Chương trước
Chương sau
Nói về thân mẫu Phương Thế Ngọc là Miêu Thúy Hoa, sau khi thấy Lý Ba Sơn cố chấp đòi Thế Ngọc thượng đài đấu võ để báo thù cho Lôi Lão Hổ, ThúyHoa bèn lên Trung Sơn Thiếu Lâm tự định ý cầm Chí Thiện thiền sư xuốnggiúp sức, hoặc tìm giải pháp hòa giải đôi bên.

Đứng về phương diện kẻ thù, nàng biết rằng dù có nhờ cả toàn bang QuảngĐông nói với họ Lý cũng chẳng được nào, chi bằng Lý Ba Sơn đã cậy mìnhtài nghệ cao siêu thì nàng thỉnh sư bá Chí Thiện, là người công phu điêu luyện danh vang giới võ nghệ thời bấy giờ, may ra Lý Ba Sơn nể sợ bỏqua việc rắc rối thù hiềm do vụ Vô Địch đài gây nên.

Khi lên đến chùa Thiếu Lâm, chư tăng đều biết nàng là dòng dõi MiêuHiểu, nên niềm nở thăm hỏi. Thái Minh tăng, vị hòa thượng trưởng tràngthường thay thế Chí Thiện sư trưởng trong khi Người đi vắng, thấy MiêuThúy Hoa đi một mình vẻ mặt lo âu thì lấy làm lạ hỏi rằng :

- Năm năm nay không thấy sư muội lên Tung Sơn, nay đến bắt thăm thế nàychắc có chuyện chi cần kíp? Miêu sư thúc đâu không cùng đi?

Câu hỏi vô tình của Thái Minh khiến Thúy Hoa xúc động nhớ tới cha giàthân mến đã quá cố, và hiện nay chính thân nàng đang bôn tẩu dặm trườngmong cứu kịp đứa con trai độc nhất thân yêu.

Nàng bịn rịn :

- Gia phụ mất hồi đầu năm nay rồi. Quả thiệt tôi lên đây có chút việc cần, Sư bá có nhà không?

Thái Minh mời Thúy Hoa lên phương trượng, vừa đi vừa nói :

- Sư trưởng vân du từ đầu tháng trước, không biết ngày nào mới về. Việcchi cấp bách vậy, có thể cho bần tăng biết được không, may ra có giảipháp nào hay.

Thúy Hoa kể chuyện Phương Thế Ngọc đả Vô Địch đài, do đó gây oán chuốc thù với họ Lý cho Thái Minh tăng nghe. Minh tăng bảo :

- Cớ sự bây giờ đã như vậy, bần tăng khuyên sư muội nên cố công vào Bạch Hạc sơn yêu cầu Ngũ Mai đại sư bá tiếp tay. Chính bần tăng cũng muốngiúp sư muội trong vụ này, thiệt ra bản lãnh Lý Ba Sơn không ghê gớm như người ta tưởng đâu, nhưng bần tăng sợ hành động ấy ngoài sự hiểu biếtdặn dò của Sư Trưởng, e phương hại tới tiếng Thiếu Lâm tự. Trái lại, với Ngũ Mai địa sư bá thì sự can thiệp có tánh chất quan trọng hơn. Lý BaSơn có lẽ nể sư bá, bỏ qua việc thù hiềm. Như vậy sẽ tránh được sự đụngđộ giữa các võ phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Tây Khương mà không có ích lợicho bên nào cả. Sư muội nên nghe lời bần tăng.

Miêu Thúy Hoa suy nghĩ hồi lâu :

- Từ đây vào Vân Nam đường xa dặm thẳng, hèn kỳ chỉ có ba tháng, mọc cánh cũng không đi về kịp, biết làm thế nào bây giờ?

Thấy Miêu Thúy Hoa nhăn nhó lo sợ, Thái Minh Tăng ái ngại mà rằng :

- Sư muội cũng bình tâm vào Bạch Hạc sơn thỉnh sư bá, bần tăng sẽ cấptốc phái người đi tìm Sư trưởng tại những nơi người thường lui tới thămnom. Nếu gặp Sư trưởng sẽ theo lời trong thơ của bần tăng đi thẳng HàngChâu, như vậy tiện hơn.

Nghe Thái Minh Tăng nói hữu lý, vả lại không còn biện pháp nào hơn, Miêu Thúy Hoa thấy trời đã ngả về chiều, rán đi cũng lỡ độ đoạn đường, bènngủ lại chùa sáng hôm sau lên đường sớm.

Miêu thị cấp tốc tranh thủ thời gian đi Vân Nam.

Trưa hôm ấy, Miêu thị đang giục giã ngựa chạy dọc theo dãy Trung Nam Sơn cao vút ngàn mây bỗng có tiếng người sang sảng gọi :

- Miêu Thúy Hoa!...

Nàng giựt mình đánh thót một cái, ghì ngựa, nhìn quanh.

Tiếng gọi lớn vừa rồi còn âm vang. Miêu thị thấy ngay một vị thiền sưngồi chênh vênh trên một mỏm đá cao bên sườn núi. Nàng ngạc nhiên giâylát rồi vui mừng ngay vì vừa mới nhận ra vị thiền sư đó không phải ai xa lạ mà chính là người nàng đang cố công tìm kiếm: Ngũ Mai sư bá.

Miêu thị quỳ xuống lạy chào. Ngũ Mai đỡ dậy :

- Điệt nữ đi đâu qua đây mà có vẻ vội vàng không kịp nhìn trước ngó sau thế?

- Bạch sư bá, con vào Bạch Hạc sơn, nhưng may mắn được gặp người nơi đây...

- A!... Vào Bạch Hạc sơn kiếm ta? Có chuyện chi điệt nữ khá trình bày.

Miêu Thúy Hoa đem chuyện đả Lôi đài ở Hàng Châu kể tỉ mỉ cho Ngũ Mai nghe và nói tiếp :

- Hiện thời Lý Bá Sơn thẳng tay can thiệp, phân trần giảng giải thế nàocũng không nghe, con đành thỉnh cầu sư bá tới Hàng Châu can thiệp.

Ngũ Mai suy nghĩ giây lát :

- Từ Hàng Châu vào Tung Sơn gần hơn sao điệt nữ không đến Thiếu Lâmthỉnh cầu nhị sư bá Chí Thiện, dại dột vào Vân Nam xa với làm chi?

- Nhị sư bá vân du vắng. Thái Minh sư huynh khuyên con vào Bạch Hạc thỉnh đại sư.

Ngũ Mai vẻ mặt nghĩ ngợi :

- Giúp đỡ các con, lúc nào ta cũng sẵn lòng. Hiềm vì Lý Bá Sơn tánh tình ngang ngược, ít biết lẽ phải, gặp ta lỡ y hỗn hào, không chịu được taphải ra tay, sợ sẽ động chạm đến hòa khí của môn phái.

Miêu Thúy Hoa sợ Ngũ Mai không chịu nhận lời, năn nỉ :

- Sư bá thương tình cấp cứu Phương Thế Ngọc. Với sự hiện diện của người con chắc họ Lý sẽ nể nang mà chịu hòa giải.

Ngũ Mai nói :

- Việc Lý Ba Sơn chịu hòa giải hay không chẳng đáng quan tâm, nhưng tađang thắc mắc suy tính về sự giao hảo từ trước đến nay giữa các mônphái, nên muốn tìm một giải pháp khác hơn là năn nỉ với y đó thôi.

Suy nghĩ giây lát, Ngũ Mai chép miệng :

- Ta có ý muốn gặp Bạch Mi đại sư, nhưng từ đây vào Tây Khương cũng rấtdiệu vợi mà chưa chắc đã hội kiến... Thôi điệt nữ đã có lòng lặn lội vào tới đây lẽ nào ta làm ngơ? Giờ đây không còn cách nào hơn là cùng điHàng Châu rồi sẽ tùy cơ ứng biến.

Thấy Thiền sư chịu nhận lời giúp đỡ, Miêu Thúy Hoa rất đỗi vui mừng váitạ. Hai người một thấy một trò đi suốt ngày đêm về tới Hàng Châu thì vừa vặn hết hạn kỳ.

Nguyên Ngũ Mai, Chí Thiện là hai hảo đồ của Hồng Mi đại sư, trưởng chùaThiếu Lâm. Hai người này theo Hồng Mi thế phát ngay từ lúc nhỏ. Ngũ Maivốn người họ Hoàng ở Bạch Hạc thôn tỉnh Vân Nam, theo Hồng Mi đại sưtrước Chí Thiện gốc người Tân Mật huyện, họ võ, mới thế phát vào chùa.Bởi vậy, vừa kém tuổi vừa gọc sau, Chí Thiện phải đứng vào hàng sư đệ,tuy sau này hai người Công phu khổ luyện đồng sức đồng tài.

Mãi sau, Miêu Hiển mới nhập học theo hàng môn đồ không thế phát. Hồi đóMiêu Hiển đứng đầu các môn đồ ngoại nhập nên được Hồng Mi đại sư và haivị trưởng tràng Ngũ Mai, Chí Thiện quý mến. Thành tài, Miêu Hiển từthầy, bạn xuống núi về Miêu động ở Quảng Đông lập gia đình, Khi Hồng Miđại sư viên tịch, theo cấp bực đáng lẽ Ngũ Mai được thay thế đại sư điều khiển Thiếu Lâm tự, nhưng vì việc gia đình, Ngũ Mai phải về Bạch Hạcthôn thu xếp trang trại, vào núi Bạch Hạc tu luôn tại đó. Dĩ nhiên ChíThiện là người duy nhất xứng đáng để được toàn thể nhân viên trong chùabầu làm sư trưởng phái Thiếu Lâm.

Ngũ Mai vốn thuộc nữ giới, muốn trụ trì ở gần nhà, vả lại cũng ham mếncảnh Bạch Hạc sơn nên nhường chức sư trưởng Thiếu Lâm cho sư đệ ChíThiện.

Ngũ Mai tánh ưa thích vân du khắp chốn hải hồ mà vị trí Sư trưởng ThiếuLâm tự trách nhiệm rất nặng nề, không mấy được rời nhà chùa, trừ khi nào đào luyện được một trưởng tràng có đủ tư cách về cả hai phương diện:đạo hạnh và công phu.

Quy luật Thiếu Lâm tự thật nghiêm khắc, nhất là đối với tăng đồ. Tuy nhà chùa là một võ phái, ngoài giờ tập luyện công phu, toàn thể chư tăngvẫn phải người nào nhận phận sự ấy, không được xao nhãng kinh kệ nhậttụng. Đạo hạnh cao, kinh pháp làu thông, vị tăng Thiếu Lâm tự được Sưtrưởng tùy tài phân cấp bực từng người thuộc phương diện Đạo giới.

Một vị tăng võ thuật cao nhưng đạo hạnh kém, không thể vượt bực lên cấptrên nhằm chức Trưởng tràng, hoặc đạt trình độ được Sư trưởng cho phépđi nơi khác điều khiển một ngôi tiểu tự. Trái lại vị tăng đạo có đứnghạnh cao nhưng kém phần võ thuật cũng chịu chung một ảnh hưởng.

Bởi quy luật Thiếu Lâm tự nghiêm khắc đến như vậy nên chư tăng luôn luôn cố gắng hòng được vượt bực. Tỉ dụ một tăng nhân muốn vượt cấp bực trong chùa, trước hêt sphải chịu qua một khóa thi về kinh pháp.

Đạt về kinh pháp rồi, tăng nhân đó phải chịu cuộc sát hạch về võ công.

Sát hạch võ công chia làm hai cấp:

Cấp thức nhất, thảo luận về phương pháp khổ luyện, côn phu toàn thể.

Qua được kỳ khảo luận, tăng nhân dự thí phải thực hành bằng hai lối. Lối thứ nhất là biểu diễn công phu đã thâu nhận được trong thời ký theohọc.

Biểu diễn hoàn toàn rồi, tăng nhân dự thí đó phải song đấu với vị đốngđạo thuộc cấp trên mình. Nếu đấu ngang tay không hề bị suy kém trong hai trăm hiệp từ quyền thuật đến khí giới, tăng nhân đó được sư trưởng phêchuẩn trúng cách lên cấp trên.

Trái lại, tăng nhân dự thí do công phu cá nhân ngấm ngầm khổ luyện thắng người cấp trên, sẽ được vượt bực. Nhưng đó là trường hợp hãn hữu, đấungang tay cũng đã khó lắm rồi, vì lẽ vị tăng ở cấp trên lúc nào cũngchăm tập luyện để giữ vững địa vị của mình.

Cứ tuần tự như thế tiễn mãi, chừng nào tăng nhân vượt hết cả cấp bực, kể từ lúc quy y thế phát cho đến khi thành một vị đại tăng vượt hết mọibực đạo hạnh và công phu, thì sẽ được sư trưởng tính thời gian quy ynhắc lên bực trưởng tràng.

Thí dụ, hai vị tăng đồng tài đồng sức, vị nào quy y lâu hơn sẽ được lãnh vị trí Trưởng tràng, khả dĩ thay thế nổi sư trưởng điều khiển toàn thểThiếu Lâm tự trong khi người đi vân du, hoặc giả vì một lý do gì khiếnngười vắng mặt.

Khi sư trưởng viên tịch, vị trưởng tràng sẽ được toàn thể nhân viêntrong chùa suy tôn lên hàng đại sư thế người đã mất. Đạt địa vị ấy, phần nhiều vị trưởng tràng đều đứng tuổi. Đó là nghiêm luật đối với nội mônđồ, nghĩa là các tăng nhân.

Phần ngoại môn đồ thì khác. Người trần đến xin nhập học dĩ nhiên là cóđủ các hạng người và các hạng tuổi. Họ phải qua một thời gian khảo sátđức hạnh mới được thiệt thọ tòng học. Ngoại môn đồ chuyên chăm chú về võ thuật, chia ra làm ba cấp: sơ, trung, thượng. Họ học võ để tự vệ, để ra đời xuất thân thí võ nhập ngành võ quan, mở võ đường, làm nghề bảotiêu. Phần đông ai cũng có nhiệm vụ các nhân, hoặc gia đình nên họthường theo cấp bực trung đẳng tương đương năm, sáu năm học tùy theo khả năng là xin từ thầy xuống núi xuất thân lập nghiệp, kiếm đường tiềnthủ.

Không mấy ai theo nổi tới cấp Thượng thừa, ngang bằng với các vị trưởngtràng đồng môn quy y, nghĩa là phải ở luôn trong chùa, theo hầu sưtrường suốt thời gian mười năm hay trên nữa. Bởi có nhiều người hấp tấp, bồng bột, mới theo học được vài ba năm, tưởng mình đã đủ tài thi thốtrong thiên hạ nên từ biệt thầy về nhà.

Cử chỉ ấy trái với luật lệ nhà chùa, rất đỗi phật ý sư trưởng. Ra đờivới sức luyện tập còn non nớt, dĩ nhiên môn đồ không đủ sức tự vệ làmmất thanh danh môn phái.

Nếu được sư trưởng ưng thuận cho xuống núi, vì xét không thể giữ lạiđược, người ấy sẽ bị ra trước ban Hội đồng đại tăng, và trước sự hiệndiện toàn thể môn đồ Nội, Ngoại Sư trưởng tuyên bố không nhận làm môn đồ Thiếu Lâm tự nữa. Khi xuống núi, kẻ ấy phải ra lối sau chùa.

Các môn đồ học tới Trung đẳng thường ngang sức ngang tài, muốn hồi hương tuy không bị sát hạch gắt gao như những Nội đồ tranh cấp bực trưởngtràng, nhưng phải qua lần khảo thí đồng đều: đấu Mộc Nhân, Mộc Mã. MộcNhân, Mộc Mã đúng với nghĩa những người, ngựa chế ra bằng gỗ, lớn bằngcỡ thật, bên trong đặt cơ quan tự động được, đặt thành hai hàng quay mặt vào nhau trong một hành lang rộng rãi có mái che mưa.

Giữa hai hàng Nhân, Mã ấy có chỗ đủ cho một người đi lọt. Mỗi một MộcNhân tự động đánh ra một thế võ hoặc quyền cước, hoặc cầm khí giới. MỗiMộc Mã có Mộc Nhân gắn trên lưng, cũng được cơ quan chuyển động tại chỗnhư thật và Mộc Nhân kỵ sĩ cầm khí giới đánh xuống một thế võ nhất đĩnh. Tổng cộng có một trăm lẻ tám cặp giàn cả hai bên dọc theo hành lang.

Khi vị tăng phụ trách khu vực ấy vận động cơ quan tức khắc Mộc Mã chuyển động đánh ra tới tấp. Sư trưởng ra lệnh, từng người một phải nhảy vàogiữa giữa hàng Nhân, Mã đang loạn đả, trổ tài bình sanh đã thâu nhậnđược trong thời gian tòng học trên chùa, hoặc gạt đỡ, hoặc né tránh miễn sao cho khỏi trúng đòn, lanh lẹ qua hai hàng Nhân, Mã loạn đả ấy thoátra đầu bên kia hành lang.

Môn đồ nào thoát ra dễ dàng được coi là trúng cách, có thể xuất sơn.Người nào bị đánh quỵ hoặc trúng đòn dù nhẹ cũng phải lưu lại chùa tậpluyện một thời gian, tới khi nào sát hạch qua nổi hành lang Mộc Nhân,Mộc Mã mới được ra khỏi chùa. Nhờ lối sát hạch thực hành thận trọng ấycủa nhà chùa, nên các môn đồ Thiếu Lâm đều có bản lãnh chắc chắn khôngđến nỗi nhục danh môn phái.

Mộc Nhân, Mộc Mã do Đạt Ma sư tổ chế biến ra trên giấy tờ từ khi ngườikhai lập phái võ Thiếu Lâm. Về sau, người xin nhập học mỗi ngày một đông nên sư trưởng Huyền Không dưới thời Văn Tông thời Nguyên, mới thực hành để khảo thí môn đồ. Khởi đầu, các cơ quan đều thô sơ, về sau các sưtrưởng chế hóa, chuyển biến thêm, các cơ quan Nhân, Mã được coi là hoàntoàn từ thời Minh Thành Tổ về Tân Thanh, là hai triều đại mà nền võthuật Trung Nguyên được coi như là hưng thịnh nhất.

Ngoại đồ theo học tới cấp thượng thừa rất hiếm. Người nào chủ tâm theotới trình độ ấy, sau khi vượt bực trung đẳng bằng cách đả Mộc Nhân, MộcMã, đều phải chịu lối sát hạch chung với các nội đồ cho tới khi thànhđạt.

Ba phái võ thâu nhận nhiều môn đồ, ngoại trừ Thiếu Lâm, là Không Động,Võ Đang và Tây Khương. Vì không tuyển lựa gắt gao như Thiếu Lâm tự, nênvõ phái này tuy cũng đào tạo được nhiều nhân tài, nhưng phần nhiều kémvề phương diện hạnh kiểm nên họ hay gây rối, đụng độ với các đồng đạothuộc phái khác.

Ngoài ra các võ phái khác như Sơn Đông (Bắc Thiếu Lâm),Côn Luân, NgaMi, Bạch Hạc, phần nhiều không chịu thâu nhận môn đồ theo lối đại quy mô như ba phái trên.

Số môn đồ được chọn lựa kỹ càng theo tới trung đẳng. Còn lại những aitheo học tới cao độ Siêu đẳng, phần nhiều là được đại sư trưởng phải lựa chọn trong khi vân du đưa về núi ngay từ lúc còn nhỏ tuổi để đào luyệncho tới khi thành tài khả dĩ thay thế đại sư sau này. Các môn đồ cấp độsiêu đẳng thưởng hoặc ở lại chùa thế phát hoặc trở thành kiếm kháchgiang hồ, võ sư, tiêu sư tài danh, nhưng không ai chịu gò bó trong giớiquan trường, võ tướng.

Nói về Ngũ Mai thiền sư và Miêu Thúy Hoa, khi đã về đến hội quán QuảngĐông tại Hàng Châu thì Phương Thế Ngọc đã được lành mạnh như trước.

Bang trưởng Trần Ngọc Thơ và Phương Đức mừng rỡ đón tiếp.

Phương ông nói với Thúy Hoa :

- Thấy hiền thê mãi không về, tôi đã bắt đầu lo sợ không hiểu tình hìnhsẽ biến chuyển tới đâu, Miêu Thúy Hoa kể việc lên Tung Sơn không gặp Chí Thiện, sau lại tới Trấn Nam sơn thì may mắn gặp Ngũ Mai sư bá. Phần Ngũ Mai thấy Phương Thế Ngọc anh hùng, cử chỉ đàng hoàng thì lấy làm quýmến, bảo tiểu khách vạch vết thương ở ngực ra xem. Ba vết đinh ở ngựcthành sẹo nhỏ ngay phía trên ngực bên tả. Thiền sư nói :

- Con tránh được thế đá Bàn Long chệch sang ngực tả trúng bắp ngực làmột điều đáng mừng đó. Tuy Thiết Đinh hài không dài xâm nhập vào timnhưng cũng bị tổn hại vì sức đá mạnh nhằm chỗ nghiệt. Điều may thứ hainữa là Lý Tiểu Hoàn không tẩm độc dược vào đinh hài, nếu có thì hếtphương cứu chữa, vì không có linh dược chống đọc tại chỗ.

Nói đoạn, thiền sư lấy trong túi bát bảo mấy hườn thuốc Hoàn Căn bảo Thế Ngọc uống ngay và cho một gói thuốc bọc sáp trừ độc phòng bị sau này.

Bang trưởng Trần Ngọc Thơ sai người sửa soạn căn phòng rộng rãi để Đại sư tạm trú. Miêu Thúy Hoa hỏi thiền sư :

- Bạch sư bá, có nên báo cáo trước cho bên Lý Tiểu Hoàn biết ta đã sẵn sàng không?

Ngũ Mai lắc đầu :

- Không! Hạn kỳ còn hay hết cũng mặc họ, điệt nữ không nên đả động tới.Ta mong rằng trong thời gian ba tháng qua, cha con Lý Bá Sơn nguôi giận, biết nghĩ lại bỏ qua vụ này đi là một điều hay, hay cho cả đôi bên.

Bằng mà cha con Lý Tiểu Hoàn không suy nghĩ, nhất quyết gây lại mối lửahận thù thì tất họ sẽ kéo đến đây tìm Phương Thế Ngọc, ta sẽ nhân đó tùy cơ ứng biến.. Như thế không mang tiếng háo chiến.

Hạn kỳ đã hết. Toàn thể hội quán Quảng Đông và dân Hàng Châu hồi hộp chờ tin tức cuộc tái đấu của họ Lý, Phương.

Nhưng một ngày qua, ba ngày qua, không hề xảy ra chuyện gì cả. PhươngĐức đã mừng thầm có lẽ êm chuyện, chuyến này nhất quyết về quê ít lâu để tránh mọi hậu quả, sau sẽ hay. Phần Ngũ Mai thản nhiên như thường.Thiền sư nhân việc nhàn rỗi chỉ dẫn cho Phương tiểu khách nhiều đườnghay thế lạ. Nhờ có căn bản luyện tập từ nhỏ, Thế Ngọc thâu nhận rất maulẹ. Thiền sư ngợi khen bảo rằng :

- Với tài sức này, hiền điệt đừng để phí thì giờ quý báu, nên lên Thiếu Lâm theo Chí Thiện sư bá một thời gian.

Nếu ở gần, chính ta sẽ thâu nhận con, ngặt vì Vân Nam đường sá xa xôi,núi sông hiểm trở, mẹ con có muốn thăm con cũng không tiện. Với căn bảnhiện thời, con không cần phải ở lâu trên núi. Gần Chí Thiện một năm làđủ lắm rồi.

* * * * *

Trong thời gian ba tháng chờ đợi Phương Thế Ngọc bình phục và quyết định của Lý Bá Sơn trong vụ báo thù cho Lôi Lão Hổ, vua Càn Long rời TriệuGia lầu đi du ngoạn nơi khác.

Trước khi lên đường, nhà Vua phía Chu Nhật Thanh đến Kim Long lữ quántriệu Thị lang Hòa Thân và Thiết Diện Hổ căn dặn về vụ lôi đài :

- Ngọn lửa đã nhón, hai khanh chớ để mau tàn. Nếu dịp này không tiếnmạnh thi hành chương trình, Trẫm e khó tái nhóm sau này. Vắng Trẫm cũngnhư có Trẫm, hai khanh hãy cố tâm thành tựu, công ấy rất lớn. Trẫm chotoàn quyền định đoạt.

Càn Long rời khỏi Hàng Châu.

Thiết Diện Hổ e để lâu Lý Bá Sơn nguôi giận, nên thường tới nhà Lý Tiểu Hoàn ở Nhưởng Cung lộ thăm nom cha con họ Lý.

Thiết Diện Hổ tính toán đủ mọi cách tra dầu vào lửa suốt thời gian chờ đợi Phương Thế Ngọc bình phục.

Ngày qua tháng lại, chẳng bao lâu hạn kỳ đã hết.

Một hôm, Lâm Minh, tên môn đồ của Lôi Lão Hổ có nhiệm vụ dò xét, canh phòng quanh khu Quảng Đông hội quán, về báo Lý Bá Sơn :

- Thưa võ sư, Miêu Thúy Hoa đã trở về Hội quán hồi đầu giờ Tị, cùng đi với một vị thiền sư cưỡi con lừa cao lớn.

- A! Thiền sư người thế nào? Nam hay nữ?

- Thưa, tiểu đồ không phân biệt là nam hay nữ, vóc dáng người to lớn, đầu cọa nhẵn bóng.

Lý Ba Sơn gật đầu :

- Được, cho ngươi lui và cứ tiếp tục dò la tin tức coi. Nếu hỏi được đạo hiệu vị thiền sư càng hay.

Chờ Lâm Minh đi khỏi, Lý Ba Sơn nói với Tiểu Hoàn :

- Theo lời Lâm Minh, vóc dáng ấy chắc là Chí Thiện sư trưởng Thiếu Lâm.Hừ! Cha không muốn gây lớn, nhưng khó tránh được vụ này khỏi bànhtrướng!

Hạn kỳ đã hết, Thiết Diện Hổ lại đến thăm cha con Lý Bá Sơn nghe tin tức và được họ Lý cho biết Miêu thị đã có viện binh. Y mừng thầm cơ sự biến chuyển đúng theo chương trình dự tính. Tuy vậy y vẫn đạo đức :

- Dù sao, tiểu đệ khuyên sư huynh thận trọng. Bản lãnh Chí Thiện không vừa đâu.

Chạm lòng tự ái, Lý Ba Sơn quắc mắt :

- Sư đệ kỳ quá! Luôn luôn tưng bốc sức mạnh của đối phương là thế nào?

Thiết Diện Hổ nhấn mạnh :

- Sư huynh đừng giận. Chí Thiện tới nơi can thiệp không phải là chuyệnchơi! Chẳng nên coi thường. Thiệt tình tiểu đệ thấy ngài ngại thế nàoấy.

Bực mình, Lý Ba Sơn lấy hồ rượu trên án tự rót đầy ly uống cạnh :

- Được! Mặc sư huynh xử sự. Chí Thiện bất quá cũng như mình, cùng mộtcông phu tập luyện, chỉ khác nhau ở môn phái. Sư đệ tưởng y cao tay hơnta chăng?

Thiết Diện Hổ mỉm cười nha hiểm :

- Tiểu đệ không bao giờ nghĩ thế. Nhưng chỉ nhắc sư huynh nên thậntrọng. Hạn kỳ đã hết, bao giờ sư huynh tìm gặp mẹ con Phương Thế Ngọc?

Lý Bá Sơn suy nghĩ giây lát :

- Nay dựa vào hậu thuẫn của Chí Thiện, có lẽ chúng tìm ta trước. Hãy thử chờ xem sao. Qua vài ngày, không thấy gì, ngu huynh sẽ quyết tìm chúng.

Ngày nọ qua ngày kia, bên Quảng Đông hội quán vẫn im lìm, mà theo tin tức Lâm Minh mang về, Miêu Thúy Hoa đã về tới nơi rồi.

Không chờ nữa, Lý Ba Sơn viết một phong thơ sai tiều đồ đem đến Hộiquán, chánh thức nhắc lại việc giao đầu và hẹn sáng hôm sau Miêu ThúyHoa, Phương Thế Ngọc phải đến Lôi đài.

Theo lời Ngũ Mai, Miêu Thúy Hoa hồi âm, lời lẽ kính cẩn, khiêm tốn xin lỗi Lý Ba Sơn, yêu cầu bỏ qua vụ này.

Nhận được phúc đáp, Lý Ba Sơn cười gằn đưa cho Tiểu Hoàn xem, đoạn bảo sứ giả Hội quán :

- Ngươi về bảo mẹ con Miêu thị hay rằng ta không ưng thuận. Sáng maiđúng giờ hẹn, chúng phải đến Lôi đài lãnh tội. Và bất tất thơ từ đi lạilàm chi nữa!

Phần Lý Tiểu Hoàn thân ra lôi đài đốc thúc môn đồ dọn dẹp trang hoàngchờ ngày hôm sau giao đấu. Dân chúng vốn đã chờ sẵn, theo dõi vụ Vô Địch đài, quá hạn kỳ thấy hai bên cùng im lìm, đang hoang mang không hiểu vì lẽ gì, thì tin Nữ Bá Vương thân ra sửa sang Lôi đài được chuyển khẩuloan khắp Hàng Châu.

Đúng ngày giờ hẹn, cha con họ Lý bệ vệ thượng đài. Miêu Thúy Hoa vàPhương Thế Ngọc đai nịt gọn ghẽ cùng toàn bang Quảng Đông đi tới nơi.Hai mẹ con không thượng đài, nhưng cùng mọi người đứng cả phía trước,cách đài ba trượng.

Đây là lần đầu tiên Lý Ba Sơn trông thấy Phương Thế Ngọc, liền hỏi Tiểu Hoàn :

- Thế Ngọc là tên vị thành niên đi cạnh Miêu Thúy Hoa, phải không?

- Dạ. Chính nó.

Ba Sơn nghĩ thầm: “Thiếu niên anh hùng mạnh mẽ thiệt. Nhưng quá lắm làđánh tay ngang chớ làm chi hạ nổi Lôi Lão Hổ? Có lẽ tiểu tử này đượcluyện từ nhỏ chăng? Ủa. Sao chúng ngừng cả lại kia. Chí Thiện đâu khôngthấy mặt?”

Nghĩ đoạn, họ Lý vỗ tay gọi tiểu đồ bảo dùng loa thỉnh mẹ con Thế Ngọcthượng đài. Hai mẹ con Thế Ngọc vẫn im lặng đứng nguyên một chỗ, nhìnlên đài nhận xét. Lý Ba Sơn tức mình đứng ra trước đài gọi :

- Miêu Thúy Hoa! Hay tới đây ta bảo!...

Miêu thị vẫn đứng nguyên trừng trừng nhìn lên đài trước sự ngạc nhiêncủa khán giả. Không nén nổi giận, Lý Ba Sơn nhảy phắt xuống đài quát :

- Mẹ con ngươi đã không thượng đìa chịu tội thì ta tới nơi vậy! Chạy đi đằng trời cũng không thoát!

Ba Sơn hùng hổ sấn tới trước mặt mẹ con Thế Ngọc, đưa tay túm ngực áoThế Ngọc thì tiểu khách điềm nhiên gạt mạnh, lùi lại mấy bước cung kínhnói :

- Lão sư thúc không nên bạo động!

Bị gạt cái bất ngờ, Lý Ba Sơn giận sôi sùng sục, thét lớn :

- Tặc tử, coi đây!

Vừa lúc ấy, một vị cao tăng từ đám đông điềm đạm tiến tới đứng ngăn hẳn đôi bên mà rằng :

- Kìa, Lý sư đệ làm gì ở đây mà coi mòi giận dữ thế này?

Lý Ba Sơn định thần nhận ra Ngũ Mai thiền sư, nghĩ thầm: “Té ra là NgũMai chớ không phải Chí Thiện. Ờ, ta quên khuấy đi mất, hai người vócdáng như nhau”.

Cực chẳng đã, họ Lý chắp tay chào :

- Kính chào sư tỉ, người giáng lâm hồi nào, qua đây có việc chi?

Ngũ Mai tươi cười :

- Tôi vừa từ Quế Lâm lên Hàng Châu thấy có đám đông liền rẽ vào coi, mới hay là... sư đệ thủ đài. Thiệt không ngờ. Giận dữ điều chi mà sư đệđánh người vậy?

Ngũ Mai vờ nhìn hai mẹ con Thế Ngọc, đoạn nói tiếp :

- Kìa! Miêu điệt nữ, làm gì ở đây? Thiếu niên này là ai?

Miêu Thúy Hoa - hành động theo kế hoạch của Ngũ Mai - vái chào thiền sư :

- Thưa sư bá, mẹ con điệt nữ hôm nay phải cùng Lý sư thúc đây thượng đài đấu võ.

Ngũ Mai giả đò ngạc nhiên nhìn Lý Ba Sơn :

- Lẽ nào lại ngược đời như thế? Dù dị phái, tình đồng đạo vẫn phải được tôn trọng như thường! Thật vậy không sư đệ?

Lý Ba Sơn cười gằn, chỉ Thế Ngọc :

- Đúng lẽ ra thì có tôn tư trật tự thiệt đấy, nhưng lúc tên tiểu tử kia hạ sát tế tử ta có nghĩ tới tình đồng đạo hay không?

Ngũ Mai vẫn thản nhiên :

- Thật vậy ư? Nhưng lệnh tế làm gì ở đây mà bị tiểu tử hạ sát?

- Tế tử tôi trấn lôi đài. Còn tên Phương Thế Ngọc là kẻ thượng đài...

Ngũ Mai ngắt lời :

- À, ra vậy đó! Đường quyền, ngọn cước vô tình, lỡ tay là một sự kiện khó tránh được trong lúc giao đấu.

Lý Ba Sơn phản đối :

- Đâu phải chuyện lỡ tay! Phương tặc tử ngầm đi Diệp kiếm hại hạ sát đài chủ. Nếu chỉ so tàu không thôi thì sự thua, được, nguy đến tánh mạngcũng bất thành vấn đề.

Ngũ Mai điềm đạm :

- Bần ni mới tới Hàng Châu đã nghe thấy thiên hạ thì thào bàn tán về Lôi Lão Hổ trấn đài mạt sát dân Tô, Hàng, đả tử nhiều người đã chịu thuarồi mà không thoát chết, phải chăng họ Lôi là lệnh quý tế?

Lý Ba Sơn thừa đoán chính Miêu thị đã thỉnh được Ngũ Mai về Hàng Châucan thiệp nên nghĩ thầm: “Con mụ vãi và này khéo vờ vĩnh! Ngươi đã tớiđây can thiệp tiếp tay cho đối phương của ta, muốn giở trò gì thì cứviệc, còn luồn lọi như rắn làm chi! Ai chớ, Lý Ba Sơn này thì ngươikhông nạt nộ nổi đâu!”

Nghĩ đoạn, họ Lý đáp :

- Phải, chính Lôi Lão Hổ là tế tử của tôi. Thiên hạ đồn thế nào, nơi đây không phải là chỗ luận bàn. Yêu cầu nữ tỉ tránh ra để tôi hỏi tội têntiểu tử sát nhân này.

Dứt lời, Lý Ba Sơn sấn tới định đánh cùng Phương Thế Ngọc nhưng Ngũ Mai đã dang hai bàn tay ngăn lại :

- Yêu cầu Lý sư đệ nể lời bần ni, điều tra kỹ càng vụ này trước khi kếttội một người. Thiệt ra sư đệ có mục kích trận đấu không? Đừng quên rằng Lão Hổ là một vị giáo đầu trấn đài đầy đủ kinh nghiệm, trái lại PhươngThế Ngọc dù sao cũng còn vị thành niên.

Nếu những gia đình có người thượng đài bị Lão Hổ thuận tay đả tử khôngvì lẽ nọ điều kia đòi thường mạng thì sư đệ cũng nên bỏ qua việc ThếNgọc vì tự vệ lỡ tay, chấm dứt vụ Lôi đài kẻo thiên hạ bình luận khônghay về giới võ nghệ chúng ta. Thiệt tình yêu cầu, sư đệ nên nể bần ni.

Lý Ba Sơn cười gằn :

- Sư tỉ là người tu hành, chẳng nên can thiệp vào thế sự làm chi. Hoặcgiả sư tỉ tới đây với mục đích nào khác, xin vui lòng nói thẳng, chớ đểLý mỗ này có cảm tưởng là người cốt ý đến Hàng Châu can thiệp cho phetên tiểu tử.

Ngũ Mai mỉm cười :

- Bần ni thuộc giới tu hành, không màng thế sự thiệt, nhưng nội vụ thuộc phạm vi giới võ nghệ. Mẹ con Thế Ngọc là đồng phái thuộc hạng môn đồ,còn sư đệ ở trong tình đồng đạo, cả hai phe cùng thân, thiết tưởng nếubần ni can thiệp cũng không có gì quá đáng để sư đệ trách cứ.

Hành động của bần ni không ngoài mục đích phụng sự tình hòa hảo giữa các môn phái. Sư đệ là bực lão thành nên suy xét cho kỹ.

Lôi Lão Hổ bị đả tử cũng như bao nhiêu người đã bị Lão Hổ đả tử, tấtkhông vì cuộc báo oán vu vơ này mà hồi sanh nhân thế, chi bằng dẹp hẳncho rồi vụ Lôi đài, bần ni sẽ bắt Thế Ngọc tạ lỗi với sư đệ có hơnkhông!?...

Vốn tánh cố chấp, Lý Ba Sơn khi nào chịu nghe theo lời lẽ hơn thiệt củalão ni dị phái, nhưng tính đánh Thế Ngọc tất bị Ngũ Mai cản trở, bènnghĩ ngay ra một kế gian hiểm để hạ sát Thế Ngọc ngay tại chỗ.

Họ Lý nói :

- Được, sư tỉ đã can ngăn, tôi ưng thuận nhưng tặc tử phải tạ lỗi ngay nơi đây trước công chúng.

Ngũ Mai mừng rỡ :

- Có thế chớ! Xử sự đàng hoàng như sư đệ bần ni rất khâm phục.

Dứt lời, Thiền sư quay lại bảo Miêu Thúy Hoa :

- Điệt nữ nghe rõ đó chứ? Thế Ngọc hãy ra lạy tạ Lý sư thúc đi, ta coi.

Miêu Thúy Hoa lo sợ Lý Ba Sơn trở mặt thừa dịp con nàng quỳ lạy sẽ ratay hạ sát chăng, nhưng trông cặp mắt quả quyết sáng như điện của NgũMai thiền sư, nàng không dám cưỡng lời. Phương Thế Ngọc không đợi mẹnhắc, tức thì dõng dạc tiến đến trước mặt Lý Ba Sơn đang đứng dang chân, hai tay chống lên mạn sườn, lạnh lùng nhìn kẻ thù. Ngũ Mai đi kế bênThế Ngọc giám sát cuộc tạ lỗi.

Phương tiểu khách quỳ xuống đất cách Lý Ba Sơn độ hơn sải tay cúi đầu tam bái...

Mọi người hồi hộp theo dõi, nhất là Miêu Thúy Hoa, Phương Đức và toànthể nhân viên trong hội quán Quảng Đông, ai nấy đều rùng mình lạnh gáylo cho Thế Ngọc. Trong trường hợp này, Ba Sơn chỉ phóng một cước trúngmặt thì rồi đời trang thiếu niên anh hùng.

Thế Ngọc vẫn thong thả lễ tới nhị bái. Chàng chú ý đề phòng bất trắc...Thì việc phải đến đã đến. Cơ sự chỉ xảy ra trong chớp mắt khiến ai nấyđều bàng hoàng!

Bất thình lình, Lý Ba Sơn thét lớn :

- Chết này!...

Đồng thời họ Lý phóng chân tả đá một cước ngay mặt Thế Ngọc đang quỳlạy. Miêu Thúy Hoa kinh hoàng nhào tới, thục mạng đinh lăn mình đè lênbàn chân độc ác của Ba Sơn cứu đứa con độc nhất thân yêu. Phương Đức xây xẩm mặt mày lảo đảo muốn té. Trần Ngọc Thơ và con là Ngọc Thành đứngbên vội đỡ lấy Phương ông.

Tiếp theo tiếng thét của Lý Ba Sơn là tiếng quát dằn giọng của Ngũ Mai :

- Bậy quá!

Thiền sư xoạc chân hữu ra chèn đúng bắp vế tả Lý Ba Sơn, đồng thời đưabàn tay ra xô mạnh họ Lý bật chéo sang bên, thành thử ngọn cước đáng lẽgieo chết chóc của Lý Ba Sơn lại phóng vượt vào khoảng không.

Về phần Phương Thế Ngọc cũng không kém phần ranh mãnh. Chàng không tinLý Ba Sơn thật tình muốn cho chàng tạ lỗi. Nét mặt vừa hung dữ tối sầmthâm hiểm kia đủ bộc lộ tâm tính con người nham hiểm. Bởi thế khi vái,Thế Ngọc làm điệu bộ thản nhiên kỳ thật chàng hết sức chú ý tới cặp cước của Lý Ba Sơn.

Dù hạ quyền hay phóng cước, Ba Sơn cũng phải xê dịch mới tới chỗ chàng quỳ xa hơn một sải tay.

Đồng thời với tiếng thét, ngọn cước của Ba Sơn phóng lẹ và đồng thời Thế Ngọc cũng đảo người nhảy vút qua bên tránh đòn... Chàng thấy kịp mẫuthân chàng nhào tới chân họ Lý bèn vươn tay cắp lấy ngang lưng Miêu thịlăn đi một vòng. Hai mẹ con cùng vùng dậy nhìn ngoái lại, e bị đuổi theo thì chỉ kịp thấy Ba Sơn bị Ngũ Mai độn chân hất ra bất ngờ đẩy sang hẳn một bên.

Thiền sư chắp tay vái Lý Ba Sơn :

- Xin lỗi sư đệ, bần ni không muốn như vậy nhưng e sư đệ quá giận lỡ chân gây án mạng là chuyện không nên.

Trái với thái độ điềm đạm của Ngũ Mai, Lý Ba Sơn mặt tái ngắt, nổi giận đùng đùng chỉ mặt Ngũ Mai mắng lớn :

- Hay cho sư tỉ cố ý can thiệp vụ này. Đối với sư tỉ dễ thường chỉ có Phương tặc tử là người, còn tế tử của ta là giấy sao?

Ngũ Mai ôn tồn :

- Sư đệ đừng quá giận mất khôn. Tại không giữ lời hứa quân tử nên bần ni buộc lòng ngăn cản đó thôi. Thiệt tình không vì phe đảng nào cả.

Lý Ba Sơn thét như sấm :

- Chớ có nhiều lời! Nếu sư tỉ đến Hàng Châu cố ý che chở bênh vực Phương tiểu tử thì cứ việc ngang nhiên giao đấu, ta không sờn lòng, nhưng đừng có thái độ úp mở như vậy.

Ngũ Mai cười lạt :

- Thế nào là thái độ úp mở? Tiên sinh là người lớn lẽ nào lừa một thiếunhi đang quỳ bái kính trọng mình mà can đảm phóng cước định sát hại ư?Bần ni giúp tiên sinh thoát khỏi tiếng xấu ấy mà còn cố chấp oán hận nữa sao?

Bị nhiếc, Lý Ba Sơn mặt đỏ gay gắt, mắc cỡ trước công chúng, chỉ mặt Thiền sư mắng lại :

- Tên tiểu tử là kẻ thù của gia đình ta muốn thoát thân nên ta lập mưuhạ y, không có chi lạ. Còn việc tăng ni là hạng người tu hành, cớ saotới đây can thiệp? Đã vậy có tài chi cứ việc trổ coi!...

Ngũ Mai nói :

- Phàm người hào khí, bất cứ giới nào thấy sự bất bình không thể bỏ qua. Huống hồ Phương Thế Ngọc là hàng tôn điệt, bần ni can thiệp không ngoài mục đích giữ tình giao hảo giữa các môn phái. Nếu bản ai cũng như ai,xử sự trái lương tâm, hà tất bắt Thế Ngọc tạ lỗi với tiên sinh, tuy ykhông có lỗi? Bần ni phân trần biện bạch nhiều rồi, mong tiên sinh chớvượt quá giới hạn lẽ phải. Tiên sinh là hàng tiền bối, nội thúc, cư xửnhư vậy, kẻ dưới kính nể sao được.

Bị Ngũ Mai giáo huấn cho một hồi, Lý Ba Sơn tức điên ruột, quát lớn :

- Vãi già hà tất nhiều lời! Đã xuống đây can thiệp cứ việc trổ tài.Ngươi binh vực Thế Ngọc, quyết dành lẽ phải phần ngươi, hãy lên đây cùng ta phân cao hạ. Lên đây!

Dứt lời, Ba Sơn xoay mình nhảy vút lên Lôi đài, Lý Tiểu Hoàn nhảy theo.Ngũ Mai nghĩ thầm: “Quả thật tên Ba Sơn này tánh tình khó thương, bấtchấp lý lẽ.Ta không thượng đài, y cho là nể sợ sẽ làm tàn hơn nữa, theođuổi truy sát mẹ con Thúy Hoa, chi bằng đánh cho y một trận cho biếttay!”

Nghĩ vậy, Thiền sư từ tốn leo bực thang lên đài, Mẹ con Miêu thị cũngtheo sau giám trận. Lý Ba Sơn chống nạnh tay lên ba sườn, cao lớn, hungdữ đứng bên hướng Đông. Ngũ Mai bỏ áo cà sa liệng cho Thúy Hoa, bêntrong vận sẵn võ phục áo cài chéo vạt, quần cho vào trong vớ vải thôkiểu nhà chùa. Hai tay áo rộng, ngắn lộ hai cổ tay tròn chắc nịch. Thiền sư điềm đạm bước đứng sang hướng Tây, nghiêm chỉnh, cân nhắc nói nhỏ :

- Lý tiên sinh nhất quyết bất chấp lẽ phải chớ?

Thay vì từ tốn, Lý Ba Sơn quắc mắt :

- Nói nhiều rồi, câm miệng đi!

Dứt lời, họ Lý hoa tay đạo quyền, bộ pháp nhà nghề, hùng dũng dữ dội

Dưới đài hồi nãy nhốn nháo bao nhiêu, nay trái lại im phăng phắc bấynhiêu theo dõi trận đấu hứa hẹn hào hứng, bất ngờ của một tăng, một tục ở cấp bực thượng thừa.

Dân chúng im lặng theo dõi, nhận xét từng bước đi, từng cái ngoắc tay hất đầu của hai đối thủ thượng thặng.

Ngũ Mai thiền sư nhìn qua họ Lý, niệm nhỏ Nam mô phật, đoạn hoa quyềnchuyển cước dượt mấy đường dẻo tuyệt đẹp trở về bái tổ theo đúng khuônphép, lịch sự của môn phái Thiếu Lâm danh tiếng.

Biết Ngũ Mai, Chí Thiện là đệ nhất môn đồ của Hồng Mi lão tổ, Lý Ba Sơntuy đứng vào hàng đệ nhất cao đồ phái Tây Khương, cũng hết sức thậntrọng, chú ý từng cử chỉ nhỏ nhặt của đối phương.

Sau mấy đường quyền dạo giáo đầu, Lý Ba Sơn chuyển mình bái tổ hành thế“Mãnh Hổ Cầm Dương” oai hùng dữ dội, quắc mắt nhìn đối phương. Ngũ Maithản nhiên, điềm đạm, tỏa bộ chảo mã, tay hữu nắm lại thu về bên sườn,tay tả xòe cương đao thâu về trước ngực, lưng hơi cong nhã nhặn cúi đầutheo thế “Quan Âm Thủ Kính” :

- Xin mời Lý tiên sinh cứ việc ra tay.

Ba Sơn lặng lẽ nhảy chồm lên như mãnh hổ vồ mồi, đưa bàn tay thọc vào cổ địch, đồng thời tay hữu hạ Thôi Sơn Thủ vào đỉnh đầu Thiền sư. Đó làngọn Suy Sơn Trưởng.

Ngũ Mai rút chân Tả Kinh Bộ về phía sau, chuyển bộ cước thành Đinh tấnvững như thành đá, khoát tay tả gạt bật đòn yết hầu, đưa tay hữu thànhthước thợ lên đỉnh đầu chịu trái đấm Suy Sơn tuy nặng nề như đại phủnhưng nện trúng một chiếc... đe toàn thép.

Thiền sư nói nhẹ đủ nghe :

- Nhường Lý tiên sinh một đòn!

Lầm lì, Lý Ba Sơn thâu hai tay lại bên sườn, cất chân hữu đạp thốc mộtngọn “Thiết Cước Quy Hồn” vào bụng địch. Lẹ như cắt, Ngũ Mai xoay mìnhsang bên nhường ngọn độc cước đạp vuột vào không khí.

- Nhường tiên sinh hai đòn!

Đánh trượt, Ba Sơn nổi giận đùng đùng dậm chân đạp “Thiết Cước Quy Hồn”xuống sàn đài đánh rầm một tiếng, đưa luôn cả nắm Thôi Sơn đánh thốc vào ngực Thiền sư cực kỳ dũng mãnh. Đó là ngọn “Song Long Triều Nguyệt”.

- Nhường ba đòn. Coi đây!

Ngũ Mai tọa mã ngồi thụp hẳn xuống nhường hai cánh tay rắn chắc của đốiphương chặt trượt qua đầu, và tức thì chắp hai bàn tay lại như người lễphật, toàn thân bật đứng hẳn lên, đưa thốc hai bàn tay đánh bật hẳn haicánh tay địch sang bên, khiến Lý Ba Sơn mất thăng bằng phải lùi lại liên tiếp mấy bước. Thừa thêm, Ngũ Mai dẻo dai tiến theo như vượn, gài chântả vào giữa hai gối địch, hạ trung bình tấn đánh thọc luôn quyền tả vàongang bao tử đối phương theo thế Tọa Mã Độc Quyền. Ngọn quyền Tọa Mã vừa độc dữ vừa lanh lẹ, Lý Ba Sơn bị chận, không còn cách gì hơn là thoáiluôn mấy bước nữa mới khỏi trúng đòn.

Dưới đài khán giả vỗ tay ầm ầm hoan hô hảo thủ.

Mà quả vậy, hai đối thủ đúng là bậc thượng thặng. Mỗi động tay là phóngta một đường quyền danh giá hảo thủ, mỗi bước chân là một bộ pháp tuyệtdiệu của nhà nghề, chỉ sơ hở chân tơ kẽ tóc là mắc phải thế nghiệt nguyđến tánh mạng ngay.

Kẻ tám lượng, người nửa cân, tướng ngộ lương tài, đòn ra như gió giựtmưa rào, Lý Ba Sơn hầm hè, lúc la thét dữ dội không khác chi mãnh hổ cầm dương. Trái lại, Ngũ Mai thiền sư im lìm đánh đỡ, công phá, uyển chuyển như giao long bộ thủy.

Trận đấu diễn ra ngoạn mục, hào hứng, khốc liệt, người xem mê mải theodõi thích thú. Nhưng không phải ai cũng vậy, nhiều người nhắm cả mắt lại không dám nhìn những loạt tấn công dồn dập, nguy hiểm, ghê gớm của bênnọ hoặc bên kia.

Lý Ba Sơn quyết hạ đối thủ cho kỳ được, sử dụng toàn đòn nghề, thế hiểm. Trước hết Ba Sơn muốn báo thù cho Lôi Lão Hổ, hơn nữa, hạ được Ngũ Mai, danh tiếng Lý lão sư sẽ vang như cồn trong giới võ nghệ. Một đàng, NgũMai thiền sư vạn bất đắc dĩ mới buộc lòng phải thượng đài.

Thiền sư hiểu rõ tình thế lưỡng nan của mẹ con Miêu thị, nên cố gắnggiảng hòa không xong, đành phải thượng đài dùng võ lực cản võ lực, mayra Lý Ba Sơn thấy thắng không nổi sẽ đổi ý thu xếp giảng hòa chăng.

Thiền sư là bậc thượng thặng, tiền bối thuộc phái Thiếu Lâm, lẽ nào nhắm mắt bước qua mặc cho Lý Ba Sơn, người phái Tây Khương làm mưa làm gió,sát hại Phương Thế Ngọc? Thế Ngọc bị hại tất Miêu Thúy Hoa, mẫu tử tìnhthâm, không thể bỏ qua. Nàng sẽ liều mạng báo thù! Mà liều mạng trướccha con Lý Ba Sơn và có lẽ còn bao nhiêu lẻ khác nữa, là táng mạng.

Trước tình thế ấy, Thiền sư nhất định phải can thiệp đến nơi đến chốn,bằng bất cứ giá nào. Một vị đại sư Thiếu Lâm đi qua một nơi mà người của Thiếu Lâm đang lâm nguy vì chính nghĩa, bỏ qua sẽ bị kẻ dị phái chêcười.

Cho nên trong trận đấu, Thiền sư cầm cự, trổ tài cho Lý Ba Sơn phải thầm phục nể nang chịu điều đình. Hơn nữa, Thiền sư còn muốn cho Ba Sơn từnay biết kiêng nể môn đồ Thiếu Lâm tự. Người ung dung chiến đấu dữ dộichống một đối thủ hữu tài, hữu lực nhưng không hằn thù. Mỗi khi Lý BaSơn trổ thế hiểm, Thiền sư trả đòn bằng những thế gỡ tuyệt diệu và trảđòn ngay tức thì buộc đối phương phải thoái bộ luôn luôn nhường mặttrận, lấy lợi thế về phần mình.

Dồn địch thủ tới nước bí. Thiền sư tự thoái bộ nhường Lý Ba Sơn có lối thoát để lấy ơn. Nhưng Thiền sư đã làm một việc thừa!

Thừa, vì Ba Sơn không những không biết ơn tình rộng lượng, quân tử của đối thủ mà trái lại còn hiềm ghét hơn.

Thói đời, kẻ tiểu nhân bao giờ cũng vậy!

Đánh lâu không thắng. Ba Sơn nghĩ thầm: “Cứ đấu dai dẳng thế này bất lợi lợi. Mụ vãi này tài lực cao lắm, chi bằng ta lập thế trên buộc mụ lâmchiến mới hòng thủ thắng được!”

Nghĩ đoạn, Lý Ba Sơn đánh dồn một quyền rồi nhảy ra khỏi vòng chiến quát lớn :

- Khoan tay!

Ngũ Mai cũng thâu quyền hỏi :

- Sao? Lý tiên sinh muốn... nghỉ tay chăng?

Ba Sơn gườm gườm nhìn kẻ thù :

- Sợ chi mà phải nghỉ tay? Đấu ba trăm hiệp nữa cũng không sao, nhưng ta không muốn phí thời giờ. Nghe nói đây, nếu không ưng chịu thì cứ việcphản đối, nghe?

Ngũ Mai mỉm cười :

- Cứ nói đi, thế nào bần ni cũng theo được.

Lý Ba Sơn nói :

- Kể từ hôm nay, nghỉ tay bốn ngày. Lập xong Mai Hoa Thung ta sẽ tái phân cao thấp?

Ngũ Mai chắp tay :

- Mô Phật! Lý tiên sinh định tiếp tục chiến đấu đại quy mô sao mà lập Mai Hoa Thung?

Lý Ba Sơn cười gằn :

- Nhà chùa còn ngạc nhiên nữa ư? Đã lên nổi Lôi đài há không lên nổi Mai Hoa Thung sao? Nếu e ngại, cứ việc nói, ta sẽ chấp thuận ưng tha.

Ngũ Mai quắc mắt :

- Ô hay! Ngần ấy tuổi đầu chồng chất mà nói lảm nhảm chi vậy? Ai xintha? Đã không tự lượng muốn lập Mai Hoa Thung thì cứ việc. Bần ni chỉ ecó kẻ hối bất cập thôi!

Nói đoạn, Ngũ Mai cùng mẹ con Phương Thế Ngọc xuống đài cùng mọi người về Hội quán Quảng Đông.

Trong bốn ngày rỗi rãi, Ngũ Mai thiền sư tiếp tục truyền dạy các thế võ bí hiểm cho Phương Thế Ngọc.

* * * * *

Xin nói về phép đánh Mai Hoa Thung.

Đó là một thế trận mà lối bầy rất nguy hiểm dành riêng cho những võ nghệ gia cao siêu thách thức nhau lên thung giao đấu.

Nhiều người không theo đến nơi đến chốn ngành võ thuật nên khi nghe đếnhai chữ Mai Hoa thì tưởng ngay thung được trình bày theo bộ pháp lối Mai Hoa quyền lục thập tứ thế. Thực ra bộ pháp Mai Hoa Thung chính là bộpháp La Hán quyền của phái Thiếu Lâm Nam Bắc (Sơn Đông) có một trăm lẻtám thế quyền, cước. Phái Tây Khương thấy hai trăm lẻ tám đường dài quánên thu gọn lại còn tám mươi tư thế và biến hóa thành một bài riêng biệt gọi là Lôi Trấn quyền.

Mai Hoa Thung bộ pháp vuông vắn tính theo bốn phương, tám hướng. Thay vì dạo quyền trên mặt đất, mỗi chỗ có bước chân ghi trong bản đồ bội phép, có đóng một cây sào cao hẳn lên trên mặt đất. Cọc đó bằng cây, bằng tre hay bằng sắt tùy người thiết lập thung Mai Hoa. Mỗi cọc, mệnh danh làtrụ bộ, gồm có sáu cọc chụm lại: một cây lớn ở chính giữa, năm cây nhỏ ở chung quanh. Toàn thể trông như một bông Mai năm cánh, bởi vậy mớithành tên Mai Hoa Thung.

Ô Thung có một trăm lẻ tám trụ bộ, mỗi trụ bộ cách nhau hai thước theobộ vị. Nhưng người thiết lập thung có thể rút ngắn bớt đi chiều dài cách nhau giữa hai trụ bộ hoặc tăng thêm lên tùy theo bản lãnh cá nhân. MaiHoa Thung càng rộng lớn bao nhiêu càng nguy hiểm bấy nhiêu, trông thấydiện tích của thung, người ta có thể thấy được bản lãnh người thiết lậpnó.

Chiều cao của thung cũng vậy, lẽ tất nhiên càng cao càng nguy hiểm. Vềphần trụ bộ, cột đóng xuống đất càng nhỏ mảnh bao nhiêu thì công phuluyện tập Khinh Thân Pháp của chủ thung cao bấy nhiêu.

Có hai lối lập Mai Hoa Thung. Thứ nhất: đơn thung, nghĩa là chỉ có trụbộ trồng trên mặt đất. Thứ nhì: trâm thung, nghĩa là thay vì để đất trơn dưới các thủ bộ và chung quanh Mai Hoa Thung, người ta đóng cọc vótnhọn hay cọc sắt chổng ngược. Nếu người đấu trên thung lỡ trượt chân hay bị đánh té sẽ bị các cọc nhọn xiên vào thân thể như kẻ bị bàn chôngxiên vậy. Cũng có khi người ta đào hố lập Mai Hoa Thung, trụ bộ cao bằng mặt đất, dưới hố cắm chông. Từ mặt đất liền vào đến thung xa đến trượng rưỡi. Đấu thủ bị đối phương đàn áp khó lòng nhảy nổi từ thung vào đấtliền để chạy, nên đành thất thế chịu trận cho đến khi thất thế trúng đòn sa xuống hố chông nếu không đứng ngay trên thung bái hàng.

Nhưng bái hàng là chuyện ít có vì đối thủ Mai Hoa Thung phần lớn là hàng cao thủ, đại sư. Đấu thủ nào thua chạy không kịp - để tập luyện, chờdịp khác báo thù - thì phần nhiều đều vì danh dự môn phái, danh dự cánhân, cố gắng chịu trận đến cuối cùng, lực tàn, bị đối phương đánh rớtxuống mặt chông, chết ngay tại trận.

Mai Hoa Thung nguy hiểm như vậy.

Lý Ba Sơn sở dĩ chọn thứ trận nguy ác này thách đấu cùng Ngũ Mai vì họLý là một nhân vật kỳ khôi Tây Khương phái, chuyên luyện trận Mai Hoa.Hơn nữa, Ba Sơn biết lối đánh Mai Hoa của Thiếu Lâm tự quen đánh rộng,thì với thế trận Mai Hoa biến cải thâu hẹp của Tây Khương chắc chắn NgũMai sẽ bỡ ngỡ, do đó họ Lý sẽ tạo được nhiều cơ hội hạ đối thủ hơn.

Còn một điều nữa mà chính Ba Sơn nham hiểm đã tính để hại Ngũ Mai bằngbất cứ phương pháp nào. Đó là đủ thì giờ cho Lý Tiểu Hoàn ám hại Thiềnsư dị phái.

Hôm giao đấu trên Lôi đài, Lý Tiều Hoàn áp trận, nhận xét thấy cha nàngnếu chẳng ngang tay thì cũng khó bề thủ thắng, nên đã lo ngại. Tới khiBa Sơn hoãn chiến, thách Ngũ Mai đấu Mai Hoa Thung, Tiểu Hoàn còn ngạcnhiên hơn nữa, không hiểu cha nàng tính thế nào mà lại thách thức tráingược như vậy.

Về đến nhà nàng thắc mắc hỏi ngay :

- Thân phụ thách Ngũ Mai lên Thung giáp trận có định ý gì khác nữa không? Con thấy ngài ngại thế nào ấy!

Lý Ba Sơn điềm nhiên hỏi :

- Ngại gì hà con?

Tiều Hoàn ngần ngừ, giây lát mới đáp :

- Thiết tưởng Ngũ Mai là hàng đại sư Thiếu Lâm, chắc chắn phải rõ rànhcác trận thế Mai Hoa, thân phụ thách đấu như vậy có lẽ bất lợi.

Lý Ba Sơn cười vang :

- Con tưởng ta không thắng nổi mụ vãi đó trên Lôi đài thì sao thắng nổi trên thung?

Thấy cha đoán trúng ý, Tiểu Hoàn im lặng, Lý Ba Sơn nói :

- Trên đất liền dễ dàng, Ngũ Mai không chú ý đến trụ bộ đủ tinh thầnchống đánh, chớ trên thung thì khác, mụ phải chú ý đến cước bộ nhiều thì hiệu lực xung trận của mụ ta tất phải bớt đi rất nhiều.

Tiểu Hoàn phản đối :

- Nhưng phụ thân cũng đứng trên thung như Ngũ Mai chớ được đứng ở đất liền đâu?

Ba Sơn gật đầu mỉm cười mà rằng :

- Cha hiểu con định nói gì rồi, nhưng cha lập Mai Hoa trận đồ theophương pháp Tây Khương, tất Ngũ Mai phải bỡ ngỡ hơn thế trận Thiếu Lâmtự. Mụ vãi ấy đã bất cẩn không ra điều kiện lập Mai Hoa theo trận đồthường lệ. Con hiểu chưa?...

* * * * *

Nói về bên Quảng Đông hội quán, trước ngày lâm trận, Ngũ Mai căn dặn Miêu thị và Thế Ngọc :

- Các con hiểu tánh chất Ba Sơn rồi chớ gì? Đối với Thế Ngọc là hàng tôn đồ y còn không biết nhường nhịn, tiểu nhân thì riêng đối với ta chắcchắn y sẽ quyết liệt dùng đủ mọi âm mưu ám toán. Mẹ con phải hết sức coi chừng Lý Tiểu Hoàn. Nó có thể bất chợt phóng ám khí. Ta tự đến Mai HoaThung với mọi người trong hội quán. Con và Thế Ngọc trộn vào đám khángiả tìm cách đứng gần Lý Tiểu Hoàn mà phòng bị. Nếu nó sanh sự thì cứviệc đánh, đánh cầm chừng cho đến cuối trận Mai Hoa ta sẽ liệu sau.

Sáng hôm sau, thành Hàng Châu nhộn nhịp như một ngày đại hội. Dân chúngdậy thật sớm lũ lượt từ các ngả đường kéo ra Thanh Ba môn.

Đúng giờ, Lý Ba Sơn cưỡi ngựa dẫn mười tên tiểu đồ đến Mai Hoa Thung. Yvận võ phục toàn đen, đầu quấn khăn, bỏ múi sau lưng, chân quấn xà cạp,dận võ hài mỏng gót, ngoài choàng áo dài, cao lớn hùng dũng. Họ Lý xuống ngựa trao cho bọn tiểu đồ theo hầu, nhảy vụt lên Mai Hoa Thung truyềnqua các trụ bộ, nhìn qua một lượt lấy làm đắc ý. Lão sư nhảy qua bốn lần chông xuống nơi bày án kéo kỷ ngồi.

Giữa lúc đó, Ngũ Mai thiền sư đến nơi, trang phục như mấy hôm trước.

Lý Ba Sơn thấy địch thủ đi với mọi người trong Hội quán, vắng mẹ con Thế Ngọc thấy làm lạ.

Ngược lại, Ngũ Mai kín đáo nhìn thấy vắng Lý Tiểu Hoàn thì cũng ngạcnhiên không ít. Thiền sư chắc rằng thế nào Tiểu Ngọc cũng quanh quẩn gần bên thân phụ nàng. Nhìn kỹ một lần nữa, quả nhiên thấy vắng nàng thật.

Bọn tiểu đồ của Lôi Lão Hổ võ phục đồng đều nghiêm chỉnh đứng thành haihàng canh phòng, bao phủ toàn thể Mai Hoa Thung. Quan quân chỉ giữ trậttự bên ngoài...

Phần Miêu thị và Thế Ngọc lẫn vào đám khán giả đứng gần lối ra vàothung, thấy Lý Bá Sơn đơn thân nhập thung thì không khỏi ngạc nhiên.Miêu thị ghé tai Thế Ngọc nói nhỏ :

- Lý Tiểu Hoàn không đi cùng Ba Sơn tất lẫn khuất trong đám khán giả như mẹ con ta rồi. Nàng hành động như vậy chắc có gian ý như Thiền sư tiênđoán. Tìm sao ra được bây giờ!

Thế Ngọc không do dự :

- Nhìn qua cách sắp đặt đủ hiểu Tiểu Ngọc không cần phải lẫn trong đámdân chúng. Nếu nàng hóa trang lẫn trong bọn tiều đồ canh phòng cũng đủmọi người khó tìm ra và được đứng gần các hàng chông hơn hết. Mẹ con tathủ len lỏi nhận xét xem.

Miêu thị khen phải, cầm tay Thế Ngọc len lỏi đi vòng đến chỗ bày án kỷcó Lý Ba Sơn ngồi, nhận xét không có toại ý bèn tiếp tục đi nữa.Vừa được một quãng ngắn bỗng Thế Ngọc mừng rỡ giựt tay Miêu thị mà rằng :

- Mẫu thân hãy thử nhìn tên tiểu đồ đứng hàng thứ nhì đầu quấn khăn nhưđồng bọn nhưng lộ gáy trắng nõn nà khác hẳn với những tên đứng hai bên.Từ nãy con chỉ nhìn gáy chúng thấy tên nào cũng đen thui, riêng tên nàytrắng quá!

Tuy không thấy rõ mặt, Miêu thị cũng ngờ ngay.

Mẹ con nàng bèn len lỏi đến ngay phía sau. Bây giờ Miêu thị trông thấytoàn thân tên tiểu đồ có nước da trắng nõn nà ấy. Tên này đai lưng cóđáy mà hông lớn đặc biệt. Dù nam trang cao lớn như mọi người nhưng thânhình phụ nữ nở hông khó mà giấu nổi mắt Miêu thị. Ngay cả mớ tóc quấntrong khăn cũng dày hơn. Cả hai mẹ con đều nhận ra tên tiểu đồ ấy khôngphải ai xa lạ chính là Nữ Bá Vương. Không nghi ngờ gì nữa. Miêu thị vàPhương Thế Ngọc đứng lẫn sau hai khán giả sau đó phòng ngừa.

Ngũ Mai thiền sư điềm tĩnh đứng gần Mai Hoa Thung. Lý Ba Sơn đứng phắt dậy, liệng áo khoác lên thành kỷ, ngạo nghễ :

- Nhà chùa đã sắn sàng chưa?

Ngũ Mai chắp tay lên ngực :

- Mô phật, khởi trận lúc nào cũng được, nhưng bần ni xin nhắc để Lý tiên sinh hay rằng cách giàn đồ canh phòng gần thung bất hợp lệ. Bần ni muốn biết tiên sinh muốn canh phòng, ngăn ngừa ai?

Lý Ba Sơn cười khẩy :

- Hàng đại sư mà e sợ chúng tiểu đồ ư?

Ngũ Mai trả đũa :

- Chúng tiểu đồ thật, nhưng kẻ đánh trộm dù vô giá trị vẫn nguy hiểm như thường! Bởi lẽ quân tử phòng thân nên bần ni mới hỏi. Nhưng thôi! Không sao cả. Cần tiểu tâm chút đỉnh, lo gì!... Lý tiên sinh đã nghĩ kỹ chưa? Giờ này muốn triệt Mai Hoa trận đi còn kịp, kẻo thêm hối hận cho cả...hai bên!

Lý Ba Sơn nổi nóng :

- Ta không đấu khẩu với ngươi. Có giỏi lên Mai Hoa Thung phân tài cao hạ Ngũ Mai nghiêm nghị đưa tay mời :

- Lên trước đi, tiên sinh là người thủ trận.

Lý Ba Sơn lặng lẽ phi thân qua hàng chông sắt bên ngoài, đứng chân cochân duỗi trên trụ bộ, hai cánh tay xòe ra như con đại bàng vũ cánh, dữdội, quắc mắt nhìn Ngũ Mai đứng phía sau, đoạn đảo mình nhảy vút vào trụ bộ trung ương đứng thẳng người, hoàng hai tay, bàn tay tả xòe Cương Đao thủ, bàn tay hữu nắm đấm Thôi Sơn bái tổ.

Lý Ba Sơn chuyển mình xử bài Lôi Trấn quyền, bài quyền đặc sắc TâyKhương thích hợp Mai Hoa Thung. Quyền ra như vũ bão. Cước phóng tựa chớp giựt mưa sa, gân cốt chuyển răng rắc, sức khỏe dư ngàn cân, lão sư LýBa Sơn phóng mình đảo khắp thung dạo hết tám mươi ba đường Lôi Trấnquyền theo đúng phép tắc cao luyện của nhà nghề, ngừng chân bái tổ đoạnphóng mình xuống đất nhẹ như én liệng, mặt không bốc đỏ, ngực không thởmạnh, điều hòa như thường.

Khán giả vỗ tay hoan hô nhiệt liệt vang động cả khu Thanh Ba.

Thấy Lý Ba Sơn biểu diễn xong, Ngũ Mai thiền sư chắp tay lên ngực vậndụng Kinh Thân Pháp bước lên mũi chông sắt từ tốn đặt chân từ mũi nhọnnọ sang mũi nhọn kia vào tới Mai Hoa Thung cất mình nhảy lên trụ bộ lẹlàng như én liệng...

Khán giả ghê rợn, kinh hồn hang nghênh nhiệt liệt vang động tự sóng cồn. Chính Lý Ba Sơn cũng phải khen thầm lối ra oai tự nhiên nhưng thiệt hay của nhân vật thượng đẳng Thiếu Lâm tự. Lão sư kín đáo khẽ quay đầu đưamắt nhìn về phía tả. Mọi người mải theo dõi Ngũ Mai thiền sư trên thungnên không một ai thấy cái nhìn ra hiệu của Lý Ba Sơn, nhưng nhãn hiệu ấy không qua được mắt hai người: mẹ con Phương Thế Ngọc.

Thật vậy, Miêu thị và Thế Ngọc chăm chú quan sát lão sư họ Lý nhận thấycử chỉ ấy, và đồng thời nhận luôn thấy tên tiểu đồ “gái trắng nõn nà” nọ khẽ gật đầu...

Ngũ Mai thiền sư đứng thẳng người trên trụ bộ trung ương khoát tay nhẹnhàng đảo bốn thế bái tổ Đồng Tử Bái Quan Âm xoay mình khắp bốn phương,chân liên tiếp đổi bốn thứ tấn Trung bình, Chảo mã, Đinh và Độc cước.Mỗi lần đổi tấn là một lần đổi trụ bộ. Đó là lối nhập bài quyền La Hánrất đặc sắc của chùa Thiếu Lâm.

Lần lượt, chậm chạp, dẻo dai, đi xong bốn thế tổ khác nhau, Ngũ Maichuyển mình khởi diễn La Hán quyền một trăm lẻ tám thế võ thiệt rùngrợn, lúc nhẹ nhàng chơi vơi như chiếc én là cánh lưng trời,khi rầm rầmdữ dội tựa mãnh hổ băng sơn, giao long động thủy, quyền ra, cước phóngphân đủ bốn phương, tả hữu, tiền hậu, tiến thoái phép tắc, oai phongnhuệ khí đằng đằng. Mỗi ngọn quyền là một thế của danh gia, mỗi cướcphóng ra là một ký thuật của nhà nghề.

Đảo hết một trăm lẻ tám thế La Hán quyền, dạo khắp Trụ Bộ trên Thung Mai Hoa, Thiền sư chắp tay bái tổ, thần sắc không đổi, hơi thở nhẹ nhàng,chuyển mình phi thân trụ bộ trung ương qua giàn chông xuống đất trước sự cổ vũ vang động của khán giả muốn bể cả toàn khu Thanh Ba.

Lý Ba Sơn cố mỉm cười, thật ra vị lão sư ấy đã thất kinh táng đởm về lối biểu diễn La Hán quyền trên Mai Hoa Thung của đối phương.

Lão sư không ngờ trên thung cải đổi của Tây Khương mà Ngũ Mai biểu diễnkhông chút loạng choạng, ngượng ngập, trái lại Thiền sư vẫn oai hùngđáng sợ như trên thung của phái Thiếu Lâm.

Ngũ Mai điềm tĩnh hỏi Ba Sơn :

- Bây giờ giao đấu... hay thôi?

Lý Ba Sơn cố cười lạt :

- Trận đã lập ra chờ đấu thủ, lẽ nào lại thôi?

- Tiên sinh định đấu đến lúc đến lúc phân tài cao hạ hay đấu đến kỳ cùng kiệt sức?

Ba Sơn liều mạng :

- Hạng người như chúng ta vì danh dự môn phái, danh dự cá nhân không bao giờ đấu dở dang! Chỉ có một mất một còn!

Trước khi phi thân lên Mai Hoa Thung, họ Lý đưa mắt nhìn qua Lý TiểuHoàn. Cái nhìn ấy đã không thoát khỏi cặp mắt sáng ngời như sao băng của Ngũ Mai, và Thiền sư theo hướng nhìn của Ba Sơn nhận ngay ra Nữ BáVương trong bộ võ phục đồng đều các tiểu đồng, đồng thời thấy luôn Miêuthị, Thế Ngọc đứng phía sau nàng.

An tâm, Ngũ Mai theo Lý Ba Sơn lên thung sửa soạn khởi đấu.

Ngũ Mai bản tánh từ bi, tâm trí nhẹ lâng lâng thoát tục, không bao giờbị tánh nóng ngự trị, nhận xét tình thế vô cùng rõ rệt. Khởi đầu, thoạtnhìn trận thế Mai Hoa, Thiền sư đã nhận ngay ra đồ pháp đã bị biến đổithiết lập theo bộ pháp Tây Khương, và hiểu thâm ý của Lý Ba Sơn.

Trên Mai Hoa Thung, người trổ La Hán quyền diễn đạt đủ mọi khía cạnh của bài quyền nổi danh ấy cũng không ngoài mục đích tỏ cho đối phương nhậnthấy chân tài và thực lực khổ luyện của mình, mong rằng Lý Ba Sơn kinhsợ dàn hòa, dẹp Mai Hoa Thung, bỏ mối thù không chính đáng với PhươngThế Ngọc.

Ngờ đâu lão sư họ Lý chấp nê, khăng khăng quyết đấu, tin tưởng ở mưu mô ám toán do Lý Tiều Hoàn tiếp tay.

Ba Sơn nhảy lên thung rồi, Thiền sư chép miệng lắc đầu, buồn thay chothái độ ngang bướng ngu ngốc, quá ư chấp nhặt của đối thủ. Người lặng lẽ niệm Phật trong giây lát và sau đó phi thân lên trận.

Trong phân khắc nghiêm trọng này, Thiền sư không còn là một nhà tu hànhnữa. Tình thế do Lý Ba Sơn tạo ra đã biến người thành một viên hổ tướnglâm trận quyết đấu, đấu để tự vệ, đấu cho thiên hạ biết Thiếu Lâm danhbất hư truyền.

Ngũ Mai lâm trận oai phong như thần tướng.

Chờ địch thụt vừa đáp xuống trụ bộ trên thung, Lý Ba Sơn bỏ hết luật lệlịch sự thông thường, thét lên một tiếng vang dậy như sét đánh ngangtrời, nhào tới đã quét một thế “Toàn Phong Tảo Lạc Diệp” định thừa lúcNgũ Mai mới tới trụ bộ thì đá lộn bật xuống thung.

Họ Lý ác ý như vậy là một chuyện nhưng Ngũ Mai đâu phải người chịu để hạ dễ đến như thế. Tức thì, Thiền sư nhảy vút lên cao tránh đòn, đồng thời thọc luôn Cương Đao Thủ vào yết hầu họ Lý khiến Ba Sơn phải đổi trụ bộtránh đòn độc. Thiền sư theo sát tống luôn trái đấm Mãnh Hổ Xuất Độngvào gáy đối thủ.

Không kém. Ba Sơn hoành tay tả gạt, hai cánh tay toàn thép va vào nhaubật lên một tiếng bịch nặng nề, âm thầm, đoạn Ba Sơn lấn lên một bộ, đưa ngược cánh tay Phượng Dực (Cùi chỏ) vào ngực đối phương. Lẹ tựa chớp,Ngũ Mai tạo bộ tránh đòn, hoành tấn trung bình đấm luôn tả thôi sơn nhằm rún Ba Sơn. Đó là thế Thiết Thủ Yểm Đan Điền bắt buộc họ Lý phải thoáibộ lần nữa.

Hai bên xáp trận dùng toàn đòn ngắn, đánh xáp lá cà sử dụng toàn độcthủ, chỉ sơ hở chân tơ kẽ tóc là trượt chân lao mình xuống bàn chông sắt lởm chởm trên mặt đất ngay.

Lúc tiến khi lui, cả hai người nhịp nhàng khuôn phép đảo mắt toàn diệnMai Hoa Thung. Ngũ Mai vừa đấu vừa lưu ý phòng bị mỗi khi thế trậnchuyển về phía Lý Tiểu Hoàn. Tuy Người rất tin vào tài nghệ, tin tưởng ở mẹ con Miêu thị và Phương Thế Ngọc, Thiền sư chuyển trận không bao giờchịu xoay lưng về phía có Tiểu Hoàn.

Thấm thoắt trận đấu đã diễn ra được trăm hiệp, Lý Ba Sơn đổ mồ hôi toát đầy mình.

Lão sư cố chuyển thế trận buộc Ngũ Mai phải xoay lưng về phái Tiểu Hoànmột lần nữa. Được dịp may vạn nhất, Tiểu Hoàn nhảy vút ra giơ tay phóngphi tiêu, đồng thời miệng thét :

- Vãi già chết này!...

Nhưng lúc ấy, ngọn tiêu chưa kịp dời khỏi tay Tiểu Hoàn thì một bàn taysắt bí mật từ phía sau đã đánh trúng vào cổ tay nàng, khiến ngọn tiêuvăng xuống đất, tiếp theo là một tiếng quát :

- Không được ám toán! Có ta đây!

Tiểu Hoàn giựt mình vội quay lại thì nhận ngay ra là Phương Thế Ngọc.Nàng đang yên chí thế nào cũng giúp được phụ thân với ngọn tiêu thầndiệu của nàng, chẳng ngờ bất chợt bị cản trở. Mũi tiêu ấy trúng Ngũ Maithì âm mưu ám toán dù mọi người có biết, cha con nàng cũng không cần dưluận. Trái lại, mũi tiêu chưa bay khỏi tay nàng đã bị Thế Ngọc cản lại,trước mặt số đông khán giả, dĩ nhiên ai ai cũng biết và sẽ lan truyền.Hại người chẳng thành, nay lại còn mang tiếng hèn hạ.

Oán thù gặp oán thù, Nữ Bá Vương nổi giận đùng đùng, hoa đoản đao nhảybổ tới chém Thế Ngọc, những tưởng một nhát là đủ xẻ đôi kẻ thù. Thế Ngọc lùi bước tránh đòn. Lý Tiều Hoàn theo riết chém thục mạng. Thế Ngọc lùi dần đến chỗ bày kỷ và án, bất chợt vác cả chiếc gỗ gụ nặng nề tiến lênchống đỡ, chế nhạo :

- Chuyến này người hết dùng Bàn Long cước nhé.

Đứng ngoài, Miêu Thúy Hoa tin ở tài sức Thế Ngọc nên không can thiệp.Tuy vậy nàng cũng liệng cây thiết giản cho Thế Ngọc bắt lấy. Thế là haitrận chiến cùng tiếp diễn.

Nói về trên Mai Hoa Thung, Lý Ba Sơn trông thấy Tiểu Hoàn lạ lùng nhảyra phóng phi tiêu thì đã khấp khởi mừng thầm, sửa soạn hạ độc thủ kếtquả tánh mạng đối phương. Cái mừng của Ba Sơn chỉ như đốm lửa gần tànlóe lên trong nháy mắt để rồi tàn hẳn. Ngọn tiêu do Thế Ngọc gạt băngxuống đất không những làm tiêu tan hy vọng của lão sư họ Lý, mà trái lại còn đem cả sự hoang mang sợ hãi tột bực đến cho con người thâm ác ấynữa. Trận đấu diễn ra dư trăm hiệp, Lý Ba Sơn thấy thấm mệt.

Đã mệt lại thêm hoang mang, Lý Ba Sơn bất giác tứ chi bủn rủn, mất tựtin, thoát bộ giữ Thung. Suy tính đã chán không có lối thoát, Lý Ba Sơnvận dụng toàn lực phóng mình lao thẳng vào ngực Ngũ Mai, đồng thời chụmcả hai nắm đấm Thôi Sơn tả, hữu đánh quật ngược vào cổ địch thủ, đó làthế “Sư Tử Giao Đầu”. Lý Ba Sơn định bất ngờ đánh bật Ngũ Mai ra khỏiTrụ Bộ trong lúc Ngũ Mai đang mải đuổi theo mình.

Tuy rượt theo nhưng Thiền sư vẫn sẵn sàng chờ phản ứng của địch thủ, bởi vậy khi Lý Ba Sơn vừa cất chân ra khỏi Trụ Bộ thì Người hiểu ngay họ Lý dùng đòn gì. Tức thì, Ngũ Mai ngồi thụp xuống, nhường cho Lý Ba Sơnphóng mình đánh hụt ở phía trên. Nhưng cùng lúc họ Lý đánh hụt, toànthân chơi vơi trong khoảng không, Ngũ Mai đứng phắt dậy, đưa ngược haitay lên đầu đẩy mạnh theo thế “Đại Hỏa Thiêu Thiên”. Sức đẩy ấy củaThiền sư có thể chuyển cả ngàn cân. Lý Ba Sơn dù lực lưỡng đến đâu cũngbị văng bổng lên như một trái cầu.

Lý Ba Sơn hoảng quá nhìn xuống đất thấy mũi chông sắt nhọn hoắt, cắm ngược sáng loáng bèn rú lên kinh khủng...

Toàn thân họ Lý dốc ngược, gieo đầu xuống trước húc thẳng vào các ngọnchông nghe “phập” một tiếng rùng rợn. Mũi chông sắt xiên thẳng vào đỉnhđầu suốt tới cổ, vào vai suốt tới ngực. Ba Sơn chết ngay, chân chổng lên trời, tứ cho rũ xuống đất, huyết tuôn ra như suối...

Thế là hết một đời hảo hán khổ luyện đã tới bực thượng thừa mà khôngbiết nghe lẽ phải, tự kiềm chế, suy xét, đến nỗi uổng mạng trên bànchông do chính mình có ác ý đặt ra những mong hại người. Tiếc thay!...

Nói về Lý Tiểu Hoàn đang đấu chiến với Phương Thế Ngọc, thì tiếng rú lớn khủng khiếp đến lạnh gáy của Lý Ba Sơn trên Mai Hoa Thung, khiến cả hai đấu thủ cùng giựt mình nhảy lùi khỏi vòng chiến nhìn lên Thung.

Trước thảm cảnh Lý Ba Sơn bị chông sắt xiên ngực chết cứng, Lý Tiểu Hoàn đau khổ, sắc diện tái ngắt.

Nàng la thét tựa một kẻ điên rồ quên như không có Phương Thế Ngọc đứnggần đấy nữa, nàng vác đao chạy lẹ đến cửa Mai Hoa Thung đón Ngũ Maithiền sư vừa nhảy xuống đất chỉ mặt xỉ vả :

- Con vãi già này đã hạ sát phụ thân ta, có giỏi hạ ta nốt đi coi nào!...

Dứt lời, nàng liều mạng nhào tới chém một đao vào mặt Ngũ Mai.

Thiền sư né nhảy ra xa quát :

- Tiểu Hoàn! Không được hỗn! Phụ thân ngươi tự mua lấy cái chết, ta khuyên can hết lời không biết nghe, nay còn oán thán nỗi gì?

Nàng xô vào liều mạng chém bừa, những muốn phân thây Ngũ Mai thiền sư ra moi gan, móc ruột mới hả lòng căm giận.

Biết Tiểu Hoàn chẳng nghe nào, Ngũ Mai đứng sững lại, không né nữa. Lưỡi dao sáng loáng hạ xuống gần trán, bỗng Ngũ Mai lẹ như cắt nhảy sangbên, đồng thời dùng bốn ngón tay tả đánh bật vào cổ tay Tiểu Hoàn khiếnnàng buốt tay rời thanh đao văng xuống đất, cổ tay đau buốt.

Tiểu Hoàn vì xuất lực quá nhiều và xúc cảm về cái chết thê thảm của LýBa Sơn, nên tâm thần bỗng nhiên hỗn loạn, mặt mày xây xẩm té xỉu úp mặttrên đất.

Bọn tiểu đồ vội xúm lại khiêng sư mẫu đặt lên mặt án.

Ngũ Mai và mẹ con Thế Ngọc tiến tới xem. Thiền sư cầm cổ tay Tiểu Hoàn chẩn mạch :

- Không hề chi đâu. Kiệt lực và bị cảm xúc nên ngất đi thôi. Khiêng về nhà đổ nước gừng cho uống sẽ tỉnh.

Nói đoạn, Thiền sư lấy trong túi áo dài ra một hoàn thuốc nhỏ bỏ vàomiệng Tiểu Hoàn, rồi cùng mẹ con Phương Thế Ngọc và mọi người trở về Hội quán.

Nói về Lý Tiểu Hoàn được chúng tiểu đồ thuê kiệu đem về đến nhà thì hãy còn mê man chưa tỉnh.

Thiết Diện Hổ đã về trước chờ ở đó.

Y bế Lý Tiểu Hoàn đặt lên giường, tự tay tháo vỏ hài và đai lưng, cởi khuy áo cho nàng dễ thở.

Tiểu Hoàn lần lần tỉnh dậy, miệng bập bẹ kêu phụ thân.

Trí nhớ lần lần trở lại với nàng và cảnh Mai Hoa Thung rùng rợn với LýBa Sơn bị chông cắm chổng ngược tái hiện trước mắt nàng...

Bất giác hai dòng lệ tuôn rơi, Tiểu Hoàn nức nở úp mặt xuống gối khóc không ra tiếng.

Hồi lâu, nàng ngồi phắt dậy lau sạch nước mắt và thề quyết báo thù chồng, thù cha :

- Từ nay không những đối với Ngũ Mai, mẹ con Thế Ngọc mà với toàn thể phái Thiếu Lâm, Lý Tiểu Hoàn này chẳng đội trời chung!

Đắc ý, Thiết Diện Hổ khai thác triệt để mối thù của Lý Tiểu Hoàn, biếnthành mối thù giữa các võ phái. Thiết Diện Hổ đã thuyết phục Lý TiểuHoàn chở thi hài Lý Ba Sơn về Tây Khương nói khích Bạch Mi sư tổ đểngười chú ý cuộc phục thù này. Đồng thời, Thiết Diện Hổ dùng tài chánhxuôi giục Lý Tiểu Hoàn tiếp tay phá Hổ Lôi đài và Mai Hoa Thung, vậnđộng cuộc phục thù chuyển sang khu vực khác quan trọng hơn.

Xong xuôi đâu đấy, Thiết Diện Hổ ra về lập lại cách thu xếp công việc với Lý Tiểu Hoàn cho Thị lang Hòa Thân nghe.

Hòa Thân nói :

- Tướng quân lo liệu như thế rất trúng ý tôi. Cái chết của Lý Ba Sơn đau đớn cho Tiểu Hoàn thật nhưng rất ích lợi cho chương trình hành động của chúng ta. Tướng quân tính bao giờ lên đường vào Hồ Nam?

- Lý Tiểu Hoàn đi khỏi thì tôi cũng đi ngay. Tướng công cùng đi không?

- Tôi đi sao được? Phải chờ Thánh thượng ở đây xem người có trở lại cầnsai bảo gì chăng? Nhất định ta phải hoàn tất chương trình do Thánhthượng ban truyền. Công ấy lớn lắm. Tôi sẽ cất nhắc cho tướng quân lêncấp cao và sẽ hài lòng về đủ mọi phương diện. Thánh thượng thưởng phạtrất công minh và rộng rãi về mặt tài chánh.

Thiết Diện Hổ mừng rỡ :

- Tướng công an tâm, nếu không có sự gì đặc biệt cản trở, tôi chắc chắnthành công. Cứ xem như việc Lý Ba Sơn đấu với Ngũ Mai, Tướng công đủhiểu. Sắp đặt nổi trận đấu giữa hai nhân vật siêu đẳng ấy không dễ dàng.

Hòa Thân đứng lên vỗ vai Thiết Diện Hổ, cười khà :

- Nào, chúng ta đi uống rượu, ngồi nhà mãi buồn quá!
Chương trước
Chương sau
Website đọc truyện online chất lượng hàng đầu việt nam, với nhiều truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, truyện ngôn tình, truyện teen, truyện đô thị được tác giả và dịch giả chọn lọc và đăng tải.
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.