi :

- Cô nương từ đâu đến đây? Tìm ai mà lại đánh lộn với lính canh phủ môn vậy?

Nghiêm nét mặt, Lan Anh đáp :

- Tôi từ xa đến đây tìm cha, mẹ và hai anh tôi ở trong này,không ngờ bọn lính canh này khinh bạc, nên tôi dạy cho chúng một bài học cần phải nghiêm chỉnh trong quân đội đó. Thiệt là không ngờ! Khôngngờ!...

- Cô nương không ngờ sao?

Tôi không ngờ một Vương phủ lớn lao như vầy mà quân đội lại nhốn nháo, xằng bậy đến thế.

Anh em Trấn Quốc, Bảo Quốc đỏ mặt...

Bảo Quốc nói :

- Kẻ làm tội sẽ bị nghiêm phạt theo quân lệnh. Cô nương là người đã biết nghề cung kiếm thiết tưởng chẳng nên căn cứ vào một kẻ xằng bậy mà xét đoán cả mọi người trong phủ này. Nếu không tin, xin mời theochúng tôi điều tra và định đoạt tội lỗi cho bọn quân lính phạm pháp nhưthế nào!... Nhưng người nhà cô tên chi, tôi sẽ kiếm giùm...

Đảo khóe mắt long lanh. Nhạc Lan Anh buông sảng mấy tiếng :

- Người nhà tôi là chủ nhân toàn thể phủ thành cung điện này, nhờ nhị vị tướng quân vào kiếm giúp.

Bảo Quốc nhìn Trấn Quốc và trái lại, Trấn Quốc cũng ngẩn người nhìn lại Bảo Quốc không hiểu.

Giây lát nhận ra bộ võ phục màu nâu sẫm của thiếu nữ đầy bụi lại gói hành lý đeo trên vai rõ ra nàng từ xa lắm về đây, tiếng nói dễ nghe thanh tao quý phái, hai chàng chợt hiểu.

Trấn Quốc hỏi :

- Cô nương có thể cho chúng tôi biết quý tánh cao danh là gì không?

- Tôi họ Chu.

Mừng rỡ, hai Thế tử nhảy cả xuống ngừa lại gần :

- Chu Lan Anh! Không nhận ra ngu huynh sao? Trấn Quốc, Bảo Quốc đây mà.

Lan Anh giả đò ngẩn mặt ra nhìn kỹ, chỉ hai chiếc khuyên vàng ở tai hai người, rồi quỳ lạy :

- Té ra nhị vị hiền huynh mà ngu muội không nhận ra ngay, đắctội muôn vàn. Chẳng hay Phụ vương và Vương mẫu có được an khang không?

Hai Thế tử cùng đỡ nàng dậy :

- Chúng ta xa nhau từ hồi còn thơ ấu nay lớn cả rồi, từ nét mặtđến dáng người cùng thay đổi thì nhận ra sao được. Ngay như ngu huynhđây cũng đành chịu, không nhận ra được hiền muội nữa là!... Hiền muộilớn hẳn xinh đẹp bội phần, chắc song thân thấy vậy cũng vui lòng lắm. Ta vào phủ kẻ mất nhiều thì giờ quá rồi.

Bảo Quốc dắt ngựa của chàng tới :

- Hiền muội lên ngựa này, để ngu huynh cỡi tạm ngựa của quân hầu cũng được.

Ba người vừa lên ngựa thì một đội quân từ trong phủ kéo ra tới phủ môn răm rắp đứng thành hàng chào.

Trấn Quốc gọi viên tiểu tướng :

- Tướng quân bắt toàn thể tiểu đội canh phủ môn giam về trại đểta định đoạt sau, và cắt một đội khác canh phòng phủ môn cho nghiêmchỉnh. Phạm quân luật sẽ xử trảm!

Viên tiểu tướng vâng lệnh, cúi chào, quay đi thi hành phận sự.

Anh em Thế tử nhìn Lan Anh mỉm cười, có ý hỏi thầm nàng đã trông thấy quân luật trong phủ nghiêm minh chưa. Lan Anh cũng mỉm cười, thuật lại việc xảy ra hồi nãy cho Trấn Quốc, Bảo Quốc nghe.

- Ngu muội cố ý nhìn ngó hỏi thăm để xem mấy tên canh phòng nghiêm chỉnh không, ngờ đâu chúng lại hỗn xược như vậy.

Trấn Quốc nói :

- Quân lính như vậy đáng chém đầu!

Lan Anh vội nói :

- Yêu cầu huynh nghiêm phạt chúng thôi. Ngu muội không muốn có sự đổ máu ngay ngày đầu trở về nhà, hiền huynh hứa đi!

Ngẫm nghĩ giây lát, hai anh em Thế tử gật đầu :

- Hiền muội nói phải. Ngu huynh xin hứa theo ý hiền muội, cho chúng khỏi chết lần này.

Mải miết nhìn các từng lớp cung điện trùng trùng, điệp điệp, Nhạc Lan Anh nói :

- Trông Vương phủ khác trước nhiều. Hình như là mới xây cất lại, hay ngu muội hoa mắt sau nhiều năm sống trong thâm sơn cùng cốc?

Chu Trấn Quốc nói :

- Hiền muội nói đúng. Trong thời gian hiền muội xa vắng, Phụvương đã xây cất và canh tận lại các điện đài rất nhiều. lạ mắt là phải.

- Nhị vị hiền huynh có phụ trách việc gì không?

- Có chớ! Ngu huynh và Bảo Quốc làm việc dưới trướng Hoàngnguyên soái có nhiệm vụ bảo về khu điện có Phụ vương và Vương mẫu đangở. Chuyến này, hiền muội về, thế nào cũng được cùng ngu huynh lãnh nhiệm đó.

Nhạc Lan Anh nín thinh, chú ý nhận xét mọi nơi. ba người chongựa chạy kiệu nhỏ vòng vèo theo đường gạch, qua năm khu cung điện lầucác nhấp nhô.

Mỗi khu cách nhau bởi một thạch môn, tường cao vời vợi, có địchlâu, quân lính bồng giáo canh phòng nghiêm ngặt. Trên mỗi cổng có ghitước hiệu cửa của từng trưởng trấn ải một.

Cửa đệ nhất ghi Bạt Sơn Hổ. Cửa đệ nhị ghi Thanh Diện Hổ. Thứ ba ghi Cẩm Mao Hổ. Thứ tư ghi Quá Sơn Hổ. thứ năm ghi Phi Thiên Hổ.

Qua năm cổng ấy mới vào tới khu đệ lục trên địch lâu đề Kim Ngân thế tử, là khu trong cùng có vợ chồng Thuận Vương ở.

Nhạc Lan Anh nghĩ thầm.

- À, ra đây là năm quan ải do Ngũ Hổ tướng trấn giữ đó. Nghiêm chỉnh, kiên cố kín đáo thật.

Bảo Quốc hỏi :

- Hiền muội nghĩ gì vậy.

Tự nhiên, Nhạc Lan Anh mỉm cười :

- Trông thấy thành quách kiên cố, lầu các mọc như nấm, ngu muộinhớ đến hồi đứng trên Long Sơn nhìn bao quát chung quanh, đồi núi nhấpnhô, trùng điệp thiết tưởng người nào sa lạc vào ấy, tất khó kiếm đườngra nữa.

- Hiền muội ví dụ đúng đó. Trong Vương phủ này, nếu không thuộc đường lối, cứ quanh co cả năm cũng chẳng ra được.

Trấn Quốc cười tiếp lời Bảo Quốc :

- Và còn rất nhiều cơ quan bí mật, khiến kẻ lạ táng mạng dễ như chơi.

Nhạc Lan Anh lè lưỡi :

- Ôi! Nếu vậy thì ngu muội đành chịu cung cấm, không dám ra khỏi tòa... Tử Cấm thành này.

- Không sao! Đối với hiền muội thì lại khác, cứ coi bản đồ thuộc các con đường Sinh lối Tử ngay.

- Ai đặt ra bản đồ ghê gớm đó vậy.

- Thần Cơ quân sư Tôn Hoàn. Y thiệt là người nhà Trời sai người giúp Phụ vương.

- Cần chi mà Phụ vương phải lập tòa cung điện ghê gớm thế.

- Rồi hiền muội sẽ am tường...

Nhạc Lan Anh lảng ra chuyện khác :

- Nhũ mẫu của ngu muội trước, còn ở trong cung không?

- Còn đủ. Cả những nữ tì. Vương nhũ mẫu thường nhắc tới hiền muội suốt ngày, u sầu buồn bã có phần hơn cả phụ mẫu thân.

Ba anh em vừa đi vừa nói chuyện hồi lâu vào tới khu cung điện đệ lục. Qua đệ lục môn, ba người đi thẳng vào phía trong, quân hầu chạy ra đỡ lấy cương ngựa.

Bảo Quốc hỏi :

- Vương gia có trong cung không?

Tên quân hầu đáp :

- Chắc có, vì tiểu tốt không thấy người ra lệnh thắng ngựa hay kiệu chi cả.

Lan Anh theo hai Thế tử qua lớp hoa viên thơm cỏ lạ. Nàng cố nhớ những đường lối xưa cũ...

Gia nhân thấy hai vị Thế tử đi cùng một thiếu nữ tuy y phục mộcmạc nhưng nhan sắc kiều mị lạ thường. Hơn nữa, dáng người lanh lẹ, khỏemạnh, lưng đeo kiếm, tay cầm họa kích, càng khiến họ ngạc nhiên hơn,tưởng đó là nữ võ sĩ nào về đầu bôn mà được hai vị Thế tử giới thiệu.

Qua mấy lớp cung điện, hành lang, ba anh em mới vào tới lớp trong.

Chu Trấn Quốc hỏi gia nhân.

- Vương gia ở phòng nào.

- Bẩm Thế tử, Người ở hậu cung.

Lát sau, ba người vào tới nơi. Thuận Vương đang trò chuyện cùng Vương phi.

Hai Thế tử cúi đầu vái chào cha mẹ, nhưng Lan Anh vội dựng hoakích vào tường tiến tới trước mặt vợ chồng Thuận Vương, quỳ xuống lạychào.

- Lan Anh con đã về, chẳng hay song thân có được vinh an khang hảo không?

Vợ chồng Thuận Vương vội cúi xuống đỡ nàng dậy.

- Ủa, Lan Anh đó à! Sáu năm trời đằng đẵng khiến con khôn lớn khác hẳn nét xưa, khiến ta không nhận ra được nữa.

Vương phi ôm lấy nàng khóc.

- Ngày ngày, mẹ dựa cửa chờ trông... Nhiều khi đã tưởng vị lãoni nào đó bắt cóc không cho con về nên cũng đã bắt đầu tuyệt vọng. Ngờđâu lại có cuộc trùng phùng, mẹ ở hiền gặp lành nên mới có phước đượcnhư ngày nay con trở về đó.

Lan Anh cũng gục đầu vào vai Vương phi khóc thút thít.

- Con bất hiếu ra đi không một lời từ biệt để song thân phải buồn bã nhớ thương, thiệt đáng tội muôn vàn.

Thuận Vương nói :

- Lỗi đâu ở con! Nhưng sự được theo lão sư luyện tập võ nghệ ấybiến con thành vị nữ anh hùng cân quắc hiên ngang... thôi, khóc lóc làmchi! Phải ăn mừng mới được.

Vương phi và Lan Anh chùi ngấn lệ.

- Thuận Vương truyền cho ba con ngồi xuống đôn gấm.

Vương phi ngắm nghía Lan Anh :

- Con tôi lớn quá và kiều diễm bội phần nhưng phải thay đổi y phục mới được. Phòng ốc mẹ vẫn để nguyên chờ con trở về.

Nhận ra sự thật thà của Vương phi, Lan Anh cảm động và càng thắc mắc muốn biết lịch sử gia đình mình. Nàng bèn từ tốn đem chuyện từ lúcbị sư phụ đem đi đến ngày nay, kể cho mọi người nghe.

Thuận Vương và hai Thế tử chăm chú nghe chuyện rất lấy làm thích chí. Riêng có Vương phi nghe Lan Anh nói tới Long Sơn thuộc huyện QuanĐồ tỉnh Vân Nam xa lắc xa lơ thì vẫn có ý thương xót Lan Anh phải cựckhổ trong sáu năm trường trên chốn thâm sơn cùng cốc ấy.

Thị nữ dâng nước sâm lên.

Nhũ mẫu Vương Ý lan nghe nói Lan Anh đã về, lật đật cùng các thị nữ mới, cũ kéo nhau lên chào mừng.

Lan Anh đứng lên ôm choàng lấy nhũ mẫu mừng mừng tủi tủi nói chẳng ra tiếp :

- Trời ơi! Em tôi lớn như thế này ư! Mới ngày nào còn ẵm ngửa mà nay cao lớn hơn tôi rồi... Tôi đã tưởng em không về nữa... hì.. hì...hì.

Tiếng khóc nức nở của Vương Nhũ mẫu trái ngược hẳn với giọng cười lúc chợt trông thấy Nhạc Lan Anh lúc ban đầu.

Vương phi nói :

- Vương má má đưa Quận chúa về phòng và cho gọi thợ trong cung cấp tốc may cắt các y phục cần dùng.

Lan Anh đứng lên vái lạy Thuận Vương và Vương phi cùng Trấn Quốc, Bảo Quốc rồi cùng Vương Nhũ mẫu về phòng.

Trấn Quốc đưa cây họa kích phương thiên cho Lan Anh :

- Sáng nào ngu huynh cùng Nhị đệ cũng luyện tập ở võ sảnh. Chừng nào hiền muội rảnh tay, xin đến đó cho ngu huynh lãnh giáo tài nghệLong Sơn tự.

Lan Anh tiếp cây họa kích.

- Xin vâng lệnh hiền huynh. Ngu muội cũng muốn thưởng thức nền võ thật danh tiếng của Lĩnh nam La Phù sơn.

Về tới phòng riêng, Lan Anh nhìn quanh thấy cách bài trí nhấtnhất vẫn như xưa, ngày cả mấy món đồ chơi mà nàng ưa thích nhất cũng hãy còn để nguyên chỗ cũ.

- Vương má má ơi, bảy năm tròn rồi mà căn phòng này không hề thay đổi.

Nhũ mẫu hiền từ nhìn Lan Anh :

- Vẫn y nguyên theo lệnh của Vương phi, để chờ Quận chúa hồi gia. Chỉ riêng có già này mới được phép dọn dẹp nơi đây.

Nhạc Lan Anh dựng cây kích vào góc phòng, treo kiếm lên tườnggần đầu giường, liệng bọc hành lý xuống ghế bành đệm nhung, đoạn tiếntới cầm hai tay nhũ mẫu nói :

- Em không muốn Vương má má xưng hô bằng hai tiếng Quận chúa nghe mất cả thân mật... Nhưng nên gọi em bằng "em bé" như trước...

- Ý không được, tưởng còn nhỏ lắm hả? Con Vua cháu chúa xưng hônhư vậy, người ngoài nghe thấy bất tiện. Ngay cả Vương gia và Vương phicũng không ưng ý.

- Trong chốn tư phòng này còn ai vào đây mà lo người ta không ưng hay chẳng thuận. Gọi em bằng... Nhạc tiểu thư cũng được!

Nhũ mẫu giật mình, lùi lại mấy bước.

Lan Anh bước theo.

- Gọi... Nhạc tiểu thư, nghe chưa Vương má má...? Nhạc tiểu thư... hả.

Để tay lên miệng, nhũ mẫu suỵt miệng.

- Nói nhỏ chớ. Tai vách mạch rừng, lỡ miệng có phương hại đó...

Nhạc Lan Anh cười vang.

- Vương má má coi! Lan Anh này hiểu cả.

- Trời ơi! Ai đã nói gì với Quận chúa.

- Ai đã nói? Người đó không phải ai khác. Chính là sư phụ của em: Thượng Thái thiền sư.

Vương nhũ mẫu ôm đầu, ngồi xuống hàng ghế đôi hàng lệ chảy ròng ròng. Nhạc Lan Anh nói :

- Má má ơi, Sầu lệ làm chi, tĩnh trí nghĩ lại rồi kể chuyện cho em nhé.

Có tiếng gõ cửa phòng. Vương nhũ mẫu giật mình lo sợ đứng hẳn dậy...

Nhạc Lan Anh nói lớn :

- Ai đó.

Có tiếng thị nữ nói vọng vào.

- Vương phi sai con mang xiêm y của người đến để Quận chúa dùng tạm.

- Cho vào.

Thị nữ Tố Hương đẩy cửa bước vào hai tay bê một bọc nhiễu đỏ lớn đặt lên mặt kỷ.

- Con đã nấu nước trầm, mời Quận chúa sửa soạn tẩy thân.

Lan Anh gật đầu :

- Được rồi, cho người lui bước. Đã có nhũ mẫu ở đây rồi.

Chờ thị nữ ra, Nhạc Lan Anh ướm thử mấy bộ xiêm y rồi sang phòng bên.

- Trong khi em đi tắm. Má má bỏ giùm y phục vào tủ và nghĩ kỹ lại câu... chuyện rồi kể cho nghe nhé.

° ° °

Mười sáu năm về trước...

Về phía Tây nam cách Kim Lăng độ hai trăm dặm có một nơi gọi làVõ Hồ rất hữu tình. Không có núi cao, nhưng đồi nhỏ chập chùng, cây cỏxanh biếc um tùm. Giữa những khoảng đồi cây ấy, một vũng hồ nước trongvắt như gương. Cái đặc biệt của Võ Hồ là có một thứ cáo nhị thể đen vàvàng, lông dài óng ánh rất đẹp. Kế bên hồ có một khu trại nhỏ xinh xắn.

Chủ trại họ Nhạc tên Hoành, tự Kiến Thủy chuyên trồng trọt chănnuôi. Vợ Nhạc Hoành, Miêu thị tên Thúy lan năm ấy hai mươi bảy tuổi, kém chồng mười sáu tuổi, là người hiền đức có nhan sắc thùy mị. Miêu thịgiúp chồng trong mọi công việc ở trại tỏ ra là một nội trợ rất can đảm.

Ngoài vợ chồng họ Nhạc ra, trong trại chỉ còn một góa phụ họVương theo vợ chồng Nhạc Hoành từ khi còn thiếu thời, nay đã có tứ tuần. Vóc người vạm vỡ, khỏe mạnh, Nhạc Hoành ăn vận cư xử theo kiểu điềngiả, yếm thế. Tuy vậy, trong các cử chỉ của họ Nhạc vẫn bộc lộ một thứgì quí phái tỏ ra chàng có lịch sử gia đình đáng kể.

Ngoài công việc trong trại, Nhạc Hoành thường vác cung, chốnggiáo đi săn nhị thể đem về lột da phơi khô bán cho vài người quen từThái Bình huyện về mua cất. Đó cũng là mối lợi của gia đình họ Nhạc vìthứ cáo nhị thể này khắp đất Trung Quốc chỉ có ở Võ Hồ. Giống cáo nàykhôn và lanh lẹ dị thường. Không đi bầy đông, chỉ vài ba con là cùng.Hơn nữa, chúng biết đánh hơi người, cho nên tiến tới gần chúng để bắn là cả một vấn đề nhiêu khê, nếu không quen thì nhà liệp hộ dù tài biết mấy cũng chỉ đi không về rồi.

Tại Võ Hầu còn có một giống thú nữa là thỏ rừng sanh sản rấtnhiều. Thiệt đúng câu trời sanh voi, sanh cỏ. Thỏ rừng là món ăn thườngngày của cáo nhị thể thì lại sanh đúng vào nơi có giống cáo này. Vìhiếm, da cáo nhị thể có giá đắt lắm, nhất là bộ da nào không bị tênxuyên thủng. Giống thú đó tuy lanh lẹ nhưng tay cung của Nhạc Hoành cũng chẳng vừa: bách phát, bách trúng. Phát tên nào cũng trúng giữa ức,nghĩa là trúng đường đao rạch khi lột da cáo. Cáo nhị thể không bao giờđứng nguyên chỗ, mà phát tên nào cũng trúng giữa ức, đủ hiểu tài xạ tiễn của Nhạc Hoành cao tới bực nào.

Sáng nào, Nhạc Hoành cũng dậy sớm luyện giáo pháp ngay sân saunhà, rồi mới bắt tay vào việc khác. Ngọc giáo của Nhạc Hoành hoa văn lên vùn vụt như gió táp mưa gào, làn giáo tơi bời bao phủ tứ phía chẳngkhác chi muôn ngàn hoa lê bay rụng.

Những khi hết công việc, họ Nhạc thường uống rượu đọc sách, hoặc đàm luận cùng với Miêu thị rất tương đắc. Cảnh sống gia đình vỏn vẹn có ba người trong khu trại xinh xắn hết sức êm đềm. Nhưng Miêu thị lúc nào cũng đượm vẻ âu sầu vì muộn mằn chưa con.

Nhạc Hoành biết vậy thường khuyên vợ, chẳng nên quan tâm đến vấn đề sớm muộn, mà thí dụ nếu không sinh nở cũng không sao. Nhưng Miêu thị vẫn thắc mắc cho rằng không con là đắc tội với tổ tiên.

Lấy nhau từ năm mười sau tới năm ấy hai mươi bảy, Miêu thị thấykhác trong người, liền nhỏ nhẹ báo với Nhạc Hoành biết là nàng đã thọban. Hai vợ chồng rất đỗi mừng rỡ.

Những khi Nhạc Hoành nhàn rỗi đọc sách, Miêu thị thường ngồi kế bên.

- Thiếp cầu nguyện có con trai thiệt giống phu quân mới toại nguyện.

Nhạc Hoành mỉm cười :

- Trai hay gái cũng là huyết mạch của vợ chồng, bộ sanh con gáithì không yêu quí sao? Nếu sanh con gái ta sẽ dạy cho nó biết võ nghệcũng mà như con trai. Xưa Hoa Mộc Lan là phận nữ nhi mà cũng tay kiếm,tay sang, xông pha nơi chiến trường lập lên biết bao nhiêu công trận hơn nam nhi. Có con gái được như vậy, há chẳng hãnh diện lắm sao?

- Nói vậy thôi hiền thê ạ. Công hầu, vương bá làm chi? Tổ tiênhọ Nhạc nhà ta đây, trước kia phò Tống vương chống giặc Kim, công laohãn mã lớn biết nhường nào, rút cuộc cũng bị xử giáo tại Tây Hồ, oan ứcbiết bao! Chẳng qua thờ phải hôn quân vô đạo, nhu nhược chỉ ưa nghe sàmnịnh để trung thần uổng mạng.

Gia đình họ Nhạc - Một vị Vương tước đã có công phạt Bắc trong nhiều năm trời - vì đó mà tan nát điều tàn.

- Như vậy, thà sống ở nơi thôn dã, xa lánh hẳn mọi người, vuithú điều viên có hơn không? Tuy ẩn dật mà cũng còn chưa chắc đó... Giống người tham tàn ưa xâm lăng, sát hại lẫn nhau, không biết thế nào nóitrước được.

- Ta không đem tài sức ra để giành lấy một chức quan của triềuđình cho vinh thân phì gia, vợ con đỡ vất vả tay chân lấm tay bùn, cũngvì lẽ thấy tiên tổ nhà mình bị hàm oan mà đâm ra yếm thế. Chắc hiền thêhiểu, không trách ta để hiền thê vất vả tối ngày giữa nơi cô quanh này?

Miêu thị cảm động, rơm rớm nước mắt :

- Thiếp phận nữ nhi, tam tòng tức đức xuất giá tòng phu, phu tửtòng tử... thiếp đồng ý sống thế này, hạnh phúc an nhàn hơn, miễn là lúc nào cũng được nương bóng tùng quân nâng khăn sửa túi. Việc làm thườngngày là bổn phận con người, đầu đội trời chân đạp đất, sao gọi là nặngnhọc được.

Nhạc Hoành âu yếm nhìn Miêu thị.

- Hiền thê quả là người đức độ khiến ta quí mến vô cùng...

Chín tháng sau, Miêu thị nở nguyệt khai hoa, hạ sanh một con gái bụ bẫm kháu khỉnh cô cùng... Nhạc Hoành đặt tên là Nhạc Lan Anh, ngụ ýquí mến Miêu Thúy Lan nên dùng chữ lan đệm tên con gái.

Từ đó trong khu trại nhỏ nhắn ấy có thêm tiếng trẻ thơ, gây thêm hạnh phúc cho gia đình họ Nhạc. Vương Ý Lan trông nom Lan Anh giúp Miêu thị.

Nếu cuộc sống cứ trôi theo nếp êm ấm thì làm gì có chuyện. NhạcLan Anh lớn như thổi, bụ bẫm xinh đẹp khác thường, được ba người lớnnâng niu chiều chuộng vô cùng... Ngờ đâu, lúc nàng được tám tháng thìmột trận phong ba đã xảy ra trong gia đình họ Nhạc.

Một hôm bình minh đẹp đẽ, gió mát phây phẩy, mặt nước Võ Hồ lăntăn phản chiếu bóng trời xanh... Nhạc Hoành đeo cung tên cầm giáo bảoMiêu thị :

- Bữa nay đẹp trời, hiền thê ở nhà trông con, ta thử đi xem có gặp mồi không nhé.

Nói đoạn, họ Nhạc vuốt tóc vợ, cúi hôn con.

Lúc ngẩng đầu lên thì nhận thấy vẻ mặt băn khoăn của Miêu thị.

- Hiền thê sao vậy? Tinh thần bất an chăng? Nếu vậy, ngày khác đi săn cũng được.

Miêu thị lắc đầu :

- Thiếp vẫn mạnh như thường, nhưng đêm rồi mê thấy khu trại nàycháy lớn, nên tự nhiên cảm thấy hồi hộp lo âu, e sợ thế nào ấy...

Nhạc Hoành cả cười :

- Chà! Mộng mị tin sao được? Hiền thê chẳng nên chú ý tới làm gì cho mệt mỏi thần trí. Ta đi bữa nay sẽ về sớm. Đẹp trời không săn uổngmồi.

Miêu thị nhìn chồng ra đi, tuy không dám nói ra nhưng lòng vẫnbăn khoăn e ngại, bế con dựa cửa nhìn họ Nhạc đi khuất ngàn cây mới trởvào.

Người thiếu phụ trẻ đẹp đức độ ấy có ngờ đây cuộc chia tay buổi ấy là vĩnh việt chia ly...

Chồng đi khỏi, Miêu thị càng thấy nóng ruột bội phần. Nàng trao Lan Anh cho Vương Ý Lan.

- Bế em tôi đi làm việc cho đỡ băn khoăn. Không hiểu tại sao tôi cảm thấy có sự không hay xảy ra cho gia đình này.

Vương Ý Lan nhìn chủ thương hại :

- Có một nhà ta ở khu Võ Hồ thì làm gì sợ chuyện chẳng lành nữa. Chắc phu nhân quá nghĩ nên đâm ra lo lắng vô cớ đó thôi.

Miêu thị lắc đầu :

- Không phải! Tôi có cảm tưởng rất rõ rệt như vậy và bây giờ thì hối hận đã không cương quyết ngăn cản để tướng công ra đi. này Vươnggià ôi, dù sao tôi cũng dặn trước điều này: Nếu vạn nhất vợ chồng bạcphước, lâm nạn thì già trông nom nuôi nấng Lan Anh cho thành người nhé.Nó là hạt máu độc nhất của dòng họ nhà tôi. Già hứa đi.

Vương Ý Lan khóc :

- Phu nhân không nên ưu tư quá đáng như vậy. Tướng công đi săn như thường lệ, chốc lát được mồi trở về...

- Không! Già hứa trông nom Lan Anh cho đến cùng đi. Hứa cho tôi an lòng!...

Vương Ý Lan gạt nước mắt.

- Khổ quá! Vâng, họ Vương tôi xin hứa coi Lan Anh như con đẻ,nuôi nấng nó cho đến cùng. Vạn nhất có sự không hay, Vương tôi không bao giờ rời Lan Anh dù phải thác.

Miêu thị tháo sợi dây đeo vào cổ Vương Ý Lan :

- Sợi dây ngọc này là món bảo vật của tướng công tặng tôi khi vợ chồng mới kết nghĩa trăm năm. Vương già hãy giữ lấy, Lan Anh lớn lên sẽ đeo nó.

Vương Ý Lan không phản đối, cũng bị lây cái lo sợ ưu tư của chủ. Miêu thị vuốt má mọng như trái đào của Lan Anh, rồi xăn tay áo bước rakhỏi nhà lăng xăng cho gia súc ăn.

Tới gần trưa, mọi việc xong xuôi, Miêu thị ra gốc cây cam háimấy trái chín định đem vào nhà chờ chồng về ăn thì bỗng nàng rùng mìnhcảm thấy như có người lạ nhìn. Nàng nhớn nhác nhìn quanh thì quả nhiêncó ba người đàn ông lạ mặt, vận võ phục đứng ở bụm cây dâu bên hàng ràonhìn mình không chớp mắt. hai người ở hai bên nét mặt hung dữ gớm ghiếc. Người đứng giữa hiền lành, trạc ba mươi lăm, ba mươi sáu tuổi, nhưngnét dâm đãng trai lơ hiện ra mặt. Cả ba người nào cũng đeo kiếm cầmcung.

Miêu thị bỏ không hái cam nữa, quày quả đi vào nhà, thì một trong ba người gọi lớn.

- Này, đi săn qua đây khát quá, bán cho tôi mấy trái cam nào!

Đi thẳng vào nhà, Miêu thị đặt giỏ cam xuống mặt thồi.

Tiếng ở ngoài rào la lớn :

- Ô hay! bàn hay không cũng phải nói chớ. Kiều mị như vậy mà khinh người thế.

Miêu thị bế Lan Anh bảo Vương thị ra trả lời không bán, cho bảo người đó đi nơi khác.

Vương Ý Lan bước ra vườn cây :

- Cam này không bán, xin quí vị đi nơi khác.

Người đứng bên tả nói :

- Chúng tôi đi săn cáo, lạc đường tới đây, khát quá, không bán cam thì cho uống nước vậy?

Vương thị lắc đầu :

- Phiền ba vị đi nơi khác, nhà này vắng đàn ông, bất tiện lắm.

Người đứng giữa đưa mắt nhìn hai người kia.

- Ai làm gì mà tiện với bất tiện! Phá cổng vào xem có bất tiện không.

Dứt lời y hất hàm.

Hai tên kia xăm xăm tiến ra lối cổng tre.

- Vương gia truyền lệnh phá cổng. Thiệt là lỗi tại các người mùa thôn dã không biết điều nhé.

Dứt lời, một tên co chân đạp tung cánh cổng tre đơn sơ.

Vương Ý Lan hoảng hốt.

- Các người phá cổng nhà người, lát nữa tướng công ta về đừng có trách.

Ba người đi thẳng về nhà, không thèm để ý đến câu nói của Vương thị nữa.

- Đến Vua còn chẳng coi ra gì, nữa là thứ tướng công quê mùa nhà mụ à!

Vương Ý Lan vội chạy theo vào nhà.

Ba người xông hẳn vào nhà, thấy thiếu phụ bế đưa hài nhi đứnggiáp vào tường. Đưa cung, tháo bao tên và kiếm liệng cho hai tên nọ,người có danh hiệu là Vương gia nhăn nhở khả ố, tiến tới chỗ Miêu thịđứng.

Miêu thị lùi lại đưa Lan Anh cho Vương Ý Lan, nghiêm nghị dõng dạc nói :

- Các người sức dài vai rộng uy hiếp phụ nữ cô đơn không biết hổ người với hai tiếng nam nhi sao? Muốn ăn cam thì cứ việc ra vườn màlấy.

Vị Vương nọ cười hềnh hệch, mắt đỏ ngầu nhăm nhở :

- Ta đâu có khát cam ngoài vườn! Họa chăng khát sắc đẹp thùy mịcủa thiếu phụ thôn dã thì có. Hì... hì... thôi, ưng thuận đi, muốn thứgì ta cũng cho... hì... đẹp quá! Ái khanh ơi!... Đẹp quá!

Nổi giận, mặt đỏ bừng bừng, Miêu thị lùi sau phía tường phíađông, rồi bất chợt với tay lấy thanh đoản kiếm trên tường xuống tuột racầm lăm lăm trong tay.

Vương Ý Lan thấy nguy, tuy đang bế Lan Anh trong tay cũng chạy tới kéo tay áo người nọ.

Tức mình, vị Vương gia ấy đẩy mạnh, Vương Ý Lan mất thăng bằngté lăn ra mặt đất tay vẫn ôm chặt Lan Anh, nhưng Lan Anh sợ quá khócthét lên. Đau xót, Miêu thị không dè dặt nữa xông tới nhắm bụng vị Vương gia ấy đâm một lát kiếm, miệng la :

- Đồ khốn kiếp, uy hiếp cả đàn bà lẫn trẻ thơ!

- Dễ dàng, người đó tránh nhường tay kiếm của Miêu thị trượt ra ngoài :

- A ha! Can đảm quá! Đâm nữa ta coi nào!

Miêu thị thấy Vương Ý Lan đã bế Lan Anh đứng dậy, liền lùi lại nói :

- Bế Lan nhi vào phòng, mặc chúng tôi.

Vương thị lén lén đi vòng ra phía sau. Miêu thị, miệng kêu Trời mãi sao Nhạc chủ nhân không về?

Người nọ từ từ tiến tới chỗ Miêu thị đứng :

- Ưng thuận đi, chịu khó ưng thuận một lần thì chuyến sau sẽkhông còn biết ngượng ngùng nữa! Báu vật thế này mà ở nơi thôn dã, phícả sắc nước hương trời... hì... hì...

Miêu thị lùi bước đến sát tường, nàng lộn tiết vì câu khả ố của tên nọ :

- Đồ súc sanh khốn kiếp! Vương với giả gì chúng bay! Tuy thôn dã nhưng không sống ô nhục như chúng bao trên vàng dưới ngọc.

Nàng cốt ý kéo dài thời gian hòng chờ chồng về, nên thỉnh thoảng lại liếc nhìn phía ngoài...

Tên nọ vẫn tiến tới :

- A! Chờ chồng về phải không? Y trở về thì ái khanh đã ô uế với ta rồi!

Cùng đường, Miêu thị đành đứng yên không dám đi vòng ra phía cửa ra vào, e hai tên bộ hạ đoạt kiếm thì còn nguy cơ mau hơn nữa. Nàng run rẩy khấn thầm cho Nhạc Hoàng về mau chóng. Lúc này thời gian trôi lâuquá. Nàng cảm tưởng như qua một thế kỷ rồi mà chồng chưa về cứu nguy.Chờ tên gian ác tới gần, nàng liều mạng đâm lát kiếm nữa. Tuy khỏe mạnhquen xốc vác việc trong trại, nhưng có bao giờ nàng biết cầm kiếm đâmngười thì tránh sao được nổi sơ hở.

Tên kia lánh sang bên tránh khỏi, nàng vội thâu kiếm về và đâm luôn lát khác.

Giữa lúc ấy có tiếng động ở cửa... Miêu thị tưởng chồng về, vôtình ngước mắt nhìn ra thì bị luôn tên gian ác tới đoạt kiếm đẩy ép nàng vào tường... vặn cổ tay kiếm rớt xuống đất xoảng một tiếng. Vương thịla lớn, Lan Anh cũng sợ quá khóc thét lên...

Miêu thị cố la :

- Bế Lan nhi vào phòng!

Sức tên Vương gia gian ác đàn áp càng tăng. Miêu thị mím môi cốsức kháng cự nhưng không sao nổi tên dâm thần ấy sức mạnh tăng gấpbội... Tay hữu y ôm chặt lấy eo lưng của nàng, tay tả kéo đứt vạt áo trễ xuống mặc cho Miêu thị đấm đá và cào cấu vô ích. Lần lần, y ấn nàngxuống chiếc trường kỷ kê giáp tường...

Miêu thị cố sức, thở hổn hển, mặt trước còn đau nhừ, sau táingắt... Nành cố ngước mắt nhìn ra cửa, thì ra tiếng động hồi nãy là dohai tên bộ hạ đóng cửa lại, mà nàng cứ tưởng chồng về. Nàng bị ấn mạnhxuống kỷ.

- Đồ khốn kiếp! Thà chết chớ ta không chịu ô nhục... Nhạc lang hỡi, thiếp đã cố nhưng kiệt sức rồi, xin hẹn kiếp sau.

Miêu thị cắn lưỡi mạnh, nhổ huyết phun bật vào mặt tên gian áckhiến hắn phải buông nàng ra để chùi mặt. Vương Ý Lan từ căn phòng trong chạy ra tay cầm dao, nhưng không kịp. Miêu thị đã lăn ra đất quằn quạimấy cái rồi nằm im hết động đậy. Vương thị òa lên khóc liều mạng xôngvào đấm tên nọ, nhưng đã bị gã này bắt được cổ tay vặn tuột dao rớtxuống đất rồi té lăn vào góc nhà.

Giữa lúc ấy, một trong hai tên bộ hạ đứng ở cửa ra vào chạy vội tới nói nhỏ mấy câu :

- Tâu Vương gia có người vác giáo đi gần tới cổng trại.

- Cứ hạ hắn đi, bất tất trái phải. Lẹ lên, còn ra khỏi nơi đây.

Dứt lời tên Vương gia gian ác nọ xốc Vương thị đẩy vào trong phòng trong, khép trái cửa lại.

Nhạc Hoành vác giáo, tay hữu cầm chùm đuôi ba con cáo nhị thể bước vào cổng trại.

Chàng giật mình vì thấy cánh cổng mở toang. Nhìn vào nhà, cửa giữa đóng chặt chàng nghĩ thầm :

- Có lẽ chờ lâu không thấy chàng về nên Miêu thị, Vương Ý Lan ở cả trong nhà. Nhưng tại sao lại để cổng ngỏ thế này?

Miêu thị là người rất cẩn thận, từ bao năm nay không hề sơ suất, nhưng chẳng lẽ lại quên đóng cổng sao?

Ôi! Cái then cửa bằng tre bị bung ra kìa! Chắc có xảy ra sự bất trắc rồi!

Chàng tái mặt. Bao nhiêu năm nay, không hề có chuyện cướp bóc trong vùng hoang vắng này, chẳng lẽ...

Nhạc Hoành không dám nghĩ thêm nữa, tiến vào phía trong cổng xem, nhìn dấu vết...

- Phập! Phập!

Hai mũi tên từ trong khe cửa bay ra lẹ như chớp trúng bụng Nhạc Hoành, ngập non một nửa.

Trợn mắt, Nhạc Hoành liệng luôn ba xác cáo nhị thể trúng cửagiữa tung cả hai cánh ra. Đồng thời, chuyển giáo sang tay hữu, tay tảrút bật cả hai mũi tên ra liệng xuống đất máu vụt từ vết thương ra nhưsuối. Rút khăn quấn tóc, chàng bịt chặt lấy vết thương... Vừa lúc ấy,hai mũi tên nữa bay vụt ra, Nhạc Hoành nghiến răng, cầm lấy giáo gạt tên rớt xuống đất, rồi chạy như bay vào trong nhà.

Hai tên bộ hạ rút kiếm xông cả lại chém.

- Ác tặc! Coi giáo ta đây!

Nhạc Hoành vung tròn ngọn giáo gạt phăng hai thanh kiếm, đâmluôn hai nhát lẹ như chớp. Bị trúng thương ngập bụng, ruột lòi lòngthòng ra ngoài, hai tên bộ hạ đổ vật ra đất, máu phun như suối giãy chết rên rỉ nghe rợn người. Nhạc Hoành cười lớn, nhìn vào cửa phòng thấy tên Vương gia gian ác đứng sát vách tường tay lăm lăm cầm đoản kiếm.

Trên mặt gạch, Miêu thị nằm cứng đờ, mặt mũi đầy máu, mắt mở trừng trừng như còn sống, đượm vẻ căm hờn...

Uất hận, Nhạc Hoành hiểu cả. Chàng trút hết tinh thần để tưởngtượng việc đã xảy ra trong khu trại, trong căn nhà xinh đẹp gọn gàng của chàng. Máu từ vết thương nặng ở bụng chảy ra thấm ướt cả chiếc khăn màchàng đang ấp vào bụng. Sau khi dùng sức chạy vào nhà và đâm chết haitên bộ hạ, mất máu nhiều, Nhạc Hoành tái mặt hai chân bắt đầu run lẩybẩy, và bây giờ nhận thấy vết thương nặng ấy làm chàng đau đớn vô cùng.Nhưng chàng cố nhịn không cho sự đau đớn biểu lộ ra nét mặt, mắt vẫngườm gườm nhìn tên gian ác đang lo sợ cầm kiếm dựa lưng vào vách ván...

Bỗng Vương thị bế Lan Anh đứng lấp ló bên phòng mếu máo :

- Tướng công ôi, phu... phu nhân tự sát để... để giữ trọn...tiết trinh, hãy hạ tên giặc này đi để phu... nhân được thỏa vong linh... nơi chín suối.

Sung sướng hiện ra trên sắc mặt tái mét, Nhạc Hoành cười vang khiến tên gian ác giật mình nhích ngang một bước.

- A! Ra phu nhân giữ vẹn lòng trong trắng! Thúy Lan em hỡi, có khôn thiêng hãy trông ta hạ tên tử thù này!...

Máu chảy nhỏ giọt xuống nơi chàng đứng, Nhạc Hoành vận dụng tànlực giơ ngọn giáo lên ngang vai phóng mạnh và đồng thời té lăn ra đất,tay rời vuông khăn đẫm máu...

Ngọn giáo bay vút trúng phía trên ngực xiên ra phía sau gài hẳn tên gian ác nọ vào vách ván.

Tên đó rú lớn một tiếng, rời đoản kiếm, ngoẻo đầu sang bên, ngất lịm.

Thiệt ra, Nhạc Hoành nhằm tim kẻ thù khi phóng ngọn giáo ấy, nhưng chàng hoa mắt lên nên đi chệch.

Vương thị khóc vang, bế Lan Anh chạy vội ra chỗ chủ nhân nằm nghiêng, quỳ xuống :

- Tướng công ơi! Tướng công trúng thương hồi nào vậy? Khổ quá, trời hỡi trời!

Vương thị vội đứng lên đặt Lan Anh xuống kỷ, nhưng Nhạc Hoành đã mở mắt ra.

- Đem... đem Lan Anh... lại... lại đây, mau!

Vương thị khóc rưng rức bế Lan Anh đến nơi ngồi thụp xuống :

- Tướng công ơi!

Nhạc Hoành cố sức chống tay nhỏm người lên cố nói, lưỡi đã bị cứng :

- ... Cố... cố nuôi... nuôi em... khôn lớn... báo thù... hứa đi!...

Vương thị khóc nức nở :

- Con xin hứa!

Đưa tay run rẩy, mắt lờ đờ, Nhạc Hoành sờ má Lan Anh khiến má hài nhi vấy máu cha :

- ... Lan Anh... con... ơi, cha... đi... đây! Thúy Lan... nàng hỡi... hãy chờ ta...

Dứt lời, họ Nhạc khuỵu tay xuống, tắt thở, thọ bốn mươi ba tuổi. Vương thị đau đớn, gọi réo lên, lay vai Nhạc Hoành nhưng người traicuối cùng của dòng họ trung trực ấy chỉ là cái xác không hồn. Giữa lúcấy, bên ngoài có tiếng ngựa hí vang và nhiều tiếng người xôn xao. Vươngthị giật mình bế xốc Lan Anh đứng lên thì có người đi vào sân ngoài.

- Có ai ở nhà không?

Vương thị sợ hãi bế Lan Anh chạy vội vào trong, hé mắt nhìn thấy mấy người quân phục đeo đao bước vào trong nhà.

Họ chùn cả lại khi thấy cảnh tàn sát trong nhà. Một người nói :

- Ra nói cho Vương gia biết mau!

Tên thuộc hạ vâng lời, lanh lẹ quay gót chạy ra khỏi nhà. Látsau, bọn người kéo vào đông, đi đầu là một người trạc tuổi tứ tuần, vócngười mảnh khảnh lưng đeo cung tên, eo gài kiếm.

Người đó nhìn qua một lượt, rồi truyền lệnh :

- Quân bây! Rút giáo, đỡ đệ tam Vương gia xuống. Nhẹ tay, nghe!

Bốn tên quân hầu tiến lên, nhưng một người có tuổi, râu ba chòm đen lánh, đứng phía sau tiến tới nói lớn :

- Hãy khoan, để tôi coi đã.

Người đó là Đỗ y sĩ theo đoàn nhân mã này đề phòng. Họ Đỗ bướctới chỗ đệ tam Vương gia nhận xét kỹ, cầm cổ tay chẩn mạch rồi nói :

- Hãy còn sống. Hai người đỡ chân Vương gia để tôi rút ngọn giáo ra.

Hai tên quân vội độn tay xuống dưới đùi hẳn đỡ tam Vương gia. Đỗ y sĩ cầm cán giáo nghiến răng rút mạnh. Ngọn giáo bật hẳn ra nhưng viên y sĩ cùng té ngửa ra phía sau.

Người bị thương vừa tĩnh la lên hai tiếng "chao ôi!" và giũxuống nhưng hai tên quân hầu đứng gần đó, đỡ ngay, khiêng đặt nằm xuốngtrường kỷ.

Đỗ y sĩ săn sóc người bị thương trong khi vị Vương gia vào sau bảo quân hầu vào khám xét trong phòng ngủ.

Lát sau chúng dẫn Vương thị bế Lan Anh ra.

Vương thị run sợ, mặt tái mét, láo liên đưa mắt nhìn từ người nọ đến người kia.

Vị Vương gia đó ôn tồn bảo.

- Nhà người không cần phải lo sợ. Ta không sát hại đâu, nhưng cơ sự thế nào? Thuật lại rõ ràng để ta còn liệu.

Vững tâm hơn, Vương thị thong thả thuật lại những việc đã xảy ra không bỏ sót mảy may.

Nghe chuyện tới đâu, vị Vương gia gật đầu tới đó, rồi hỏi :

- Được lắm. Ta hiểu rồi. Việc đáng tiếc ấy đã xảy ra trong khikhông có sự hiện diện của ta. Nay vợ chồng họ Nhạc đều tử nạn rồi, mộtmình người không ở được nơi hoang vắng này với đứa nhỏ chưa đầy năm. Vậy nên nghe ta về Kim Lăng muốn thứ gì được thứ đấy, ta xin lãnh phầntrách nhiệm nuôi con họ Nhạc và gây dựng cho nó sau này. Nhà ngươi tứ cố vô thân, vậy cứ tiếp tục trông nom đứa nhỏ, ta hứa sẽ hậu đãi haingười. Kể từ giấy phút này, đứa nhỏ là con ta đổi Nhạc ra họ Chu và aicũng phải gọi Lan Anh là Quận chúa. Nghe chưa.

Vương thị nghĩ thầm "Ở nơi hoang vắng này một mình chắc chắn làchẳng xong rồi, chi bằng ta cứ nhận đem Lan Anh về Kim Lăng nuôi nấng,chừng nào lớn lên sẽ hay". Như vậy ta còn có dịp dò hỏi tên kẻ thù sốngsót là ai, thiệt là nhất cử lưỡng tiện.

Nghĩ đoạn, Vương thị nói :

- Tâu Vương gia, kẻ ngu hèn này chỉ sợ không được sống an ổn nơi Kim Lăng thôi.

Vị Vương đó mỉm cười :

- Ai dám xâm phạm nơi cung điện của ta mà sợ không an ổn.

Vương thị nghi ngờ đưa mắt ra chỗ Đỗ y sĩ và các tên bộ hạ đang cho thuốc và băng bó kẻ bị thương.

Hiểu ý, Vương gia lắc đầu :

- Cứ nghe ta, không có chi trở ngại cả. Về tới Kim Lăng sẽ biết.

Vương thị nghe lời, cúi đầu im lặng, nhưng trông thấy xác vợchồng họ Nhạc, bất giác nghĩ đến tình thầy trò chung thủy thì lại òa lên khóc, khiến Lan Anh cũng nhớn nhác lại bọn người lạ mặt khóc theo.

Vương gia vuốt má Lan Anh thấy vấy máu hỏi Vương thị :

- Đứa nhỏ cũng bị thương sao.

- Bẩm không!... máu vấy vào đó thôi.

Nghĩ tới lúc chủ nhân vuốt má Nhạc Lan Anh trước khi vĩnh biệt, Vương thị lại nức nở khóc lớn.

- Từ lúc xảy ra tai nạn đến giờ, Quận chúa đã ăn gì chưa.

Vương thị lắc đầu :

- Bẩm Vương gia, trước thảm cảnh này thì chỉ có lo sợ và đau buồn thôi chớ không nghĩ tới đói.

Muốn tránh không cho Vương thị nhìn mãi cảnh tàn sát, Vương gia bảo.

- Bế Quận chúa vào trong phòng, sửa soạn hành trang, muốn đem theo gì cũng được, chừng nào ta lên đường sẽ theo đi.

Vương thị vâng lời, bế Lan Anh vào phòng trong, khép cửa lại.

Gọi tướng quân hầu cận tới, vị Vương gia truyền lệnh :

- Đào hai huyệt ở nơi đẹp nhất trong khu vườn, chôn vợ chồng chủ nhân trại này. Khâm liệm cho tử tế. Còn hai tên hạ thuộc của đệ tamVương gia thì chôn ở ngoài mé hồ. Nghe chưa?

- Dạ.

Truyền lệnh hỏa đầu sửa soạn ngay thức ăn thiệt tốt cho đứa nhỏvà người nhũ mẫu. Còn Đệ tam vương sau khi buộc thuốc xong xuôi cho cáng về trại trước. Chừng nào rồi việc ở đây, ta cũng lên đường và thu xếpvề thẳng Kim Lăng không tiếp tục săn nữa.

Viên thuộc tướng vâng lệnh quay ra.

Định đoạt mọi việc đã xong vị Vương đó mới hỏi Đõ y sĩ :

- Vết thương thế nào.

- Tâu Vương gia, vết thương đó nặng, nhưng không nguy vì mũigiáo không động tới phổi. Đệ Tam Vương sẽ lành mạnh như thường sau vàitháng điều trị và dưỡng bệnh, Hiện thời vết thương đã được buộc thuốccẩn thận và hạ thần cho bệnh nhân một liều tê cho đỡ đau lúc đi đường.

- Được lắm, ta may mắn mới có Hoa Đà tái thế phụ việc.

- Vương gia dạy quá.

Chờ viên y sĩ lùi bước, vị vương đó chắp hai tay sau lưng, đi vòng khu trại nhỏ xem xét. Vừa đi vừa nghĩ.

- Tam đệ bậy quá! Không bao giờ chừa được tánh háo sắc. Nếu tabiết có đàn bà đẹp ở nơi hoang vắng thì đã không cho y đi một mình. Số y chưa đến lúc tận nên Nhạc Hoành phóng ngọc giáo khi đã kiệt lực quárồi, nếu không chắc phải trúng tim! Tài thiệt! Bị trúng hai mũi têntrúng bụng, huyết chảy đầm đìa, tay cầm khăn bịt bung, tay cầm giáo chạy vào nhà, chỉ trong chớp mắt hạ luôn được hai kẻ thù và còn phóng giáođịnh giết người thứ ba! Chân tài! Tiếc rằng không có họ Nhạc đầu bôndưới trướng! Nghĩ bao nhiêu, ta càng giận tam đệ đã làm thiệt của ta một kỳ tài! Đáng tiếc! Đáng tiếc!

° ° °

.. Nhạc Lan Anh chùi ngấn lệ còn vương trên khóe mắt. Nàng mở nút cổ áo, kéo sợi dây ngọc ra nhìn, kỷ niệm độc nhất của chamẹ nàng và cũng là món bảo vật độc nhất được chứng kiến cảnh tàn sátrùng rợn ở Võ Hồ sáu năm về trước. Nghĩ đến kẻ thù, nàng cảm thấy máutrong người sôi lên, khóe hạnh tròn xoe, mày liễu dựng ngược, hai hàmrăng ngọc nghiến kèn kẹt... nàng muốn cất bước lên đường ngay chỉ nẻoHàng Châu, bắt Chu Vĩnh An đưa về Võ Hồ mổ bụng moi gan tế trước mộ chamẹ nàng mới hả dạ.

Vương thị chưa kịp khuyên can hãy dẹp bớt thịnh nộ chờ dịp thuận tiện sẽ ra tay thì bất giác Nhạc Lan Anh căm hờn quá, bóp nát chiếc lyxứ Giang tây mà nàng đã uống cạn trà từ hồi nào...

- Tiểu thư chẳng nên nóng nảy quá e lộ chuyện. Tên gian vươngkia khỏe mạnh ta sẽ tìm dịp thuận tiện báo gia thì cũng chẳng muộn. Y đã vậy, nhưng Thuận Vương cư xử với tiểu thư và tôi rất đứng đắn, biết giữ lời hứa đáng khen.

Nhờ có Thuận Vương bảo đảm cuộc sanh sống, tiểu thư mới có dịpđược Thượng Thái lão ni đem về Long Sơn tự truyền thụ võ nghệ và mới cóngày nay... Thù máu phải gội rửa bằng máu là lẽ cố nhiên, dù sao cũngnên tính toán kỹ rồi sẽ hành động sau, nóng nảy không có lợi, và cũngchẳng xứng đáng với một người có bản lãnh tuyệt kỹ, cần phải điềm tĩnhnhư tiểu thư.

Nhạc Lan Anh suy nghĩ hồi lâu :

- Vương má má dạy chí phải, em xin nghe theo. Lời của má má làlời của song thân lúc còn sanh thời, lẽ cố nhiên em phải nghe theo. ƠnThuận Vương sẽ trả, nhưng mối huyết hận kia, em thề sẽ báo bằng máu Vĩnh An. Chừng đó mới an tâm. Nhưng còn một điều.

- Điều chi vậy?

- Làm thế nào mà Thượng Thái sư phụ biết lịch sử gia đình họNhạc, đưa em lên núi truyền dạy võ nghệ? Vương má má nghĩ kỹ xem hồitrước, song thân có nói gì không? Có ai thường lui tới gia trại.

Ngẫm nghĩ hồi lâu, Vương thị nói :

- Hồi mới đến giúp việc trong, phu nhân có nói tới một bà côtrong họ Nhạc đi tu, không hỏi cặn kẽ nên không thể nói chắc được Thượng Thái lão ni là bà cô đó chăng? Suốt trong thời gian trên ba mươi năm,tôi nhớ rõ không có nhà tu hành nào đến khu trại ở Võ Hồ cả.

- Có dịp tái kiến cùng sư phụ, em sẽ hỏi cặn kẽ lại mới được!Mười bảy năm nay, mộ phần song thân không người coi sóc chăm nom, đấtlún cỏ cao, có lẽ mất hết dấu tích.

Nói tới đây, Nhạc Lan Anh lại úp mặt vào tay khóc.

Vương thị ngồi xuống bèn vỗ về an ủi.

- Chừng nào tiện dịp, chúng ta cùng đi Võ Hồ viếng mộ phần. Dầuđất có lún, tôi cũng nhớ ra. Phần mộ ở ngay dưới gốc cây cam lớn. Tôi đã chú ý nhìn kỹ trước khi theo Thuận Vương về Kim Lăng.

- Từ này đó kẻ thù có về Kim Lăng chuyến nào không?

- Có y có về mấy lần nhưng tôi không gặp mặt. Nghe nói vậy thôi, y trấn thủ ở Hàng Châu. Vợ chồng Thuận Vương căn dặn tôi không đượctiết lộ vụ tàn sát Võ Hồ cho tiểu thư biết, giấu hẳn tông tích họ Nhạc.Từ nay chúng ta nên thận trọng kẻo tiết lộ.

Chùi nước mắt, Nhạc Lan Anh đứng lên đi đi lại lại trong phòng :

- Chừng nào em phanh thây tên Vĩnh An ra tế song thân, bấy giờ mới ăn ngon ngủ yên được.

Hôm sau Lan Anh ra hầu Thuận Vương và Vương phi như thường. Haingười này chỉ có ơn chớ không có oán với gia đình nhà nàng, vì vậy nhìnmặt, nàng không thấy oán hận chút nào.

Thuận Vương bảo Lan Anh :

- Nay con thành tài, thiền sư cho hạ sơn, thiết tưởng cũng nên giúp ta trong việc binh nhung, chẳng hay con ý kiến thế nào.

Kính cẩn, Lan Anh nói :

- Đó là một hân hạnh cho con, nếu không gọi là bổn phận. Khi còn ở Long Sơn, con vẫn hằng mong sẽ được Phụ vương tuyển dụng.

Thuận Vương vui mừng.

- Có ái nữ anh hùng như con hãnh diện cho ta biết chừng nào! Con sẽ lãnh nhiệm vụ canh phòng nơi cung điện này cùng với hai anh con.Trong thời kỳ con vắng mặt, ta đã sửa đổi lại và mở rộng các từng lớptrong Vương phủ. Vậy con phải nghiên cứu bản đồ cung điện với Trấn Quốc, Bảo Quốc mới được. Ta sẽ truyền lệnh cho chúng biết việc con theo lệnhta tham dự việc canh phòng này. Ngoài ra, ta còn ban riêng cho con, mộtlệnh bài xuất nhập tự do bất cứ giờ giấc nào trong Ngũ Ải. Lệnh bài ấychỉ có năm người có Trấn Quốc, Bảo Quốc, Quân sư, Nguyên soái và con,thế thôi.

Vương phi ngắt.

- Con gái mới về, Vương gia đã vội trao trách nhiệm bắt nó làmviệc ngay. Luôn sáu năm trời xa cách, nên cứ để cho nó nghỉ ngơi hưởngsự an nhàn đã chớ, thiếp không ưng để nó làm việc ngay đâu.

Thuận Vương vuốt râu cười :

- Chà! Nói vậy thôi, chớ lúc nào Lan Anh muốn bắt đầu làm việc cũng tùy ý nó, ta đâu có ép Vương phi phải... binh vực ngay.

Lan Anh tươi cười :

- Thưa vương mẫu, Phụ vương dạy chí phải. Con làm việc đã quen e nhàn rỗi sống trong lụa là, trướng gấm màn the sẽ đâm ra ỷ lại lườibiếng. Dầu sao, con cũng xin để một phần thì giờ để thần hôn định tỉnhsong thân, bù lại những năm vắng nhà, cho tròn phận gái.

Thuận Vương gật đầu lia lịa :

- Lời trung hiếu của con ta nghe được lắm. Có thế mới không hổlà con của cha! Khá khen đó. Ta rất mãn nguyện có con gái anh thư cânquắc như con! Hà... hà...!

Từ đó Nhạc Lan Anh tham dự vào việc canh phòng trong Vương phủtổ chức rất kiên cố. Chẳng bao lâu, nàng đã thuộc hết bản đồ đường đilối lại trong Ngũ Ải.

Ngày ngày, nàng cùng hai Thế tử ôn văn, luyện võ, cưỡi ngựa bắncung, ba anh em tuy cùng tranh tài thi sức không ai chịu nhường ai,nhưng rất tương đắc.

° ° °

Nói về Lam Y nữ hiệp cùng Chu Đức Kiệt và Kim ĐaoQuan Long từ Mã Thạch sơn Quan gia bảo đi Kim Lăng, chẳng bao lâu đã tới phủ thành tìm đến Cao gia trang.

Nơi trang trại này rộng lớn, nhà cửa san sát ở ngay Tây Môn.Trang chủ Cao Thiệu Đàm nghe báo Quan Long tới thăm, rất đỗi mừng rỡ,thân ra tận trang môn đón. Họ Cao thấy tướng mạo phi phàm của anh em Chu gia thì cảm phục vô cùng.

Phần Chu Đức Kiệt và Lam Y cũng vậy. Hai người kính trọng tư cách nhàn nhã phong lưu của họ Cao.

Quan Long nói mấy lời giới thiệu.

Cao Thiệu Đàm vui mừng.

- Nghe đại danh như sóng cồn, nay được diện kiến mới biết danh bất hư truyền.

Chu Đức Kiệt vái dài.

- Anh em tôi là bậc hậu sanh, Trang chủ quá khen như vậy khiến chúng tôi e thẹn vô cùng.

Họ Cao cười vang.

- Hậu sanh khả úy chớ! Lần trước du hành qua đây, lệnh thúc phụ(chỉ Đức Võ Thượng Nhân) có hẹn kỳ này năm sau sẽ trở lại, nên tôi cũngđang chờ được tái kiến... Kìa, mời ba vị vào nhà.

Mấy tên trang đinh đỡ cương ngựa dắt vào hậu trang... Ba ngườiđeo hành lý lững thững theo Cao Thiệu Đàm qua nhiều lớp nhà vào tới cănnhà lớn nhất ở trung tâm trang trại. Thấy trang trại rộng rãi ngăn nắp,anh em Chu gia khen thầm.

Cao Thiệu Đàm nói :

- Ba vị từ Kim Lăng tới, chuyến này mới có dịp xem kỹ mã hội doThuận Vương tổ chức, vui nhưng cũng nắm chắc phần hồi hộp. Người dự thiđã khá đông, niêm yết ngay ở phủ môn cho dân chúng theo dõi trước cuộcđua.

Quan Long nói :

- Đáng lẽ tôi không lên Kim Lăng, nhưng nhân dịp có Chu biểu huynh và biểu muội qua Quan gia bảo nên cùng đồng hành cho vui.

Cao Thiệu Đàm ngạc nhiên.

- A! Thế ra ba vị là cô cửu với nhau cả. Trước đây tôi không thấy nhắc tới.

Chu Đức Kiệt cười :

- Có họ từ mấy đời rồi, bây giờ vô tình mới nhận nhau, Trang chủ ạ.

Quan Long bèn đem sự liên lạc giữa hai dòng họ Chu, Quan kể cho Lăng Quân nghe.

Ba người vào đại sảnh dùng trà, được vài tuần, Cao Thiện Đàm nói :

- Tôi đã cho sửa soạn phòng ốc, quí vị từ xa tới, xin mời về phòng thay y phục nghỉ ngơi kẻo mệt.

Trước khi chia tay ai về phòng nấy, Chu Đức Kiệt nói với họ Cao.

- Chúng tôi có hẹn với mấy người anh em họp nhau ở Hoa Vương lầu, vậy thế nào cũng phải tới đó tìm mới được.

- Tửu lầu đó là một trong những quán lớn nhất ở Kim Lăng, kế bên ngay Vương phủ. Giờ đây chiều rồi, hiệp khách hãy về phòng nghỉ ngơi,lát nữa dùng bữa tối. Sáng mai, chúng ta cùng đi tìm mọi người ở HoaVương lầu rồi mời cả về tệ trang cho tiện. Như vậy có được không?

Chu Đức Kiệt gật đầu nói mấy lời cảm ơn.

Hôm sau, bốn người đi bộ vào thành.

Anh em Chu gia nhận thấy phủ thành Kim Lăng, tường cao, hào sâu, quân lính canh phòng rất chỉnh tề.

Lam Y nói :

- Thành trì này ở trong tình trạng giới nghiêm hay sao mà phòng bị cẩn mật thế này? Dân chúng có được bình an không?

Cao Thiệu Đàm đáp :

- Trước kia, sự cẩn mật không được phòng vệ nghiêm như hiện tại. Từ ngày Thuận Vương xây đấu trường mới và sửa sang mở rộng Vương phủ,quân đội được tổ chức chu đáo hơn thì việc canh phòng lúc nào cũngnghiêm như ở trong tình trạng giao tranh. Mới đầu, nhân dân lấy làm sợhãi, nhưng Thuận Vương đề bản hiểu dụ, và cho nhiều người đi giải thíchsự nghiêm mật là bổn phận của binh gia, cho nên dần thiên hạ đang tháibình, binh sĩ không có quyền sao lãng bổn phận, và yên tâm làm ăn nhưthường.

Lam Y mỉm cười :

- Vị Vương gia này kể cũng có tài và khôn khéo lắm đấy chứ.

Cao Thiệu Đàm gật đầu :

- Chính vậy! Đó là ý kiến của mọi người. Quân binh được tậpluyện theo một kỷ luật thép dưới quyền điều khiển của Ngũ Hổ tướng, haivị Thế tử và Quận chúa Lan Anh.

Lam Y vội hỏi :

- Quận chúa Lan Anh nào vậy hả, Cao tiên sinh?

- Chu Lan Anh con ruột của Thuận Vương. Nghe nói nàng được theo học võ nghệ của một dị nhân...

Cao Thiệu Đàm vỗ trán nói tiếp :

- Già rồi lẫn có khác! Người nói Quận chúa Chu Lan Anh vào núihọc võ nghệ, không phải ai xa lạ. Chính là lệnh thúc phụ đó. Lần rồiThượng nhân có cùng một lão ni nán lại tệ trang một ngày, một đêm rồilại lên đường ngay.

Lam Y nhìn Chu Đức Kiệt nhắc lại ba tiếng :

- Chu Lan Anh!

Cao Thiệu Đàm hỏi :

- Nữ hiệp quen biết người ấy sao?

- Không, tôi mến mỹ danh ấy quá. Chẳng hiểu người có được kiều diễm như tên không?

- Những người được xem cuộc tranh ấn Tiên phong năm ngoái đềutrông thấy nàng, và đồng ý Lan Anh quận chúa là một tuyệt sắc anh thư.

Quan Long hỏi :

- Cao tiên sinh không đi coi cuộc tranh tài đó sao.

- Không. Bởi vậy tôi rất tiếc. Bữa đó bị đau nhiều, y sĩ cấmkhông cho tôi đi. Nghe kể chuyện lại cuộc tranh tài và sôi nổi vô cùng.

Anh em Chu gia chú ý ngắm nhìn cảnh thị trấn, nhà cửa đền đài,mái ngói cong cong, lầu son gác tía. Phố xá buôn bán sầm uất, người đikẻ lại tấp nập chẳng kém gì Yên Kinh. tại các ngã ba, ngã tư đường,nhiều người xúm lại đọc những điều viết chữ đen.

Cao Thiệu Đàm chỉ tay nói :

- Đó là những bản danh sách các đấu thủ gần xa, sẽ dự cuộc tranh tài kỵ mã và xa mã sắp tới.

Bọn Chu, Quan chọn chỗ ít người nhất len vào đọc.

Bảng danh sách và điều lệ ghi đại khái có hai cuộc thi: Kỵ mã và mã xa. Hàng bên tả ghi tên các đấu thủ kỵ mã. Hàng bên hữu các đấu thủmã xa. Các xe thì đều do Vương phủ cấp. Mỗi xe cột tứ mã. Các đấu thủphải có ngựa riêng của mình. Mỗi công quán lớn lợp lá có nơi ăn ngủ hẳnhoi, và một tàu ngựa lớn chia ra thành từng khu có đánh số "Đệ nhất","Đệ nhị", "Đệ tam"... theo số các đấu thủ ghi tên thứ tự. Đấu thủ haycác người theo đấu thủ phải tự chăm lo cho ngựa của mình.

Ngoài ra, phần chú thích có ghi nếu xảy ra sự rủi ro, cơ quancứu thương của Vương phủ sẽ chăm lo cho các đấu thủ bị thương tại chỗ,và trả ngay cho các người tùy tùng của đấu thủ. Nếu có sự rủi ro về sanh mạng, thân nhân đấu thủ không được vịn vào bất cứ lẽ gì để bắt đềnmạng. Trái lại, các đấu thủ Nhất, Nhị, Tam đều được trọng thưởng. Nhữngđấu thủ ưu hạng ấy nếu đầu quân Kim Lăng sẽ được trọng dụng tùy theo cấp bậc. Nhưng, dù thua cuộc, các đấu thủ muốn nhập hàng ngũ Kim Lăng cũngvẫn được thâu nạp ngay.

Đọc xong, bỏ đám đông người đi ra, Chu Đức Kiệt hỏi Cao Thiệu Đàm :

- Công quán riêng cho các đấu thủ ở đâu?

- Ở ngoài Nam môn.

Quan Long hỏi :

- Có người của Vương phủ dự đấu không.

- Có chớ! Trên bản danh sách, những tên nào có chấm đen ở đầu danh là nhân viên của Thuận Vương đó.

Quan Long nhìn mọi người, cười lạt im lặng. Anh em Chu gia và họ Cao cùng mỉm cười :

- Đi khỏi khu quán chợ, bốn người tiến về phái Đông môn tới mộtkhu dinh thự nguy nga hết tầng nọ tới lớp kia, xung quanh tường cao baobọc cổng có lính canh nghiêm trang. Ngang trên mái cổng đá khắc hai đạitự Vương phủ.

Chu Đức Kiệt nhìn Lam Y.

- Kiên cố và nghiêm mật hả hiền muội.

Lam Y mỉm cười im lặng. Lát sau, nàng hỏi Cao Thiệu Đàm :

- Sắp tới Hoa Vương lầu chưa.

- Vòng qua khúc đường này ra đầu phố đông đúc kia thì tới nơi.

Quả nhiên, Hoa Vương lầu đứng sừng sững như tòa lâu đài lớntrông ra hai mặt đường. Thực khách ra vào tấp nập và toàn là người sangtrọng.

Quan Long nói :

- Bọn ta vào đây uống rượu, thong thả chờ coi đã có bằng hữu nào tới chưa.

Chu Đức Kiệt khen phải.

Lam Y hỏi :

- Ngồi dưới hay lên lầu thượng.

- Lên lầu chớ! Ngồi ngay ở thồi ngoài hè lầu ngắm trông phố xá cho tiện.

Ba anh em Chu, Quan giơ tay mời Cao Thiệu Đàm vào trước rồi tựmình theo sau. Thấy người lạ vào, mọi người đều chăm chú nhìn. Viên quản lý lầu là Đặng Kim Phùng chạy ra đon đả chào họ Chu và mọi người.

- Ít lâu nay không được thừa tiếp Trang chủ, chẳng hay có được mạnh giỏi không?

- Cám ơn. Bận việc nhà nên ít phiếm hành. Nhân có mấy người bạn ở xa tới Kim Lăng xem kỵ mã hội, bữa nay mới được rảnh đi chơi. Đắt hàngkhông hả tiên sinh?

- Ơn trời cũng khá. Phòng ốc chật hết, phần đông là các quíkhách từ xa về dự hội. Xin mời quí vị lên lầu, còn chỗ ngồi tốt lắm.

Cao Thiệu Đàm đi trước gật đầu đáp lễ mọi người ở thồi nọ, thồi kia. Anh em Chu gia khen thầm họ Cao giao du rộng rãi.

Thực khách thấy tướng mạo phi phàm của Lam Y, Chu Đức Kiệt vànhất là diện mạo của Quan Long, thì tưởng là Hán Thọ Đình Hầu Quan Võtái sanh nên đều kinh ngạc, nhìn không chớp mắt.

Lên tới trên lầu rộng sau gian, trang hoàng cực kỳ lộng lẫy.Ngoài những gian công cộng còn có các cửa vòng chạm trổ trúc chi hoặcmai chi ngăn thành các phòng ăn xinh xinh duyên dáng. Đưa mắt nhìn khắpmột lượt, anh em Chu gia nhận ngay ra Thiết Phiến Cô Âu Dương Bích Nữ,Thần Mã Truy Phong Âu Dương Tòng Đức và Thiên Lý Mã Tào Chí, ba ngườingồi ở hè lầu bên gian thứ năm bên mấy chậu hoa phù dung. Chu Đức Kiệtgiơ tay vẫy thì vừa vặn Âu Dương Bích Nữ cũng đẩy ghế đứng lên vẫy tayra hiệu.

Bốn mắt gặp nhau, Bích Nữ sung sướng mừng rỡ ra mặt. Chu Đức Kiệt chớp mắt mấy cái quay lại nhìn Lam Y.

- Gì thế hả hiền huynh?

- Ủa! Hiền muội không nhận ra Âu Dương Tòng Đức đang vẫy tay ra hiệu ở đằng kia sao?

Lam Y mỉm cười :

- Thiết Phiến Cô Bích Nữ đó chứ! Kìa, Tòng Đức bây giờ mới đứng lên cùng Tào Chí.

Chu Đức Kiệt vội quay đi với Quan Long và Cao Thiệu Đàm :

- Mời nhị vị lại đằng này. Có mấy anh em quen đang ở gian thứ năm kia rồi.

Nói đoạn, chàng đi trước dẫn đường.

Sau một hồi giới thiệu, Tào Chí truyền lệnh tửu bảo dọn thồi lớn.

Lam Y cầm tay Bích Nữ ôn tồn hỏi :

- Hiền muội tới Kim Lăng lâu chưa?

Bích Nữ đon đả :

- Mới chập tối hôm qua, vào trọ thẳng Hoa Vương lầu chờ hiền tỉ. Gặp nhau ngay, ngu muội... mừng quá!

Siết chặt tay Bích Nữ, Lam Y ranh mãnh :

- Chu huynh... và tôi mong nhớ quá chừng, nên lúc mới lên lầu thì... Chu huynh nhận ra... hiền muội ngay trước nhất!

Bích Nữ, má hường hường như trái đào càng thêm kiều diễm, mỉmcười quay lảng đi nơi khác. Lam Y buông tay nàng kéo ghế cùng ngồi.

Cao Thiệu Đàm ngồi khách vị theo lời mời của Chu Đức Kiệt. Haibên tả, hữu họ Cao là Quan Long và Tào Chí, kế đến Âu Dương Tòng Đức.

Lam Y tự ngồi xuống bên Quan Long, kéo tay Bích Nữ ngồi kế bênmình, thành thử Chu Đức Kiệt ngồi lọt vào giữa anh em Âu Dương. Chu ĐứcKiệt nhận thấy những dụng ý của Lam Y, nhưng chính chàng cũng phải lạcho mình là xưa đến nay trên bước giang hồ, chàng đã gặp nhiều phụ nữ mà chưa bao giờ chàng cảm thấy thứ cảm giác lạ lùng, khiến chàng rung động tới tâm can khi ngồi kế bên cô gái anh thư của Thiếu Lâm tự.

Nói về võ nghệ, chàng đã có dịp thưởng thức kỹ thuật của ÂuDương Bích Nữ. Tuy nàng chưa có dịp trổ hết tài võ, thần lực nhưng vớikinh nghiệm xét người, chàng biết nàng là một nhân vật kịch liệt đángkể, có thể liệt vào hàng Lam Y nữ hiệp Chu Tú Anh.

- Vì vậy, chàng mến tài của ba cô gái cân quắc anh thư họ ÂuDương đó chăng, nên hôm nay ngồi bên nàng, chàng bỗng dưng cảm thấy thứcảm giác kỳ lạ rung động cả tâm hồn thể xác, mà một hiệp khách giang hồthẳng thắn như chàng chưa hề biết tới kể từ lúc thành nhân.

Nhác nhìn qua nét mặt anh mình, Lam Y đoán hiểu ngay tâm trạng của Đức Kiệt, nên nàng nhắc :

- Kìa! Hiền huynh đứng chủ tiệc gọi món ăn đi chớ?

Chu Đức Kiệt cố điềm đạm :

- Quý vị đây đang nói chuyện vui và dùng trà, ngu huynh tưởng còn sớm.

Nói đoạn, chàng vẫy tay cho tửu bảo lại gần :

- Lấy mấy hồ Mai Quế lộ và các thức ăn đặc biệt nhất của Kim Lăng ra đây.

Tửu bảo lễ phép trình thực đơn.

- Bất tất! Ngươi cứ lấy các món đặc biệt lên, nghe!

Âu Dương Bích Nữ vội cầm tay Lam Y hỏi :

- Hiền tỉ có đồng ý với tôi dùng thứ rượu khác không?

Lam Y gật đầu :

- Phải đó. Chị em mình dùng thứ rượu nhẹ như Thanh Mai tửu chẳng hạn, có được không?

- Xin đồng ý. Nhường Mai Quế lộ cho các ông ấy.

Tửu bảo nghe vậy thưa ngay :

- Hoa Vương lầu có các thứ rượu vừa nhẹ lại vừa đậm giọng chếvới trái mơ vàng đặc biệt của xứ này, nhị vị khách quan dùng chắc vừa ý.

Cao Thiệu Đàm nói :

- Phải rồi. Ngươi lấy Hoàng Mai tửu để nhị vị tiểu thơ dùng. Còn Mai Quế lộ thì lấy thứ thâm niên, nghe?

Tửu bảo vâng dạ quay đi. Chu Đức Kiệt hỏi thăm tin tức bên Dương Châu và tin anh em họ Phàn.

Tào Chí nói :

- Khi nhị vị lên đường thì tiểu đệ đón nhạc mẫu về tệ trang cùng ở với gia mẫu, nên tiện nội cũng được an tâm. Tiệm Đạt Hưng giao cho Lý quản gia điều khiển. Anh em Phàn biểu huynh ở chơi vài ngày rồi cùng về Trấn Giang. Hẹn sẽ đi Kim Lăng họp mặt mà sao bữa nay còn chưa tới.

Âu Dương Tòng Đức nói :

- Có lẽ ngày mai, cùng lắm sang ngày mốt, mọi người sẽ tới đôngđủ. Như chúng ta cũng mới đến Kim Lăng chiều qua, can chi đại ca nóngruột?

Mọi người đều khen phải. Tửu bảo bê rượu và thức ăn lên, rót rượu. Bảy người nâng chén mời nhau.

Rượu được vài tuần, Chu Đức Kiệt đem chuyện diệt trừ hắc điếm ởSơn Phu và hỏa thiêu Xích Hoa viện kể rõ ràng cho các vị anh hùng nghe.Lam Y cũng kể tiếp thấy cơn mộng Hán Thọ Đình Hầu dẫn đường đi Quan giabảo, hội kiến với Kim Đao Quan Long và do đó mới nhận ra sự liên hệ giữa hai họ Chu, Quan mấy đời trước.

Nghe chuyện ai nấy đều lấy làm thích thú, Lam Y nói thêm với Tào Chí và anh em Âu Dương :

- Quan biểu huynh là người sành ngựa và khắc phục được con XíchThố rất đặc biệt chẳng khác gì con Xích Thố của tổ tiên khi trước.

Và nàng bảo Quan Long :

- Tào đại ca đây và nhị vị Âu Dương gia là nhân vật có kỹ thuậtcực kỳ điêu luyện về cách nuôi, dạy kỵ mã. Ngựa của ba vị dùng toàn làgiống tuấn mã phi thường.

Quan Long đem chuyện hàng phục Xích Thố ở Phi Long Lãnh kể lại cho Cao Thiệu Đàm, Tào Chí và Tòng Đức nghe.

Xưa nay, Âu Dương Bích Nữ thường xử sự như nam nhi, rất thẳngthắn, không hề ngượng nghịu. Vốn có sẵn bản lãnh điêu luyện, Bích Nữ cóđức tin mạnh mẽ.

Bên Tô Châu, nơi trang trại nhà nàng, các hảo hán giang hồ qualại không ngớt, nhiều người để ý tới sắc đẹp của nàng lân la muốn cầuthân, nhưng nghĩ tới việc tất thế nào nàng cũng yêu cầu đấu võ, thì ainấy đều ngần ngại nên lại thôi. Cũng có lẽ ngông cuồng, hăng tiết saunăm ba chén, yêu cầu được mỹ nhân đấu võ, Bích Nữ thể tình Mạnh ThườngQuân nhận lời. Nhưng sau vài hiệp thử tài, đối phương tự hiểu gặp trúngtay hảo hán thủ nên tìm cách thoái lui êm ả.

Tuy không ưa các nhân vật ấy, Bích Nữ củng cố nhẫn nại tha chohọ để giữ gìn danh tiếng Trại Mạnh Thường trọng tân khách của cha. Bởivậy, riêng đối với nàng, nàng có cảm tưởng là giới thanh niên ngôngcuồng nhiều hơn là tài ba xuất chúng. Trái lại, từ khi gặp Chu Đức Kiệt, điềm tĩnh, ít nói, cử chỉ cân nhắc đáng kính, hơn nữa, với tướng mạophi phàm quân tử, Bích Nữ thấy có cảm tình và kính phục ngay. Khởi đầu,nàng mến Lam Y rồi từ Lam Y nàng chú ý tới Đức Kiệt, nàng ưa nghe giọngsang sảng như chuông vàng mỗi khi chàng cất tiếng và cũng thứ tiếng ấy,nhiều lúc hạ nhẹ êm dịu như tấm thảm cỏ xanh mướt buổi đầu Xuân. Căn cứvào danh tiếng của Nữ Hiệp Áo Lam, nàng dự đoán ngay tài nghệ siêu quầnbạt chúng của chàng trai đất Bắc. Thế rồi từ đó, trong nhiều buổi chungđụng, nhất cử, nhất động của họ Chu đều được Kỳ Nữ Tô Châu ghi nhận.

Nàng còn nhớ buổi diễn võ ở Tào gia trang, khi trao cương ngựaBạch Hồng cho chàng mượn, chẳng hiểu vô ý hay hữu tình, đôi bàn tay chỉchạm nhẹ phải nhau mà toàn thân nàng run bật hẳn lên bởi một cảm giác đê mê khó hiểu... Chẳng hiểu yêu là thế nào, nhưng điều chắc chắn là nàngcó cảm tình với con người mã thượng giang hồ ấy. Bữa nay, ngồi bên nhau, thứ cảm giác kỳ lạ kia lại đến với nàng! Và tự nhiên nàng e dè thẹnthùng mỗi khi chạm phải luồng mắt vừa dịu dàng vừa mãnh liệt của conngười trầm tĩnh ấy! Nàng thẹn, đôi má đỏ hồng, chẳng khác chi một tiểuthơ khuê các kín cổng cao tường, năm, tháng chỉ biết bầu bạn cùng đườngkim mũi chỉ chốn phòng the.

Mọi người nói chuyện vui vẻ. Bích Nữ đâu có nghe. Nàng lơ đãngsuy nghĩ, tự xét tâm trạng và nhận thấy cảm tình của mình hướng hẳn vềChu Đức Kiệt.

Tuy nói chuyện, Lam Y vẫn chú ý đến trạng thái của Bích Nữ. Nàng vỗ nhẹ vào vai bạn gái :

- Nghĩ gì mà thần người ra vậy?

Giật mình, Bích Nữ mỉm cười chữa thẹn :

- Nghe chuyện Phi Long lãnh, tiểu muội ước ao được du hiệp như quý vị để được vãng cảnh san hà.

Lam Y cười :

- Chuyện này tôi xin phép bá phụ cho hiền muội đi cùng cho vui nhé?

- Thế thì còn gì hay bằng nữa!...

Bảy người nhắm nhót, chuyện trò vui vẻ.

Bỗng một đoàn người ngựa trên dưới hai mươi, từ đầu đường rẽ tới.

Âu Dương Tòng Đức nói trước :

- À, Thiết Xích Tử, gia phụ và các vị anh hùng thực khách bên Tô Châu tới. Để tôi xuống mời lên đây.

Chu Đức Kiệt cũng đẩy ghế đứng lên :

- Đi! Anh em cùng xuống mới phải.

Phía dưới, đoàn người, Tô Châu nhìn lên hè lầu. Thiết Xích Tử,Trại Mạnh Thường Âu Dương Tòng Thiện, Cái Thiên Ô Vân Âu Dương Tòng Cátcùng vẫy tay gọi Lam Y, Bích Nữ, Cao Thiệu Đàm và Quan Long, Tào Chíđứng ở lan can nhìn xuống.

Thấy khách tới đông, bọn tửu bảo lố nhố chạy ra đón.

- Các vị anh hùng người nào cũng đeo hành trang và khí giới, buộc ngựa vào hàng cột dài trồng ở ven đường.

Chu Đức Kiệt và Tòng Đức xuống tới nơi chào hỏi rồi mời cả lênlầu. Cao Thiệu Đàm gọi tửu bảo kê mấy thồi liền nhau rồi cùng bọn Lam Yra đầu thang tiếp đón.

Âu Dương Bích Nữ cúi xuống lạy phụ thân.

Tòng Thiện xua tay :

- Nơi công chúng, cho phép con bỏ đại lễ.

Bích Nữ theo lời vái chào mọi người.

Cao Thiệu Đàm nói với Âu Dương Tòng Thiện :

- Dùng bữa ở tửu lầu xong, xin mời tất cả về tệ trang thuận tiện hơn.

- Ngu huynh cũng có ý ấy, song Thiết Xích Tử muốn qua Hoa Vươnglầu trước, xem có gặp nhị vị Chu hiệp rồi mới đến Cao gia trang sau.

Bích Nữ sung sướng, đặc biệt giới thiệu Lam Y nữ hiệp và Chu Đức Kiệt với cha, anh :

- Tòng Thiện, Tòng Cát đã được nghe Thiết Xích Tử kể chuyện KimCương tự và thành tích hành hiệp của anh em Chu gia, nay được cùng nhaudiện kiến mới biết người thật còn hùng dũng hơn sự miêu tả nhiều.

Âu Dương Tòng Thiện nói :

- Ta rất mừng các con được giao tiếp với các vị hiệp khách đây. Nên theo đó làm gương.

Về phần Lam Y và Chu Đức Kiệt cũng hoan hỉ khi thấy Trại MạnhThường uy nghi bệ vệ đáng mặt đệ nhất môn đồ của Trí Dũng thiền sư pháiThiếu Lâm. Hổ phụ sanh hổ tử có khác. Tòng Cát và Tòng Đức giống nhaunhư đúc, cả hai cùng oai hùng, dẻo dai như hai con báo tỏ ra có sức lựcghê gớm. Mắt xếch mà lớn, mũi dọc dừa, tay dài, môi đỏ, cổ to, vai rộng, eo lưng chẽn hẳn lại tỏ ra có một sức lực tiềm tàng đáng sợ. Có mộtđiều kỳ mà Âu Dương Tòng Thiện và Tòng Cát phải ngạc nhiên là Bích Nữgiống hệt Lam Y từ khuôn mặt, sắc da đến vóc người. Kẻ lạ chẳng khỏinhầm lẫn hai nàng là chị em sanh đôi hay ít ra cũng là chị em ruột.

Từ xa vừa tới ai nấy đều đói ngấu, gặp rượu ngon nhắm tốt, xúmvào ăn ăn, uống uống như hùm, chuyện trò tựa pháo ran. Bữa tiệc kéo dàitận chiều.

Tào Chí vẫn tỏ vẻ nóng ruột chưa thấy Phàn Thế Hùng và Phàn Mộng Liên tới Kim Lăng...

- Quái thiệt! Tôi đã căn dặn hai người ấy đi sớm đến Kim Lăng trước kỳ hội vài ngày.

Lam Y nói :

- Còn hai hôm nữa mới tới kỳ hội. Tào huynh nóng ruột có ích lợi chi?

Không biết trả lời sao, Tào Chí đành ngồi im, cố vui gượng theomọi người, nhưng cũng chẳng dẹp hết nổi bồn chồn trong dạ. Tiệc đã tan,mọi người sửa soạn về Cao gia trang, Tào Chí nói :

- Quý vị đi trước, tôi ở lại Hoa Vương lầu chờ anh em họ Phàn rồi cùng tới yết kiến.

Dứt lời, chàng hối tửu bảo thắng ngựa của Tòng Đức và Bích Nữdắt sẵn ra đường. Chu Đức Kiệt ra quầy lầu thượng tính tiền thì vừa lúcấy, một bọn bẩy người lên lầu.

Hai người đi đầu ra lối con quan, võ phục sang trọng. Người vậnbào vàng ốm nhom, da mặt vàng khè như nghệ. Tuy còn trẻ, trạc ngoài bachục tuổi, nhưng nét mặt nhăn nheo. Tóc đỏ như râu ngô búi ngược lênđỉnh đầu chụp chiếc mũ nhỏ Phụng tiên có giải buộc xuống cầm. Nếu khôngthấy cử chỉ lanh lẹ và cặp mắt lồi xếch ngược sáng ngời như hai vì tinhtú, thì ai cũng cho là người đó mới ốm dậy.

Một sự nữa khiến thực khách phải kinh sợ là gã ốm nhom ấy xáchnhẹ nhàng cặp Thiết chùy sơn đen to lớn dị thường! Trông hình thức cặpchùy ghê gớm ấy, nếu bằng sắt thiệt thời ít ra cũng nặng tới sáu bảytrăm cân. Không hiểu Lý Nguyên Bá thời Đường khi xưa có sức mạnh thế nào để sử dụng cặp chùy ngàn cân, nhưng cặp chùy của gã ốm ho "hoàng diện"này cũng kềnh càng ghê gớm lắm. Trông gã hình dáng tiều tụy như vậy màxách cặp chùy quá lớn nhẹ nhàng như không, bọn thực khách thì thào vớinhau nghi là chùy đó rỗng, hay bằng... cây! Chớ không ai dám tin conngười ấy có sức mạnh bạt sơn như vậy!

Như đoán biết ý nghĩ của mọi người, gã "hoàng diện" đó la lớn :

- Tửu bảo! Bộ tửu lầu lớn như vậy mà không còn thồi nào khả dĩchứa nổi bảy mạng này sao? Hay là muốn ta liệng quầy hàng xuống đường để lấy chỗ ngồi đây?

Nói đoạn, gã ta để cặp chùy xuống rung chuyển cả mặt bàn, khiếnmọi người sợ hãi lắc đầu, thè lưỡi công nhận chùy đó là thứ... thiệt!Ngờ đâu, con người ốm ho ấy lại có sức mạnh phi thường!

Mấy tên tửu bảo bận khách vội vàng chạy tới khúm núm :

- Xin công tử tha lỗi, chúng con kê thêm thồi ra chỗ rộng kia được không?

Gã "hoàng diện" khẽ gật đầu, nhưng vẫn đưa mắt nhìn quanh :

- Lẹ tay lên, kẻo ta phá tan thành Kim Lăng, rồi trở về Tây Xuyên cho quan dân các ngươi tới đó mà tìm ta hạch tội!

Thiếu niên đi cùng vận áo bào điều, giắt cặp giản, khuyên :

- Biểu huynh chẳng nên nóng nảy. Phải để thì giờ chúng mới hầu kịp. Nhà hàng đông khách tránh sao nổi sơ suất được!

Năm người đi theo trang phục theo kiểu gia tướng, lưng tên nàocũng đính miếng vải đỏ hình vuông thêu chữ "Hà". Thồi đã bày xong, gãthanh niên hoàng diện bảo :

- Cho phép các ngươi ngồi ăn tự nhiên, muốn dùng gì cứ gọi :

- Nói đoạn, thanh niên cúi xuống lượm song chùy để vào bên thồi y ngồi. Bảy người xúm lại ăn uống như hùm đói.

Âu Dương Tòng Thiện đưa mắt nhìn mọi người :

- Nhân vật kỳ khôi đó chứ nhỉ? Họ từ Ba Thục về Kim Lăng dự cuộc đua chăng?

Thiết Xích Tử gật gù nói :

- Năm tên gia tướng có chữ Hà trên lưng, có lẽ bọn này là người nhà quan trấn thủ Tứ Xuyên Hà Thiên Thọ chăng?

Một vị thực khách có tuổi của Âu Dương trang tên Tào Gia Quế đã từng đặt gót giang hồ khắp nơi, nói :

- Hà tổng trấn có hai con trai và một người cháu nghe nói anh hùng lắm, tôi không biết mặt.

Bọn anh hùng nán lại xem gã "hoàng diện" hành động ra sao.

Bầy người ăn uống một hồi như vòi voi cuốn lá. Gã ốm nhom đó ănkhỏe khiến mọi người ngạc nhiên. Giây lát ăn xong, gã gọi tửu bảo tínhtiền, liệng mấy lạng bạc lên mặt thồi, đẩy ghế đứng lên.

- Người có biết Vương phủ ở đâu không?

Tên tửu bảo khép nép :

- Bẩm có. Công tử đi hết con đường này, rẽ sang tay tả, độ vài trăm thước thì tới ngay.

Lượm cây thiết chùy, gã bảo mấy người đi theo :

- Mau vào phủ kẻo trễ.

Bọn Âu Dương Tòng Thiện đứng cả ra lan can nhìn xuống, thầy bảy người lên bảy con ngựa đi thẳng theo đường vào phủ Thuận Vương.

Cao Thiệu Đàm nói với mọi người :

- Nhị vị Chu hiệp, Quan nghĩa sĩ và tôi đi chân, thủng thẳng vềsau, quí vị anh hùng sẵn ngựa xin cứ về tệ trang cho đỡ mất thì giờ.

Âu Dương Bích Nữ nhân dịp nói ngay.

- Nhường Cao bá phụ cởi ngựa của cháu đi cùng gia phụ về nhà mới tiện. Cháu đi bộ cùng Chu nữ hiệp cho vui.

Cao Thiệu Đàm chưa biết xử trí ra sao thì Lam Y hiểu ý, tán thành ngay. Mọi người cùng xuống lầu.

Cao Thiệu Đàm hỏi :

- Ngựa này của Âu Dương tiểu thư, có dữ không.

Bích Nữ chỉ Bạch Hồng mã.

- Con hai màu kia. Bá phụ cứ vững tâm lên yên, cháu giữ cương, nó sẽ đi ngay.

Nàng đi tới chỗ buộc Bạch Hồng mã vỗ lên cổ mấy cái.

- Đi trước nhé, ta sẽ về sau, nghe.

Nàng giữ cương cho họ Cao lên đâu đấy, vỗ vào mông ngựa nói :

- Đi.

Bạch Hồng mã dướn kiệu nhỏ theo đoàn người ngựa về trang.

Lam Y nói với Tào Chí.

- Tào huynh ở lại đây chờ anh em Phàn gia. Cao gia trang ở ngoài Tây Môn hỏi thăm tới ngay.

Tào Chí gật đầu cùng mọi người chia tay. Trời đã sẩm tối, nhànào nhà ấy đều lên đèn sáng trưng. Bích Nữ, Lam Y, Đức Kiệt, Quan Long,bốn người đủng đỉnh qua các khu phố ra khỏi Tây Môn. Về tới Cao giatrang, anh em Chu gia mừng rỡ vì thấy Đức Võ Thượng Nhân đang ngồi ở đại sảnh cùng mọi người. Tiến tới trước mặt Thượng nhân hai người quỳ lạy.

- Thúc phụ giáng lâm từ hồi nào và từ đâu tới đây.

Thượng nhân đỡ hai người dậy.

- Ta tới đây khi mọi người còn ở nội thành. Trước khi xuống Nam, ta có qua thăm nhà ở Bình Dương, mọi việc bình thường.

Chu Đức Kiệt đem việc có liên hệ giữa hai họ Chu, Quan thư lại cho Thượng nhân nghe và chỉ Quan Long.

- Đây là Quan biểu đệ.

- Đức Võ Thượng Nhân.

- Ta rất hãnh diện có một người ngoại điệt anh hùng dũng võ Hán Thọ Đình Hầu.

Tối hôm đó, Lam Y và Chu Đức Kiệt đến trại phòng của Đức Võtrình bày vụ đánh Kim Cương tự, vụ làng Sơn phu và những điều nói vềThuận Vương.

- Vây cánh của Thuận Vương rải rác khắp nơi, sự dụng độc cònnhiều. Do đó, oán thù càng lớn, hai con tiểu tâm phòng bị. Cuộc mưu phản đã rõ rệt, riêng có triều đình nhà vua hãy còn mơ hồ.

Chu Đức Kiệt hỏi :

- Thúc phụ có nghe tên Nhạc Lan Anh bao giờ không.

- Nhạc Lan Anh hay Chu Lan Anh quận chúa cũng là một người. Mônđồ của Thượng Thái thiền sư trên Long Sơn, quan đồ huyện, Tây Bắc VânNam. Người ấy rất hữu ích sau này. Nếu gặp, cứ nói tên ta hay tên sư phụ của y, tức khắc có sự giúp đỡ.

Đức Võ nhắc sơ lại tiểu sử Nhạc Lan Anh cho hai người nghe.

Lam Y hỏi :

- Thúc phụ qua Kim Lăng có việc chi khác nữa không?

- Ta đi Tô Châu ghé thăm Trại Mạnh thường, không ngờ y xuống Kim Lăng rồi, nên ta theo xuống đây nhân dịp coi kỵ mã hội luôn thể. Sauđó, ta xuống cõi Lĩnh Nam hái thuốc rồi lại trở về Bắc thăm dãy Côn Luân Sơn.

Đức Võ Thượng Nhân đứng dậy mở bọc hành trang lấy ra một gói thuộc hoàn và một cuốn sách đưa cho Lam Y.

- Đây là thứ thuốc mỗi hoàn chữa thương tích và độc dược, thứnào cũng đã ghi sẵn, hai con giữ lấy mà dùng. Còn cuốn sách này, ta ghichú nhiều điều về Thái Dương kiếm. Các con nên đọc và nhận xét kỹ. nêncó sáng kiến, cứ việc tham khảo rồi trình ta coi. Cuộc du hành này talâu tới hai năm. Các con cứ tính đúng hai mươi bốn tháng trở về CửuHuyền sơn. Ngày đó, ta sẽ trao cho bản sao về cuốn phương pháp Linh ĐanĐộc Luyện mà nghiên cứu. Văn ôn, võ luyện, dầu hiện thời các con đạt đến bậc siêu đẳng cũng vẫn phải luyện tập như thường mới hòng tiến xa hơnnữa. Rừng văn, biển võ, con nghe chưa?

- Dạ chúng con vẫn chăm chỉ như hồi còn ở Cửu Huyền sơn.

Hôm sau, nhân dịp Chu Đức Kiệt mãi thù tiếp các hảo hán. Lam Yđem việc muốn thúc giục Chu Đức Kiệt lập gia đình để nối dõi Chu gia cho Thượng nhân nghe. Nhân tiện, nàng hỏi luôn Người về Bích Nữ.

- Âu Dương Bích Nữ phải không? Nếu y chịu thì còn chi bằng, rấtxứng đôi vừa lứa. Được, con an tâm. Để ta nói qua với Âu Dương TòngThiện nhờ y tác thành cho. Nhưng còn ý kiến của Chu Đức Kiệt thế nào?

- Con chưa rõ lắm, nhưng dù sao cũng phải thành.

- Ta sẽ nói với Trại Mạnh Thường, còn duyên phận là điều thiên định nhé.

Đức Võ Thượng Nhân bấm đốt ngón tay lẩm bẩm nói một mình.

- Bích Nữ Kỷ Mùi, Thiên thượng hỏa theo nạp âm ngũ hành, Đức Kiệt ba mươi ba Quý Dậu là Kiến phong kim... Hừ! Cao số thiệt.

Tính tới đây, Đức Võ tiếp tục bấm trên ngón tay, nhưng tính thầm chớ không thành tiếng.

Lam Y thắc mắc.

- Thúc phụ dạy sao.

Đức Võ chậm rãi.

- Không sao cả!... Lấy được.

- Anh em con muốn học môn Nhâm Độn Lục Giáp, chừng nào thúc phụ truyền dạy.

Đức Võ mỉm cười, vuốt râu hồi lâu.

- Các con hãy còn ít tuổi. Học môn đó quá sớm. Chừng nào tạmngừng giang hồ hành hiệp, ta sẽ truyền dạy. Trên đời phàm làm việc gìcũng phải tuần tự đúng thời giờ của nó, tham lam vội vàng khó thành tựulắm! Xưa kia theo Huyền Vân trưởng lão, ta không được phép tiến quá lẹnhư các con đâu. Chưa quá ba chục tuổi mà các con đã thuộc và áp dụngnổi Nhân Thần Pháp (tức là điểm nổi ba mươi thứ nguyệt trên thân thểngười ta) là một sự đi ra ngoài qui luật của võ thuật rồi đó! Trong lúcnày, điều ta mong hơn hết ở anh em con là sự am hiểu các tánh dược, cách chế hóa và kỵ chất ghi đầy đủ trong cuốn sách ta đã cho trước khi lênđường hành hiệp. Vậy đọc hết chưa.

- Anh em con thuộc lòng ba cuốn đó rồi.

- Được lắm, ta sẽ truyền cho phép luyện đan.

Hai người đang nói chuyện, Đức Kiệt bước vào.

- Bẩm thúc phụ, có hai người bạn nữa hẹn tụ hội tại Kim Lăng mà bữa nay còn chưa tới, có lẽ họ bị cản trở chăng.

Bấm theo lối Khổng Minh Độn Giáp, Đức Võ lắc đầu :

- Đừng tốn công chờ vô ích! Họ không tới đâu, ta không hài lòng về quẻ này.

- Sao vậy, thưa thúc phụ.

- Con có nhớ ngày sanh tháng đẻ của họ không.

- Không.

- Thế thì nói rõ sao được! Hôm nay ngày Thất sát, chạm quẻ Vô Vong..., độc bất hảo.

Đức Kiệt đưa mắt nhìn Lam Y lo lắng.

Đức Võ hỏi :

- Mọi người đâu cả rồi.

- Các hảo hán theo Trại Mạnh Thường từ Tô Châu đến, thì đã chianhau du ngoại rồi. Chỉ còn Cao trang chủ, Âu Dương gia và Quan Long ởnhà thôi.

Giữa lúc ấy, một tên trang đinh tiến đến, kính cẩn nói :

- Trang chủ con mời Thượng nhân lên đại sảnh dùng trà.

- Được cho ngươi lui ra, ta sẽ lên ngay.

Anh em Chu gia theo Đức Võ lên nhà. Mọi người đã ngồi chờ đórồi. Lam Y đem việc Đức Võ Thượng Nhân vừa bói quẻ nói cho anh em ÂuDương gia nghe.

Đức Tòng nói :

- Chúng ta vào thành tìm Tào đại ca, nói cho y biết và mời y về đây luôn thể.

Chu Đức Kiệt nói :

- Ta cứ vào thành nhưng không chắc Tào đệ đã chịu nghe.

Bích Nữ vào đại sảnh xin phép Trại Mạnh Thường theo bọn Chu giavào thành. Anh em Chu gia, ba anh em Âu Dương, Quan Long, sáu người vậnvũ phục, ngoài vận áo bào kéo vào thành, đi lang thang khắp phố phườngmới đến Hoa Vương lầu. Tào Chí đứng bên lan can nhìn xuống đường lo buồn ra mặt.

Sáu người kéo lên lầu trên, ngồi chỗ hôm qua còn trống.

- Tôi trong chờ các quí vị quá. Từ sáng đến giờ, không dám rời khỏi tửu lầu.

Âu Dương Tòng Đức hỏi :

- Bộ Tài đại ca mất ngủ hôm qua hay sao mà trông sắc diện không được như thường.

- Quả vậy suốt đêm thao thức không hề ngủ say trọn giờ.

Chu Đức Kiệt nói :

- Chà! Chắc tào đệ lo lắng vì anh em Phàn gia tới trễ nên mất ngủ đó.

- Có một điều lạ lắm, muốn thưa cùng quí vị, mong giải thích giùm.

- Ồ! Điều chi vậy.

Ngập ngừng hồi lâu, Tào Chí nói :

- Hôm nay khi các vị ra thành rồi, tôi đi nằm sớm. Vì mệt quá nên ngủ thiếp lúc nào không rõ.

Bỗng cửa sổ mở toang ra, một người không rõ là nam hay nữ, tócxòe ra che lấp mặt, máu me đầy áo, vào phòng ra đi đến bên đầu giườngkhóc sướt mướt, nói qua tiếng nấc "yêu cầu báo thù, tên hổ mang hại tôirồi!". Giật mình, tôi vùng dậy định vén màng xuống giường, thì người đóvùng ra chạy... Giật mình tỉnh dậy thì hóa ra vừa mộng mị chiêm bao,nhưng cánh cửa sổ mở toang, gió mạnh thổi bay rèm... Và ly kỳ, tôi cócảm tưởng như quả có người nào vừa mới vào phòng tôi thật. Tôi bèn xemxét khắp mọi nơi trong phòng, nhưng vô hiệu, nếu là kẻ trộm thì bọc hành trang để ngay ở mặt kỷ lấy đi rồi. Đằng này, trái lại mọi vật và tiềnbạc đề còn y nguyên, từ đó tôi thao thức nghĩ vẩn vơ không chợp mắt được nữa.

Anh em Chu gia lo lắng nhìn nhau, tuy không lộ vẻ lo âu ra mặt.

Âu Dương Tòng Cát nói :

- Chiêm bao, mộng mị tin sao được! Chắc hôm qua, đại ca nghĩngợi nhiều sau một cuộc hành trình mệt nhọc, nên mới hoảng hốt đó thôi.

- Rõ ràng lắm, việc như có thật, tiếc nỗi không nhận nỗi ngườitóc xõa đó là ai, mà lại yêu cầu báo thù là thế nào? Khó hiểu quá.

Từ khi nghe rõ câu chuyện, Anh em Chu gia và Quan Long vẫn yên lặng suy nghĩ, không ai dám đoán này nọ.

Hồi lâu, Bích Nữ hỏi :

- Theo ý riêng của Tào huynh nghĩ thế nào.

Lo âu ra mặt, Tào Chí đáp như kẻ mất hồn.

- Tôi lo tệ trang ở bên Dương Châu có xảy ra chuyện gì trong lúc vắng tôi chăng? Hiện thời, tôi rất đáng vị trách vì không suy xét rộng. Tiện nội chỉ (Hạ Thái Phượng) vừa thoát khỏi miệng cọp chưa được baolâu mà tôi đã vội ra đi ngay thì quả là một điều rất hớ hênh. Lỡ đồngbọn ác tăng đến báo thù, ở tệ trang không ai chống lại nổi...

Dứt lời chàng ngồi thần người ra, bất đồ đánh rơi chiếc ly rượuđang cầm trong tay bể tan từng mảnh. Tào Chí giật mình mặt buồn rườirượi chỉ sự vỡ ly là điểm gở. Lam Y nghĩ đến quẻ đoán của Đức Võ ThượngNhân nên cũng nghi hoặc là có điều không hay đã xảy ra.

Xưa nay, Quan Long không tin việc thần bí nhưng từ bữa mộng thấy Quan Võ báo mộng đón Anh em Chu gia đúng như hệt rồi cũng có ý tin,nhưng không dám phát biểu ý kiến. Trái với các thồi khác ồn ào, bảyngười cùng im lặng, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.

Phá tan bầu không khí nặng nền ấy trước nhất, Lam Y nói :

- Chúng ta ở đây cho đến chiều, rồi kéo cả về Cao gia trang.Ngày mai vào hội rồi, chờ đến chiều tối, nếu Phàn Thế Hùng và Phàn MộngLiên vẫn vắng mặt tức là không đến nữa.

Mọi người khen phải.

Tào Chí nói :

- Tôi cũng đành vậy, chớ biết thế nào.

Giữa lúc ấy, Thiết Xích Tử đi tới.

- Gớm, quí vị say sưa thế này mà còn quên con trùng rượu này à.

Âu Dương Tòng Đức hỏi :

- Ủa! Trương tiên sinh vào thành từ hồi nào.

Thiết Xích Tử cười vang.

- Mới tới. Các người ấy ở nhà chuyện trò chỉ dùng trà suông nhạt nhẽo quá không chịu được, nên lẻn ra đây. Mai Quế lộ đó.

Trông bộ tịch khát rượu của Thiết Xích Tử, ai nấy đều tức cười.Chu Đức Kiệt gọi tửu bảo lấy bốn cân Mai Quế lộ hảo hạng và thịt dê tái.

Nói đoạn, Thiết Xích Tử nhìn Lam Y cười khúc khích. Lam Y cũng hiểu ý cùng cười theo, đưa mắt nhìn Âu Dương Bích Nữ.

Ăn uống một hồi no say, Thiết Xích Tử hỏi Tào Chí :

- Coi bộ Tào hiền điệt giận ông mối này hay sao mà kém vui vậy.

- Cháu đâu dám hỗn xược như vậy, nhưng quả đang lo khiến ai nấy đều buồn lây.

- Ủa buồn điều chi.

Âu Dương Tòng Cát kể lại giấc mơ đêm qua của Tào Chí cho ThiếtXích Tử nghe. Thiết Xích Tử cũng nhận ra rằng, Tào Chí để Hạ Thái Phượng ở lại nhà một mình là điều thất sách sau trận đánh Kim Cương tự.

Tào Chí càng thấy nóng ruột. Hồi lâu, chàng nói :

- Hay là tôi về ngay Dương Châu chớ không còn tâm địa nào ở lạiKim Lăng vui thú được. Hay ít ra cũng phải có tin nhà thì mới an tâmđược. Ai đưa được tin lành lúc này, Tào mỗ xin lạy sống ba lạy và dângmột bữa rượu.

Tào Chí chưa nói hết câu thì Chu Đức Kiệt đẩy ghế đứng lên, bước ra khỏi bàn tiệc, vừa đi vừa nói :

- Để ngu huynh đem tin lành về cho Tào đệ nhé! Chờ đó.

Chu Đức Kiệt bước vội xuống lầu trước sự ngạc nhiên của mọi người.

- Ai nấy đứng cả ra lan can nhìn xuống đường, thấy Chu Đức Kiệtra khỏi tửu quán chạy khỏi đó mấy nhà gọi một hảo hán, y phục đầy bụi,vai quàng khăn gói, lưng giắt cây roi sắt, đang cỡi ngựa đi lững thữngbên đường.

Hảo hán vội xuống ngựa thi lễ cùng họ Chu và dắt ngựa quay về tửu lầu...

Lam Y nói :

- Chuyến này chắc gia huynh đem được tin bên Dương Châu về chào Tào nhân huynh rồi.

Nàng trở vào bàn tiệc. Mọi người theo, định nhờ Lam Y giải thích thì Chu Đức Kiệt cùng vị hảo hán nọ lên tới nơi.

Chủ vị hảo hán đó, Chu Đức Kiệt nói :

- Đây là Kiến Phàn Khoái Vân Báo, tiểu sư trưởng của Bảo phiêucuộc ở An Hà lộ thành. Vân hảo hán là em ruột Vân giáo đầu bên BìnhDương, bản quán bên Sơn Đông.

Nói đoạn, chàng giới thiệu từng người một với Vân Báo.

Đứng trước toàn những nhân vật có thành tích cao trong nền võ thuật hiện đại, Vân Báo rất hân hoan.

Chu Đức Kiệt nói :

- Bây giờ mời Vân huynh xơi rượu, và tôi nhường lời cho gia muội.

Chàng nhìn Lam Y mỉm cười.

Lam Y thủng thẳng nói :

- Gia huynh ác nghiệp, làm ra bộ bí mật bắt tôi nói một câuchuyện quá giản dị. Nguyên trên đường từ Làng Sơn phu đi Mã Thạch cương, chúng tôi có gặp Vân tiêu sư đi bảo vệ cho một đoàn khách thương từ Kim Lăng đi Dương Châu. Nhân dịp nghỉ dùng bữa trưa ở khúc đường có dựngtấm bia "Cầm Thảo Khấu", chúng tôi có giới thiệu với Vân tiêu sư quathăm Tào gia trang... Cũng vì lẽ đó nên trong khi nói chuyện hồ nãy, gia huynh nhìn xuống đường bất chợt thấy Vân tiêu sư đi qua, bèn chạy xuống mời lại để hỏi thăm tin Dương Châu cho Tào nhân huynh.

Vân Báo nói :

- Tới Dương Châu, tôi đến Tào gia trang thăm viếng Tào nhânhuynh. Nhưng chỉ có Tào Mẫu, nhạc mẫu và phu nhân ở nhà. Các vị đó cónhắn tôi, nếu trở về Kim Lăng gặp Tào nhân huynh thì nhắn hộ là gia đình được bình an. Vì muốn trở về Kim Lăng, cho kịp ngày đại hội, tôi traonhiệm vụ cho ba tiêu sư thuộc quyền, và phi ngựa gấp về Kim Lăng. Vừavào thành chưa kịp về nhà, đi ngang qua đây thời gặp Chu đại hiệp.

Nghe nói gia bình được bình an, Tào Chí mừng rỡ, tiến đến trước mặt Vân Báo vái dài cám ơn, và quỳ lạy Chu Đức Kiệt.

Chu Đức Kiệt vội cản lại.

- Ô hay! Việc của hiền đệ cũng là bổn phận của ngu huynh, bấttất phải lạy lục khiến ta giận bây giờ. Hiền đệ phải lo gấp khoản đãiVân tiêu sư mới trúng lý.

Tào Chí đứng dậy vui vẻ gọi tửu bảo bày tiệc khác khoản đãi mọi người.

Thiết Xích Tử nhăn nhó :

- Thế này thì Trương mỗ lại phải... uống thêm nữa, khổ thiệt!...

Ai nấy đều vui cười theo họ Tào.

Sẩm tối, mọi người mới ra về. Tào Chí trả tiền trọ, đeo hành trang dắt ngựa đi theo.

Vân Báo từ giã :

- Quý vị còn ở lại Kim Lăng du ngoạn, thế nào cũng ghé bảo tiêu cục cho Vân mỗ tôi được vinh dự lây nhé.

- Vì mai là ngày đại hội nên cửa thành đóng trễ hơn thường ngày trái lại, sự canh phòng nghiêm ngặt hơn.

Về gần tới Cao gia trang, Lam Y thừa dịp bên Thiết Xích Tử, hỏi nhỏ :

- Hồi nãy, tiên sinh nói ngụ ý về vụ gia thúc Đức Võ Thượng Nhân có nói riêng về việc chi đó với Trại Mạnh Thường phải không?

Thiết Xích Tử gật đầu :

- Thượng nhân và Trại Mạnh Thường bàn tán công việc Chu hiệp vàBích Nữ trước mặt chúng tôi để tham khảo ý kiến mọi người luôn thể.

- Kết quả thế nào?

- Lẽ cố nhiên là tốt. Trại Mạnh Thường rất hãnh diện có một hảotế như lệnh huynh và đồng ý với Thượng nhân để mặc tình cảm của ba người trai hiệp khách, gái anh thư ấy theo thời gian nẩy nở, chớ không có vội vàng hầu ép uổng... Nghe tin đó, Trương mỗ này rất mừng và cho là mộtviệc nên tán thành...

Lam Y và Thiết Xích Tử vội im lặng vì Bích Nữ đến gần.

Nàng đon đả nói :

- Ghê thiệt! Nhị vị đang bàn tán gì vậy mà khi thấy Âu Dương Bích Nữ này lại im vậy?

Lam Y đáp ngay :

- Nói chuyện với Trương tiên sinh thì ngoài vấn đề... uống rượu mừng ra, còn chuyện chi hay hơn nữa?
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.